Bệnh Tự Kỷ ở trẻ em

seminoon seminoon @seminoon

Bệnh Tự Kỷ ở trẻ em

18/04/2015 03:11 PM
411
Nguyên nhân dẫn đến Tự Kỷ ở trẻ em? Những biểu hiện của bệnh Tự Kỷ của trẻ?

Những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ

Tự kỷ ở trẻ em là một rối loạn tâm thần nặng, diễn tiến mạn tính, khởi phát rất sớm, thường trước 36 tháng tuổi. Có thể chẩn đoán bệnh ngay khi trẻ 5-6 tháng tuổi và bệnh thường biểu hiện rõ rệt khi trẻ khoảng 2 tuổi. Rối loạn tự kỷ thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái với tỷ lệ 3:1, nhưng các bé gái bị tự kỷ có khuynh hướng tiên lượng nặng nề hơn. Đa số trẻ em tự kỷ có chỉ số IQ thấp hơn trẻ bình thường.

Một số biểu hiện lâm sàng thường gặp của bệnh tự kỷ:
- Suy giảm chất lượng quan hệ xã hội: trẻ tự cô lập, không biểu hiện sự liên hệ thường thấy với cha mẹ và người xung quanh. Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, trẻ không cười, không có phản ứng sợ hãi trước người lạ, không quyến luyến người thân. Đến tuổi đi học, trẻ không chơi đùa với bạn bè cùng lứa, có những hành vi không phù hợp. Do thiếu năng lực hoạt động xã hội nên khi trưởng thành, người tự kỷ ít quan hệ tình dục và hôn nhân.
- Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp: là tiêu chuẩn chính để chẩn đoán bệnh tự kỷ. Trẻ tự kỷ thường bị câm hoặc chỉ phát ra các âm thanh vô nghĩa. Có khi 5 tuổi, trẻ mới bập bẹ vài tiếng. Khi trẻ lớn hơn thì nói lặp đi lặp lại, nói sai ngữ pháp, nói lộn xộn... Khi trưởng thành, người tự kỷ vẫn còn các bất thường về ngôn ngữ.
- Các rối loạn hành vi: chống đối lại sự thay đổi của môi trường xung quanh; gắn bó bất thường với một số đồ vật vô tri vô giác, kèm theo động tác liếm và ngửi; hoạt động nhiều nhưng đa phần không có mục đích; tự gây thương tích ...
- Các bất thường về vận động: giảm trương lực cơ toàn thân hoặc loạn trương lực cơ. Có thể có các cử động bất thường như nhăn nhó mặt mày, xua tay, xoắn vặn bàn tay, chạy vòng tròn...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ. Có thể đưa ra 3 nguyên nhân cơ bản:
- Tổn thương não thực thể: có thể xảy ra trước khi sinh, do bà mẹ bị nhiễm siêu vi trùng trong 3 tháng đầu mang thai và các bệnh khác trong thời kỳ mang thai. Hoặc xảy ra trong khi sinh: trẻ sinh non, bị ngạt... Hoặc sau sinh, trẻ bị suy hô hấp, phải thở máy.
- Di truyền: thực tế cho thấy có trường hợp 2 trẻ mắc hội chứng tự kỷ trong cùng một gia đình...

Tự kỷ ở trẻ và những điều cần biết

Triệu chứng của bệnh tự kỷ thường bắt đầu trong 3 năm đầu đời của trẻ. Các bé trai thường mắc bệnh này nhiều hơn các bé gái.
 Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh thì cứ 1000 trẻ em thì có 4 em mắc bệnh này. Bệnh tự kỷ ngày càng có triệu chứng gia tăng trong những năm gần đây do tác động của nhịp sống kinh tế thị trường… Bài viết này mong muốn cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết về bệnh tự kỷ, những biểu hiện của bệnh, các loại bệnh cũng như các phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ em.


Bệnh tự kỷ có nguyên nhân từ những xáo trộn trong hệ thống thần kinh làm suy giảm khả năng giao tiếp và hoà nhập cộng đồng. Bệnh sẽ gây ra những hạn chế trong nhận thức, hoạt động xã hội và khả năng cảm giác, cảm nhận của trẻ dẫn đến những bất thường trong thái độ và hành động hằng ngày.

Triệu chứng của bệnh tự kỷ thường bắt đầu trong 3 năm đầu đời của trẻ. Các bé trai thường mắc bệnh này nhiều hơn là các bé gái. Bệnh tự kỷ chịu tác động của rất nhiều yếu tố như nền tảng xã hội, môi trường học tập, cách giáo dục của cha mẹ. Chính vì thế các cá nhân khác nhau có các biểu hiện của bệnh khác nhau và mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng khác nhau.

1. Các biểu hiện thường thấy của trẻ tự kỷ

Bệnh tự kỷ theo nghiên cứu của các bác sĩ Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh gồm có các biểu hiện cụ thể sau:

Hành động bất thường: Trẻ em mắc bệnh tự kỷ thường có những hành động bất thường như bắt chước một số hành động của các trẻ em đặc biệt khác, chống lại sự thay đổi nếp sống hằng ngày, tránh giao tiếp bằng ánh mắt mà chủ yếu bằng lời, hò hét. Đôi khi trẻ khó ngủ, không kiểm soát được tình cảm của bản thân dẫn tới những hành động hung hăng, gây gổ đối với những người xung quanh.

Khó khăn trong giao tiếp: Các giao tiếp xã hội của trẻ em tự kỷ bị cản trở rất lớn vì những khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ cũng như hiểu về ý nghĩa của ngôn ngữ. Chính vì thể trẻ em tự kỷ thường ngại tiếp xúc, tránh tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sống khép kín.

Lười vận động: Trẻ tự kỷ thường tránh những hoạt động và học tập mang tính tương tác cho dù là những hoạt động bình thường nhất. Chúng chỉ phát triển rất nhỏ những hành động bắt chước và mang tính chất tưởng tượng nhưng chúng lại gặp khó khăn trong việc thể hiện chúng.

Các biểu hiện sớm của bệnh tự kỷ: Các triệu chứng của trẻ tự kỷ phát triển từ 3 đến 10 tuổi, tuy nhiên những biểu hịên đầu tiên của trẻ tự kỷ thường là ánh mắt đề phòng cảnh giác. Tuy nhiên các bác sĩ tại Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh đã nghiên cứu trên những bệnh nhân điển hình và đưa ra những biểu hiện khác như:

- Phản hồi trong giao tiếp chậm hoặc rất hạn chế
- Kém ăn
- Sự thay đổi mạnh mẽ trong biểu hiện cảm xúc
- Hờ hững và không tự tin khi tiếp xúc với môi trường xung quanh.
- Sự thay đổi đột ngột trong cách cư xử từ bình thường tới gây gổ, hay cáu giận hoặc sống khép mình cô lập.

2. Cách điều trị

Mỗi một trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ có các biểu hiện khác nhau, chính vì thế không có phương pháp điều trị chuẩn cho tất cả các trường hợp. Các bậc cha mẹ nên lựa chọn những phương pháp điều trị sau đây để áp dụng phù hợp cho con mình.

Phương pháp y học: Thuốc có tác dụng kiểm soát đựơc những biểu hiện của bệnh. Việc cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn sẽ giúp trẻ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó các thuốc chống suy nhược và thuốc bổ thần kinh cũng giúp trẻ ổn định hơn.

Liệu pháp giao tiếp: Liệu pháp về giao tiếp sẽ giúp trẻ có những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, hạn chế giao tiếp bằng những hình thức phi ngôn ngữ khác. Khuyến khích và động viên trẻ giao tiếp sẽ giúp trẻ tương tác được với xã hội, vượt qua những rào cản về tình cảm, tâm lý trong giao tiếp. Những câu chuyện về xã hội sẽ giúp trẻ hiểu được những sự việc đang diễn ra ngoài xã hội, phát triển cảm nhận, cảm giác và bộc lộ ý kiến của mình. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ khi có trẻ bị tự kỷ nên dành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện với con. Khi cha mẹ gần gũi, trò chuyện, trẻ sẽ quên và mất dần suy nghĩ ngại ngùng sợ sệt trong giao tiếp.

Liệu pháp hành vi: Liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, những hành vi không phù hợp hoặc gây gổ ở trẻ. Liệu pháp này được áp dụng dựa trên niềm tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói quen mới. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xử lí một vài hành vi điển hình nào đó, thường xuyên động viên và khen thưởng mỗi khi chúng có những biểu hiện tốt.

Điều trị bệnh ở những trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ là một giai đoạn khó khăn, nó mang đến sự bất an, lo lắng ở cả phụ huynh và trẻ em. Mặc dù không thể chữa khỏi, nhưng phát hiện sớm bệnh và có những can thiệp hữu dụng có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện được cuộc sống của chúng.


Phát hiện sớm bệnh tự kỷ ở trẻ em

Trẻ mắc bệnh thường không chú tâm vào việc gì, không quay lại khi được gọi tên hoặc không làm theo chỉ dẫn. Các cháu thường không chơi với bạn bè, ghét đồ chơi và chỉ ngồi một mình trong góc nhà. Điều này dễ khiến bố mẹ nhầm tưởng con mình bướng bỉnh, có cá tính, hay hiền lành và nhút nhát.

Cứ 10.000 trẻ thì có 1-5 trẻ mắc bệnh tự kỷ . Tỷ lệ trẻ trai mắc bệnh cao gấp 3-4 lần trẻ gái. Bố mẹ thường khó phát hiện sự bất thường của con mình vì cho đến trước 2 tuổi, sự phát triển của trẻ dường như diễn ra bình thường. Các cháu vẫn có vẻ ngoài dễ thương hiền lành, thậm chí là quá hiền, ăn uống và ngủ tốt, phát triển vận động tốt.

Chỉ đến khi đã hơn 2 tuổi mà không chịu nói gì hoặc không nói nữa (nếu trước đó đã bập bẹ vài từ) và có vài ứng xử khác thường so với trẻ cùng tuổi, cha mẹ mới nghi ngờ về sự phát triển của con mình. Tuy nhiên, cũng có nhiều người chỉ cho đó là biểu hiện của cá tính như đã kể trên. Việc phát hiện muộn bệnh tự kỷ sẽ hạn chế rất nhiều kết quả trị liệu, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển ngôn ngữ và khả năng xã hội của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để phát hiện sớm căn bệnh này.

Các dấu hiệu của bệnh tự kỷ

- Trẻ đã 1 tuổi mà không có động tác chỉ trỏ gây sự chú ý của người khác.

- Trẻ 1 tuổi mà không có tiếng bập bẹ.

- Không nói được từ nào khi 16 tháng tuổi, không nói được câu nào gồm 2 từ khi 24 tháng tuổi.

- Trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ vào độ tuổi nào đó (14-16 tháng) nhưng sau đó tự nhiên mất hẳn, thường là sau khi trải qua một sự kiện như ngã ở nhà trẻ, lên sởi, nằm viện...

- Không bị lôi cuốn vào các đồ chơi, trò chơi.

- Rất ít hứng thú kết bạn.

- Không nhìn ai hay chú ý vào ai, thường chỉ nhìn lâu vào các vật có các động tác đơn điệu, chẳng hạn chiếc quạt đang quay,

- Không trả lời, không ngoảnh lại khi nghe gọi tên.

- Rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt.

- Không có động tác giơ tay ra đòi bế ẵm.

- Có các động tác cơ thể lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đập đập tay, lắc lư thân thể.

- Khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì đấy thì hét lên (tiếng kêu chói tai), bứt tóc, đập chân tay xuống sàn nhà, đập đầu vào tường.

- Không thích người khác động chạm vào người.

- Ưa thích sự ổn định trật tự, thường chống đối rất mạnh mẽ việc thay đổi những gì đã quen thuộc.

- Cực kỳ nhạy cảm đối với một số âm thanh và mùi vị.

Một số dấu hiệu trên cũng có thể xuất hiện ở trẻ em bình thường, nhưng chỉ tồn tại đơn lẻ. Nếu thấy một số dấu hiệu xuất hiện đồng thời và dai dẳng, cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra hoạt động thần kinh, não và gặp các nhà chuyên môn về tâm lý để sớm được chữa trị.

(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Con em 3thang tuoi chau biet hong chuyen nhung mat lai nhin di dau ko nhin vao nguoi hoi chuyen va hay chuyen minh.nhung doi luc chau cung nhin vao nguoi hoi va u o cho em hoi bieu hien nhu vay cua chau co bi mac benh tu ky ko
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
con em sinh năm 2001, đang học lớp 5 thì bỏ, đi học toàn khóc, cháu bảo không nhớ, không nghe được cô giảng vì không tập trung, rất sợ ma bóp cổ, hay tưởng tượng bị người khác hại, hay bực tức đấm đá, ngại nói chuyện. Đi khám thì chuẩn đoán là bị động kinh. Xin bác sĩ tư vấn đó là bệnh gì và cách chữa chạy như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Con. em nam nay hon 3tuoi chau cai ji cung biet thich di choi voi cac ban cung lua tuoi thich dong nguoi nhung chau cham noi v chua noi ro dc chu nao .vay co chưa. dc ko va phai can thiep ntnao
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Chào chị! Mỗi lần bé nói chị ở bên cạnh và rèn từng chữ cho bé, nói nhẹ nhàng là từ này là thế này.dần dần và kiên trì giúp bé sẽ ok ngay thôi
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý