Bệnh thận mãn tính

seminoon seminoon @seminoon

Bệnh thận mãn tính

18/04/2015 03:11 PM
233
Cách điều trị suy thận mạn như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh thận mạn là gì?

Cách điều trị bệnh suy thận mạn

Thần kinh mệt mỏi và mất tập trung là những dấu hiệu của bệnh suy thận mạn Suy thận mạn là tình trạng diễn tiến suy chức năng thận rất chậm. Nguyên nhân gây bệnh thường là do tiểu đường, cao huyết áp hoặc viêm cầu thận cấp. Cần kiểm soát huyết áp, đường huyết và chế độ ăn hạn chế đạm để khống chế bệnh.
Các triệu chứng lâm sàng: ban đầu người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, giảm năng lực, mất ngủ, sau đó là chán ăn, buồn nôn, nôn ói... Để lâu sẽ dẫn đến các triệu chứng tim mạch, như viêm màng ngoài tim, suy tim, sung huyết và cao huyết áp.

Đồng thời, người bệnh sẽ bị thiếu máu và dễ đông máu, thần kinh mỏi mệt, mất tập trung, mất ngủ, lú lẫn bị hôn mê. Bệnh còn dẫn đến những thay đổi về nội tiết như giảm testosterone, ít tinh trùng, vô sinh, rối loạn cương và đồng thời gây loãng xương, gãy xương bệnh lý.

Nguyên nhân gây suy thận mạn: gồm các bệnh gây tổn thương thận như: cao huyết áp, suy tim, hội chứng tắc nghẽn sau thận kéo dài, dị dạng hệ niệu, các bệnh lý tại thận như viêm vi cầu thận mãn, bệnh lý mạch máu thận và đái tháo đường.

Cach dieu tri benh suy than man 2


Cách điều trị suy thận mạn:

Nội khoa:

- Cần cải thiện các triệu chứng của suy thận mạn như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu..., kiểm soát huyết áp, đường huyết, và chế độ ăn hạn chế đạm.

- Cần loại bỏ chất độc thận bằng cách:

Lọc máu ngoài thận: Tất cả bệnh nhân được kết luận là suy thận mạn giai đoạn cuối, với hội chứng Urê huyết cao và độ thanh thải Creatinin<10ml/phút đều phải được chỉ định lọc máu ngoài thận.

Ngoài ra, chỉ định lọc máu ngoài thận còn có thể áp dụng cho những trường hợp cấp cứu như:

+ Tăng potassium máu, điều trị nội khoa không cải thiện.

+ Toan chuyển hóa.

+ Quá tải về thể tích, không đáp ứng với điều trị lợi tiểu.

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị lọc máu ngoài thận là thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc. Việc chọn lựa phương pháp thích hợp cần tùy thuộc người bệnh, điều kiện địa lý xa hoặc gần trung tâm thận nhân tạo...

Ghép thận: Đây là phương thức điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

Bệnh suy thận mạn – Bệnh nhân hay bị thiếu máu

Thận bị suy không tạo đủ nội tiết tố epoetin, vốn có vai trò kích thích tủy xương tạo ra hồng cầu. Do hồng cầu chứa hemoglobin giúp chuyên chở oxy nên ở bệnh nhân suy thận, cơ thể không nhận được đủ lượng oxy cần thiết để hoạt động bình thường.

Những người thiếu máu thường có cảm giác mệt mỏi, khó thở và dễ xây xẩm, kém tập trung và dễ bực dọc trước những khó khăn trong công việc hằng ngày. Các triệu chứng của suy thận mạn như uể oải, thay đổi tính tình, ngủ không yên giấc, giảm khả năng sinh hoạt tình dục, phù... có thể nặng lên khi bị thiếu máu. Khi có các biểu hiện trên, nên thử máu để đánh giá số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố (hemoglobin) và dung tích hồng cầu.

Trước kia, giải pháp duy nhất để điều trị thiếu máu do suy thận mãn là truyền máu. Lượng hồng cầu thiếu hụt được truyền vào cơ thể, nhờ đó nâng cao khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan và giảm được các triệu chứng do thiếu máu. Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia thống nhất rằng không nên truyền máu lâu dài vì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho bệnh nhân như: lây bệnh (viêm gan B, C, HIV), dị ứng, phản ứng tan máu, quá tải chất sắt, kích thích tạo kháng thể ảnh hưởng xấu đến ghép thận sau này. Do đó, việc điều trị hiện nay chủ yếu dựa vào bổ sung epoetin dạng bào chế qua đường tiêm.

Các thuốc epoetin có tác dụng giống như epoetin cơ thể, làm tăng sản xuất hồng cầu và nhờ vậy chữa được thiếu máu. Khi được điều trị, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon miệng, bớt khó thở, hoạt động của tim và cuộc sống tình dục được cải thiện nhiều. Như vậy, epoetin giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân dù không chữa khỏi được bệnh thận.

Qua nhiều năm nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra nhiều công dụng của epoetin trong các bệnh lý khác nhau như suy thận, ung thư, sơ sinh, chấn thương, tim mạch. Riêng trong bệnh thận mãn tính, epoetin có thể được sử dụng cho bệnh nhân ở nhiều giai đoạn bệnh khác nhau: trước khi cần đến lọc máu, đã cần đến lọc máu và đã được ghép thận nhưng thận ghép chưa hoạt động tốt. Việc sử dụng epoetin sớm có thể đề phòng các triệu chứng thiếu máu nặng và tình trạng lớn tim, vốn có liên quan chặt chẽ với suy tim và tử vong.

Cơ thể bệnh nhân sẽ cần chất sắt để tạo hồng cầu sau khi được tiêm epoetin. Nếu lượng sắt trong cơ thể thấp (phát hiện qua thử máu), bệnh nhân cần được bù đủ bằng cách uống hoặc tiêm thuốc chứa sắt.

Triệu chứng suy thận mãn –Cách ngăn chặn tiến trình bệnh

Rất nhiều người có thể chỉ ở giai đoạn đầu của bệnh thận nhưng không nhận biết được đâu là những dấu hiệu cho thấy bệnh đang xấu đi. Thực ra có một số triệu chứng, có thể là dấu hiệu để cho bạn nhận biết mình bị suy thận mãn. Dưới đây là những dấu hiệu thường liên quan đến bệnh thận. Những dấu hiệu này được đưa vào thành từng nhóm theo các nguyên nhân phổ biến.

Dấu hiệu của suy thận có thể do sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể:

  • Có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi
  • Choáng váng, buồn nôn và nôn
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Ác cảm với protien (không muốn ăn thịt)
  • Khó tập trung
  • Bị ngứa ngoài da

Dấu hiệu của suy thận do tích tụ nước trong cơ thể:

  • Giữ nước, phù ở mặt, chân hoặc tay
  • Khó thở, hụt hơi (do có nước ở trong phổi)

Dấu hiệu của suy thận có thể do thận bị tổn thương:

  • Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Nước tiểu có bọt hoặc bong bóng (có thể thấy khi có protien trong nước tiểu)
  • Máu trong nước tiểu (nhìn thấy qua kính hiển vi)

Dấu hiệu của suy thận có thể do thiếu máu (thiếu hồng cầu):

  • Mệt mỏi
  • Yếu sức
  • Luôn thấy lạnh
  • Khó thở
  • Lú lẫn
  • Thích nhai đá lạnh, hồ cứng (còn gọi là chứng thích ăn dở)

Nếu bạn có bất kể triệu chứng nào kể trên, bạn cần đến gặp bác sỹ để bác sỹ sẽ kiểm tra cẩn thận hơn và xét nghiệm chức năng thận cho bạn.

Một số xét nghiệm bác sỹ có thể yêu cầu làm:

  • Xét nghiệm nước tiểu, sẽ lấy mẫu nước tiểu của bạn để kiểm tra protein, máu và bạch cầu xem có trong nước tiểu không (bình thường thì không có những chất này)
  • Xét nghiệm máu xem creatinine và BUN, là những chất thải mà thận khoẻ mạnh sẽ loại bỏ khỏi máu, nếu có mặt trong mẫu máu của bạn nghĩa là thận đã không loại bỏ được

Thông thường, bệnh thận thường không có nhiều dấu hiệu, nhưng nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong số dấu hiệu đã kể trên, bạn phải đến gặp bác sỹ để xem xét cẩn thận hơn. Hãy ghi lại các dấu hiệu mà bạn đã có, theo dõi và đưa cho bác sỹ. Hãy tìm hiểu nhiều thông tin hơn để loại trừ bệnh và nếu có bị bệnh, khi được phát hiện sớm, bạn có thể thực hiện các cách làm chậm tiến trình phát triển bệnh.
Làm gì để làm chậm tiến trình phát triển bệnh?

Có rất nhiều cách để làm chậm tiến trình phát triển bệnh hay ngăn chặn không để xảy ra suy thận mãn, đặc biệt là khi bệnh mới bị ở giai đoạn đầu. Những cách đó bao gồm:

Kiểm soát huyết áp

  • Giữ huyết áp của bạn ở mức 125/75 hoặc thấp hơn nếu bạn bị tiểu đường hoặc/và có protien trong nước tiểu.
  • Giữ huyết áp ở mức 130/85 hoặc thấp hơn nếu bạn có dấu hiệu bị bệnh thận nhưng không bị tiểu đường.

Có hai loại thuốc huyết áp làm giảm hoạt động của Angiotensin (là proâtein trong máu, enzyme này làm tăng sản sinh andosterone t v thượng thận), là một chất có th làm tăng quá trình phát triển bệnh thận. Nghiên cứu ch ra rằng, thuốc chữa huyếtáp ACE vàARBs có th giúp làm chậm tiến tình phát triển bệnh thậnở bệnh nhân tiu đường, k c khi h không b huyếtáp cao. Tên ph biến của loại thuốc này làcaptopril, enalapril, và lisinopril. Một số loạiARBs phổ biến là losartan, candesartan, và valsartan.

Kiểm soát đường huyết

Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm soát đường huyết chặt chẽ là cách làm chậm tiến trình phát triển bệnh thận.

  • Giữ mức huyết cầu tố (hemoglobin A1c), là mức để đo đường huyết trong khoảng thấp hơn6.5%.
  • Để đạt mức Glucoza huyết kiểm soát, bạn sẽ cần kiểm soát mức đường huyết trước để tránh bị giảm glucoza huyết.

Bạn có thể phải tiêm insulin thường xuyên hay dùng thuốc. Hãy hỏi bác sỹ cụ thể và theo sát phác đồ điều trị.

Phục hồi những tổn thương

Ở một vài trường hợp, bệnh thận có thể được chữa khỏi. Nếu bạn có một bất thường làm cản dòng chảy của nước tiểu, phẫu thuật có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu bạn bị viêm nhiễm đường tiết niệu, dùng kháng sinh sẽ khỏi.

Nếu tổn thương do ảnh hưởng bởi các loại thuốc do bác sỹ kê đơn hay do bạn tự mua thuốc uống, bác sỹ có thể cho bạn những loại thuốc khác ít ảnh hưởng đến thận. Nếu bạn bị bệnh thận và cần phải uống kháng sinh, bạn có thể nói với bác sỹ và bác sỹ sẽ cho đơn thuốc không ảnh hưởng đến thận của bạn.

Một vài bệnh, như viêm thận, viêm tiểu cầu, lupus có thể làm tổn thương thận khi hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mạnh và viêm nhiễm xuất hiện. Ở một vài trường hợp, có thể làm chậm tiến trình phát triển bệnh bằng cách kiểm soát hệ miễn dịch với steroid hoặc/và một số loại thuốc khác.

Hút thuốc làm yếu tố nguy cơ cao và càng đẩy nhanh tiến tình phát triển bệnh, vì vậy cần bỏ thuốc lá ngay nếu bạn đang hút thuốc. Tránh dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều protein và phốt-pho.

Ăn kiêng và các loại thuốc

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn kiêng và một số loại thuốc có thể làm chậm tiến trình phát triển bệnh, ví dụ như:

  • Dầu cá trong điều trị bệnh thận IgA
  • Thuốc Pirfenidone trong trị bệnh xơ cứng tiểu cầu (FSGS)
  • Dùng nhiều thực phẩm chứa các chất chống ô-xy hoá hay Vitamin bổ sung

Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp bạn giảm nguy cơ bệnh, như là giảm béo, tập thể dục đều đặn, giữ đời sống cân bằng, ăn nhạt, không uống các đồ uống có cồn.

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý