Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng ngừa

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng ngừa

18/04/2015 03:11 PM
588

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết như thế nào? Làm gì để tránh bệnh sốt xuất huyết?

Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng ngừa

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti

 Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng ngừa


Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

- Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

- Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Những ai dễ mắc bệnh này ? Bệnh thường xảy ra vào mùa và nơi nào ?

Bệnh này thường xãy ra ở trẻ em tuổi từ 2-9 tuổi, càng lớn càng ít bị. Ðặc biệt trẻ càng bụ bẩm khi mắc bệnh dễ có khuynh hướng diễn tiến nặng.

Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa, cao điểm vào khoảng tháng 6-10 âm lịch và giảm dần vào các tháng cuối năm.

Bệnh thường gặp ở những nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém.

Biểu hiện của bệnh:

Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong)

- Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.

- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.

- Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%)

Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

- Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

- Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết:

Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:

- Nằm nghỉ ngơi.

- Cho uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt. Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.

- Dùng thuốc hạ sốt (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.

- Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.

Phòng bệnh sốt xuất huyết:

- Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt.

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) bằng cách:

Thả cá hoặc mê zô vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể, giếng, chum, vại, lu, khạp…) để diệt bọ gậy (lăng quăng).

Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

Thay nước, thau rửa chum, vại, lu, khạp hàng tuần.

Bỏ muối vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), cho cát ẩm vào lọ hoa (bình bông).

- Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi vào không gian.

Sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 500.000 trường hợp sốt xuất huyết nhập viện, trong đó ít nhất 2,5% tử vong. Những thông tin gần đây của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy Indonesia và các nước châu Á đang phải đối phó với nguy cơ bùng phát của một dịch sốt xuất huyết mới.

Tại Việt Nam, sự gia tăng đột ngột các trường hợp sốt xuất huyết đang là một mối lo cho xã hội. Sốt xuất huyết là một bệnh do muỗi truyền, đặc biệt phát triển tại các vùng nông thôn, nơi mà điều kiện vệ sinh môi trường kém. Bệnh xuất hiện tại hơn 100 quốc gia ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi, đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á. Sốt xuất huyết thường có những dịch bùng phát tại Philippines, Thái Lan. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân phải nhập viện và thậm chí gây tử vong.

Cơ chế truyền bệnh

Sốt xuất huyết là một bệnh do siêu vi khuẩn Dengue gây ra, bệnh truyền từ người này qua người khác do một loài muỗi vằn (cái) mang tên Aedes aegypti. Khi muỗi chích, mầm bệnh được truyền đi. Chỉ từ 2-7 ngày sau, người bệnh bắt đầu sốt... Bệnh có quanh năm, tuy nhiên thường gặp nhiều nhất vào mùa mưa. Dù ngày nay y học phát triển, số người chết vì bệnh này ngày càng giảm đi đáng kể nhưng diễn biến của bệnh vẫn rất phức tạp, kể cả ở trẻ em và người lớn.

Trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn, đặc biệt trẻ ở khu vực có nhiều muỗi, quanh các vùng sông rạch, nơi có nước ao tù nước đọng quanh năm. Ở thành thị, những bồn chứa nước, bình hoa, hồ cá cũng có thể trở thành nơi sản sinh muỗi...

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng của bệnh thay đổi tùy theo lứa tuổi.

- Trẻ nhỏ sốt cao, thường không đi kèm ho và sổ mũi. Mặc dù có uống thuốc hạ sốt, vài giờ sau trẻ lại tiếp tục sốt cao 38 -39 độ. Do vậy, người thân đừng quá sốt ruột khi bệnh sốt liên tục nhiều ngày.

- Đôi khi có thêm dấu xuất huyết (thường là những chấm nhỏ màu đỏ như đầu kim ở tay chân hay khắp người, có khi là những vết bầm hay bị chảy máu mũi...).

- Trẻ lớn hơn thì thường sốt nhẹ, có khi nhức đầu, cảm thấy đau nhức ở sau mắt, nhức mỏi khắp người, đau các khớp và có các dấu xuất huyết.

- Bệnh nhân có khi đau bụng dữ dội. Đau ở vùng dưới sườn bên phải.

Nên làm gì?

Nếu nghi ngờ sốt xuất huyết, lời khuyên của bác sĩ là:

- Nằm nghỉ ở nơi thông thoáng.

- Uống nước nhiều lần trong ngày, mỗi lần vài hớp nhỏ, nếu có điều kiện, nên uống nước cam chanh pha ngọt (có sinh tố C). Nếu trẻ uống nước chanh chua quá dễ bị ói, người thân càng thêm lo âu.

- Chỉ dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt (không uống aspirin hay các chất tương tự).

- Đến khám bệnh mỗi ngày để theo dõi các dấu hiệu bệnh nặng. Có khi phải đi xét nghiệm mỗi ngày.

- Các diễn tiến khác của bệnh cần được thông báo đầy đủ cho bác sĩ để dễ theo dõi.

Dấu hiệu bệnh nặng

Dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết thường xảy ra vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của bệnh, bao gồm:

- Đau nhiều ở vùng dưới sườn bên phải, có khi đau dữ dội.

- Sốt rất cao, hoặc là vã mồ hôi, tay chân lạnh ngắt, môi tím tái, vẻ mặt lờ đờ.

- Có khi đi đại tiện, phân màu đen, ói ra máu, chảy máu mũi rất nhiều...

- Bệnh nhân có thể ói nhiều lần, ói liên tục, vật vã, lạnh tay chân, tím các đầu ngón tay, ngón chân, xanh tái quanh môi, lờ đờ...

Khi có một trong các dấu hiệu này, cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện.

Điều trị như thế nào?

- Mức độ nhẹ, bệnh nhân có thểá điều trị tại nhà, chỉ dùng thuốc hạ nóng. Thầy thuốc có thể sẽ yêu cầu đến khám và theo dõi các xét nghiệm máu mỗi ngày.

- Bệnh nặng hơn, cần nhập viện để dễ theo dõi, bệnh nhân sẽ được theo dõi kỹ hơn và có thể sẽ được yêu cầu xét nghiệm nhiều lần mỗi ngày.

- Trường hợp trầm trọng, điều trị phức tạp hơn.

Trong mọi trường hợp, cần tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn của thầy thuốc.

Hiện nay, người ta đang nghiên cứu thuốc chủng ngừa bệnh này, đang thử nghiệm tại Thái Lan và một số nước khác.

Cách phòng tránh bệnh

- Tốt nhất, tránh để muỗi chích: cần ngủ mùng ban ngày cũng như ban đêm.

- Diệt muỗi, diệt lăng quăng. Lưu ý đậy kín các nơi chứa nước, tốt nhất, thay nước mỗi tuần hai lần những lu, bồn chứa nước, hồ cá.

- Dọn dẹp sạch sẽ các khu vực quanh nhà, không để ao tù nước đọng.

Cơ chế truyền bệnh

Sốt xuất huyết là một bệnh do siêu vi khuẩn Dengue gây ra, bệnh truyền từ người này qua người khác do một loài muỗi vằn (cái) mang tên Aedes aegypti. Khi muỗi chích, mầm bệnh được truyền đi. Chỉ từ 2-7 ngày sau, người bệnh bắt đầu sốt... Bệnh có quanh năm, tuy nhiên thường gặp nhiều nhất vào mùa mưa. Dù ngày nay y học phát triển, số người chết vì bệnh này ngày càng giảm đi đáng kể nhưng diễn biến của bệnh vẫn rất phức tạp, kể cả ở trẻ em và người lớn.

Trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn, đặc biệt trẻ ở khu vực có nhiều muỗi, quanh các vùng sông rạch, nơi có nước ao tù nước đọng quanh năm. Ở thành thị, những bồn chứa nước, bình hoa, hồ cá cũng có thể trở thành nơi sản sinh muỗi...

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng của bệnh thay đổi tùy theo lứa tuổi.

- Trẻ nhỏ sốt cao, thường không đi kèm ho và sổ mũi. Mặc dù có uống thuốc hạ sốt, vài giờ sau trẻ lại tiếp tục sốt cao 38 -39 độ. Do vậy, người thân đừng quá sốt ruột khi bệnh sốt liên tục nhiều ngày.

- Đôi khi có thêm dấu xuất huyết (thường là những chấm nhỏ màu đỏ như đầu kim ở tay chân hay khắp người, có khi là những vết bầm hay bị chảy máu mũi...).

- Trẻ lớn hơn thì thường sốt nhẹ, có khi nhức đầu, cảm thấy đau nhức ở sau mắt, nhức mỏi khắp người, đau các khớp và có các dấu xuất huyết.

- Bệnh nhân có khi đau bụng dữ dội. Đau ở vùng dưới sườn bên phải.

Nên làm gì?

Nếu nghi ngờ sốt xuất huyết, lời khuyên của bác sĩ là:

- Nằm nghỉ ở nơi thông thoáng.

- Uống nước nhiều lần trong ngày, mỗi lần vài hớp nhỏ, nếu có điều kiện, nên uống nước cam chanh pha ngọt (có sinh tố C). Nếu trẻ uống nước chanh chua quá dễ bị ói, người thân càng thêm lo âu.

- Chỉ dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt (không uống aspirin hay các chất tương tự).

- Đến khám bệnh mỗi ngày để theo dõi các dấu hiệu bệnh nặng. Có khi phải đi xét nghiệm mỗi ngày.

- Các diễn tiến khác của bệnh cần được thông báo đầy đủ cho bác sĩ để dễ theo dõi.

Dấu hiệu bệnh nặng

Dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết thường xảy ra vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của bệnh, bao gồm:

- Đau nhiều ở vùng dưới sườn bên phải, có khi đau dữ dội.

- Sốt rất cao, hoặc là vã mồ hôi, tay chân lạnh ngắt, môi tím tái, vẻ mặt lờ đờ.

- Có khi đi đại tiện, phân màu đen, ói ra máu, chảy máu mũi rất nhiều...

- Bệnh nhân có thể ói nhiều lần, ói liên tục, vật vã, lạnh tay chân, tím các đầu ngón tay, ngón chân, xanh tái quanh môi, lờ đờ...

Khi có một trong các dấu hiệu này, cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện.

Điều trị như thế nào?

- Mức độ nhẹ, bệnh nhân có thểá điều trị tại nhà, chỉ dùng thuốc hạ nóng. Thầy thuốc có thể sẽ yêu cầu đến khám và theo dõi các xét nghiệm máu mỗi ngày.

- Bệnh nặng hơn, cần nhập viện để dễ theo dõi, bệnh nhân sẽ được theo dõi kỹ hơn và có thể sẽ được yêu cầu xét nghiệm nhiều lần mỗi ngày.

- Trường hợp trầm trọng, điều trị phức tạp hơn.

Trong mọi trường hợp, cần tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn của thầy thuốc.

Hiện nay, người ta đang nghiên cứu thuốc chủng ngừa bệnh này, đang thử nghiệm tại Thái Lan và một số nước khác.

Cách phòng tránh bệnh

- Tốt nhất, tránh để muỗi chích: cần ngủ mùng ban ngày cũng như ban đêm.

- Diệt muỗi, diệt lăng quăng. Lưu ý đậy kín các nơi chứa nước, tốt nhất, thay nước mỗi tuần hai lần những lu, bồn chứa nước, hồ cá.

- Dọn dẹp sạch sẽ các khu vực quanh nhà, không để ao tù nước đọng.

Sốt xuất huyết, nguyên nhân, cách phòng tránh và chữa trị

Sốt xuất huyết Sốt Dengue (IPA: ['deŋgeɪ], tiếng Việt thường đọc là Đăng-gơ) (dengue fever, DF), Sốt xuất huyết Dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF) và biểu hiện nặng nề nhất của bệnh là Hội chứng sốc Dengue (Dengue Shock Syndrome, DSS) đều được gây nên bởi một trong bốn loại huyết thanh virus gần gũi nhưng lại khác nhau về mặt kháng nguyên là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus này thuộc chi Flavivirus. Nhiễm một loại virus có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời nhưng chỉ chống lại chính loại huyết thanh virus đó mà thôi. Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch Dengue có thể mắc bệnh nhiều hơn một lần trong đời. Sốt Dengue và Sốt xuất huyết Dengue chủ yếu là bệnh ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiễm virus Dengue gây nên triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy từng cá thể. Bệnh có thể chỉ biểu hiện như một hội chứng nhiễm virus không đặc hiệu hoặc bệnh lý xuất huyết trầm trọng và đưa đến tử vong (1). Trong bài này, thuật ngữ Dengue được sử dụng để chỉ chung cho ba thể bệnh nêu trên. Khi nói đến từng thể riêng biệt thì tên chính xác của thể bệnh đó sẽ được sử dụng.

Có thể nói Dengue là một bệnh do virus lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người. Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên bình diện quốc tế. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh. Sự lan tràn về mặt địa lý của cả vector truyền bệnh là muỗi và virus đã đưa đến sự tăng cao tỷ lệ bệnh trong vòng 25 năm qua cũng như khả năng xuất hiện dịch do nhiều loại huyết thanh khác nhau ở các đô thị trong vùng nhiệt đới (2).
Nhiễm virus Dengue thường không có biểu hiện rõ ràng. Sốt Dengue cổ điển (thể nhẹ) chủ yếu xuất hiện ở người lần đầu mắc bệnh, chưa có miễn dịch. Sốt xuất huyết Dengue/Hội chứng sốc Dengue (thể nặng) thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bệnh nhân đã có sẵn miễn dịch chủ động (do đã bị bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại huyết thanh khác. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Các phức hợp kháng nguyên-kháng thể lưu hành trong máu, sự hoạt hóa hệ thống bổ thể và giải phóng các chất hoạt mạch có thể gây nên tăng tính thấm mao mạch đối với huyết tương, xuất huyết và có thể là đông máu nội mạch lan tỏa. Trong quá trình đào thải miễn dịch của các tế bào nhiễm virus, các protease và lymphokine được phóng thích gây hoạt hóa hệ thống bổ thể cũng như các yếu tố tăng tính thấm thành mạch (7).

Miễn dịch tăng cường bệnh: Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng "thể nặng của bệnh là Sốt xuất huyết Dengue/Hội chứng sốc Dengue xảy ra khi một người đã nhiễm bệnh trong quá khứ bởi một loại huyết thanh virus nay lại nhiễm một loại huyết thanh virus khác". Giả thuyết này được củng cố bởi các ghi nhận lâm sàng rằng Sốt xuất huyết Dengue gặp chủ yếu ở những người đã ít nhất một lần mắc bệnh trước đó và Sốt xuất huyết Dengue xảy ra thường xuyên hơn ở các cư dân trong vùng dịch lưu hành hơn là các du khách mắc bệnh tại nơi này trong cùng thời điểm. Nếu giả thuyết này là đúng hoàn toàn thì việc lưu chuyển các loại huyết thanh virus khác nhau từ vùng này đến vùng khác trên thế giới sẽ ngày càng gây nên tình trạng bệnh nặng nề hơn trong tương lai (5).

Như vậy yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng trong Sốt xuất huyết Dengue là người sẵn có kháng thể kháng lại một loại huyết thanh đã gây bệnh trước đó, chủng virus gây bệnh, trẻ nhỏ hơn 12 tuổi, phụ nữ và người Caucasian (1) (4).

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

* Thời kỳ ủ bệnh: 3 - 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày.

* Sốt Dengue

Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ nhàng (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc. Như vậy biểu hiện xuất huyết không chỉ Sốt xuất huyết Dengue mới có (6).

* Sốt xuất huyết Dengue

Giai đoạn sớm của bệnh không thể phân biệt được với sốt Dengue. Tuy nhiên thường sau từ 2 đến 5 ngày, tức là vào giai đoạn hạ sốt, một số trường hợp nhiễm trùng tiên phát và đa số các nhiễm trùng thứ phát sau khi đã nhiễm một loại huyết thanh khác có biểu hiện hạ tiểu cầu (< 100.000/mm³) và cô đặc máu. Thường thì giảm tiểu cầu xảy ra trước cô đặc máu. Biểu hiện xuất huyết có thể xảy ra hoặc không. Các biểu hiện xuất huyết thường gặp trong Sốt xuất huyết Dengue gồm xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích, chảy máu chân răng, chảy máu mũi và xuất huyết tiêu hóa. Lách thường không không lớn. Nếu gan lớn và đau thì đây là những dấu hiệu xấu. Các biểu hiện khác có thể gồm tràn dịch màng phổi, giảm protein máu, bệnh lý não với dịch não tủy bình thường (6).

Tính thấm mao mạch gia tăng, với hậu quả thoát huyết tương ra ngoài khoang dịch kẽ với lượng lớn, là nguyên nhân của tình trạng cô đặc máu. Khi bệnh nhân có đồng thời hai dấu hiệu giảm tiểu cầu và cô đặc máu thì được chẩn đoán là Sốt xuất huyết Dengue và được phân loại theo WHO (6):

Độ I: giảm tiểu cầu kèm cô đặc máu nhưng không có chảy máu tự phát.

Độ II: giảm tiểu cầu và cô đặc máu kèm theo chảy máu tự phát.

Độ III: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, huyết động không ổn định: mạch lăn tăn, huyết áp kẹp (hiệu số huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương < 20 mm Hg), tay chân lạnh, tinh thần lú lẫn.

Độ IV: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, sốc biểu hiện rõ: bệnh nhân không có mạch ngoại biên, huyết áp = 0 mm Hg.

Nếu được điều trị thoát sốc thì bệnh nhân lành bệnh nhanh chóng và rất hiếm có di chứng (6).

Chẩn đoán

Chẩn đoán nguyên nhân là cực kỳ quan trọng và cần thiết nếu xét trên phương diện sức khỏe cộng đồng nhưng lại tỏ ra không cần thiết cho việc thiết lập một chế độ điều trị hỗ trợ sớm cho bệnh nhân. Chẩn đoán Dengue thường dựa vào các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng như trình bày ở trên cũng như dựa vào các xét nghiệm đơn giản: số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và hematocrit.

Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Dengue xuất huyết thường có giảm bạch cầu. Trường hợp tăng bạch cầu và tăng bạch cầu trung tính thường là cơ sở để loại trừ Dengue xuất huyết.

Giảm tiểu cầu (< 100.000/mm³): Cần làm số lượng tiểu cầu ở bất kỳ bệnh nhân nào nghi ngờ Sốt xuất huyết Dengue. Tiểu cầu càng giảm, nguy cơ xuất huyết càng cao.

Hematocrit: Khi giá trị hematocrit tăng trên 20% so với trị số bình thường trước đó thì bệnh nhân được coi là có cô đặc máu, một tiêu chuẩn chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue. Nếu không biết được giá trị hematocrit bình thường của bệnh nhân thì có thể xem giá trị > 45% là mốc chẩn đoán (6).

Một số xét nghiệm khác nhằm đánh giá mức độ bệnh: điện giải đồ, khí máu, chức năng đông máu, men gan, X quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch màng phổi (4).

Chẩn đoán nguyên nhân: có thể thể hiện mầm bệnh trong máu và huyết thanh bằng phương pháp phân lập virus, xác định kháng nguyên virus bằng các phương pháp miễn dịch hoặc phát hiện bộ gene của virus bằng kỹ thuật khuyếch đại chuỗi ADN (PCR).

Chẩn đoán huyết thanh học thông qua phương pháp xác định IgM bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn kết enzyme (MAC - ELISA) ở hai mẫu máu bệnh nhân lấy cách nhau 14 ngày. Mẫu máu thứ nhất lấy trước ngày thứ 7 của bệnh cũng có thể có ích trong việc phân lập virus bằng cách cấy vào tế bào của muỗi A. albopictus. Sau đó, việc định danh vi khuẩn có thể thực hiện nhờ xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang sử dụng kháng thể đơn dòng.

Ở bệnh nhân tử vong, chẩn đoán có thể thực hiện bằng phương pháp phân lập virus hoặc xác định kháng nguyên virus (phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp) từ hai mẫu bệnh phẩm (gan, lách, hạch bạch huyết, tuyến ức).

Điều trị

Nguyên tắc chung

Vì Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh do virus nên hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị chủ yếu là triệu chứng và điều trị biến chứng bệnh (4). Các biện pháp điều trị chung gồm:

* Thuốc hạ sốt. Chú ý không dùng các thuốc salycilate vì cơ địa dễ chảy máu của bệnh nhân cũng như nguy cơ xuất hiện hội chứng Reye.
* Bồi phụ nước bằng đường uống hoặc bằng đường tĩnh mạch trong trường hợp cần thiết nhằm đề phòng và điều chỉnh mất nước. Tuy nhiên cần cẩn trọng tránh bồi phụ dịch quá mức cần thiết khi sốc đã ổn định để phòng biến chứng phù phổi cấp.
* Nếu có xuất huyết nặng và rối loạn đông máu trầm trọng, cần phải truyền máu tươi hoặc khối tiểu cầu.
* Ôxy liệu pháp trong trường hợp giảm ôxy máu, sốc.
* Theo dõi bệnh nhân chặt chẽ nhất là trong giai đoạn bắt đầu hạ sốt.

[sửa] Phân cấp điều trị bệnh nhân

Sau đây là những gợi ý về phân cấp bệnh nhân theo tuyến điều trị trong trường hợp có dịch với lượng bênh nhân tăng cao trong cùng thời điểm. Xin lưu ý đây chỉ là những gợi ý và tuyệt đối không phải là phác đồ điều trị nên không thể áp dụng cho mọi trường hợp (6).

Tiêu chuẩn điều trị tại nhà:

* Tất cả những bệnh nhân Sốt Dengue không có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh mạch.
* Bệnh nhân Độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.
* Bệnh nhân Độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và không có chảy máu quan trọng.

Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn (12 - 24 giờ):

* Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.
* Bệnh nhân Độ I và Độ II và không thể điều trị bù dịch bằng đường uống.
* Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II nhưng có đau tức gan và gan lớn.
* Tất cả bệnh nhân độ III.

Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ):

* Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp ứng điều trị bù dịch.
* Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển thành bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...).
* Bệnh nhân Độ II hoặc Độ III và có chảy máu quan trọng.
* Tất cả bệnh nhân Độ IV.

Dự phòng

Vaccine

Lý tưởng nhất là có một vaccine có thể chống lại cả bốn loại huyết thanh virus gây bệnh. Đáng tiếc là một loại huyết thanh như vậy hiện nay vẫn chưa có sẵn. Tuy nhiên đã có một nghiên cứu tại Đại học Mahidol (Thái Lan) với sự cộng tác của WHO, một vaccine chống cả bốn loại huyết thanh virus gây bệnh đã, đang được phát triển và hoàn thiện. Vaccine này tỏ ra an toàn và hiện đang được đưa vào dùng thử nghiệm trên lâm sàng (5). Hiện nay vaccin chống SXH cả 4 typ siêu vi Dengue đang ở pha 2 thử nghiệm lâm sàng.

Kiểm soát vector truyền bệnh

Hiện tại, kiểm soát vector truyền bệnh được xem là phương pháp phòng bệnh duy nhất có hiệu quả (3). Kiểm soát các vector Aedes có thể làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh Dengue. Trong những năm 1950 đến 1960 Tổ chức Y tế Toàn châu Mỹ (Pan American Health Organization) đã thành công trong việc diệt sạch Aedes aegypti ở nhiều vùng thuộc Trung và Nam Mỹ và trong thời gian này, các vụ dịch Dengue rất hiếm ở châu Mỹ. Tuy nhiên sau khi chương trình ngừng lại thì Aedes aegypti và sau đó là Dengue tái xuất hiện.

Phương pháp chính để kiểm soát số luợng muỗi Aedes là giảm thiểu các khu vực có nước đọng, là nơi đẻ trứng của muỗi. Đậy kín các dụng cụ chứa nước, giảm tối đa các vật dụng có thể chứa nước mưa (lốp xe cũ, chén bát cũ...), hay nước sạch như bình bông, bàn cầu trong các phòng trống không có người ở, hầm nước ở các chung cư . Có thể dùng các loại sinh vật trong nước tiêu diệt trứng của muỗi. Trong vụ dịch đôi khi phải cần đến phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.

Cũng giống như tất cả các bệnh lây truyền do arbovirus khác, các phương pháp bảo hộ cá nhân như mặc tất, vớ dài, dùng thuốc xua muỗi, tránh nhưng nơi có mật độ vector truyền bệnh cao. Một điểm đặc biệt là muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày nên việc phòng tránh có khác so với các loại muỗi chỉ hoạt động ban đêm như Anophele và Culex.

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý