Mẹo vặt chữa bệnh thủy đậu tốt nhất và không lo sẹo

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Mẹo vặt chữa bệnh thủy đậu tốt nhất và không lo sẹo

15/09/2015 12:00 AM
355

Câu hỏi 1: Con em được 4 tháng, em vừa bị thủy đậu, rồi con em cũng bị. Bác sĩ cho em hỏi có cách nào trị thủy đậu nhanh hết? Mong bác sĩ tư vấn!

BS. Nguyễn Thị Thúy - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế trả lời:

Chào em,

Bệnh thủy đậu do vi-rút gây ra và có nguy cơ lây nhiễm rất nhanh từ người này sang người khác. Bệnh thường lành tính, nhưng cũng phải chăm sóc cẩn thận để không xảy ra biến chứng.

Khi bị thủy đậu, thuốc acyclovir là thuốc lựa chọn hàng đầu, dùng ngay trong 24 giờ đầu hiệu quả rất cao, khống chế bệnh nhanh và khống chế được biến chứng.

Liều lượng đối với trẻ em dưới 12 tuổi là 20mg/kg thể trọng uống trong ngày, dùng 5-7 ngày (tổng liều không quá 800mg/lần).

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng liều 800mg/lần, 5 lần mỗi ngày, trong 5-7 ngày.

Mỗi liều thuốc nên uống với 1 ly nước đầy. Uống nhiều nước trong khi dùng acyclovir để giữ cho thận làm việc tốt. Uống trong khi ăn để tránh đau dạ dày.

Ngoài ra khi bị sốt cao, cần hạ sốt nhưng không được dùng aspirin.

Bôi hồ nước để làm dịu da khi nốt phỏng chưa vỡ. Khi nốt phỏng vỡ, chỉ bôi các thuốc như xanh metthylen, tím gentna (dung dịch milian) có tác dụng làm khô mặt các tổn thương trên da.

Giữ vệ sinh thân thể, tắm rửa thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trung tính, làm da bớt ngứa.

Tránh cọ xát mạnh, tránh gãi làm bọng nước bị vỡ, gây bội nhiễm, trẻ nhỏ nên đi bao tay, xoa phấn rôm cho trẻ đỡ ngứa.

Hàng ngày nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.

Ăn uống tăng cường chất bổ để tạo sức đề kháng cho cơ thể.

Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi của người bệnh hàng ngày bằng nước javel, hoặc dung dịch cloramin B, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.

Ảnh minh họa

Câu hỏi 2: Chào bác sĩ, xin hỏi mụn nước thủy đậu sau khi rụng mày nhưng vẫn để lại sẹo phẳng màu trắng, xung quanh vết màu hồng, không hề bị lõm. Những vết này sau một thời gian có thể tự khỏi không ạ? Nếu không thể tự khỏi, xin bác sĩ tư vấn giúp cháu thuốc trị loại sẹo này?

BS. Đinh Thị Thu Hương - Chuyên khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhiệt đới TƯ trả lời:

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do vi-rút Varicella zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa Xuân.

Bệnh thường lây qua chủ yếu qua đường hô hấp, hoặc khi tiếp xúc với dịch từ bọng nước khi vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét của người bệnh.

Bệnh biểu hiện với các triệu chứng sau: Khi khởi phát người bệnh có thể sốt, đau đầu, đau cơ. Sau đó cơ thể người bệnh xuất hiện những 'nốt rạ'.

Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện trong vòng 12 - 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt thủy đậu có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 - 500 nốt.

Trong trường hợp bình thường, những mụn nước khô, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn. Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm gan, viêm phổi, nhiễm trùng nốt thủy đậu để lại sẹo xấu…

Điều trị bệnh thủy đậu: quan trọng nhất là làm sạch da và vệ sinh thân thể, tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn, thay quần áo nhiều lần trong ngày, cắt ngắn và vệ sinh móng tay, tránh cọ xát làm các bọng nước bị vỡ. Dùng kháng sinh khi nghi ngờ có biểu hiện bội nhiễm theo chỉ định của bác sĩ.

Chính vì vậy nếu các mụn nước thủy đậu, không bị nhiễm trùng và tự khô thì không để lại sẹo. Các nốt thủy đậu mà vỡ do gãi, bị nhiễm trùng thường mưng mủ, sưng nề vùng da xung quanh, nếu không dùng kháng sinh có thể để lại sẹo. Bạn nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Chúc bạn mau khỏe!

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý