Viêm đường tiết niệu khi mang thai

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Viêm đường tiết niệu khi mang thai

18/04/2015 03:16 PM
10,308
Viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng tới mang thai như thế nào?


Bị viêm đường tiết liệu có ảnh hưởng đến việc thụ thai

Viêm đường tiết niệu là bệnh hay gặp ở phụ nữ khi mang thai và có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thụ thai và quá trình mang thai

Nhiễm khuẩn xảy ra khi các vi sinh vật bình thường ở ống tiêu hóa bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sản. Hầu hết các nhiễm khuẩn tiết niệu do vi khuẩn E.coli (Escherichia Coli) từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo vốn rất ngắn của phụ nữ (chỉ 3-4cm), nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo.

Từ đấy, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang. Nếu nhiễm khuẩn này không được điều trị ngay, vi khuẩn có thể lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận - bể thận.

Yếu tố thuận lợi

Để vi khuẩn phát triển thì một trong những yếu tố thuận lợi hay gặp ở phụ nữ khi mang thai là sự ứ đọng nước tiểu, sự ứ đọng này xảy ra do khối lượng tử cung lớn lên chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản...

Chính vì vậy, mỗi lần đi khám thai tại bệnh viện, các sản phụ nên kết hợp làm xét nghiệm nước tiểu để phát hiện những viêm nhiễm bắt đầu xuất hiện trong đường tiết niệu để điều trị kịp thời, tránh để lâu sẽ gây biến chứng.

Một số thể nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ có thai

Thể nhiễm khuẩn: Thường không có triệu chứng lâm sàng.

Qua hai lần xét nghiệm nước tiểu riêng biệt thấy có tối thiểu 100.000 vi khuẩn trong 1ml nước tiểu. Thể bệnh này có thể gây biến chứng viêm thận - bể thận cấp với tỷ lệ khá cao nếu không được điều trị kịp thời.

Thể viêm bàng quang: Đái buốt, đái rắt, có khi đái ra máu cuối bãi, có cảm giác nóng bỏng, rát khi đái, không sốt, người mệt mỏi khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận - bể thận cấp.

Thể viêm thận - bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất. Khởi phát thường đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ, sốt cao 39-40oC, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, hốc hác, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng bên phải là triệu chứng hay gặp, có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục.

Nếu không điều trị kịp thời thì viêm thận - bể thận cấp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Người mẹ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp...; thai nhi dễ bị suy thai, đẻ non...

Bệnh cảnh này thường gặp trên người có tiền sử viêm thận - bể thận do sỏi, có viêm bàng quang do sỏi, hoặc dị dạng đường tiết niệu từ trước khi mang thai mà không biết nay mới có điều kiện bộc lộ ra ngoài.

Điều trị có khó không?

Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, sản phụ có thể điều trị ngoại trú dưới sự theo dõi hướng dẫn của thầy thuốc sản khoa. Dùng kháng sinh loại không có hại cho thai.

Sau đợt điều trị, sản phụ cần kiểm tra lại nước tiểu. Đối với thể viêm thận - bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực tại bệnh viện. Tại đây, sản phụ sẽ được thăm khám đầy đủ cả về tiết niệu và sản khoa, tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem thai nhi có bị ảnh hưởng gì không... Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.

Đi đôi với việc xử trí các triệu chứng về tiết niệu cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai... Nếu có nguy cơ dọa xảy thai thì cho thuốc chống co bóp tử cung.

Phòng bệnh như thế nào?

Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần. Cần chú ý vệ sinh sinh dục hằng ngày, không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, khi đi đại tiện; khi vệ sinh vùng âm hộ - hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau. Ngoài ra uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu.


Bệnh tiết niệu khi mang thai



Khi mang thai, bạn cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh đường tiết niệu. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bạn, mà còn có thể gây sinh non hoặc bé nhẹ cân.

Cấu tạo của bộ máy tiết niệu

Bộ máy tiết niệu trong cơ thể bạn gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, trong đó 2 quả thận đóng vai trò cơ quan chủ đạo, nằm ở khoang giữa phía dưới bờ sườn sau lưng.

Nhiệm vụ chính của thận là lọc các chất độc từ máu tạo ra nước tiểu, ngoài ra thận còn giữ các thành phần vi chất ổn định trong máu và sản xuất ra hormone tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu.

Nước tiểu được tạo ra sẽ theo 2 ống niệu quản dẫn từ thận xuống bàng quang. Bàng quang đầy nước tiểu sẽ gây ra cảm giác mót tiểu và nước tiểu được thải ra ngoài cơ thể theo đường niệu đạo.

Bình thường, nước tiểu vô khuẩn.

Những thay đổi ở bộ máy tiết niệu trong suốt thai kỳ

Khi bạn mang thai, bộ máy tiết niệu của bạn cũng thay đổi đáng kể. Trước hết là 2 quả thận của bạn sẽ gia tăng thể tích: dài thêm khoảng 1 cm và nặng thêm khoảng 4,5 gram. Đài thận và bể thận giãn, đặc biệt là thận phải.

Do sức ép của thai nhi, niệu quản cũng giãn nhẹ và có thể có hiện tượng trào ngược bàng quang – niệu quản. Hiện tượng này sẽ kéo dài đến 3 tháng sau sinh.

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, huyết áp của bạn cũng có thay đổi đồng thời với sự thay đổi huyết động. Biểu hiện cụ thể là huyết áp giảm trong 3 tháng đầu mang thai, Urê huyết giảm vì máu bị pha loãng và tăng thể tích và dịch ở các khoang, tổ chức kẽ, gây ra hiện tượng tăng cân, phù.

Nguyên nhân gây bệnh tiết niệu

Do khối lượng tử cung lớn dần chèn ep vào niệu quản làm giãn đài bế thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản… gây ra sự ứ đọng nước tiểu – yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn (chủ yếu là vi khuẩn E.coli) phát triển.

Các vi khuẩn này từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo của bạn, nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Tiếp theo, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang, và cuối cùng lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận – bể thận cấp.

Cách phòng tránh

Để đề phòng những căn bệnh đường tiết niệu, bạn nên định kỳ khám thai (thử nước tiểu, đo huyết áp, cân thai phụ, siêu âm thai và nghe tim thai).

  • Bạn có thể khám bất kỳ lúc nào bạn thấy bất thường, đặc biệt khi tiểu ít, đái buốt, đái rắt, người mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu.

  • Giữ vệ sinh sinh dục hàng ngày. Vệ sinh vùng âm hộ - hậu môn từ trước ra sau.

  • Không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, khi đi đại tiện.

  • Ăn nhạt nếu thấy phù hoặc tăng huyết áp.

  • Uống nước đầy đủ (ít nhất là 1,5 lít nước/ngày).

Những bệnh tiết niệu thường gặp ở phụ nữ mang thai

a. Nhiễm khuẩn thường:

Triệu chứng: thường không có triệu chứng lâm sàng. Kết quả xét nghiệm nước tiểu ở hai lần riêng biệt cho thấy có ít nhất 100.000 vi khuẩn/1ml nước tiểu.

Bệnh này có thể gây biến chứng viêm thận – bể thận cấp với tỷ lệ khá cao nếu không được điều trị kịp thời.

b. Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp/viêm bàng quang cấp:

Triệu chứng: đái buốt, đái rắt, nước tiểu sẫm màu, có khi đái ra máu ở cuối bãi, cảm giác nóng bỏng và rát khi đái, không sốt, ngời mệt màu khó chịu. Khi làm xét nghiệm nước tiểu phát hiện protein âm tính.

Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp.

Điều trị: Dùng thuốc sunfamid hoặc râu ngô, bông mã đề.

c. Nhiễm khuẩn tiết niệu cao/viêm thận – bể thận cấp:

Triệu chứng: sốt cao (39 – 40 độ C), mạch đập nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng (đặc biệt là bên phải), buồn nôn và nôn, nhức đầu, đái buốt, đái rắt, phù toàn thân nhanh, có khi choáng do urê huyết tăng, rối loạn chức năng thận dẫn đến suy thận cấp. Ngoài ra bạn có thể bị suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp… bé yêu cũng dễ bị suy thai, đẻ non…

Đây là trường hợp nặng nhất, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và bé.

Điều trị: Dùng kháng sinh nhóm betalacmin. Chống chỉ định với kháng sinh nhóm aminoglucosid và quinolon vì gây ngộ độc cho thận của bạn và có hại cho bé.

d. Viêm cầu thận cấp:

Triệu chứng: phù toàn thân, phù trắng ấn lõm, cân nặng tăng nhanh (2 kg/tuần), tăng huyết áp, tiểu ít, nhức đầu có khi mờ mắt, xét nghiệm nước tiểu có albumin niệu. Những triệu chứng này có thể rất dễ nhầm với tiền sản giật.

Điều trị: Bạn cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện bằng kháng sinh kịp thời, kiểm soát huyết áp, phòng suy tim, truyền nước và chất điện giải. Bệnh có thể tái phát trong thai kỳ.

Nếu để lâu, bệnh có khả năng gây tử vong cho cả bạn và bé.

e. Suy thận cấp:

Triệu chứng: phù, tiểu ít, xét nghiệm có urê máu, creatinin trong huyết thanh tăng cao.

Bệnh có thể gây sảy thai, bé nhẹ cân, non tháng hay thai chết lưu (tỷ lệ tử vong cao ở cả mẹ và bé).

Nguyên nhân có thể do thận thiếu máu nuôi dưỡng, thường xảy ra trong trường hợp mẹ bị băng huyết, mất nước, rau bong non, nhiễm khuẩn huyết.

f. Tăng huyết áp:

Triệu chứng: huyết áp tăng trên 140/80 mmHg do thiếu máu cục bộ rau thai. Bệnh thường xuất hiện trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

Điều trị: dùng các thuốc ức chế trung ương giao cảm, chẹn bêta giao cảm. Bạn cũng nên ăn nhạt và dùng thuốc lợi tiểu không được khuyến cáo vì có nguy cơ gây thiếu máu rau thai, dễ gây đẻ non hoặc thai chết lưu. Lưu ý là bạn không nên dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn canxi.

g. Tiền sản giật/nhiễm độc thai nghén:

Triệu chứng: phù nhiều, tăng huyết áp và protein niệu nhiều. Thường gặp ở phụ nữ trẻ có thai lần đầu vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Sản giật với các cơn co giật toàn thân gây nhiều biến chứng, kể cả tử vong cho bạn và bé yêu.

Nguyên nhân chính là do giảm cung lượng tim, thiếu máu cục bộ tử cung và rau thai.

h. Đông máu trong lòng mạch:

Triệu chứng: Đông máu rải rác trong lòng mạch. Nếu bạn bị tắc mạch máu, các tiểu cầu thận sẽ gây suy thận cấp nặng.

Cùng với hội chứng Hellp (tan máu, tăng men gan, giảm tiểu cầu và suy thận), đông tắc mạch máu có nguy cơ tử vong cao.

Điều trị: lọc máu liên tục chậm tĩnh mạch – tĩnh mạch.

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôi đang có thai 28 tuần, di tiểu cuối thấy ra ít máu. Hiện tôi đang uống râu ngô,can xi, thuốc co cơ. Xin hỏi tôi bị làm sao? Cách điều trị?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Cháu đi tiểu buốt ,đi tiểu ra máu sốt cao ,đi khám bác sỹ bảo cháu mắc bệnh viêm đường tiết niệu ,viêm thận nữa bác sỹ kễ đơn thuốc lúc đầu là viên sủi hạ sốt 1 viên và 6 mui tim kháng sinh , Ceftriaxime 6 mũi,solumeclon 4 mũi khi dùng thuốc cháu ko bít mình đã mang bầu 2 tuần ,vậy cháu phải làm như thế nào để bít em bé có bị làm sao không,mong bác sỹ giúp cháu
Bạn có thể bị tiểu buốt khi mang thai. Bạn tham khảo bài viết này và có phương án thăm khám sớm nhé: http://www.phununet.com/wikiphununet/ChiTietWiki.aspx?m=0
Thuoc Scanax 500mg va MaFuxaCin 250mg va Furosemid 40mg uong 5ngay khi mang thai duoc 2tuan lieu co anh huong toi thai nhi khong ah
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
cong dung va cach dung thuoc MAFUXACIN
Thuốc Scanax 500mg chống chỉ định với phụ nữ có thai, 2 thuốc còn lại thận trọng khi sử dụng nếu mang thai, cần hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn không nên uống loại đầu tiên vì không được phép sử dụng lúc mang thai, 2 loại còn lại hãy xin ý kiến bác sĩ điều trị trực tiếp
Bs oi cho em hoi e va ban trai quen he sau khi qh song e khong thay sao nhung den ngay hom sau e di tieu thi thay dau rat va co ca mau nua em so neu nhu co thai em uong thuoc khang sinh thi co anh huong gi den thai nhi khong
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Bác sĩ ơi cho e hỏi viêm đường tiết liệu có thai được k ạ ???
Khi ham muốn, các mạch máu sẽ dồn về vùng sinh dục, giúp các cơ quan nơi đây giãn nở, đặc biệt là thành ống âm đạo giãn nở tối đa, đồng thời sự tiết chất nhờn giúp cho sự “thăng hoa” được trọn vẹn. Vì một nguyên nhân do lực tác động mạnh làm tổn thương, do kỹ thuật không đúng cách hay sử dụng các công cụ hỗ trợ, có thể gây chấn thương bất kỳ vị trí nào của hệ sinh dục, làm rách, giập nát, thủng mà hệ quả là chảy máu nhiều. Những nguyên nhân thường gặp là: - Rách màng trinh ngay ở vị trí mạch máu, gặp ở những trường hợp quan hệ lần đầu với các động tác vồ vập quá mức; - Rách thành âm đạo; - Rách cùng đồ; - Rách tầng sinh môn và rách cùng đồ phức tạp gây thủng lên ổ bụng do những động tác thô bạo; - Những tư thế nguy hiểm không phù hợp giải phẫu của người nữ giới hay sử dụng những công cụ gắn những vật dụng, hòn bi sắt, râu hùm… Những trường hợp tổn thương ở phía ngoài như rách màng trinh, rách thành âm đạo ngoài thì không có triệu chứng đau, chỉ thấy có cảm giác rát ở vùng âm hộ. Trường hợp tổn thương sâu hơn như rách âm đạo - cùng đồ, hay rách cùng đồ sau, ngoài triệu chứng ra máu nhiều, ra máu đỏ tươi và máu cục, còn kèm theo đau bụng nhiều vùng dưới. Còn việc có ảnh hưởng đến thai nhi hay ko bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám Chúc bạn luôn khỏe
Chau dang co thai 5 thang. Khi di tieu thay buot. Luc nao cung trong tinh trang buon di tieu nhung khi di thi khong thay ra nuoc tiet. Xin bac si giai dap
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Nguoi iu chau bi viem duong tiet nieu chau muon hoi bac si la benh nay co anh huong den viec sinh conSau nay khong ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
khi mang thai bi benh viem duong tiet nieu co uong thuoc nam duoc khong ?
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Chau mang thai duoc 29tuan thi phat hien viem than do thai nhi lon chen lam dan dai be than cua chau vay chau xin hoi khi chau chua benh co anh huong den thai nhi khong va khi sinh xong lieu chau co bi than khong
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Chau bi nhiem trung duong tiet nieu va dang dieu tri bang thuoc akudinir (cefdinir) 300 mg co anh huong toi thai khong thai duoc 7 thang xin bac si tra loi giup chau?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
cho chau uong la not ron
em uong thuoc viem duong tiet nieu 5 ngay thi di sieu am bac si noi em mang thai vay co nguy hiem lam khong
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
khi mang thai e k biet da uong thuoc tri viem duong tiet lieu k bjet co anh huong toi thai nhi k
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý