Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

18/04/2015 03:11 PM
627
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em biểu hiện như thế nào? Cách điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa?

Bệnh rối loạn tiêu hóa dễ mắc ở trẻ em

Trong ruột người có hàng nghìn loại vi khuẩn khác nhau, các vi khuẩn có lợi và có hại sống "bình đẳng" với nhau khi cơ thể khỏe mạnh. Do nhiều nguyên nhân như sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, chế độ ăn nhiều đường hoặc quá ít sữa lên men tự nhiên như sữa chua, phô mai không béo..., uống nhiều bia rượu... sự cân bằng này bị biến mất. Khi các vi khuẩn có lợi bị tiêu diêt, các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, đầy hơi, trướng bụng, táo bón, đáp ứng miễn dịch kém, mệt mỏi mạn tính, dị ứng...

 Cho trẻ ăn dặm với thức ăn đầy đủ dinh dưỡng để tránh rối loạn tiêu hóa.

Căn bệnh này rất nguy hiểm vì đối tượng dễ mắc phải nhất là trẻ em, đặc biệt là trẻ em đang ở độ tuổi ăn dặm. Khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ được sống trong môi trường vô trùng, được bảo vệ cẩn thận. Lúc ra đời, hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm , không còn chỉ ăn sữa nữa, hệ vi sinh của trẻ chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hoá, thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn (cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng, phân sống...) khiến các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Khi nhiễm khuẩn, trẻ thường lười ăn, hay nôn, tiêu chảy, táo bón... Qua thời gian ngắn, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Khi cơ thể trẻ yếu thì các vi khuẩn có hại này làm bệnh càng trầm trọng hơn.

Bệnh này còn dễ gặp phải ở những trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Các chất kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Lợi dụng thời điểm đó, các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ thống vi khuẩn đường ruột (còn gọi là " loạn khuẩn ruột" ), dẫn đến rối loạn tiêu hoá.

Hoặc khi trẻ phải chịu một chế độ ăn uống không hợp lý, giàu đạm, đường, chất béo... ít chất xơ, vitamin, chất khoáng... mà các bà mẹ áp dụng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hoá cho trẻ. Trẻ sẽ biếng ăn, không hấp thu được các chất dinh dưỡng, dễ gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát triển của cơ thể.

Khi trẻ có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như biếng ăn, đi ngoài phân sống... cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Thông thường bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng men tiêu hóa để lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, các nhà khoa học nhận định rằng cách tốt nhất là bổ sung một hệ vi khuẩn mới có lợi dưới dạng chế phẩm Probiotic. Các vi khuẩn được lựa chọn chủ yếu là vi khuẩn ở nhóm Lactic (Lactobacillus, Streptococcus). Loại men này sẽ giúp lập lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu... với những trẻ lười ăn, kém hấp thu.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

tre roi loan tieu hoa Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa (RLTH) là một thuật ngữ thường dùng để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày. Nguyên nhân RLTH rất đa dạng như: bệnh lý của cơ thể, thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc… đặc biệt là sự thay đổi chế độ ăn đột ngột của trẻ em khi bắt đầu ăn dặm, sẽ gây nên RLTH thể hiện qua các triệu chứng như: đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản. Do cấu trúc giải phẫu dạ dày – thực quản của trẻ nhỏ không giống như người lớn, thực quản thì ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên bé rất dễ nôn trớ.

Nếu trẻ nôn ít (vài ba ngày mới ọc 1 lần hay 1 ngày ọc 2 lần), vẫn bú khỏe, lên cân tốt thì không sao và hiện tượng trào ngược này sẽ giảm dần khi trẻ lớn.
Dù có điều trị hay không thì đến năm 2 tuổi, khoảng 60% trẻ sẽ tự hết, 40% còn lại có thể kéo dài đến 4 tuổi.

Táo bón

Táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng (thường gặp nhất). Táo bón được định nghĩa khi bé có số lần đi tiêu ít hơn bình thường (thay đổi theo lứa tuổi và mỗi cá nhân) với phân to, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi có máu.

Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, thủng ruột… Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có điều trị thích hợp.
Táo bón rất hay gặp ở trẻ còn nhỏ khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ.

Các cơ bụng và thành ruột cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón.
Những đứa trẻ còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón. Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.

Việc cho trẻ ăn nhiều rau quả sẽ giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn. Các loại nước ận ép hoặc nước luộc củ cải cũng có tác dụng chống táo bón.
Cách đề phòng táo bón tốt nhất là tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày.

Các thuốc nhuận tràng chỉ nên uống sau khi hỏi ý kiến của bác sĩ.

Tiêu chảy

Khi trẻ đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy.
Là một bệnh thông thường, nhưng nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.

Do đó, điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày.
Còn nếu trẻ diễn tiến bệnh nặng hơn, tốt nhất hãy đưa trẻ đến một cơ sở y tế để điều trị.

Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn.

Còn khi bệnh, ngoài việc bù nước, điện giải tốt nhất, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe, trẻ sẽ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Nam nay nam quy ty.e muon biet nam nay nam tuoi cua e ko biet co tot ko
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Bé nhà tôi từ lúc được một tháng thì đi cứ mười ngày mới đi tiêu một lần phân cứng và khô đôi khi có màu cho tới giờ cháu đã được 19 tháng thi bụng cháu rất to,sút cân và lười ăn.cân nặng chỉ được 9kg có phải cháu đã bị suy dinh dưỡng ko ạ.
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
be nha toi khong di ngoai cung khong tao bon nhung soi bung va dau lam ram vung ron. Chau da 26 thang tuoi, vay chau co phai roi loan tieu hoa khong
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Bạn viết không dấu nên không hiểu hết được ý bạn nói gì. Không biết ngoài sôi bụng bé còn biểu hiện gì khác không. Bạn chia sẻ thêm để mọi người góp ý nhé
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý