Viêm cơ đáy chậu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Viêm cơ đáy chậu

18/04/2015 03:16 PM
2,443
Đau xương chậu là gì? Đau xương chậu - nguyên nhân khó lên đỉnh.



Đau xương chậu


SPD có thể diễn ra ở cuối giai đoạn thai kỳ thứ nhất hoặc sau khi trở dạ. Nhiều phụ nữ cảm nhận được các biểu hiện của bệnh khi ở giai đoạn đầu và giữa thai kỳ.

Hội chứng SPD là gì?

Hai nửa xương chậu được kết nối ở mặt trước bằng 1 khớp cứng được gọi là màng dính xương mu. Khớp này được sự trợ giúp của 1 hệ thống dây chằng nên có thể "co giãn" trong những điều kiện bất thường. Để bé có thể chui qua hông 1 cách dễ dàng, cơ thể sẽ sản xuất ra hormone relaxin, có tác dụng làm mềm các dây chằng xương chậu. Kết quả là các cơ ở đây sẽ trở nên lỏng lẻo trong suốt quá trình mang thai.

Chúng ta hiện chưa biết chính xác nguyên nhân gây đau xương chậu (SPD) nhưng quan điểm mới nhất cho rằng do 1 bên xương chậu nào đó dịch chuyển nhiều hơn bên còn lại khi thai phụ đi đứng, thay đổi tư thế và gây ra đau cũng như viêm màng dính xương mu. Chụp X-quang và CT không giúp chẩn đoán được bệnh bởi sự dịch chuyển này không hiện lên trên ảnh chụp.

Một chứng khác liên quan là màng dính xương mu tiền tâm thu (DSP) mà khớp nối bị mất chức năng và tạo thành lỗ hổng giữa 2 mảnh xương hông. Lỗ hổng ở những phụ nữ không mang thai có đường kính khoảng 4 - 5mm và khi có thai, nó sẽ rộng thêm 2 - 3mm. Nếu lỗ hổng rộng hơn 10mm thì là bệnh DSP. Đây là một bệnh hiếm gặp và chỉ có thể phát hiện bằng chụp X-quang.

Khi nào nó xảy ra?

SPD có thể diễn ra ở cuối giai đoạn thai kỳ thứ nhất hoặc sau khi trở dạ. Nhiều phụ nữ cảm nhận được các biểu hiện của bệnh khi ở giai đoạn đầu và giữa thai kỳ. Nếu đã từng bị SPD trong lần mang thai trước thì rất có thể sẽ tái diễn trong lần mang thai này.
Các biểu hiện cũng thường đến sớm và nhanh hơn nếu đã từng bị trong lần mang thai trước. Vì thế điều quan trọng là phải tìm kiếm sự trợ giúp càng sớm càng tốt ngay từ trước khi mang bầu ở lần tiếp theo.

Những biểu hiện của SPD?

Đau ở vùng xương mu và ở háng là các triệu chứng thường gặp nhất. Thai phụ cũng có thể cảm thấy đau lưng, đau thắt lưng. Có thể cảm thấy tiếng lạo xạo phát ra từ vùng xương mu và đau lan xuống dưới vùng giữa 2 chân.

Chứng này cũng thường tăng lên khi đi lại, 2 chân dạng ra, đi lên xuống cầu thang hay dịch chuyển trong lúc ngủ.
Bệnh thường nặng lên vào buổi đêm và có thể làm thai phụ thức giấc. Thức dậy nửa đêm để đi tiểu cũng có thể làm thai phụ cảm thấy rất đau đớn.

Chẩn đoán như thế nào?

Ngày càng nhiều bác sĩ và chuyên gia sản khoa hiểu biết rõ hơn về hội chứng SPD. Nó được chẩn đoán bằng cách kết hợp giữa mô tả triệu chứng với loại các xét nghiệm về sự ổn định, khả năng di động và sự đau nhức ở khớp hông.

Điều trị như thế nào?

Một thắt lưng đỡ xương chậu sẽ giúp giảm nhanh cảm giác đau đớn.

Luyện tập, đặc biệt là vùng bụng và các cơ xương chậu, là một phần quan trọng và chiếm đa số trong liệu trình điều trị.

Cũng thế dùng phương pháp tác động ngoại lực lên hông, lưng và xương chậu.

Tập dưới nước và châm cứu cũng có thể rất tốt.

Phẫu thuật chỉ áp dụng khi tất cả các biện pháp tác động bên ngoài không hiệu quả.

Thai phụ cũng nên tham khảo bác sĩ về việc vận động như thế nào để giảm đau và làm thế nào để việc sinh nở dễ dàng hơn.

Một số liệu pháp khác cũng khá hiệu quả là nắn xương khớp nhưng đòi hỏi người thực hiện phải rất am hiểu trong lĩnh vực điều trị cho bà bầu.



Vệ sinh vùng kín để giảm đau đáy chậu



Để loại bỏ những cảm giác không mấy dễ chịu ở vùng đáy chậu sau khi sinh, cũng như phòng ngừa nguy cơ bị viêm, nhiễm, các chị em hãy thực hiện theo những lời khuyên của chuyên gia dưới đây.

Hầu hết các chị em phụ nữ sau khi sinh đều phải chịu đựng cảm giác đau đớn, khó chịu ở vùng đáy chậu ( đáy chậu là một nhóm cơ dây chằng nối từ xương cụt tới trước xương mu. Từ bên ngoài, bạn có thể xác định đáy chậu là khu vực nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục). Tuy nhiên, mức độ đau đớn cũng như các kiểu đau đối với mỗi chị em lại rất khác nhau.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ cần trọng lượng của trẻ sơ sinh là khoảng từ 2,7kg trở lên, sau khi được sinh ra qua âm đạo sẽ gây nên sự co giãn và những tổn thương cho vùng đáy chậu của người mẹ .

Các chuyên gia khuyên bạn nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tạo điều kiện cho những tổn thương ở vùng đáy chậu nhanh chóng lành lại bằng những cách sau:

  • Không nên chạm vào những khu vực bị tổn thương.

     
  • Nên nhớ hãy thay băng vệ sinh đều đặn 4 tiếng/ lần, bởi nếu để quá 4 tiếng các loại vi khuẩn sẽ rất dễ sinh sôi nảy nở, khiến cho bạn có nguy cơ cao bị viêm nhiễm hay mắc các bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục. Thêm vào đó, đừng quên rửa tay sạch sẽ với xà bông trước và sau khi thay băng vệ sinh.

  • Nên rửa sau đó ngâm vùng đáy chậu của bạn vào trong một chậu nước ấm trong vòng từ 10 - 15 phút, sau đó hãy dùng khăn khô sạch lau khô mỗi khi đi cầu. Hãy nhớ là luôn giữ cho vùng này luôn được khô ráo. Một điều nữa bạn cũng không được phép quên, đó là không nên dùng giấy vệ sinh lau ngược từ đằng sau ra đằng trước, điều này sẽ khiến cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo.

  • Sau khi sinh bạn cũng có thể áp dụng các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng dành cho vùng đáy xương chậu. Điều này có hữu ích giúp cho máu ở khu vực này dễ dàng lưu thông, nhanh chóng phục hồi những tổn thương. Khi bắt đầu tập, trong vài ngày hoặc vài tuần đầu bạn không thể cảm nhận được các cơ ở đáy chậu. Điều này rất bình thường và cũng không có nghĩa là các cơ không hoạt động. Nên tập trong tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Có một số người thấy tập trong bồn tắm dễ dàng hơn rất nhiều.

Bài tập cho đáy chậu như sau: Cố gắng thắt chặt các cơ ở âm đạo lại như khi bạn nhịn tiểu trong một vài giây, sau đó tăng dần lên 4-5 giây và cuối cùng là 10 giây. Bạn có thể tập lại nhiều lần.

  • Không nên dùng đá để chườm trực tiếp vào vùng đáy chậu với hy vọng nó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Trái lại, nó sẽ càng khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Để làm giảm cảm giác đau đớn và sưng bạn có thể dùng một cục đá bọc vào trong một chiếc khăn hay một túi chườm đựng đá để chườm vào đó.
  • Nhiều chị em cho rằng, thêm muối vào trong nước ấm để vệ sinh âm đạo một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hiện chưa có bất cứ bằng chứng nào, chứng tỏ nó có thể giúp ích cho bạn mà thậm chí còn khiến cho da dễ bị khô và mẩn ngứa.

  • Ngoài ra bạn cũng không nên ngâm mình trong bồn tắm quá lâu sẽ khiến cho các mô tế bào lâu được tái tạo và phục hồi sau tổn thương nhanh.

  • Cũng không nên ngồi hay đứng trong một thời gian dài.

  • Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc paracetamol một vài ngày sau khi sinh.

  • Nên giành thời gian thư giãn và nghỉ ngơi trong giai đoạn này để giúp tổn thương mau lành lại, khi nằm nên nằm ngửa hay nằm quay sang một bên, tránh nằm sấp, và tuyệt đối không nên ngồi quá nhiều.

Thông thường, chỉ sau 6 tuần hầu như những cảm giác đau đớn, khó chịu vùng đáy xương chậu không còn xuất hiện nữa.

Tuy nhiên, hãy đến bệnh viện để thăm khám nếu cảm giác đau đớn không có dấu hiệu thuyên giảm hay nếu bạn có hiện tương bị sốt. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc giảm đau, kem thoa hay thuốc dưới dạng xịt với mục đích giảm đau.

Lưu ý sốt có thể là biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy bạn đang có dấu hiệu bị viêm nhiễm, khi có biểu hiện này, đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể.


Bài tập cho cơ đáy chậu

Cơ đáy chậu kéo dài từ xương mu đến xương cụt (ở gần hậu môn). Cơ này được sử dụng khi bạn nín tiểu hoặc muốn ngừng dòng nước tiểu giữa chừng (nếu bạn gặp khó khăn thì có nghĩa là cơ của bạn bị yếu).

Bài tập cho cơ đáy chậu

Cơ đáy chậu còn được gọi là PC muscle viết tắt của pubococcygeus muscle. Ảnh: Healthyplace.


Động tác thể dục cho cơ đáy chậu mang lại các lợi ích:- Thúc đẩy tuần hoàn máu vùng sinh dục, kích thích hưng phấn tình dục (có tác dụng với cả người ít ham muốn).

- Kéo dài và tăng cảm giác hạnh phúc khi đạt cực khoái. Đây cũng là chìa khoá để đạt được đã cực khoái (lên đỉnh nhiều lần)

- Hạn chế suy giảm chức năng tiết niệu (són tiểu, tiểu không tự chủ...).

- Phòng tránh hiện tượng sa tử cung.

- Giúp chồng tăng cảm giác khít khao khi “xâm nhập”.

Bài tập cho cơ đáy chậu

Ảnh minh hoạ: Images.

Luyện tập


Bạn dễ dàng thực hiện các động tác thể dục cho cơ đáy chậu bất kỳ thời gian nào, ở bất kỳ địa điểm nào, với mọi tư thế: khi bạn ngồi, đứng hoặc nằm. Điểm thú vị là những người xung quanh khó nhận biết được quá trình luyện tập của bạn.
Thực hiện: Hóp bụng vào trong 10-15 giây, sau đó, bạn từ từ thả tha. Hình dung như mình muốn nín tiểu.

Lúc mới bắt đầu, bạn có thể thực hiện 15 nhịp mỗi lần, ngày 2 lần. Sau khi đã quen dần, bạn có thể tăng lên khoảng 40-50 nhịp mỗi lần tập. Thời gian hóp và thả bụng ra cũng tăng dần lên.

Lưu ý:

- Giữ cho lưng và vùng bụng của bạn luôn thẳng trong khi tập.

- Bạn nên tránh tập nếu buồn đi tiểu, mặc quần quá chật hoặc bị đau bụng.

- Những động tác này chống chỉ định với phụ nữ có thai.
- Vì bài tập khá đơn giản nên bạn cần kiên trì, không nên bỏ dở giữa chừng. Bạn có thể cảm nhận sự khác biệt sau 6 tuần.

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý