Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì thì tốt

seminoon seminoon @seminoon

Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì thì tốt

06/10/2015 12:00 AM
357

Trẻ bị ho nên ăn gì, kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ. Ho ở trẻ em rất khó chữa khỏi hoàn toàn nếu các bậc phụ huynh không chú ý dinh dưỡng nhằm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng cơ thể chống lại bệnh tật. Cùng các bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa tham khảo vấn đề này các bạn nhé.

Khi trẻ bị ho nên kiêng ăn gì?

Nhiều trẻ nhỏ bị ho suốt thời gian dài mà ba mẹ cứ chạy chữa mãi cũng không giải quyết được triệt để. Theo bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, việc hi vọng vào tác dụng của những viên thuốc đắt tiền mà quên đi chế độ ăn uống chính là thủ phạm khiến căn bệnh ho mãi không thể khỏi dứt điểm.

Dưới đây là những thực phẩm nên loại bỏ khỏi khẩu phần ăn cho dù ho với bất kì 1 nguyên nhân nào.

Khi trẻ bị ho, không dùng thực phẩm để lạnh

Khi bị ho không nên ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua giã đông hoặc làm nóng. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.

Không dùng đồ ăn quá mặn hay quá ngọt

Ho là do phổi bị nóng gây ra. Ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể bị “bốc hỏa”, làm cho triệu chứng ho nặng hơn.

Nếu bị ho nhẹ thì không nên ăn cá muối, thịt xông khói hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao khác.

Không dùng thực phẩm chiên, rán

Chức năng tiêu hóa của cơ thể khi bị ho là tương đối yếu. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.

Khi trẻ bị ho, không dùng tôm, cua, cá

Nếu ăn cá, tôm, cua khi đang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Nguyên nhân bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của cá. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm, cá. Mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.

thực phẩm không nên dùng khi bị ho 1

Tuyệt đối không ăn đậu phộng, hạt dưa, sô cô la khi bị ho

Đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi ăn chúng. Do vậy, nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này khi bị ho.

Không dùng thực phẩm bồi bổ

Khi bị ho, nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh ho khó chữa trị hơn.

Không ăn quýt khi bị ho

Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

thực phẩm không nên dùng khi bị ho 2

Không dùng dừa, mía

Dừa, các sản phẩm từ dừa và nước dừa rất mát cho cơ thể nhưng nếu bạn bị ho, suyễn thì không nên ăn tất cả những gì liên quan đến dừa. Bởi dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho nội tạng. Tương tự như vậy bạn cũng không nên ăn hay uống nước mía khi bị ho.

Trẻ bị ho nên ăn gì?

Các món ăn nhiều nước, dễ tiêu có lợi cho trẻ bị ho: Trẻ rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp, cháo, sữa… Nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.

Nước đu đủ hiệu quả trong điều trị ho: hoa đu đủ đực 15g, lá chanh 10g, đường phèn 30g. Hoa đu đủ đực, lá chanh rửa sạch thái nhỏ, cùng đường phèn cho vào bát đem hấp cách thủy. Khi hoa đu đủ, lá chanh chín, dùng vải mỏng vắt lấy nước bỏ bã. Uống mỗi lần 4 thìa cà phê, cách 2 giờ uống một lần, cần uống liền 4 – 5 ngày.

Trẻ bị ho điều trị bằng nước lá mơ lông: lá mơ lông 20g, vỏ quýt tươi 10g, mật ong 1 thìa cà phê. Lá mơ lông rửa sạch, cùng vỏ quýt giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy 200ml nước thuốc, cho mật ong vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 – 5 ngày.

Nước hoa cúc vạn thọ điều trị ho ở trẻ em: hoa cúc vạn thọ 20g, vỏ quýt khô 5g, đường phèn 20g. Vỏ quýt khô thái nhỏ cho vào bát cùng với hoa cúc vạn thọ và đường phèn, đem hấp cách thủy. Khi đường tan hết, hoa cúc chín, dùng khăn vắt kỹ lấy nước, bỏ bã. Uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày uống 4 – 5 lần cách xa bữa ăn. Cần uống liền 3 – 5 ngày.

Trẻ bị ho nên trứng vịt hấp: trứng vịt 3 quả, lá hẹ 10g, đường phèn 20g. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng. Cần ăn 3 – 5 ngày.

Cháo tía tô cũng có tác dụng điều trị ho: lá tía tô tươi 20g, gừng tươi 2g, đường phèn 20g, gạo 50g. Lá tía tô rửa sạch thái nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào quấy đều, sôi lại là được, chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói, ăn liền 3 – 5 ngày.

trẻ bị ho nên ăn gì 1

4 món ăn tốt cho trẻ bị ho

1. Trứng

Trứng rất giàu chất kẽm giúp nâng cao hệ miễn dịch có thể chống lại các triệu chứng cảm lạnh. Các nghiên cứu cho thấy nạp chất kẽm trong khoảng 24 giờ sau khi triệu chứng khởi phát có thể rút ngắn thời gian bị bệnh.

Vì vậy, mẹ nên bổ sung trứng gà vào thực đơn cho bé khi bị ho để cung cấp dinh dưỡng, giúp bé nhanh khỏi bênh.

Mặc dù ăn trứng tốt cho trẻ bị ho nhưng mẹ cũng lưu ý không cho con ăn quá nhiều một lúc. Trứng đầy bụng, khó tiêu do đó nên cho bé ăn ở mức độ vừa phải.

trẻ bị ho nên ăn gì 2

2. Cam hấp muối

Ăn cam hấp muối là mẹo nhỏ thường được các bà mẹ áp dụng. Các bác sĩ Trung Quốc cũng từng công nhận, cam có giá trị chữa bệnh, đặc biệt hỗ trợ cải thiện ho và đờm.

Cách làm cam hấp muối cho bé cũng rất đơn giản: Rửa sạch một quả cam, khoét một lỗ nhỏ chính giữa, bỏ vào đó một chút (rất ít) muối sau đó cho vào lò nướng hoặc hấp cách thủy khoảng 15 phút rồi mang ra ăn nóng, đồng thời, mẹ có thể cắt nhỏ vỏ cam, mỗi lần pha nước nóng cho một ít vỏ vào hãm cùng để cho con uống sẽ có tác dụng chữa ho rất tuyệt vời.

3. Hành tây

Trị ho bằng hành tây ngâm chút mật ong hay đường phèn hấp đã được chứng minh rất hiệu quả. Hành tây có tác dụng kháng viêm, giảm ho. Tuy nhiên, ngoài việc ngâm hành tây mật ong, mẹ cũng có thể chủ ý cho thêm hành tây vào thực đơn ăn uống thông thường cho bé. Nấu cháo bỏ thêm chút hành tây hay hành tây xào thịt bò sẽ là món ngon vừa bổ vừa hỗ trợ trị ho cho bé.

4. Nước chanh pha mật ong

Chanh được coi là loại quả trị ho hữu hiệu bởi vị chua của chanh làm dịu êm vòm họng ngay lập tức. Mật ong không chỉ giúp làm dịu cổ họng đau nhức mà còn giúp giảm ho. Các nghiên cứu cho thấy mật ong có tác dụng làm giảm ho đêm cũng hiệu quả như thuốc.

Mẹ pha nước chanh cho con nên dùng mật ong thay đường vừa cung cấp Vitamin C chống bệnh tốt hơn vừa nhanh giảm ho, dịu cổ họng bé.

Các món ăn trên không hề phức tạp, mẹ hãy thường xuyên làm cho bé để giảm các triệu chứng khó chịu khi bị ho và giúp bé nhanh khỏi bệnh nhé.

Thực đơn dinh dưỡng giúp bé bị ho mau khỏi bệnh

Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) sẽ bày cho mẹ một vài cách lên thực đơn để bé bị ho mau khỏi.

Thực phẩm cho bé bị ho

Trong lúc bệnh, bé rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé. Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở bé, không bị kích thích ho nhiều.

Bên cạnh đó, bé cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Cần hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi bé có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho ăn trở lại.

trẻ bị ho nên ăn gì 3

Cách cho bé ăn

Bé bị ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt; vì thế trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho con nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn.

Mẹ nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần, mỗi lần cho con ăn một chút, tránh để bé ăn quá no thành ra dễ bị nôn trớ.

Cha mẹ cần chú ý

Bác sĩ Lê Hà (Khoa chăm sóc trẻ sau sinh, bệnh viện phụ sản An Thịnh) cho biết: “Mùa lạnh, cha mẹ cần giữ ấm thân thể cho trẻ, tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột, kéo dài cho con. Giữ vệ sinh sạch sẽ trong việc ăn, ở, cải tạo môi trường trong lành, tránh ô nhiễm… Nên tránh để bé tiếp xúc với những người bị cảm hay viêm họng, mũi cấp tính”.

Ngoài ra, bác sĩ còn cho biết thêm: Khi bé bị bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị bệnh. Điều trị đúng, đủ để giải quyết triệt để các ổ viêm ở mũi họng gây ra ho. Các bậc phụ huynh cần nhớ, không phải con cứ ho là cho uống kháng sinh. Vì việc lạm dụng kháng sinh ngoài các tác dụng phụ từng được nhắc đến rất nhiều như diệt vi khuẩn có lợi, không diệt được vi khuẩn có hại còn gây mệt mỏi, chán ăn cho trẻ. Trẻ ốm, đây là khoảng thời gian cần khôi phục lại sức lực, sức đề kháng mà cơ thể lại bị kháng sinh làm cho suy yếu thì rất nguy hiểm”.

Chúc các bậc cha mẹ lựa chọn được thực phẩm phù hợp giúp bé bị ho mau chóng khỏi bệnh nhé.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý