Chữa da khô nứt nẻ vào mùa đông bằng phương pháp tự nhiên

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa da khô nứt nẻ vào mùa đông bằng phương pháp tự nhiên

15/10/2015 12:00 AM
485

Mùa đông khô hanh, lạnh giá, không ít người phàn nàn bàn tay bỗng nhiên tím tái, khô nhăn, thậm chí nứt nẻ và chảy máu khiến ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của họ.

Theo Đông y, tay chân nẻ nứt là biểu hiện của sự khô héo, khi khí huyết không thể nuôi dưỡng da thịt. Mùa đông, tính ấm của da thịt bị tính hàn củathời tiết xâm nhập, khiến vận mạch dưới da ngưng trệ, dẫn đến khô nẻ, đau nhói.

Cách chữa nứt nẻ bàn tay vào mùa đông - Ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Bên cạnh đó, theo BS Hoàng Xuân Đại, nguyên Chuyên viên cao cấp Bộ Y tế, do thời tiết mùa đông hanh khô lạnh, da dễ mất độ ẩm tự nhiên của da. Ngoài ra, những người mắc bệnh viêm da cơ địa hoặc các thành viên tronggia đình có cơ địa dễ dị ứng hoặc những người do nghề nghiệp, công việc phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, nước... hay bị khô và nứt nẻ bàn tay, bàn chân.

Nếu bạn không chăm sóc da đúng cách hoặc bong da nhiều thì có thể xuất hiện các vết nứt nẻ da. Nếu nứt sâu thì có thể gây chảy máu. Thường thì không ngứa nhưng nếu có viêm da nhiều thì bị ngứa.

Cách chữa trị chứng nứt nẻ bàn tay

Ngâm nước sắc xuyên tiêu

Một cách để tay của bạn luôn mềm mại, hồng hào, không bị nứt nẻ trong mùa khô là tẩy tế bào chết cho bàn tay mỗi tuần. Biện pháp này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, cải thiện lưu thông máu và giữ cho đôi tay khỏe đẹp.

Đơn giản, bạn hãy lấy 10-15 g xuyên tiêu , sắc, nấu lấy nước để dùng ngâm tay chân ngày 2 lần. Chờ ráo nước nơi đau, lấy tủy não lợn hoặc não dê bôi lên vết nẻ nứt một lớp mỏng. Không có tủy não lợn, dê thì có thể thay thế bằng mỡ lợn.

Cách chữa nứt nẻ bàn tay vào mùa đông - Ảnh 2

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đây là phương thuốc Thâm sư dùng trị tay chân nẻ nứt hiệu quả cao. Thâm sư tức Thâm Công người thời Lưu Tống Nam triều ở Trung Hoa. Xuyên tiêu vị cay, tính nóng, có tác dụng tán hàn trừ thấp, là loại dược liệu dùng xông rửa chữa trị ngứa ngáy, thấp chẩn trên da dẻ. Theo y học hiện đại, xuyên tiêu còn ức chế nhiều loại vi khuẩn và một số khuẩn da, tác dụng gây tê cục bộ nên làm giảm đau, giảm ngứa. Xuyên tiêu có thể xúc tiến sự tuần hoàn máu cục bộ ở da làm tán hàn, chữa bệnh nấm ngoài da. Ngoài ra, xuyên tiêu lại hoãn giải được đau nhói. Còn tủy não lợn hay dê hoặc mỡ làm tư nhuận da.

Uống đủ nước

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Một trong những điều quan trọng để chống khô tay là uống nước. Uống đủ nước không chỉ giúp da tay mềm mại mà còn rất tốt cho cơ thể. Uống nhiều nước giúp làn da khỏe mạnh, đàn hồi tốt và không bị khô. Đó chính là cách dưỡng ẩm da từ bên trong.

Ăn thêm hoa quả và rau xanh

Bên cạnh việc cung cấp đủ nước để cũng cấp độ ẩm cho làn da, một cách đơn giản nữa đó là bạn nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Rau xanh và hoa quả cung cấp cho cơ thể số lượng khổng lồ các vitamin, khoáng chất và các thành phần vi khoáng, đảm bảo cho làn da mềm mại và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện việc khô da, nứt nẻ vào mùa đông.

Rửa tay nước ấm

Khi rửa tay, không nên rửa nước quá nóng hay quá lạnh. Nước nóng sẽ làm bong tróc lớp dầu bảo vệ da, trong khi nước lạnh dễ gây cảm giác tê buốt trong mùa đông. Lý tưởng nhất là bạn nên rửa tay với nước vừa đủ ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh.

Cách chữa nứt nẻ bàn tay vào mùa đông - Ảnh 4

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Tuy nhiên, vào mùa đông, tránh rửa tay khi không cần thiết. Hơn nữa, khi rửa tay, tránh dùng xà phòng khử mùi, chống vi khuẩn, tạo bọt hoặc có mùi thơm, bởi tất cả loại xà phòng đó đều chứa các chất phụ gia rửa mất lớp dầu bảo vệ da của bạn. Bạn cũng không nên dùng nước hoa hồng có chứa cồn và chất làm se hay những sản phẩm có chứa AHA (thường có trong các loại kem chống lão hoá) bởi chúng có thể kích thích gây khô da.

Đeo găng tay khi tiếp xúc với các loại nước tẩy

Việc thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa như bột giặt, nước rửa bát, nước lau nhà đều chứa thành phần hóa học có thể gây khô da, thậm chí có thể khiến bạn bị dị ứng.

Cách chữa nứt nẻ bàn tay vào mùa đông - Ảnh 5

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Vì vậy, trong trường hợp này bạn hãy đeo găng tay cao su để làm việc nhà. Tuy nhiên, chỉ nên đeo găng tay cao su khoảng 10 phút rồi tháo ra để tay không bị bí hơi khiến tay bạn dễ bị ẩm ướt và dị ứng. Sau khi hoàn tất việc nhà và tháo bỏ găng, nên rửa tay sạch sẽ, để khô rồi thoa lên tay một chút phấn rôm dành cho em bé giúp tay khô ráo và mịn màng trở lại.

Dưỡng ẩm cho da tay

Việc chăm sóc, dưỡng da tay rất cần thiết để có đôi tay mềm mại trong mùa đông. Có thể bôi các chế phẩm làm mềm da, ẩm da, dịu da ngày vài lần như cream vitamin E, skincare-U, A-Derma exomega...

Bạn có thể sử dụng dầu ôliu thoa lên da tay sẽ giúp tái tạo làn da và giúp cho da tay trở nên mềm mại. Trong dầu oliu rất giàu vitamin E, C có tác dụng chăm sóc da, chống lão hóa, ngăn ngừa các nếp nhăn, tăng độ đàn hồi.

Để chống viêm da, bạn có thể bôi một trong các chế phẩm có steroid như: lorinden A, flucinar, gentrisone, fobancort... ngày 1 lần trong 1-3 tuần. Không tự ý bôi các chế phẩm chống viêm dài ngày quá hoặc không theo chỉ định của bác sĩ vì có thể gây teo da.

Chú ý: Bạn cần kiêng một số động tác sau: bóc vảy, gãi, chà xát, ngâm nước, xà phòng. Hạn chế rửa tay, ngày chỉ nên rửa chân tay 1 lần cùng với tắm và lưu ý luôn giữ chân tay khô ráo.

D. Hoàng

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý