Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em

18/04/2015 03:11 PM
1,912
Ăn của nghệ có thể phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ. Nguyên nhân bệnh máu trắng ở trẻ là gì?


Bệnh máu trắng ở trẻ nguyên nhân do ánh sáng đêm



Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng đèn điện vào ban đêm sẽ gây ra một số loại bệnh ung thư, trong đó có ung thư bạch cầu ở trẻ em.

Ung thư bạch cầu là một bệnh ác tính trong đó tuỷ xương và các cơ quan tạo máu khác sản sinh ra một số lượng lớn bạch cầu. Đây là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, có nguồn gốc từ các nhân tố môi trường và bẩm sinh (do gene). Phóng xạ ion, trường điện từ, hoá chất, virus và sự truyền nhiễm được coi là có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh. Bệnh đã tăng 50% ở trẻ dưới 5 tuổi từ những năm 1950.

Trong Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất về bệnh bạch cầu ở trẻ em hôm 7/9, các nhà khoa học đã công bố kết quả một nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đêm và các ca làm việc ban đêm tới nguy cơ mắc bệnh ung thư. Họ tuyên bố những yếu tố trên gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể và có khả năng gây ung thư.

"Chúng tôi chưa biết sự tiếp xúc với ánh sáng đêm quá nhiều có phải là nguyên nhân gây ra tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cao ở trẻ em hay không. Nhưng với những gì mà chúng ta đã biết về ung thư thì điều này không phải là không có cơ sở", Russell Foster, nhà khoa học về thần kinh phân tử tại ĐH thực nghiệm London, nói.

Giải thích về điều này, ông Foster cho biết, ánh sáng đêm cản trở quá trình sản xuất hormon melatonin - một tác nhân chống oxy hoá có tác dụng bảo vệ DNA khỏi những tổn hại do sự oxy hoá gây ra. Trong mắt có một loại tế bào nhạy sáng có chức năng cung cấp thông tin điều khiển nhịp sinh học của cơ thể. Ban ngày các tế bào này hoạt động bình thường. Ban đêm, nếu tiếp xúc với ánh sáng đèn quá nhiều, tế bào nhạy sáng sẽ tiếp tục chuyển tín hiệu lên não gây rối loạn nhịp sinh học (cơ thể sẽ hoạt động như ban ngày). Khi đó hormon melatonin, vốn chỉ được sản sinh vào ban đêm, sẽ không được tạo ra, do cơ thể đang bị "đánh lừa" và hoạt động như ban ngày.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự suy giảm hormon melatonin có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Không được bảo vệ đầy đủ bởi hormon melatonin, DNA có thể biến đổi sinh ra các chất gây ung thư.

Ngoài ra, một số gene và sản phẩm từ protein tham gia vào việc điều khiển nhịp sinh học hằng ngày. Chúng tương tác chặt chẽ với nhau theo chu kỳ sản sinh của tế bào. Khi nhịp sinh học bị rối loạn và quá trình sản xuất melatonin bị kiềm chế, các tế bào sẽ sinh sôi một cách không kiểm soát và tạo ra khối u.

Lời khuyên của các nhà khoa học đối với bậc cha mẹ là nên cho trẻ ngủ trong môi trường không có ánh sáng đèn. Ngoài ra, chúng ta cần hạn chế những ca làm đêm. Một nghiên cứu khác được công bố trong hội thảo cho thấy những phụ nữ hay phải làm ca đêm có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn những người khác.


Máu trắng

Bệnh máu trắng hay còn gọi là bệnh bạch cầu là một kiểu ung thư. Ung thư là một nhóm hơn 100 bệnh có haiđiều quan trọng chung. Một là những tế bào nhất định trong cơ thể trở thành dị thường. Điều nữa là thân thể tiếp tục sản sinh số lượng lớnnhững tế bào dị thường này.

Bệnh máu trắng là ung thư của những tế bào máu. Mỗi năm, gần như 27,000 người lớn và hơn 2,000 trẻ con ở Hoa Kỳ biết bị bệnh bạch cầu. Để hiểu bệnh bạch cầu, thật có ích khi ta biết về những tế bào máu bình thường và cái gì xảy ra với chúng khi bệnh bạch cầu phát triển.

Khi bệnh bạch cầu phát triển, cơ thể sản sinh một số lớn những tế bào máu bất thường. Trong đa số các kiểu bệnh ung thư máu, những tế bào dị thường là những bạch cầu. Tế bào bệnh bạch cầu (thông thường nhìn khác với tế bào máu bình thường và chúng không thực hiện đúng chức năng của chúng).

I. TẾ BÀO MÁU BÌNH THƯỜNG:


Máu gồm có chất dịch lỏng gọi là plasma và ba loại tế bào. Mỗi loại có chức năng riêng.

Tế bào bạch cầu giúp đỡ cơ thể chiến đấu chống bệnh truyền nhiễm và những bệnh khác.

Tế bào hồng cầumang oxy từ phổi đến các mô cơ thể và lấy khí cacbonic từ mô quay trở lại phổi. Tế bào hồng cầu tạo màu đỏ của máu.

Tế bào tiểu cầu giúp đỡ tạo cục máu đông kiểm soát sự chảy máu.

Những tế bào máu được hình thành trong tủy xương, phần trung tâm mềm xốp của xương. Những tế bào máu mới ( chưa trưởng thành) được gọi là các tế bào non. Vài tế bào non ở lại trong tủy để trưởng thành. Một số tới những phần khác của cơ thể để trưởng thành.

Bình thường, những tế bào máu được sản sinh theo trật tự, được kiểm soát theo cách khi thân thể cần chúng. Quá trình này giữ cho chúng ta mạnh khoẻ.
 

II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH MÁU TRẮNG:


Cho đến hiện nay, chúng tavẫn chưa biết nguyên nhân vì sao gây ra ung thư máu. Những nhà nghiên cứu đang cố gắng giải quyết vấn đề này. Những nghiên cứu cho thấy rằng, ung thư máu thường gặp ở nam hơn nữ và những người da trắng thường mắc bệnh hơn những người da đen. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa thể giải thích tại sao người này thì bị còn người kia lại không.

Qua việc nghiên cứu số lượng lớn người trên khắpthế giới, những nhà nghiên cứu đã tìm thấy những yếu tố nguy cơ nhất định làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu. Ví dụ, sự tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ năng lượng cao sẽ làm tăng nguy cơ bịbệnh bạch cầu. Các chất phóng xạ này thường được sản sinh sau vụ nổ bơm nguyên tử ở Nhật Bản trong thời gian chiến tranhThế Giới thứ 2. Trong những nhà máy năng lượng hạt nhân, những quy tắc an toàn tuyệt đối nhằmbảo vệ công nhân và cộng đồng tránhtiếp xúc với khối lượng bức xạ có hại.

Nghiên cứu gợi ý rằng sự tiếp xúc trong những lĩnh vực điện từ là một yếu tố nguy cho bệnh bạch cầu ( những lĩnh vực điện từ là một kiểu củabức xạ năng lượng thấp đến từ dây điện và thiết bị điện). Tuy nhiên, nhiềunghiên cứu hơn cần thiết để chứng minh mối liên kết này.

Một số tình trạng di truyền có thể tăng thêm nguy cơ cho bệnh bạch cầu. Đó là hội chứng Down. Trẻ con sinh ra với hội chứng này có bệnh bạch cầu cao hơn so với trẻ khác.

Những công nhân tiếp xúc với hóa chất nhất định, trong cả một thời kỳ dàisẽ có nguy cơ cao bị ung thư máu. Benzen là một trong số hóa chất này. Đồng thời, vài thuốc sử dụng điều trị các loại ung thư khác có thể tăng thêm nguy cơ cho con ngườiphát triển bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, nguy cơ này rất nhỏ so với lợi ích mà mà hoá trị liệu mang lại.

Các nhà khoa học đã xác định được loại virut có khả năng làm tăng thêm nguy cơ mắc ung thư máu. Những nhà khoa học khắp thế giới tiếp tục nghiên cứuvirutvà nguy cơ có thể khác cho bệnh bạch cầu. Bằng việc nghiên cứu vì sau bị ung thư máu, từ đó các nhà khoa học hy vọng hiểu rõ hơn phương pháp để ngăn chặn và điều trị bệnh bạch cầu.

III. CÁC LOẠI BỆNH MÁU TRẮNG:


Có vài loại bệnh bạch cầu. Chúng được sắp xếp lại theo hai cách. Một cách là theo sựphát triển nhanh chóng ra sao và tồi tệ đi như thế nào. Cách khác bởi kiểu tế bào máu bị ảnh hưởng.

Bệnh bạch cầu hoặc là cấp hoặc kinh niên. Trong bệnh bạch cầu cấp, những tế bào máu dị thường là những tế bào non còn lưu giữ đặc tính chưa trưởng thành và không thể thực hiện những chức năngbình thường của chúng. Số lượng của tế bào non tăng thêm nhanh chóng, và bệnh trở thành xấu hơn đi nhanh chóng.

Trong bệnh bạch cầu kinh niên, một số tế bào non có mặt, nhưng nói chung, những tế bào này thì đã trưởng thành hơn và có thể thực hiện một số chức năngbình thường của chúng. Bệnh bạch cầu có thể xuất hiện trong cả hai kiểu bạch cầu chính : Những tế bào bạch huyết hoặc những tế bào tủy. Khi bệnh bạch cầu ảnh hưởng những tế bào bạch huyết, nó được gọi bệnh bạch cầu tế bào lymphô.Khi những tế bào tủy bị ảnh hưởng, bệnh được gọi tủy xương hoặc bệnh bạch cầu tạo tủy.

Đây là những kiểu chung nhất của bệnh bạch cầu :

- Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp là thể thường gặp nhất của bệnh bạch cầu ở trẻ em. Bệnh này cũng gây ra ở người lớn, đặc biệt là ở tuổi 65 hoặc già hơn.

- Bệnh bạch cầu dòng tuỷ hầu hếtthường ảnh hưởng đến người lớn tuổi hơn 55. Nó thường xảy ra ở người trẻ hơn, nhưng hầu như không bao giờ gây bệnh ở trẻ em.

- Bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn chủ yếu xảy ra ở người lớn. Rất ít trẻ em phát triển bệnh này.

- Bệnh bạch cầu tế bào lông là một thể không binh thường của bệnh bạch cầu mạn. Thể loại này và loại bất thường khác của bệnh bạch cầu không được bàn đến ở đây. Dịch vụ thông tin ung thư có thể cung cấp thông tin về chúng.

Bệnh này cũng ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt những người tuổi 65 và già hơn.


IV. CÁC TRIỆU TRỨNG CỦA BỆNH MÁU TRẮNG ( BỆNH BẠCH CẦU):


Những tế bào bệnh bạch cầu là dị thường không thể làm việc bình thường mà những tế bào máu làm. Chúng không thể giúp đỡ cơ thể đấu tranh chống lại bệnh truyền nhiễm. Vì lý do này, những ngườimắc bệnh bạch cầu thường dễ bị nhiễm trùng và sốt.

Đồng thời, những người bị bệnh bạch cầu thường có số lượng hồng cầu và tiểu cầu ít hơn người bình thường. Kết quả là không có đủ hồng cầu để mang oxy tới khắp các cơ quan trong cơ thể. Điều kiện này, được gọi là sự thiếu máu, những bệnh nhân có thể trông nhợt nhạt và cảm thấy yếu và mệt.Khi không có đủ tiểu cầu, người bệnh dễ bị chảy máu, bầm tím da.

Như tất cả các tế bào máu, những tế bào bệnh bạch cầu cũng đi khắp cơ thể. Phụ thuộc vào số lượng tế bào dị thường và nơi mànhững tế bào này tập trung, những bệnh nhânbệnh bạch cầu có thể có một số triệu chứng.

Trong bệnh bạch cầu cấp, những triệu chứng xuất hiện và trở nên tồi hơn nhanh chóng. Những người mắc bệnh này thường đến khám bác sĩ vì họ cảm thấy ốm đi nhanh chóng. Trong bệnh bạch cầu kinh niên, những triệu chứng có thể không xuất hiện trong một thời gian dài. Khi những triệu chứng xuất hiện, lúc đầu nhẹ, sau đó xấu dần đi. Bác sĩ phát hiện bệnh bạch cầu kinh niên khi khám và làm xét nghiệm máu thường qui, mặc dù trước dóngười bệnh không có bất kỳ những triệu chứng nào.

Các triệu chứng chung của bệnh máu trắng ( bệnh bạch cầu):

Sốt, rét run, và triệu chứng giống như cảm cúm khác.

Yếu và mệt.

Bị nhiễm trùng thường xuyên.

Kém ăn và giảmcân .

Sưng đau hạch bạch huyết, gan, lách to.

Bầm tím và chảy máu dễ dàng.

Sưng và chảy máu chân răng.

Vã mồ hôi , đặc biệt là về đêm.

Đau khớp và xương.

Trong bệnh bạch cầu cấp, tế bào bất thường có thể tập trung trong não hoặc tủy sống ( cũng được gọi là hệ thần kinh trung ương). Kết quả có thể là những bệnh nhức đầu, nôn, lú lẫn, mất kiểm soát cơ bắp, và co giật. Trong bệnh bạch cầu, tế bào cũng có thể tập hợp ở tinh hoàn và gây sưng to. Một số bệnh nhân thanđau ở mắt hoặc trên da. Bệnh bạch cầu cũng có thể ảnh hưởng bộ máy tiêu hóa, thận, phổi, hoặc những bộ phận khác của cơ thể.

Trong bệnh bạch cầu kinh niên, những tế bào máu dị thường có thể từ từ tập hợp trong nhiều bộ phận của thân thể. Bệnh bạch cầu kinh niên có thể ảnh hưởng da, hệ thần kinh trung ương, bộ máy tiêu hóa, thận, và tinh hoàn.

V. CÁC THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG:


Có nhiều bệnh nhân bị bệnh bạch cầu (ung  thư máu) tham gia vào thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng giúp các bác sĩ tìm hiểu xem liệu một phác đồ điều trị mới có an toàn và hệu quả hay không. Thử nghiệm lâm sàng cũng giúp các bác sĩ hiểu được tác dụng của điều trị cũng như phản ứng phụ của nó.

Những bệnh nhân tham gia thử nghiệm cũng có thể là những người đầu tiên được điều trị bằng các phác đồ mới có nhiều hứa hẹn trong nghiên cứu. Trong nhiều nghiên cứu một số bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ mới trong khi số khác thì được điều trị bằng phác đồ chuẩn đã có từ trước và qua đó các bác sĩ sẽ so sánh sự khác biệt về hiệu quả điều trị. Những bệnh nhân tham gia nghiên cứu đã đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của y học. Mặc dù có thể gặp vài rủi ro nhưng họ có thể trở thành những người đầu tiên được hưởng lợi từ các phương pháp điều trị tiên tiến.

Các bác sĩ đang nghiên cứu các phương pháp điều trị mới cho tất cả các loại bệnh bạch cầu (ung  thư máu). Họ đang thử nghiệm các loại thuốc mới, cách phối hợp thuốc hay sử dụng thuốc theo một trình tự mới. Họ cũng đang nghiên cứu phương cách cải thiện vấn đề ghép tủy.

Nhiều thử nghiệm lâm sàng liên quan đến các loại sinh trị liệu khác nhau. Interleukin và các yếu tố kích thích đơn dòng (yếu tố kích thích được tạo từ phương pháp vô tính) là những dạng sinh trị liệu đang được nghiên cứu để điều trị ung thư máu. Thông thường thì sinh trị liệu được kết hợp với hoá trị liệu hoặc ghép tuỷ xương. Bệnh nhân bị ung  thư máu (hoặc gia đình họ) nên thảo luận với bác sĩ nếu họ muốn tham gia vào thử nghiệm lâm sàng.


VI. CHĂM SÓC HỖ TRỢ BỆNH NHÂN BỊ MÁU TRẮNG:


Bệnh ung  thư máu và phương pháp điều trị nó có thể gây ra một số biến chứng và tác dụng phụ. Bệnh nhân được chăm sóc hỗ trợ để ngừa và kiểm soát những biến chứng này cũng như để cải thiện chất lượng sống của họ trong quá trình điều trị. Vì bệnh nhân ung  thư máu rất dễ bị nhiễm trùng cơ hội nên họ cần được cho kháng sinh và một số thuốc khác để phòng ngừa. Những bệnh nhân này nên tránh tiếp xúc với đám đông hay những người đang bị cảm cúm hay đang bị một bệnh nhiễm trùng nào đó. Một khi họ bị nhiễm trùng thì cần phải nhập viện và điều trị kịp thời vì nó có thể trầm trọng.

Thiếu máu và chảy máu cũng là những vấn đề cần chăm sóc nâng đỡ. Truyền hồng cầu có thể giảm triệu chứng khó thở và mệt mỏi do thiếu máu gây ra. Truyền tiểu cầu giúp giảm nguy cơ chảy máu trầm trọng.

Chăm sóc nha khoa cũng rất quan trọng. Ung  thư máu và hoá trị liệu có thể làm cho vùng miệng rất dễ bị nhiễm trùng và chảy máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân khám nha khoa tổng quát trước khi bắt đầu hoá trị. Các nha sĩ sẽ giúp bệnh nhân cách giữ răng miệng sạch sẽ và tốt trong suốt quá trình điều trị.


VII. ĐIỀU TRỊ MÁU TRẮNG VÀ CÁC TÁC DỤNG PHỤ:


Việc điều trị ung  thư máu sẽ phá hủy cả tế bào ung  thư máu và tế bào bình thường. Kiểm soát để hạn chế tác động của thuốc lên tế bào bình thường chỉ còn tác động lên tế bào ung  thư máu để giảm tác dụng phụ của thuốc là một việc rất khó thực hiện.

Ðiều trị ung  thư có rất nhiều tác dụng phụ. Chúng phụ thuộc chủ yếu vào loại phác đồ cũng như thời gian điều trị. Mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau và thậm chí trên cùng một bệnh nhân phản ứng phụ ở đợt điều trị này có thể khác những đợt khác. Nỗ lực của các nhà chuyên môn là giảm tác dụng phụ đến mức tối thiểu.

Các bác sĩ và y tá có thể giải thích những tác dụng phụ cho bệnh nhân biết và hướng dẫn họ thay đổi thuốc, chế độ ăn uống hay các biện pháp nào khác để đối phó.

Ðiều trị bệnh bạch cầu cấp bằng thuốc

Tác dụng phụ của hoá trị liệu phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc bệnh nhân sử dụng. Ngoài ra, cũng như các phương pháp trị liệu khác, tác dụng phụ ở mỗi người sẽ khác nhau. Thường thì thuốc chống ung  thư tác động lên các tế bào đang trong giai đoạn phân chia. Các tế bào ung  thư có đặc điểm phân chia nhiều hơn tế bào bình thường nên bị tác động bởi hoá trị liệu nhiều hơn. Tuy nhiên một số tế bào bình thường cũng bị phá huỷ. Các tế bào thường hay phân chia gồm tế bào máu; tế bào ở gốc lông, tóc hay ở đường tiêu hoá thường dễ bị phá huỷ. Khi hoá trị liệu ảnh hưởng lên tế bào bình thường nó sẽ làm giảm sức đề kháng của bệnh nhân đối với tình trạng nhiễm trùng và bệnh nhân có thể mất năng lượng và dễ bị bầm tím hay chảy máu. Ða số các tác dụng phụ sẽ hết từ từ trong giai đoạn hồi phục giữa các đợt điều trị và sau khi ngưng điều trị.

Một số loại thuốc chống ung  thư có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân. Kinh nguyệt có thể bị rối loạn hay ngưng hẳn và phụ nữ có thể bị triệu chứng mãn kinh như những cơn nóng bừng và khô âm đạo. Nam giới có thể ngưng tạo tinh trùng. Vì các biến đổi này có thể là vĩnh viễn nên một số đàn ông chọn cách giữ tinh trùng đông lạnh. Hầu hết trẻ em được điều trị ung  thư máu có khả năng sinh sản bình thường khi chúng lớn lên. Tuy nhiên tuỳ theo loại thuốc và liều lượng sử dụng cũng như tuổi mà một số trẻ em trai và gái không thể có con khi họ trưởng thành.

Xạ trị

Bệnh nhân bị xạ trị có thể rất mệt mỏi cho nên nghỉ ngơi là quan trọng nhưng các bác sĩ lại khuyên bệnh nhân vẫn duy trì hoạt động như trước.

Khi được xạ trị trực tiếp lên đầu thì bệnh nhân thường bị rụng tóc. Xạ trị có thể làm cho da đầu tại vùng chiếu xạ bị đỏ, khô, giòn và ngứa. Bệnh nhân nên được hướng dẫn cách chăm sóc da đầu sạch sẽ. Họ không nên sử dụng bất cứ loại nước hoa hay kem thoa lên vùng da chiếu xạ mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Xạ trị có thể gây buồn nôn, nôn và mất cảm giác ngon miệng. Những tác dụng phụ này là tạm thời và các bác sĩ và y tá có thể đề nghị cách kiểm soát chúng cho đến khi hoàn tất điều trị. Tuy nhiên một số tác dụng phụ có thể kéo dài. T

rẻ em (mà đặc biệt là những trẻ nhỏ tuổi) được chiếu xạ ở não có thể ảnh hưởng đến việc học tập. Vì lý do này mà các bác sĩ sử dụng liều xạ trị thấp nhất có thể được và chỉ áp dụng cho những trẻ không thể điều trị bằng hoá trị đơn lẻ. Xạ trị tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như việc sản xuất hormon. Hầu hết những bé trai bị xạ trị tinh hoàn không thể có con sau này và trẻ cần phải sử dụng hormon thay thế.

Ghép tuỷ xương

Bệnh nhân ghép tuỷ xương đối diện với nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu và các tác dụng khác do được hoá trị và xạ trị với một liều lượng lớn.

Ngoài ra bệnh ký chủ thải ghép có thể xảy ra ở người nhận tuỷ ghép từ một người khác cho. Trong bệnh này tuỷ của người cho phản ứng chống lại mô của ký chủ (thường là gan, da và đường tiêu hoá). Bệnh này có thể từ mức độ nhẹ đến trầm trọng và có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào sau khi ghép (thập chí vài năm sau). Có thể cho thuốc để làm giảm nguy cơ bệnh này và điều trị những biến chứng do nó gây ra.


VIII. VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHẬN MÁU TRẮNG:

Một số bệnh nhân ung  thư rất khó ăn uống, họ có thể mất cảm giác ngon miệng. Ngoài ra họ còn mắc phải những biến chứng thường gặp trong quá trình điều trị như buồn nôn, nôn, đau miệng nên việc ăn uống có thể trở nên khó khăn. Một vài bệnh nhân thay đổi cảm giác đối với thức ăn (nói thêm: có thể trước đây họ thích ăn một loại thức ăn nào đó nhưng bây giờ lại không thích thậm chí thấy sợ loại thức ăn đó nữa). Hơn nữa khi khó chịu và mệt mỏi thì chẳng ai thích ăn uống nữa.

Ăn uống tốt có nghĩa là phải cung  cấp đầy đủ năng lượng và protein để tránh sụt cân và lấy lại sức lực. Những bệnh nhân nào ăn uống tốt trong suốt quá trình điều trị sẽ cảm thấy tốt hơn và có nhiều năng lượng hơn và họ có thể vượt qua được những tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

Các bác sĩ, y tá và các nhà dinh dưỡng có thể tư vấn cho việc ăn uống trong quá trình điều trị ung  thư.

Tái khám đều đặn định kỳ là một việc hết sức quan trọng trong điều trị ung  thư máu. Bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra bệnh nhân chặt chẽ để chắc rằng ung  thư không tái phát lại. Kiểm tra bao gồm kiểm tra máu, tuỷ xương và dịch não tuỷ. Mỗi lần kiểm tra bác sĩ phải khám lâm sàng cẩn thận.

Ðiều trị ung  thư có thể gây ra các tác dụng phụ sau nhiều năm. Vì lý do này nên bệnh nhân phải tiếp tục được kiểm tra định kỳ và phải báo những thay đổi về mặt sức khoẻ cho bác sĩ ngay khi nó xảy ra. Sống với một bệnh trầm trọng không phải là việc dễ. Bệnh nhân bị ung  thư và những người chăm sóc họ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thử thách lớn. Nếu được cung  cấp những thông tin hữu ích và các dụng cụ hỗ trợ thì việc đối phó với những khó khăn này sẽ dễ dàng hơn.

Bệnh nhân ung  thư có thể lo lắng về công việc làm, về việc chăm lo cho gia đình hay những trách nhiệm khác. Cha mẹ đứa trẻ bị ung  thư máu có thể lo lắng không biết con họ có thể học hành hay sinh hoạt bình thường hay không, chính những đứa trẻ cũng rất buồn vì không được tham gia những trò chơi với các bạn bè khác. Ngoài ra, những lo lắng về các xét nghiệm, phương pháp điều trị, ăn ở trong bệnh viện cũng như chi phí điều trị là những vấn đề thường gặp. Bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác có thể trả lời những câu hỏi về điều trị, công việc hay các khía cạnh khác. Việc gặp gỡ người làm công tác xã hội, nhà tư vấn hay người làm từ thiện có thể hữu ích cho những bệnh nhân muốn bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình.

Bạn bè và người thân là những người hỗ trợ nhiều nhất. Nhiều bệnh nhân cũng cảm thấy nhẹ nhõm khi thảo luận những vấn đề của họ với những người bị ung thư khác. Bệnh nhân ung  thư thường thành lập những nhóm tương trợ tại đó họ có thể chia sẻ những kinh nghiệm về cách đối phó với ung  thư và hiệu quả điều trị với nhau. Ngoài những nhóm tương trợ của người lớn còn có những nhóm hỗ trợ đặc biệt cho trẻ em ung  thư hoặc gia đình của họ ở nhiều thành phố. Tuy nhiên một điều quan trọng cần ghi nhớ là mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng biệt. Việc điều trị và cách tiếp cận với bệnh ung  thư có thể áp dụng được cho bệnh nhân này nhưng lại không đúng cho bệnh nhân khác thậm chí nếu cả hai mắc cùng một loại bệnh ung  thư. Cách tốt nhất là phối hợp thảo luận giữa bạn bè, gia đình bệnh nhân với bác sĩ.

Thường thì những nhân viên hoạt động xã hội tại bệnh viện hay phòng khám có thể đề nghị những hội, nhóm có thể giúp khôi phục, nâng đỡ tinh thần, hỗ trợ tài chánh, vận chuyển hay chăm sóc nhà cửa cho bệnh nhân.


Nghệ làm giảm nguy cơ mắc bệnh máu trắng

Các nhà khoa học Mỹ cho biết việc dùng Nghệ trong bữa ăn hàng ngày có thể là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ mắc bệnh máu trắng ở trẻ em ở Châu Á thấp


Trong cuộc hội thảo trẻ em với bệnh ung thư bạch cầu tổ chức tại London (Anh), một nhóm các nhà nghiên cứu tại ĐH Y khoa Loyola, Chicago cho biết: gia vị chế biến từ Nghệ – vốn được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn tại các nước Châu Á - có thể có tác dụng chống lại bệnh máu trắng.

Giáo sư Moolky Nagabhushan tại Y khoa Loyola (Mỹ) cho biết: những thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy Nghệ có thể chống lại tác động của khói thuốc lá lên cơ thể. Chất curcumin – chất tạo màu của nghệ – có thể ngăn chặn sự sinh sôi của tế bào bạch cầu.

Trong một nghiên cứu khác, tiễn sĩ Marilyn Kwan tại ĐH California tìm hiểu xem những thực phẩm mà trẻ sử dụng có ảnh hưởng gì đến nguy cơ mắc bệnh bạch cầu của chúng hay không. Họ thu thập thông tin về khẩu phần ăn của 328 trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh và so sánh chúng với trẻ em không mắc bệnh. Kết quả cho thấy những trẻ thường xuyên ăn cam hay chuối hoặc cả hai trong một hoặc hai năm đầu ít bị mắc bệnh hơn rất nhiều.

Tổ tiên những người Châu Á cũng có tỷ lệ mắc bệnh máu trắng ở người lớn (chủ  yếu là ung thư nguyên bào lympho mãn tính) thấp, vì thế các nhà khoa học cho rằng trẻ em Châu Á ít bị mắc bệnh máu trắng có thể là do di truyền.

Cũng có giả thiết cho rằng: việc tiếp xúc với sự lây lan của bệnh trong những năm đầu của cuộc đời giúp cơ thể có khả năng ngăn chặn được bệnh trong những năm sau.

(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Gia dinh em kinh doanh xang dau nen chau be nha em moi duoc 9 thang tuoi phai thuong xuyen tiep xuc voi mui xang dau.Em nghe noi tre em tiep xuc voi xang dau de bi mac benh mau trang .xin bac si cho em biet em phai lam gi de phong benh cho chau
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Vì lý do cảm nước gây ra sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt thông thường và dẫn đến bệnh máu trắng - ung thư máu. Cần quan tâm đến khi tắm gội, nhất là các cháu bé, kể cả các cháu còn rất bé từ 2, 3 tháng tuổi trở lên. Cảm nước có thể xảy ra ở cả bốn mùa nhưng dễ xảy ra nhất vào mùa hè nắng nóng. Những người mới ốm dậy, các cháu còn bé, những người có tiền sử hoặc đang có hiện tượng suy giảm miễn dịch hay bị mắc bệnh tự miễn dịch, ví dụ bệnh giảm tiểu cầu, nên chú ý đề phòng các trường hợp sau:Khi đi đường trời đổ mưa bị ướt lạnh. - Khi đi tắm sông, suối, biển, hoặc tắm trong các bể bơi nước lạnh. - Nên tránh tối đa việc để người đang bị ốm và các cháu quá nhỏ vào các nơi khâm liệm người chết, tảo mộ, sang cát vì đó là các nơi dễ xảy ra cảm sốt hoặc tái phát bệnh. Khi bị sốt cao nên dùng các biện pháp để hạ sốt như rang cám nóng đánh gió, uống các thuốc nam có sẵn như nước ép rau má, nước ép rau diếp cá, nước ép cây nhọ nồi. Nếu không đỡ phải đến bệnh viện để xét nghiệm xem trường hợp sốt có liên quan đến các nguyên nhân khác như sốt dịch vi trùng, virut không. Không nên xem thường mọi trường hợp bị sốt nhất là có liên quan đến cảm nước. - Bổ sung nghệ trong các bữa ăn
em trai của em vừa mới phát hiện bị bệnh ung thư máu nhưng trước đó em trai em co uống thuốc nam chức năng tiêu hóa tốt không biết đó có phải là nguyên nhân gây ung thư không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Có nhiều nguyên nhân gây ung thư máu, em có thể tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết trên. Tuy vậy không biết thuốc em trai em dùng là thuốc gì, có thành phần như thế nào nên không thể khẳng định được đó có phải là nguyên nhân gây ung thư máu hay không.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý