Phong tục cưới hỏi của người Hà Nội là như thế nào?

seminoon seminoon @seminoon

Phong tục cưới hỏi của người Hà Nội là như thế nào?

01/10/2015 12:00 AM
561

Việc kết hôn là một trong  những việc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Từ tính quan trọng đó nên những phong tục trong lễ cưới hỏi càng được coi trọng hơn. Đặc biệt, các phong tục cưới hỏi của người Hà Nội còn được biết đến nghiêm ngặt hơn nhưng nơi khác.

Trải qua rất nhiều thay đổi, có những phong tục đã mai một và bị lãng quên, tuy nhiên, những nghi lễ cơ bản trong phong tục cưới hỏi của người Hà Nội vẫn được giữ nguyên vẹn.

Chạm ngõ là nghi lễ đầu tiên được nhắc đến khi đôi bạn trẻ quyết định đi tới hôn nhân. Chạm ngõ được coi là buổi gặp mặt “Người lớn” của hai gia đình, là lời thưa chuyện cho đôi bạn trẻ chính thức qua lại với nhau.

Sau chạm ngõ là lễ ăn hỏi. Dù bất kì là ai, làm gì thì trong lễ ăn hỏi cũng không thể thiếu trầu cau.

Ngoài ra lễ ăn hỏi của người Hà Nội còn có cốm và hồng, những gia đình khá giả còn có thêm cả lợn sữa quay. Đồ lễ là những đặc sản của người Hà Thành  như : bánh su sê, bánh cốm, mứt sen, thuốc lá…

Thời gian ăn hỏi thường diễn ra trước lễ cưới 1 tuần đến 10 ngày.

Đám cưới bắt đầu với những tấm thiệp hồng báo hỷ kèm theo chè và hạt sen từ lễ ăn hỏi.

Trong lễ cưới có nhiều thủ tục mà theo quan niệm rằng những thủ tục đó sẽ xua tan những điều không may và mang những điều may mắn đến cho gia đình và cô dâu chú rể.

Trong đám cưới cổ của người Hà Nội có lễ tơ hồng và lễ động phòng – hai nghi lễ này khá xa lại so với người hiện đại bây giờ do nhịp cuộc sống đã nhanh hơn trước rất nhiều. Người xưa mừng đám cưới bằng xoong nồi, chảo và các vật dụng gia đình, còn hiện nay, người ta mừng đám cưới bằng phong bì tiền, nhiều ít tùy vào độ thân thiết với hai bên gia đình , như vậy nhanh và tiện hơn rất nhiều.

Hiện nay, trong đám cưới, đại diện nhà trai – thường là mẹ chú rể hoặc một người phụ nữ đứng tuổi sẽ mang cơi trầu đến xin dâu. Sau khi nhà gái đồng ý, chú rể và các bậc trưởng bối, bạn bè mới tiến vào nhà cô dâu, người già uống chè ăn trầu, thanh niên ăn bánh kẹo uống nước mừng cô dâu chú rể.

Sau lễ cưới là lễ lại mặt. Lễ lại mặt diễn ra sau đám cưới 3 ngày, nhà trai sẽ sắm sửa xôi gà cho cô dâu chú rể đưa sang nhà gái làm lễ gia tiên. Hiện nay do thời gian gấp gáp, chỉ sau ngày cưới 1 ngày đôi bạn trẻ đã đưa nhau về làm lễ gia tiên.

Tuy có nhiều thay đổi, nhưng những phong tục cưới hỏi của người Hà Nội vẫn còn giữ được nét thanh lịch và nếp văn hóa vốn có. Các giá trị văn hóa này đã trở thành một phần của con người Hà Nội, một phần của Hà Nội.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý