Nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh loãng xương

seminoon seminoon @seminoon

Nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh loãng xương

18/04/2015 03:11 PM
3,530
Nguyên nhân bệnh loãng xương là từ đâu? Nên làm gì để tránh nguy cơ bị loãng xương?




Nguyên nhân ,biểu hiện và phòng bệnh loãng xương

Loãng xương còn gọi là thưa xương, xốp xương là tình trạng giảm khối lượng xương, thường đi kèm với gãy xương, đặc biệt là lún các đốt sống. Tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố, ăn uống thiếu chất là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.

Bộ xương của chúng ta cứng cáp được là nhờ có những chất khoáng, nhất là canxi và phospho. Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến xương là: chế độ ăn đầy đủ canxi và các chất khoáng khác; bảo đảm đủ vitamin D để giúp hấp thụ canxi; nồng độ các chất nội tiết tố có vai trò đối với sự phát triển của xương.

1.Nguyên nhân gây loãng xương là gì?

Loãng xương còn gọi là thưa xương, xốp xương là tình trạng giảm khối lượng xương, thường đi kèm với gãy xương, đặc biệt là lún các đốt sống. Tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố, ăn uống thiếu chất là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.

Bộ xương của chúng ta cứng cáp được là nhờ có những chất khoáng, nhất là canxi và phospho. Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến xương là: chế độ ăn đầy đủ canxi và các chất khoáng khác; bảo đảm đủ vitamin D để giúp hấp thụ canxi; nồng độ các chất nội tiết tố có vai trò đối với sự phát triển của xương.

Nguyen nhan bieu hien va phong benh loang xuong 2

2.Nguyên nhân gây loãng xương là gì?

Loãng xương là hậu quả của nhiều nguyên nhân gây ra như: bệnh nội tiết; bệnh thận nặng thải mất quá nhiều canxi; hậu quả của việc dùng thuốc corticoid kéo dài; loãng  xương của tuổi mãn kinh và xốp xương của người già chiếm khoảng 90% các trường hợp. Người cao tuổi bị loãng xương là do hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng bị kém đi. Trong cơ thể, cấu trúc của xương được đổi mới liên tục, chất xương cũ thải hồi và chất xương mới được tạo ra. Nếu sự thải hồi nhiều mà bù đắp không đủ thì xương bị loãng. Phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố estrogen, nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm. Loãng xương sau mãn kinh gọi là loãng xương týp I, loãng xương týp II là loãng xương tuổi già. Loãng xương týp I xuất hiện trong khoảng thời gian 15-20 năm sau mãn kinh và thường gây ra gãy xương ở cột sống, đầu dưới xương quay, đầu dưới xương chày. Các yếu tố liên quan chặt chẽ đến mãn kinh là nguyên nhân gây loãng xương týp I gồm: sự thiếu hụt estrogen, sự giảm tiết hormon cận giáp trạng, tăng bài tiết canxi qua đường niệu, suy giảm hoạt động của men 25-OH, vitamin D1 anpha hydroxylase làm giảm sự hấp thu canxi ở ruột. Tỷ lệ loãng xương týp II ở nữ gấp đôi nam và hay gặp gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống. Loại loãng xương này liên quan tới hai yếu tố là giảm hấp thu canxi và giảm chức năng tạo cốt bào, dẫn tới cường tuyến cận giáp trạng thứ phát. Ngoài ra, người ta còn thấy có một số yếu tố tăng nguy cơ bị loãng xương là: yếu tố di truyền,  không hay ít hoạt động thân thể, người tạng gầy, người không sinh đẻ, người tắt kinh sớm, người châu Á, người da trắng.

Nguyen nhan bieu hien va phong benh loang xuong 3

3.Biểu hiện của bệnh như thế nào?

Quá trình loãng xương diễn ra từ từ nên không gây triệu chứng gì. Chỉ tới khi loãng xương nặng, xương bị gãy hoặc bị xẹp mới có biểu hiện. Ba triệu chứng loãng xương hay gặp là đau cột sống (vì loãng xương ở chi thường không đau); biến dạng cột sống và gẫy xương. Đau cột sống lưng hay cột sống thắt lưng cấp tính thường xảy ra sau khi gắng sức nhẹ, ngã hay một động tác sai. Nhiều khi có tiếng kêu rắc kèm theo đau khi vận động. Biến dạng cột sống thường thấy lưng còng, sụp cột sống, vẹo cột sống. Chiều cao giảm dần theo tuổi khoảng với mức giảm trên 12cm hoặc khi sờ thấy xương sườn cuối cùng chạm vào mào chậu thì sự giảm chiều cao dừng lại. Trường hợp bị xẹp đốt sống bệnh nhân thấy đau lưng, đau âm ỉ, hay có khi đau nhói khi đứng lên hoặc vận động. Nếu nhiều đốt xương sống bị gãy hay bị xẹp, thì thấy người thấp hơn trước, đi còng lưng và đau lưng. Ở người cao tuổi chỉ những sơ ý bị ngã nhẹ cũng dễ bị gãy xương tay chân do loãng xương. Y học đã biết nhiều kiểu gãy xương điển hình như gãy cẳng tay, gãy đầu dưới xương quay kiểu Pouteau Colles, gãy cổ xương đùi, gãy xương cẳng chân... hay gặp ở người cao tuổi. Chụp Xquang thấy xương bị gãy và hình ảnh loãng xương. Đối với người không bị gãy xương mà nghi là bị loãng xương, thì xác định bằng phương pháp đo tỷ trọng của xương (bone density).

4.Phòng và chữa trị loãng xương như thế nào?

Bệnh loãng xương có thể gây tàn phế và tử vong. Bệnh ngày một nhiều do mức sống và tuổi thọ ngày càng cao. Tuy điều trị có thể thu được nhiều kết quả nhưng chưa có biện pháp nào ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh. Do đó việc phòng bệnh càng trở nên cần thiết và hiệu quả. Khi tuổi càng cao canxi càng giảm dần một cách không thể tránh được, từ 20 –80 tuổi khối lượng xương mất khoảng 30% ở nam và 40 % ở nữ. Vì vậy việc phòng loãng xương ở nữ sau mãn kinh là rất cần thiết với các biện pháp như: tăng cường vận động để giảm loãng xương, vì ít hay không hoạt động sẽ làm cho bệnh loãng xương càng nặng, bệnh nhân có thể vận động trong bể nước nóng khi có điều kiện. Ngoài cơn đau bệnh nhân nên vận động nhẹ cột sống, thở nhẹ và sâu dần, tránh vận động mạnh có thể bị gãy xương; Thực hiện chế độ ăn đủ chất và đủ canxi, trong khẩu phần ăn cần có khoảng 100g thịt hay cá mỗi ngày. Nếu có điều kiện nên uống 1/4 lít sữa tươi/ngày; Uống estrogen để phòng loãng xương; Thuốc dùng để điều trị bệnh có nhiều loại như: alendronate, calcium, đa sinh tố với D2 hoặc D3, estrogen 50mg ngày, biphosphonat, các chất steroid đồng chuyển hóa, phải dùng thuốc kiên trì và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.         

Rượu: Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh loãng xương: nghiện thuốc lá, gầy yếu, thiếu dinh dưỡng, ít vận động, thiếu can xi hoặc vitamin D . Mới đây, viện nghiên cứu IOF – Pháp cho biết rượu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh này.


Rượu: Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Rượu: Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Nghiên cứu này đã được thực hiện tại châu Âu, Bắc Mỹ và Úc. Các nhà nghiên cứu cho biết: Uống quá 2 chén rượu mỗi ngày (tương đương 20g/ngày) sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và gãy xương háng ở cả nam giới và nữ giới.

Để giải thích cho hiện tượng này, các nhà nghiên cứu cho biết độc tố có trong 2 chén rượu đủ để gây hại trực tiếp lên các tế bào tạo xương, đây là những tế bào tạo nên lớp vỏ của xương.

Uống hơn 4 chén rượu mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh này cũng tăng lên gấp đôi đối với cả nam giới và nữ giới. Rượu gây tác hại trực tiếp đối với xương và giảm lượng khoáng của xương.

Trên thế giới hiện này, có 1/3 nữ và 1/5 nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh loãng xương.

Rượu, nếu sử dụng đúng chỗ đúng nơi và với một lượng vừa phải, sẽ mang lại cho bạn niềm vui, sự hứng khởi. Nhưng nếu trở thành đệ tử của rượu, bạn sẽ phải trả giá bằng sức khoẻ của bạn.


Bệnh loãng xương –Nguyên nhân và cách chữa


Bệnh loãng xương hay còn được gọi xốp xương, với hệ xương trở nên mỏng hơn, giòn hơn và có hàm lượng canxi ít hơn. Loãng xương hay gặp nhiều ở nữ giới, nhất là giai đoạn sau mãn kinh.

Về các nguyên nhân gây nên bệnh lý loãng xương, người ta nhận thấy có 2 nhóm chính sau:

- Loãng xương nguyên phát: do trong cơ thể, quá trình tiêu xương và tái tạo xương bị mất cân bằng. Sự mất xương xảy ra khi tiêu xương diễn ra mạnh hơn và nhanh hơn so với tạo xương. Phụ nữ sau mãn kinh, hocmon sinh dục giảm nhanh làm giảm yếu tố bảo vệ xương, dễ dẫn đến tình trạng bị loãng xương. Thêm vào đó, khi tuổi càng cao sẽ gây lão hóa các tế bào tạo xương (tạo cốt bào), đồng thời quá trình hấp thu canxi ở ruột cũng bị giảm, làm nồng độ canxi trong máu giảm, và cơ thể phải cân bằng lượng canxi máu giảm này bằng cách tăng hủy xương. Hậu quả cuối cùng là bị loãng xương.

- Loãng xương thứ phát: thường xuất hiện sau một số bệnh lý nội tiết (cường tuyến thượng thận, thiểu năng tuyến sinh dục, cường giáp…), tiêu hóa (cắt dạ dày, nối dạ dày - ruột, xơ gan, hội chứng kém hấp thu…), nghiện rượu, nghiện thuốc lá…Ngoài ra, loãng xương cũng có thể gặp ở những người có chế độ ăn quá kiêng khem, ăn thiếu đạm, thiếu canxi và vitamin D.

Điều trị loãng xương khá phức tạp, cần phải kết hợp giữa chế độ ăn giàu canxi, tăng cường vận động thể lực và dùng thuốc.

Một số loại thuốc sau có thể dùng được (theo chỉ dẫn của bác sỹ) như: Calcitriol, Calcitonin, Alendronate (cho phụ nữ sau mãn kinh).

Loãng xương ở phụ nữ sau khi hết kinh nguyệt, có thể được điều trị bằng hocmon thay thế (estrogen, estradiol, estradiol gel bôi da), tuy nhiên tác dụng phụ có thể xảy ra là tăng cân, đau vú, tăng nguy cơ K vú…

Khi đã phát hiện bị loãng xương, rất khó để làm xương hồi phục lại như trạng thái ban đầu. Nên việc dự phòng để không bị loãng xương cực kỳ quan trọng. Cần giảm tối đa các yếu tố làm tăng nguy cơ bị loãng xương, bỏ thuốc lá, bỏ rượu, tập thể dục đều đặn, bổ sung chế độ ăn đủ canxi và muối khoáng, đặc biệt ở người lớn tuổi và trẻ em nên có thời gian tắm nắng hợp lý, tránh để té ngã hay chấn thương. Phụ nữ sau độ tuổi 40 nên kiểm tra mật độ khoáng xương định kỳ hằng năm.


Bệnh loãng xương: Những điều bạn cần biết

Bệnh loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng trong một đơn vị thể tích mà hậu quả là gãy xương một cách tự nhiên hoặc sau một chấn thương rất nhẹ, đặc biệt là sự lún một hay nhiều đốt sống gây biến dạng cột sống.

Loãng xương thường tiến triển rất âm thầm. Nó được ví như “một kẻ giết người thầm lặng” vì chỉ khi khối lượng xương giảm đến 30% thì mới có các biểu hiện trên lâm sàng. Có những trường hợp chỉ đến khi gãy xương mới được phát hiện có loãng xương. Rất đáng tiếc khi đã có gãy xương thì tình trạng loãng xương đã rất nặng. 

Vì sao bị loãng xương?

Ở những nước đang phát triển, chế độ ăn quá giàu chất đạm không tương xứng với lượng canxi được đưa vào cơ thể là một trong những nguyên nhân làm giảm khối lượng xương. Thói quen uống rượu, hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng xương.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương. Tuy nhiên có thể tới một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Tuổi: Tuổi càng cao mật độ xương càng giảm. Ở người già có sự mất cân bằng giữa sự tạo xương và huỷ xương, chức năng của các tế bào tạo xương bị suy giảm là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất xương ở người già. Một nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự mất xương ở người già là sự suy giảm hấp thu canxi ở ruột và sự giảm tái hấp thu canxi ở ống thận. Tham gia vào hấp thu canxi ở ruột có vai trò của tiền vitamin D, là một chất được tổng hợp từ ánh sáng mặt trời mà ở người già thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường giảm.

Khối lượng xương đỉnh: là khối lượng của mô xương lúc kết thúc giai đoạn trưởng thành. Trong quá trình phát triển, sự tạo xương lớn hơn sự mất xương, khối lượng xương tăng dần để đạt tới giá trị tối đa được gọi là khối lượng xương đỉnh. Thường tốc độ hình thành xương cao ở xung quanh tuổi dậy thì, đạt độ đỉnh ở tuổi 30. Khối lượng xương đỉnh ở tuổi trưởng thành là một trong những yếu tố quyết định khối lượng xương của cơ thể. Hai yếu tố quan trọng quyết định sự khác nhau của khối lượng xương đỉnh là yếu tố di truyền và mức canxi trong chế độ ăn.

Cân nặng và chiều cao: Ở những người nhẹ cân sự mất xương xảy ra nhanh hơn và tần suất gãy cổ xương đùi và xẹp đốt sống do loãng xương cao hơn. Ngược lại, cân nặng cao là một yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng mất xương thông qua việc tăng tạo xương. Cũng như cân nặng, chiều cao cũng ảnh hưởng đến mật độ xương. Những người tầm vóc nhỏ có khối xương thấp hơn nên dễ có nguy cơ loãng xương.

Yếu tố dinh dưỡng: Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của bộ xương. Như trên chúng tôi đã trình bày chế độ ăn không đầy đủ canxi sẽ ảnh hưởng đến sự đạt được đỉnh cao của khối xương và sự mất xương sau này. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh với hai ly sữa giàu canxi mỗi ngày có tốc độ mất xương chậm hơn rõ rệt so với không uống sữa. Ở những nước đang phát triển, chế độ ăn quá giàu chất đạm không tương xứng với lượng canxi được đưa vào cơ thể là một trong những nguyên nhân làm giảm khối lượng xương. Thói quen uống rượu, hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng xương.

Yếu tố vận động: Sự giảm vận động ở những nguời lớn tuổi là một yếu tố nguy cơ dẫn đến sự mất xương. Sự vận động của các cơ kích thích sự tạo xương và tăng khối lượng xương.

Tình trạng mãn kinh: Ở phụ nữ sự mất xương xuất hiện sớm hơn từ 15 - 20 năm so với nam giới do hậu quả của sự suy giảm chức năng buồng trứng một cách nhanh chóng sau mãn kinh. Người ta cũng thấy khối lượng xương thấp và tốc độ mất xương nhanh ở những phụ nữ bị cắt bỏ buồng trứng (mãn kinh do phẫu thuật).

Các bệnh lý gây loãng xương: Các bệnh cường giáp, suy giáp, cường cận giáp, cường tuyến thượng thận, đái tháo đường, cắt dạ dày ruột, rối loạn tiêu hoá kéo dài, suy thận, xơ gan, các bệnh khớp mạn tính...

Các yếu tố khác: Việc sử dụng một số thuốc như corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông kéo dài. Người ta cũng đề cập đến yếu tố di truyền, tình trạng sinh nở...


 Bình thường                 -            Loãng xương

 Những ai có nguy cơ bị loãng xương?

Qua những nguyên nhân đã nêu trên những đối tượng sau sẽ có nguy cơ loãng xương cao:

Những người có thể trạng bé nhỏ, cân nặng thấp thì nguy cơ loãng xương cao hơn so với những người to béo.

Những phụ nữ sau mãn kinh 6 đến 8 năm hoặc mãn kinh sớm trước 45 tuổi hoặc bị phẫu thuật cắt bỏ tử cung buồng trứng nên đi kiểm tra đo mật độ xương vì khả năng loãng xương lúc này rất cao.

Những người có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ canxi, vitamin D hoặc chế độ dinh dưỡng quá nhiều protein, những người uống rượu, hút thuốc nhiều đều có nguy cơ loãng xương cao.

Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị loãng xương các con sẽ có nguy cơ bị loãng xương do yếu tố di truyền.

Những người mắc các bệnh gây loãng xương như đã nêu ở phần 2, những người phải nằm bất động lâu ngày cũng có nguy cơ bị loãng xương.

Những người phải sử dụng thuốc corticoid, thuốc chống đông, lợi tiểu kéo dài cũng cần phải được điều trị dự phòng loãng xương từ sớm.

Biểu hiện và hậu quả của loãng xương là gì?

Loãng xương thường tiến triển trong thời gian dài mà không có triệu chứng gì biểu hiện ra bên ngoài. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi tình trạng loãng xương đã nặng, chúng thường xuất hiện đột ngột sau sang chấn nhẹ hoặc có thể xuất hiện từ từ tăng dần. Sau đây là các triệu chứng thường gặp:

Đau: Thông thường loãng xương gây đau xương và đó là triệu chứng chính. Thường đau ở các vùng xương chịu tải của cơ thể (cột sống thắt lưng, chậu hông), đau nhiều sau chấn thương, thường đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau tăng khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu, giảm khi nghỉ ngơi. Trong bệnh loãng xương không có biểu hiện đau các khớp, bởi vậy khi có các biểu hiện đau khớp thì cần nghĩ tới bệnh khác đặc biệt là bệnh thoái hoá khớp là bệnh cũng rất hay gặp ở người già.

Có thể có các dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh như đau dọc theo các xương sườn, đau dọc mặt trong đùi, đau dọc mặt ngoài chân... nhưng hiếm khi gây liệt.

Giảm chiều cao của cơ thể là một trong những triệu chứng gợi ý của loãng xương. Mỗi một đốt sống xẹp hoàn toàn có thể làm chiều cao của cơ thể giảm 1cm và trong những trường hợp nặng khi nhiều đốt sống bị xẹp chiều cao của cơ thể có thể giảm từ 10 – 20 cm bởi vậy việc theo dõi chiều cao từ khi còn trẻ là rất cần thiết.

Biến dạng cột sống: cột sống bình thường cong hình chữ S. Khi các đốt sống bị xẹp có thể gây mất đường cong sinh lý của cột sống như gù ở vùng lưng, thắt lưng, gù ở mức độ nặng gây tình trạng còng lưng. Có thể cột sống thắt lưng quá ưỡn về phía trước do trượt đốt sống.

Gãy xương là hậu quả nặng nề do loãng xương gây ra. Có thể gãy ở mọi vị trí tuy nhiên thường hay gặp gãy đầu dưới xương cẳng tay, gãy các đốt sống, gãy cổ xương đùi. Gãy cổ xương đùi thường gặp ở nam giới trên 70 tuổi trong khi gãy đầu dưới xương cẳng tay và gãy các đốt sống thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh từ 10 - 20 năm. Thường gãy xương do loãng xương xảy ra sau một sang chấn rất nhẹ, có thể chỉ do sự thay đổi tư thế đột ngột, có những trường hợp do ho hoặc hắt hơi mạnh.

Trên đây là những biểu hiện của bệnh loãng xương, tuy nhiên các triệu chứng này cũng không hoàn toàn đặc hiệu cho bệnh loãng xương do chúng có thể biểu hiện trong nhiều bệnh khác. Bởi vậy các triệu chứng trên chỉ có tính chất gợi ý cho chẩn đoán loãng xương. Muốn khẳng định chẩn đoán người  bệnh cần phải được kiểm tra bằng những phương pháp đo mật độ xương.

Làm thế nào để chẩn đoán loãng xương?

Bằng thăm khám và hỏi bệnh khó khẳng định được chẩn đoán loãng xương trừ khi người bệnh có gãy xương tự nhiên.

Để chẩn đoán loãng xương có nhiều phương pháp. Trước kia, khi chưa có phương pháp đo mật độ xương người ta chẩn đoán loãng xương dựa vào chụp Xquang xương bàn tay và cột sống hoặc dựa vào một số xét nghiệm. Phương pháp chụp Xquang có ưu điểm là đơn giản, chi phí thấp, có thể thực hiện được cả những cơ sở y tế tuyến dưới tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là chẩn đoán loãng xương muộn, khi chất lượng khoáng đã giảm từ 30 – 50% thì trên Xquang mới rõ. Các xét nghiệm để chẩn đoán loãng xương là phương pháp phức tạp ít được áp dụng để chẩn đoán loãng xương thường qui. Từ khi phương pháp đo mật độ xương ra đời nó đã trở thành phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán loãng xương. Cho tới nay, phương pháp đo mật độ xương bằng tia X năng lượng kép (DEXA) tại hai vị trí cột sống thắt lưng và đầu trên xương đùi được xem là có độ tin cậy cao. Một số bệnh viện đã được trang bị loại máy này như ở Hà Nội có Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện K... Ở thành phố Hồ Chí Minh có Bệnh viện Chợ Rẫy... một số tỉnh thành khác cũng dang dần được trang bị.

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
điều trị bệnh tiêu xương chữa được không
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Mình tham khảo nhiều trang thì thấy Đối với bệnh tiêu xương, ngoài các thuốc kháng viêm giảm đau... cần phải dùng thêm thuốc ức chế tiêu xương như Calcitonin, Miacalcic… Chế độ ăn phải giàu chất canxi như tôm cua, hải sản, uống sữa... mới mong bệnh tiến triển bạn ạ
bị loãng xương rồi giờ ăn cua,tôm...hay uống sữa canxi có cải thiện được phần nào không?xin cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (23) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý