Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

18/04/2015 03:11 PM
3,337
Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn có nguy hiểm hơn ở trẻ em không? Bài thuốc dân gian chữa bệnh sốt xuất huyết là gì?


Chăm sóc sốt xuất huyết tại gia đình, địa long, lá đu đủ chữa SXH

  SXH là loại bệnh nhiễm trùng cấp do siêu vi Dengue. Muỗi Aedes Agypti, thường gọi là muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh.  Đây là loại muỗi sống ở những nơi bùn lầy nước đọng hoặc các nơi ẩm thấp tối tăm trong nhà. Do đó, bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa, cao điểm vào khoảng tháng 6 đến tháng 10.  Theo ước tính của WHO, mỗi năm có khoảng 50 triệu người bị nhiễm SXH.  Nhiều người trong số nầy đã không qua khỏi.  Cho đến nay, khoa học vẫn chưa có thuốc đặc trị, chưa có vaccin chủng ngừa đối với SXH.

Tại nước ta, bệnh SXH đang có dấu hiệu tăng cao ở nhiều nơi.  SXH vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.  Tuy nhiên, đối tượng nhiễm bệnh nhiều nhất ở lứa tuổi từ 2 đến 10 tuổi.  Do đó, các bậc cha mẹ nên nghỉ đến sốt xuất huyết khi thấy con em mình đột ngột sốt, sốt cao và sốt liên tục.

Triệu chứng. Triệu chứng đột ngột sốt cao từ 39o đến 41o có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày.  Dấu hiệu xuất huyết có thể xảy ra sau một vài ngày sốt. Triệu chứng xuất huyết có thể là  những chấm đỏ hiện ra khi ấn nhẹ vài giây trên da do xuất huyết dưới da hoặc có thể là xuất huyết niêm mạc gây chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói ra máu, tiêu ra máu.  Một số trường hợp có kèm những triệu chứng rối loạn tiêu hoá như đầy bụng, ói mữa.  Bệnh đặc biệt nguy hiểm ở giai đoạn cuối khi sốt đã qua kèm theo thân nhiệt giảm, huyết áp hạ, tri giác lơ mơ, người lừ đừ, tay chân lạnh, môi tím tái có thể dẫn đến truỵ mạch và tử vong nếu không được chuyển viện và cấp cứu kịp thời.

Điều trị. Bệnh chưa có thuốc đặc trị. Cách chữa chủ yếu là hạ sốt, giảm đau, bù nước. Ở giai đoạn đầu, có thể chăm sóc tại nhà bằng cách lau mình bằng rượu trắng, vuốt nhẹ sống lưng (vuốt nhẹ và vuốt liên tục nhiều lần  từ gáy dọc xuống dưới thắt lưng), uống paracetamol, ăn thức ăn dễ tiêu và khuyến khích uống nhiều nước, nhất là nước, chanh, nước cam hoặc nước oresol.  Nhiều trường hợp sốt xuất huyết đã được gia đình xử lý tốt chỉ bằng biện pháp đơn giản nầy.  Tuy nhiên, nếu đã có dấu hiệu xuất huyết hoặc dấu hiệu choáng cần được chuyển ngay đến cơ sở chuyên môn.

Trong điều trị SXH, y học hiện đại có ưu thế hơn Đông y khi xử lý chống choáng bằng truyền dịch và trợ tim mạch.  Tuy nhiên, trong một số trường hợp sốt cao, một số vị thuốc  của Đông y tỏ ra hữu hiệu khi bệnh không đáp ứng tốt với các  biện pháp chính thống của Tây y.

Địa long chữa SXH. Địa long thường gọi là giun đất hay trùn đất là 1 vị thuốc đặc trị hạ sốt của y học cổ truyền trong các chứng sốt cao, kể cả SXH.  Cách dùng: Địa long có bán sẳn ở các hiệu thuốc bắc.  Mua từ 10 đến 12 con, sao thơm  sắc uống. Có thể dùng bằng cách sao thơm, tán bột uống mỗi lần 0,5g.  Tốt nhất là  nấu cháo với 1 nhúm nhỏ hạt gạo đã rang qua và  cho bệnh nhi uống dần mỗi lần một vài muỗng, vừa có tác dụng hạ sốt lại vừa bổ sung nước và chất dinh dưõng.

  Địa long vốn dĩ là 1 loại thực phẩm có độ đạm rất cao được dùng để chữa các trường hợp suy dinh dưỡng của trẻ em hoặc người ốm mới dậy.  Bài thuốc dân gian “Thần dược cứu mệnh”với Địa long là vị thuốc chủ lực  đã được Bác sĩ Nguyển văn Hưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Y Tế cho phổ biến để sử dụng hửu hiệu trong đợt chống dịch sốt xuất huyết tại các tỉnh miền Bắc vào năm 1969.

Lá đu đủ tươi chữa SXH.  Lá đu đủ là 1 thảo dược dễ tìm có nhiều chất chống oxy hoá và những enzym có tác d��ng  sát trùng, kháng viêm và tăng sức miễn dịch.  Ngày 17.7.2010, hãng thông tấn quốc gia Sri Lanka vừa cho biết  dịch chiết lá đu đủ đang được xem là liệu pháp chính thức chữa trị bệnh SXH hiện  lan tràn rất nhanh tại quốc đảo nầy.

Một nghiên cứu khoa học về tác dụng của lá đu đủ tươi đối với SXH đã được thực hiện trên 70 bệnh nhân SXH bao gồm khoảng  15 trẻ em.  Kết quả cho biết liều dùng 10ml dịch chiết lá đu đủ tươi mỗi người mỗi ngày đã chữa khỏi hoàn toàn cho số bệnh nhân nầy.  Các bệnh nhân nầy cũng được theo dõi vài tháng sau đó và được xác định là không có phản ứng phụ.

Về cơ chế tác dụng, Bác sĩ Sanath Hettige, người hướng dẫn cuộc thí nghiệm,  cho rằng dịch chiết lá đu đủ làm tăng số lượng bạch huyết cầu và tiểu cầu, ngăn chận nguy cơ xuất huyết do lượng tiểu cầu xuống thấp. Số lượng tiểu cầu bình thường là 150.000-400.000 tiểu cầu/mm³ máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, cầm máu. Khi số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm³ máu thì nguy cơ xuất huyết tăng lên.Quan trọng hơn, những hoạt chất trong lá đu đủ còn có khả năng cải thiện và phục hồi chức năng gan đã bị suy sụp.

Bác sĩ S.  Bajaj, thuộc Bệnh viện Bombay, Ấn độ, cũng dẫn chứng 1 bệnh nhân bị sốt xuất huyết nhập viện đã 3 ngày, sốt không giảm, lượng tiểu huyết cầu giảm xuống còn 28.000. Tuy nhiên, khi cho uống nước cốt lá đu đủ, tiểu cầu từ từ tăng lên. Sau 3 ngày, bệnh nhân đã hồi phục. 

Cách dùng: Dùng 2 lá tươi, rửa sạch, bỏ cọng, giã nát, lọc lấy nước uống. Người lớn dùng mỗi lần 10ml, ngày 2 lần. Trẻ em từ 5 đến 12 tuổi dùng liều 5ml mỗi lần. 

Lưu ý.

- Đã bị SXH 1 lần vẫn có thể bị tái lây nhiễm. Có nhiều loại siêu vi Dengue khác nhau.  Người ta phân biệt 4 loại huyết thanh DEN-1, DEN-2 , DEN- 3 và DEN-4 tương ứng với 4 loại siêu vi Dengue và trẻ  đã mắc phải 1 loại dengue nhất định chỉ được miễn dịch với loại đó và vẫn có thể  bị SXH lần thứ hai với 1 loại khác.

- Không dùng Aspirin chữa SXH. Aspirin là 1 loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến.  Tuy nhiên, không dùng aspirin trong điều trị SXH để tránh làm tăng nguy cơ xuất huyết.

- Cảnh giác với tình trạng giảm sốt sau vài ngày đầu của bệnh.  Giảm sốt kèm theo dấu hiệu tươi tỉnh, đi lại chơi đùa là biểu hiện cải thiện.  Ngược lại, giảm sốt nhưng bệnh nhi giảm hoạt động, thần trí lơ mơ, tay chân lạnh hơn bình thường có thể là biểu hiện nguy hiểm cần được chuyển viện gấp.


Biểu hiện của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

Bệnh có hai thể (sốt dengue và sốt xuất huyết dengue), xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh, xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em tuổi từ 2-9 tuổi, càng lớn càng ít bị. Ðặc biệt trẻ càng bụ bẩm khi mắc bệnh dễ có khuynh hướng diễn tiến nặng.
Bệnh thường gặp ở những nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém.


Tên:  dssd.jpg
Xem: 44
KT:  19,2 KB

Trẻ dễ mắc bệnh sốt xuất huyết hơn khi thời tiết chuyển mùa


Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:


- Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
- Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Biểu hiện của bệnh:


Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong)
- Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
- Có thể có nổi mẩn, phát ban.
Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%)

Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:


- Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
- Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:


- Nằm nghỉ ngơi.
- Cho uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt. Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.
- Dùng thuốc hạ sốt (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.
- Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.

Phòng bệnh sốt xuất huyết:


- Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) bằng cách:
Thả cá hoặc mê zô vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể, giếng, chum, vại, lu, khạp…) để diệt bọ gậy (lăng quăng).
Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
Thay nước, thau rửa chum, vại, lu, khạp hàng tuần.
Bỏ muối vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), cho cát ẩm vào lọ hoa (bình bông).
Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi vào không gian.

(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Lanh noi da ga co phai la trieu chung cua benh sot xuat huyet
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
có cách nào trị nhanh bệnh sốt xuất huyết không ạ...tại sao uống một ngày đến 2_3 lít nước.?
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Sau khi het sot da toi noi do nhieu hot li ti khien toi ngua ngay khong the ng duoc ve dem co cach nao het ngua khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý