Bệnh nghiến răng ở người lớn và mẹo chữa đơn giản

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bệnh nghiến răng ở người lớn và mẹo chữa đơn giản

18/04/2015 03:11 PM
6,784

Nguyên nhân nghiến răng của người lớn là do đâu? Bệnh nghiến răng của người lớn chữa như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

 

Vì sao chúng ta nghiến răng?

Vì răng của chúng ra bị mòn? Đau cơ hàm khi ngủ dậy? Đó là do tật nghiến răng gây ra. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu căn bệnh này và cách phòng bệnh.

Kết quả hình ảnh cho nghiến răng

Ai hay nghiến răng?

Nghiến răng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Có người thường nghiến răng ban ngày, có người lại nghiến răng ban đêm, có người cả ngày lẫn đêm.

Có thể tự phát hiện ra bệnh nghiến răng?

Phần lớn những người nghiến răng thường nghiến răng trong khi ngủ. Nếu những người nghiến răng ban ngày có thể biết được hành vi của mình thì những người có tật nghiến răng ban đêm chỉ biết nhờ những người nằm cạnh.

Trong trường hợp nghiến răng không phát ra tiếng - điều này khá nguy hiểm - thì tự bản thân có thể phát hiện qua biểu hiện đau cơ hàm và đau nửa đầu.

Nghiến răng có phải là bệnh?

Nghiến răng không phải là bệnh, do đó có những người nghiến răng rất nhiều trong thời điểm này nhưng lại hoàn toàn không nghiến răng vào những thời điểm khác.

Những yếu tố nào gây nên bệnh nghiến răng?

Các chuyên gia cho biết có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh nghiến răng:

- Răng không khít khi khép 2 hàm răng: Khi răng không thẳng hàng hoặc hổng một hay nhiều răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không vững. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau và nghiến chặt.

- Stress : Yếu tố tâm lý này cũng gây nên hiện tượng nghiến răng. Ban đêm, khi ngủ, stress có thể gây nên một áp lực đối với răng. Do đó, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.

Mỗi lần nghiến răng là bao lâu?

GS. Franxois Unger (Pháp) cho biết một người bị nghiến răng có thể nghiến liên tục từ 6 - 8 phút vào ban đêm.

Nghiến răng có để lại hậu quả?

Có. Nếu bị nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng, việc mọc răng (ở trẻ nhỏ) và cơ hàm. Răng sẽ bị mòn và có thể dẫn đến gẫy răng. Hiện tượng này làm cho những thức ăn có axit và đường bám vào răng nhiều hơn và đương nhiên sâu răng sẽ phát triển.

Nghiến răng nhiều có thể làm lợi và hàm răng thay đổi, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt.

Có thể chữa được nghiến răng?

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp hay loại thuốc nào chữa được hiện tượng nghiến răng. Đối với những người có hàm răng không đều các bác sỹ nha khoa khuyên nên khám răng và chỉnh sửa lại hàm và như vậy hiện tượng nghiến răng có thể giảm bớt.

Đối với những người bị nghiến răng do stress, cách chữa nghiến răng chỉ có thể là tìm ra nguyên nhân gây nên buồn phiền, stress.  Cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm… là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta có một sức khoẻ tốt và có thể giảm bớt nghiến răng.

Với những người nghiến răng ban ngày, chỉ cần thả lỏng cơ hàm và thở đều. Nghiến răng sẽ hết trong vài giây.

Bệnh nghiến răng và những tác hại của nó

Stress là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng nghiến răng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể có các nguyên nhân khác như: các cản trở vướng cộm ở khớp cắn, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, suy dinh dưỡng, rượu và thuốc lá, yếu tố di truyền.

Khoảng 5- 20% dân số có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghiến răng, nhưng chỉ 5-10% nhận biết được điều này.

Nghiến răng là sự nghiến hoặc siết chặt các răng một cách quá mức, thường diễn ra khi ngủ (không có ý thức). Do lực sử dụng trong động tác này lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi nhai nên tật nghiến răng không chỉ tạo ra âm thanh khó chịu cho người xung quanh mà còn gây mòn răng. Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định. Việc răng bị mòn sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt, làm bệnh nhân trông già hơn.

Kết quả hình ảnh cho nghiến răng

Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến, người bệnh có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ. Các cơ hoạt động quá mức có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông (do phì đại cơ cắn ở cả hai bên), rối loạn khớp thái dương-hàm. Các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng khó, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng hoặc khi đang nhai. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bệnh nghiến răng trên cơ và khớp thái dương- hàm thường không được bệnh nhân phát hiện một cách dễ dàng.

Một trong những phương pháp đối phó với bệnh nghiến răng là mang máng nhai. Dụng cụ này có tác dụng ngăn chặn sự phá hại răng, làm giảm tình trạng đau cơ và khớp thái dương - hàm. Cũng có thể áp dụng kỹ thuật mài để điều chỉnh, loại bỏ các vướng cộm khớp cắn. Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi cách sống, tập yoga... để làm giảm stress, đồng thời loại bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu.

Cách chữa bệnh nghiến răng

Nghiến răng là thuật ngữ y học ám chỉ hiện tượng ngậm chặt hai hàm răng và nghiến qua lại hai bên tạo ra tiếng kêu. Nghiến răng thường xảy ra ở trẻ tuổi răng sữa nhiều hơn người lớn.

Nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng không rõ ràng, có thể do bị đau răng hoặc đau tai dẫn đến nghiến răng (nghiến cho đỡ đau), có thể do căng thẳng tinh thần, ví dụ trẻ phải thay đổi môi trường học tập và sinh hoạt.

Nghiến răng là một rối loạn thần kinh cơ và có thể tự hết khi kích thích. Nghiến răng không phải là bệnh. Vì hiện tượng nghiến răng thường xảy ra trong lúc ngủ nên người nghiến răng thường không biết là mình đã nghiến răng, những người thân như cha mẹ, anh chị em là người phát hiện ra.

Nghiến răng tuy không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể làm mòn răng quá mức và có thể bị mẻ răng. Khi có triệu chứng, cần đến nha sĩ khám để kiểm tra xem có bất thường về khớp răng (khớp cắn), có răng sâu hay không, có răng mọc bất thường hay không, nếu có thì phải điều trị.

Sau khi đã điều trị xong thì cần phải theo dõi xem còn nghiến răng không, nếu vẫn tiếp tục mắc phải thì có thể đề nghị nha sĩ làm máng chống nghiến răng, đeo khi ngủ thì sẽ không còn tiếng nghiến răng nữa.

Nghiến răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Nghiến răng khi ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm con người mau già. Đáng quan ngại, khoảng 5 - 20% dân số có triệu chứng bệnh nhưng lại không biết.

Hỏng hàm, lệch mặt

Theo bác sĩ Lan, hầu hết chúng ta nhai cả trong khi ngủ lẫn thức, nhưng chứng rối loạn nghiến răng trong khi ngủ diễn ra với tần số dày hơn. Một nghiên cứu cho biết những người nghiến răng ban đêm phải chịu 5-6 cơn nghiến như vậy trong mỗi giờ ngủ, so với 1 - 2 lần ở những người không bị chứng rối loạn này. Stress là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng nghiến răng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể có các nguyên nhân khác như: cản trở vướng cộm ở khớp cắn, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, suy dinh dưỡng, rượu và thuốc lá, yếu tố di truyền.

Nghiến răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Do lực sử dụng trong động tác nghiến lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi nhai nên tật nghiến răng không chỉ tạo ra âm thanh khó chịu cho người xung quanh mà còn gây mòn răng. Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định. Đặc biệt, những người mắc tật nghiến răng mạn tính lâu ngày tạo ra vẻ mặt mất cân xứng, răng bị mòn sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt và sẽ khiến bệnh nhân trông già hơn so với tuổi thực tế của mình.

Nên mang máng nhai

Bác sĩ Lê Anh Việt, khoa Khám bệnh, Bệnh viện 354, cho biết nghiến răng có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Ngoài gây mòn răng, việc nghiến răng còn khiến người bệnh có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ do các cơ hàm bị co thắt. Hiện nay chưa có một phương pháp nào điều trị triệt để, song có một số biện pháp làm giảm hay ngăn ngừa tật nghiến răng.

Một trong những phương pháp đối phó là mang máng nhai. Dụng cụ này có tác dụng ngăn chặn sự phá hại răng, làm giảm tình trạng đau cơ và khớp thái dương - hàm. Cũng có thể áp dụng kỹ thuật mài để điều chỉnh, loại bỏ các vướng cộm khớp cắn hoặc lắp gá bảo vệ răng cũng có tác dụng.

Các phương pháp trên sẽ còn hữu ích gấp đôi nếu người bệnh vận động đôi chút trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi cách sống, tập yoga... để làm giảm stress, đồng thời loại bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu.

 

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
có khi nào bệnh nghiến răng mang tính di truyền không bac sỉcháu thấy gia đình bạn cháu ai cũng nghiến răng ban đêm
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
hay chi cho toi cach chua benh nghien rang
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Nếu bị bệnh về răng miệng thì đi khám là đỡ thôi, chứ không hết được
tôi năm nay 20t. la cgai. tôi mắc tật nghiến răng từ nhỏ. cho nên tôi rất ngại phải ngủ cùng ngkhác và tôi cũg thườg bị mất ngủ nữa.giờ tôi phải làm thế nào để hết nghiến rang đây.
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Tốt nhất là ngủ 1m, đừng lấy chồng nữa
Thuốc đặc trị cho bệnh này hiện chưa có, chỉ có cách chỉnh hàm, cùng tìm ra nguyên nhân xem bạn bị stress do gì rồi khắc phục để tránh mất ngủ.Ngoài ra , Bạn có thể đến nha sĩ để họ nẹp cho bạn cái máng chống nghiến răng, bạn sẽ không bị nghiến nữa.Nói chung dây là tật nhiều người có, bạn đừng tự ti nhé
hay giup em hêt nghien răng
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Cách điều trị và ngăn ngừa tật nghiến răng: - Nếu nguyên nhân gây tật là do stress, người bệnh chỉ cần thư giãn, thoải mái tâm trí, dùng vật lý trị liệu và uống thuốc giãn cơ giảm đau cơ theo chỉ định của bác sĩ. - Nếu nghiến răng khi ngủ do khớp cắn bất thường, nha sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, hoặc để người bệnh mang hàm nhựa cho răng dưới vào ban đêm. Có thể làm chân răng giả, trám các lỗ để tránh răng bị mòn nhiều. - Cố gắng thư giãn, tránh stress khi ngủ. - Đặt một chiếc khăn ấm ở một bên mặt. - Tắm bằng nước ấm và giảm uống cà phê.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý