Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

18/04/2015 03:18 PM
346
Bệnh vàng da sơ sinh là gì? Xảy ra ở giai đoạn nào? Tại sao cần phải phát hiện và điều trị sớm? Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh như thế nào?


Vàng da là tình trạng xảy ra ở tất cả trẻ sơ sinh. Bắt đầu từ cuối ngày thứ hai đến ngày thứ năm vàng da nhiều nhất, sau đó thường trung bình, đến ngày thứ bảy thì hết vàng da.


Vàng da sơ sinh là gì?

Sau sinh 2-3 ngày bạn có thể phát hiện thấy  bé bị vàng da, hiện tượng trên được gọi là vàng da sơ sinh. 
Vàng da thường gặp ở khoảng 60% trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh. Với những trẻ non tháng, cân nặng thấp hoặc có bệnh lý sau sinh như khó thở nhiễm trùng thì vàng da còn gặp với tỉ lệ cao hơn.
Đa số những trường hợp vàng da sẽ tự khỏi tuy nhiên nếu bị vàng da nhiều thì cần phải được điều trị.
Nếu em bé có bilirubin (là chất gây vàng da) trong máu cao thì cần điều trị bằng cách chiếu đèn (bé được chiếu đèn toàn thân với cường độ ánh sáng mạnh). Vàng da nặng có thể gây nguy hiểm nhưng chỉ khi nồng độ bilirubin trong máu tăng lên đến mức rất cao mới gây ra biến chứng cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị vàng da

Nếu vàng da ở trẻ sơ sinh không được chữa trị thì mức độ bilirubin rất cao trong máu
có thể gây ra tổn thương não

Nguyên nhân của vàng da sơ sinh?
Khi nồng độ bilirubin trong máu tăng sẽ xuất hiện vàng da. Bilirubin trong máu trẻ sơ sinh tăng vì:
-    Hồng cầu là những tế bào được hình thành và bị phá hủy liên tục trong cơ thể. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh thì hồng cầu bị vỡ rất nhiều. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin, sau đó chất này sẽ được chuyển hóa trong cơ thể và tạo thành bilirubin.
-    Trước khi sinh bilirubin được đưa ra khỏi cơ thể bé qua đường rau thai để sang máu mẹ.
-    Sau khi sinh thì bé phải tự đào thải bilirubin qua gan. Do lượng bilirubin được hình thành trong giai đoạn sơ sinh rất nhiều trong khi khả năng đào thải của gan vẫn còn hạn chế dẫn đến hiện tượng vàng da sơ sinh. Sau vài ngày khả năng thải bilirubin của gan tốt lên và vàng da sẽ giảm dần.

Những trẻ nào dễ bị vàng da?
-    Tất cả trẻ sơ sinh đều có hiện tượng tăng bilirubin máu trong vài ngày đầu sau đẻ. Với những trẻ đủ tháng khỏe mạnh mức độ tăng bilirubin thường rất nhẹ không đủ để gây vàng da đến mức có thể phát hiện được hoặc chỉ gây vàng da rất nhẹ không gây ảnh hưởng gì cho trẻ.
-    Những trẻ có nhiều những nốt bầm tím, bướu máu sẽ bị vỡ hồng cầu nhiều hơn và do vậy sẽ gây vàng da nhiều hơn.
-    Trong những ngày đầu sau sinh nếu bé ăn ít và bị mất nước dễ dẫn đến giảm thải trừ bilirubin gây vàng da
-    Một số trẻ bú mẹ có vàng da có thể kéo dài đến vài tuần với mức độ nhẹ điều này là do có một số protein trong sữa mẹ gây giữ bilirubin trong cơ thể em bé gây vàng da nhưng không gây tăng bilirubin đến mức gây nguy hiểm cho bé.
-    Những trẻ đẻ non hoặc những trẻ có bệnh lý sau sinh (bị khó thở, nhiễm trùng) thường bị vàng da nặng hơn và nếu như bilirubin tăng quá cao sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
-    Những trẻ có bất đồng nhóm máu với mẹ (mẹ nhóm O, con nhóm A hoặc B) dễ bị vàng da nặng sau sinh. Nguyên nhân là do bất đồng nhóm máu nên mẹ sinh ra kháng thể chống lại hồng cầu của con. Kháng thể này truyền sang con qua rau thai gây ra vỡ hồng cầu con rất nhiều. Vàng da trong trường hợp này thường xuất hiện rất sớm và nặng.

Vàng da có thể dẫn đến biến chứng gì?
-    Nếu bilirubin tăng quá cao có thể thấm vào não trẻ gây ra vàng nhân não. Khi bilirubin thấm vào nhân não sẽ gây ra những rối loạn nặng nề với những triệu chứng như co giật, tăng trương lực cơ. Vàng da nhân có thể dẫn đến bại não và suy giảm trí tuệ. 
-    Ngưỡng bilirubin gây vàng da nhân não thay đổi tùy theo ngày tuổi và sức khỏe của trẻ. Trẻ đủ tháng khỏe mạnh có thể chịu được ngưỡng bilirubin máu tăng cao mà chưa bị vàng da nhân nhưng với những trẻ đẻ non và trẻ có bệnh lý sau sinh thì ngưỡng chịu đựng thấp hơn so với trẻ khỏe.

Xét nghiệm bilirubin máu
-    Do sau đẻ thường trẻ được ra viện sau 1-2 ngày lúc này vẫn chưa bị vàng da. Nhưng sau đó vàng da có thể sẽ xuất hiện và tăng lên do vậy bố mẹ trẻ cần chú ý phát hiện.
-    Vàng da thường xuất hiện đầu tiên ở đầu mặt. Nếu vàng da nhiều hơn sẽ thấy ở thân mình và nếu vàng da nặng hơn nữa có thể xuất hiện ở cả chân tay và khi vàng da cả ở lòng bàn chân bàn tay tức là mức độ vàng da rất nặng rất nguy hiểm.
-    Bạn có thể kiểm tra mức độ vàng da bằng cách ấn nhẹ ngón tay lên da vùng trán và má của trẻ. Nếu khi nhấc tay lên bạn thấy da bé có màu trắng như vậy em bé không bị vàng da. Nếu nhấc tay lên bạn thấy da bé có màu vàng tức là bé bị vàng da và bạn nên gọi bác sĩ để kiểm tra.
-    Nếu trẻ bị vàng da nhiều cần làm xét nghiệm máu kiểm tra bilirubin để đánh giá chính xác mức độ vàng da của bé. 
Dựa vào kết quả xét nghiệm bilirubin máu bác sĩ sẽ quyết định xem trẻ có cần phải điều trị hay không.

Điều trị vàng da sơ sinh
-    Đa số trẻ khỏe mạnh bị vàng da mức độ nhẹ không cần điều trị. Vì gan trẻ có thể chuyển hóa bilirubin thành dạng có thể thải được ra ngoài qua phân.
-    Liệu pháp ánh sáng (chiếu đèn) có thể được sử dụng cho những bé có nồng độ bilirubin máu cao. Chiếu đèn có tác dụng biến đổi bilirubin thành dạng có thể đào thải được ra ngoài qua phân và nước tiểu. Thời gian chiếu đèn tùy theo mức độ vàng da, thường khoảng một vài ngày.
-    Khi chiếu đèn trẻ sẽ được đặt nằm trong giường ấm. Trẻ được bộc lộ da toàn thân chỉ che kín mắt và bộ phận sinh dục. Như vậy da bé sẽ được tiếp xúc tối đa với ánh sáng.
-    Nếu mức độ vàng da quá cao bé có thể cần phải thay máu để làm giảm nhanh bilirubin để tránh nguy cơ bilirubin thấm vào não gây ra vàng da nhân não.

Bạn cần làm gì khi thấy bé bị vàng da?
-    Nếu thấy bé bị vàng da phải đảm bảo rằng bé được nhân viên y tế kiểm tra.
-    Nếu bé vàng da kèm theo có biểu hiện không khỏe như bú kém, sốt cần đưa bé đi khám ngay lập tức.
-    Nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh có vàng da không nhiều và được nuôi bằng sữa mẹ thì có thể là vàng da do sữa mẹ. Nhưng luôn nhớ rằng sữa mẹ vẫn là tốt nhất cho bé và bạn vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ bình thường. 
-    Cho bé ăn nhiều thêm cũng sẽ làm cho nhanh hết vàng da vì giúp bé thải nhiều bilirubin.
-    Nếu con bạn không được chiếu đèn nên đặt bé gần cửa sổ nơi có nhiều ánh sáng (không được đặt bé dưới ánh nắng trực tiếp) có thể giúp làm giảm vàng da tuy nhiên hiệu quả không thể bằng được liệu pháp chiếu đèn.
(Chamsocsausinh.com)

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

26/04/2005 07:13:13Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Chắc người mẹ da vàng nào cũng phân biệt được chứng vàng da với màu da vàng của bé. Khi bé mắc chứng vàng da thì không phải chỉ da bé vàng sẫm hẳn lại (có khi vàng như nghệ, có khi hơi ngả màu xanh) mà tròng mắt bé cũng vàng, nước tiểu bé cũng vàng.

Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng vàng da đó và không phải lúc nào vàng da cũng là đau gan như ta vẫn thường nghĩ. Do đó, cách chữa bịnh cũng khác, tùy trường hợp. Hiện nay có ba phương pháp chữa trị.

Bé mới sanh ra da đỏ ửng, nhưng đến ngày thứ hai hay thứ ba, da bỗng hóa vàng, một màu vàng tươi. Trong mắt bé cũng vàng và nước tiểu bé cũng sậm lại. Bà mẹ nào thấy vậy cũng sợ hãi tưởng là bé đau gan, nhưng không, thứ vàng da đó là vàng da sinh lý, nghĩa là không có bệnh tật chi cả. Có đến 75% trẻ sơ sinh bị chứng vàng da sinh lý này, nghĩa là trong bốn bé đã có ba bé bị vàng da.

Y học giải thích hiện tượng trên như sau: bé mới sanh ra lượng hồng cầu cao đến bảy triệu trong mỗi phân khối máu, nhưng trong một hai ngày đầu số hồng cầu thặng dư bị hủy diệt đi để chỉ còn khoảng 5 triệu mỗi phân khối, thích nghi với đời sống mới. “Mật” chứa trong hồng cầu hủy diệt đó lan tràn trong máu với số lượng khá cao, gan không kịp thải nên bé bị vàng da! Hơn nữa lúc đó gan bé còn non nớt, chưa quen với những công việc nặng nhọc như vậy. Chứng vàng da sinh lý này rất thông thường và không cần phải thuốc men gì cả, tự nhiên cũng khỏi. Trẻ sanh thiếu tháng càng vàng da nhiều và sậm hơn vì gan non nớt hơn. Tình trạng vàng da sinh lý này không kéo dài quá hai tuần lễ (nghĩa là sau hai tuần) mà bé vẫn còn bị vàng da thì phải khám ngay. Một yếu tố quan trọng để biết chắc chứng vàng da sinh lý là chứng này chỉ xuất hiện vào 24 – 28 giờ sau khi sanh. Như vậy, nếu vừa sanh ra mà bé đã vàng da rồi thì phải báo ngay cho bác sĩ biết vì không phải là vàng da sinh lý nữa rồi! Mặt khác, dù vàng da bé vẫn bình thường không khó chịu, phân vẫn tốt và nước tiểu tuy vàng sậm một chút nhưng không có gì đặc biệt.

Chứng vàng da ngay sau khi vừa sanh, đáng sợ nhất là do sự xung khắc huyết mẹ con, ta vẫn thường gọi là “con ranh con rạ”. Bé sanh ra da vàng sậm, gan và lá lách lớn, thiếu máu trầm trọng, xuất huyết, khó thở và có những rối loạn thần kinh khác (làm kinh, khó bú, khó nuốt). Bé thường ít hy vọng sống sót. Trường hợp nhẹ hơn có thể dùng phương pháp loại bỏ máu của bé và sang cho bé một thứ máu khác. Đây chỉ là những trường hợp hiếm hoi ở nước ta.

Chứng vàng da vì viêm gan do siêu vi trùng cũng thấy ở trẻ em. Bé nóng sốt, bỏ ăn, bứt rứt, ngứa ngáy, mắt vàng, da vàng, nước tiểu sậm, phân vàng. Những nguyên nhân khác khiến bé cũng bị vàng da là nhiễm trùng huyết, các bịnh gan, mật máu... Nhưng thứ vàng da thỉnh thoảng gặp ở trẻ em và nguy hiểm không kém vàng da do sung khắc huyết mẹ con nói trên là do ống dẫn mật bị nghẹt vì một lý do nào đó, hoặc không có ống dẫn mật trong gan.

Trường hợp này chứng vàng da xuất hiện trong ngày đầu tiên sau khi sanh, một màu vàng ngả dần sang màu xanh lá cây, phân bón và trắng như cứt cò. Phải khám và điều trị tại bệnh viện.

Dĩ nhiên, ngoài những triệu chứng lâm sàng như vừa kể trên, còn phải cho làm những xét nghiệm cần thiết khác để định bệnh. Ta cần để ý màu sắc nước tiểu, phân, lúc khởi đầu của chứng vàng da... để báo cho bác sĩ biết, giúp sự định bịnh mau lẹ.

Ngoài ra cũng cần phải kể trường hợp vàng da vì bé ăn quá nhiều thức ăn có chất carotène như cà rốt, đu đủ, bí rợ... Đó là trường hợp của bé B con dì tôi bị vàng da tay chân, uống bao nhiêu thuốc gan cũng không hết – (vì mẹ bán thuốc ở một hiệu thuốc tây). Hỏi ra mới biết chỉ vì bà thường cho bé ăn cà rốt cho sáng mắt! Đó cũng là trường hợp của bé D, vàng da chỉ vì ăn đu đủ mỗi ngày cho khỏi bón. Tội nghiệp bé bị uống thuốc đau gan cả tháng trời một cách vô duyên hết sức!

Tóm lại không phải hễ cứ vàng da là đau gan. Chúng ta đã thấy có những thứ vàng da mà không đau gan tí nào cả chỉ đau... bụng vì tốn tiền mua thuốc gan bậy bạ uống thôi!

Theo sách "Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng"
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc


Xem thêm về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh tại www.chamsocbe.com

Chắc người mẹ da vàng nào cũng phân biệt được chứng vàng da với màu da vàng của bé. Khi bé mắc chứng vàng da thì không phải chỉ da bé vàng sẫm hẳn lại (có khi vàng như nghệ, có khi hơi ngả màu xanh) mà tròng mắt bé cũng vàng, nước tiểu bé cũng vàng.

Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng vàng da đó và không phải lúc nào vàng da cũng là đau gan như ta vẫn thường nghĩ. Do đó, cách chữa bịnh cũng khác, tùy trường hợp. Hiện nay có ba phương pháp chữa trị.

Bé mới sanh ra da đỏ ửng, nhưng đến ngày thứ hai hay thứ ba, da bỗng hóa vàng, một màu vàng tươi. Trong mắt bé cũng vàng và nước tiểu bé cũng sậm lại. Bà mẹ nào thấy vậy cũng sợ hãi tưởng là bé đau gan, nhưng không, thứ vàng da đó là vàng da sinh lý, nghĩa là không có bệnh tật chi cả. Có đến 75% trẻ sơ sinh bị chứng vàng da sinh lý này, nghĩa là trong bốn bé đã có ba bé bị vàng da.

Y học giải thích hiện tượng trên như sau: bé mới sanh ra lượng hồng cầu cao đến bảy triệu trong mỗi phân khối máu, nhưng trong một hai ngày đầu số hồng cầu thặng dư bị hủy diệt đi để chỉ còn khoảng 5 triệu mỗi phân khối, thích nghi với đời sống mới. “Mật” chứa trong hồng cầu hủy diệt đó lan tràn trong máu với số lượng khá cao, gan không kịp thải nên bé bị vàng da! Hơn nữa lúc đó gan bé còn non nớt, chưa quen với những công việc nặng nhọc như vậy. Chứng vàng da sinh lý này rất thông thường và không cần phải thuốc men gì cả, tự nhiên cũng khỏi. Trẻ sanh thiếu tháng càng vàng da nhiều và sậm hơn vì gan non nớt hơn. Tình trạng vàng da sinh lý này không kéo dài quá hai tuần lễ (nghĩa là sau hai tuần) mà bé vẫn còn bị vàng da thì phải khám ngay. Một yếu tố quan trọng để biết chắc chứng vàng da sinh lý là chứng này chỉ xuất hiện vào 24 – 28 giờ sau khi sanh. Như vậy, nếu vừa sanh ra mà bé đã vàng da rồi thì phải báo ngay cho bác sĩ biết vì không phải là vàng da sinh lý nữa rồi! Mặt khác, dù vàng da bé vẫn bình thường không khó chịu, phân vẫn tốt và nước tiểu tuy vàng sậm một chút nhưng không có gì đặc biệt.

Chứng vàng da ngay sau khi vừa sanh, đáng sợ nhất là do sự xung khắc huyết mẹ con, ta vẫn thường gọi là “con ranh con rạ”. Bé sanh ra da vàng sậm, gan và lá lách lớn, thiếu máu trầm trọng, xuất huyết, khó thở và có những rối loạn thần kinh khác (làm kinh, khó bú, khó nuốt). Bé thường ít hy vọng sống sót. Trường hợp nhẹ hơn có thể dùng phương pháp loại bỏ máu của bé và sang cho bé một thứ máu khác. Đây chỉ là những trường hợp hiếm hoi ở nước ta.

Chứng vàng da vì viêm gan do siêu vi trùng cũng thấy ở trẻ em. Bé nóng sốt, bỏ ăn, bứt rứt, ngứa ngáy, mắt vàng, da vàng, nước tiểu sậm, phân vàng. Những nguyên nhân khác khiến bé cũng bị vàng da là nhiễm trùng huyết, các bịnh gan, mật máu... Nhưng thứ vàng da thỉnh thoảng gặp ở trẻ em và nguy hiểm không kém vàng da do sung khắc huyết mẹ con nói trên là do ống dẫn mật bị nghẹt vì một lý do nào đó, hoặc không có ống dẫn mật trong gan.

Trường hợp này chứng vàng da xuất hiện trong ngày đầu tiên sau khi sanh, một màu vàng ngả dần sang màu xanh lá cây, phân bón và trắng như cứt cò. Phải khám và điều trị tại bệnh viện.

Dĩ nhiên, ngoài những triệu chứng lâm sàng như vừa kể trên, còn phải cho làm những xét nghiệm cần thiết khác để định bệnh. Ta cần để ý màu sắc nước tiểu, phân, lúc khởi đầu của chứng vàng da... để báo cho bác sĩ biết, giúp sự định bịnh mau lẹ.

Ngoài ra cũng cần phải kể trường hợp vàng da vì bé ăn quá nhiều thức ăn có chất carotène như cà rốt, đu đủ, bí rợ... Đó là trường hợp của bé B con dì tôi bị vàng da tay chân, uống bao nhiêu thuốc gan cũng không hết – (vì mẹ bán thuốc ở một hiệu thuốc tây). Hỏi ra mới biết chỉ vì bà thường cho bé ăn cà rốt cho sáng mắt! Đó cũng là trường hợp của bé D, vàng da chỉ vì ăn đu đủ mỗi ngày cho khỏi bón. Tội nghiệp bé bị uống thuốc đau gan cả tháng trời một cách vô duyên hết sức!

Tóm lại không phải hễ cứ vàng da là đau gan. Chúng ta đã thấy có những thứ vàng da mà không đau gan tí nào cả chỉ đau... bụng vì tốn tiền mua thuốc gan bậy bạ uống thôi!

Theo sách "Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng"
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc


Xem thêm về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh tại www.chamsocbe.com


Vàng da sơ sinh - các bà mẹ cần lưu ý


BS Nguyễn Thị Thanh Bình theo dõi bé sơ sinh vàng da đang được rọi đèn
Trẻ sơ sinh bị vàng da - có bà mẹ rất lo lắng, nhưng cũng có bà mẹ không quan tâm, không nhận biết hoặc biết bị vàng da nhưng quan niệm trẻ còn trong tháng, không đưa trẻ đi khám bác sĩ... Một số sai lầm có thể sẽ dẫn đến hậu quả để lại di chứng cho bé. Chúng tôi trao đổi vấn đề này với BS Nguyễn Thị Thanh Bình - trưởng khoa sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ.

Vàng da sơ sinh (VDSS) là tình trạng xảy ra ở tất cả trẻ sơ sinh. Bắt đầu từ cuối ngày thứ hai đến ngày thứ năm vàng da nhiều nhất, sau đó thường trung bình, đến ngày thứ bảy thì hết vàng da. Nguyên nhân do tình trạng lúc trẻ sơ sinh nằm trong bụng mẹ có lượng hồng cầu cao: khoảng 5-6 triệu hồng cầu/mm3 (ở người lớn 3,5- 4 triệu hồng cầu/mm3).

Hồng cầu giống như “chiếc xe” chuyên chở oxy, nên sau khi trẻ tự thở tốt được, thường đến cuối ngày thứ hai, thì lượng hồng cầu thừa bị vỡ hàng loạt, trong đó có chất bilirubin. Chất bilirubin được chuyển về gan, biến hóa ở đó và thải ra ngoài theo nước tiểu, phân. Thông thường ở trẻ thải ra dễ dàng nên sau khoảng bảy ngày không thấy VDSS.

Tuy nhiên ở một số trường hợp trẻ tiếp tục VDSS, thường gặp ở trẻ sinh non tháng do gan làm việc chưa tốt, thải bilirubin không được, trẻ có bướu máu ở dưới da đầu; trường hợp sinh khó phải can thiệp như sinh hút, sinh kềm (có thể do số lượng hồng cầu bể nhiều hơn), trường hợp mẹ và con không cùng nhóm máu.

+ Bà mẹ làm sao phân biệt VDSS bình thường và không bình thường?

- Trẻ vàng da thấy được khi bilirubin khoảng 5 -7 mg%. Được xem là bình thường khi ở trẻ đủ tháng có bilirubin < 12 mg% và ở trẻ thiếu tháng < 15mg%, với điều kiện: trẻ bú tốt, nước tiểu vàng, đi cầu phân vàng 2-3 lần/ngày.

Ở các trẻ này không cần điều trị, không cần can thiệp. Trường hợp bilirubin vượt các giới hạn nêu trên, bé vàng da nhiều, bú không tốt, ngủ nhiều, nước tiểu trong, đi tiêu ít (một lần/ngày) cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa nhi.

Phương pháp thông thường, hiệu quả nhất hiện nay là rọi đèn cho bé (hầu hết các cơ sở điều trị nhi đều có), cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, theo dõi nước tiểu có vàng không, đi tiêu có 2-3 lần/ngày không. Nếu rọi đèn sớm, chỉ cần rọi ba giờ, nghỉ ba giờ - trong vòng hai ngày tình trạng sẽ cải thiện tốt. Bé sẽ qua khỏi, hết vàng da.

Trường hợp gia đình không biết, để bé vàng da nhiều từ 6- 12 giờ thì vàng da sẽ rất nặng, gọi là vàng da nhiễm độc thần kinh. Có trường hợp không còn rọi đèn được, phải thay máu. Việc điều trị khó khăn và để lại di chứng về mắt (cận, viễn, loạn thị về sau), về tai (giảm thính lực), chậm phát triển tâm thần vận động...

+ Một số sai lầm của bà mẹ và bác sĩ có khuyến cáo gì?

- Các bà mẹ sau khi sinh con từ ngày thứ hai cần lưu ý quan sát xem bé có vàng da hay không. Muốn thấy, cần bế bé ra chỗ sáng, nhìn trên mặt hoặc dùng ngón tay ấn trên trán, mũi rồi bỏ tay ra xem da có vàng không.

Nếu có vàng da nhưng các dấu hiệu khác bình thường như bú tốt, nước tiểu vàng, đi tiêu 2-3 lần/ngày thì cứ theo dõi bình thường đến ngày thứ bảy (nhiều trường hợp vàng da trên bảy ngày nhưng không nguy hiểm nếu thấy bé bú tốt, tiêu tiểu bình thường, hoạt động bình thường).

Nếu thấy bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu trong thì đưa bé đi khám ngay tại các phòng khám sơ sinh, bệnh viện có chuyên khoa nhi. Nếu sau 24 giờ mà bé không đi tiêu phân su hoặc sau 48 giờ mà không đi tiểu cũng là bất thường, cần báo cho nhân viên y tế biết. Bệnh viện Từ Dũ luôn sẵn sàng tiếp nhận các trẻ có vàng da được phát hiện chậm trong một tháng đầu sau sinh, kể cả ngoài giờ hành chính.

Một số sai lầm là các bà mẹ không biết trẻ vàng da, hoặc sinh về nằm trong phòng kín, thiếu ánh sáng, không phát hiện được. Có người thấy trẻ tiểu vàng lại sợ không biết có bệnh không (trẻ tiểu vàng trong vòng 10 ngày đầu sau sinh là tốt).

Sau sinh, từ ngày thứ ba, tư đến ngày thứ 10, 12 mỗi ngày nên phơi nắng bé khoảng 10 phút (buổi sáng, khoảng 9g, đưa bé ra gần cửa sổ hoặc cửa ra vào nhưng kín gió, cho bé mặc áo che ngực, để hở mặt, cổ, chân tay) sẽ giúp bé giảm vàng da.

+ Xin cảm ơn bác sĩ.

KIM SƠN thực hiện

Việt Báo (Theo_TuoiTre)

 Thông tin dành cho bà mẹ: Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da tại nhà


   1. Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị vàng da ?

   Phần lớn trẻ sơ sinh sau sanh vài ngày (3-5 ngày) có vàng da, đây là hiện tượng sinh lý bình thường do các hồng cầu thai nhi bị phá huỷ để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng tên gọi là bilirubin làm cho trẻ bị vàng da.
    2. Vàng da sơ sinh có nguy hiểm không?

   Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh thường nhẹ và tự khỏi sau 7 đến 10 ngày do chất bilirubin được đào thải qua phân và nước tiểu.

   Tuy nhiên có một số trường hợp vàng da nặng do chất bilirubin tăng quá cao sẽ thấm vào não (tên y học gọi là vàng da nhân) gây nguy hiểm làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, có thể gây tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.

Trẻ bị di chứng vàng da nhân

   3. Làm thế nào để phát hiện vàng da?
   Vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy hàng ngày bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi đầy đủ ánh sáng, không nên nằm phòng tối. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng, hoặc đen) thì ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng da mặt trong đùi vài giây sau đó buông tay ra nếu trẻ bị vàng da sẽ thấy được màu da vàng thật sự ở nơi ấn ngón tay.

   Mức độ vàng da:

   - Vàng da nhẹ: da vàng nhẹ ở mặt và thân, trẻ vẫn bú tốt, xuất hiện muộn sau ngày thứ ba.
   - Vàng da nặng: da vàng sậm lan đến tay – chân, kèm bú kém, bỏ bú, hoặc xuất hiện sớm trong vòng 1-2 ngày sau sanh.
   Những yếu tố góp phần làm cho trẻ bị vàng da nặng:
   - Non tháng
   - Nhiễm trùng
   - Sanh ngạt
    4. Làm gì khi trẻ bị vàng da?
    - Vàng da nhẹ: điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời và cho bú nhiều lần trong ngày, vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa. Anh sáng mặt trời làm giảm vàng da cho trẻ sơ sinh

Tắm nắng cho trẻ

   Tiếp tục theo dõi diễn tiến của vàng da hàng ngày cho đến ít nhất là 7-10 ngày sau sanh.
   Tích cực cho trẻ bú mẹ

   - Vàng da nặng: phải đưa trẻ nhập viện ngay. Tại bệnh viện trẻ sẽ được điều trị tích cực với:
   - Chiếu đèn: ánh sáng của đèn biến bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa và đường tiểu.
   - Thay máu: lấy bớt chất bilirubin nhanh chóng ra khỏi cơ thể.

   Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:

   - Bú yếu hoặc bỏ bú
   - Vàng da lan đến tay chân
   - Vàng da xuất hiện sớm trong 24-48 giờ sau sanh
   - Vàng da kéo dài trên 15 ngày

   Phát hiện và xử trí đúng vàng da ở trẻ sơ sinh giúp cho trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt về sau.

Tập thể nhóm BS Sơ Sinh BV Nhi Đồng 1



Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

26/04/2005 07:13:13Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Chắc người mẹ da vàng nào cũng phân biệt được chứng vàng da với màu da vàng của bé. Khi bé mắc chứng vàng da thì không phải chỉ da bé vàng sẫm hẳn lại (có khi vàng như nghệ, có khi hơi ngả màu xanh) mà tròng mắt bé cũng vàng, nước tiểu bé cũng vàng.

Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng vàng da đó và không phải lúc nào vàng da cũng là đau gan như ta vẫn thường nghĩ. Do đó, cách chữa bịnh cũng khác, tùy trường hợp. Hiện nay có ba phương pháp chữa trị.

Bé mới sanh ra da đỏ ửng, nhưng đến ngày thứ hai hay thứ ba, da bỗng hóa vàng, một màu vàng tươi. Trong mắt bé cũng vàng và nước tiểu bé cũng sậm lại. Bà mẹ nào thấy vậy cũng sợ hãi tưởng là bé đau gan, nhưng không, thứ vàng da đó là vàng da sinh lý, nghĩa là không có bệnh tật chi cả. Có đến 75% trẻ sơ sinh bị chứng vàng da sinh lý này, nghĩa là trong bốn bé đã có ba bé bị vàng da.

Y học giải thích hiện tượng trên như sau: bé mới sanh ra lượng hồng cầu cao đến bảy triệu trong mỗi phân khối máu, nhưng trong một hai ngày đầu số hồng cầu thặng dư bị hủy diệt đi để chỉ còn khoảng 5 triệu mỗi phân khối, thích nghi với đời sống mới. “Mật” chứa trong hồng cầu hủy diệt đó lan tràn trong máu với số lượng khá cao, gan không kịp thải nên bé bị vàng da! Hơn nữa lúc đó gan bé còn non nớt, chưa quen với những công việc nặng nhọc như vậy. Chứng vàng da sinh lý này rất thông thường và không cần phải thuốc men gì cả, tự nhiên cũng khỏi. Trẻ sanh thiếu tháng càng vàng da nhiều và sậm hơn vì gan non nớt hơn. Tình trạng vàng da sinh lý này không kéo dài quá hai tuần lễ (nghĩa là sau hai tuần) mà bé vẫn còn bị vàng da thì phải khám ngay. Một yếu tố quan trọng để biết chắc chứng vàng da sinh lý là chứng này chỉ xuất hiện vào 24 – 28 giờ sau khi sanh. Như vậy, nếu vừa sanh ra mà bé đã vàng da rồi thì phải báo ngay cho bác sĩ biết vì không phải là vàng da sinh lý nữa rồi! Mặt khác, dù vàng da bé vẫn bình thường không khó chịu, phân vẫn tốt và nước tiểu tuy vàng sậm một chút nhưng không có gì đặc biệt.

Chứng vàng da ngay sau khi vừa sanh, đáng sợ nhất là do sự xung khắc huyết mẹ con, ta vẫn thường gọi là “con ranh con rạ”. Bé sanh ra da vàng sậm, gan và lá lách lớn, thiếu máu trầm trọng, xuất huyết, khó thở và có những rối loạn thần kinh khác (làm kinh, khó bú, khó nuốt). Bé thường ít hy vọng sống sót. Trường hợp nhẹ hơn có thể dùng phương pháp loại bỏ máu của bé và sang cho bé một thứ máu khác. Đây chỉ là những trường hợp hiếm hoi ở nước ta.

Chứng vàng da vì viêm gan do siêu vi trùng cũng thấy ở trẻ em. Bé nóng sốt, bỏ ăn, bứt rứt, ngứa ngáy, mắt vàng, da vàng, nước tiểu sậm, phân vàng. Những nguyên nhân khác khiến bé cũng bị vàng da là nhiễm trùng huyết, các bịnh gan, mật máu... Nhưng thứ vàng da thỉnh thoảng gặp ở trẻ em và nguy hiểm không kém vàng da do sung khắc huyết mẹ con nói trên là do ống dẫn mật bị nghẹt vì một lý do nào đó, hoặc không có ống dẫn mật trong gan.

Trường hợp này chứng vàng da xuất hiện trong ngày đầu tiên sau khi sanh, một màu vàng ngả dần sang màu xanh lá cây, phân bón và trắng như cứt cò. Phải khám và điều trị tại bệnh viện.

Dĩ nhiên, ngoài những triệu chứng lâm sàng như vừa kể trên, còn phải cho làm những xét nghiệm cần thiết khác để định bệnh. Ta cần để ý màu sắc nước tiểu, phân, lúc khởi đầu của chứng vàng da... để báo cho bác sĩ biết, giúp sự định bịnh mau lẹ.

Ngoài ra cũng cần phải kể trường hợp vàng da vì bé ăn quá nhiều thức ăn có chất carotène như cà rốt, đu đủ, bí rợ... Đó là trường hợp của bé B con dì tôi bị vàng da tay chân, uống bao nhiêu thuốc gan cũng không hết – (vì mẹ bán thuốc ở một hiệu thuốc tây). Hỏi ra mới biết chỉ vì bà thường cho bé ăn cà rốt cho sáng mắt! Đó cũng là trường hợp của bé D, vàng da chỉ vì ăn đu đủ mỗi ngày cho khỏi bón. Tội nghiệp bé bị uống thuốc đau gan cả tháng trời một cách vô duyên hết sức!

Tóm lại không phải hễ cứ vàng da là đau gan. Chúng ta đã thấy có những thứ vàng da mà không đau gan tí nào cả chỉ đau... bụng vì tốn tiền mua thuốc gan bậy bạ uống thôi!

Theo sách "Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng"
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc


Xem thêm về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh tại www.chamsocbe.com

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

26/04/2005 07:13:13Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Chắc người mẹ da vàng nào cũng phân biệt được chứng vàng da với màu da vàng của bé. Khi bé mắc chứng vàng da thì không phải chỉ da bé vàng sẫm hẳn lại (có khi vàng như nghệ, có khi hơi ngả màu xanh) mà tròng mắt bé cũng vàng, nước tiểu bé cũng vàng.

Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng vàng da đó và không phải lúc nào vàng da cũng là đau gan như ta vẫn thường nghĩ. Do đó, cách chữa bịnh cũng khác, tùy trường hợp. Hiện nay có ba phương pháp chữa trị.

Bé mới sanh ra da đỏ ửng, nhưng đến ngày thứ hai hay thứ ba, da bỗng hóa vàng, một màu vàng tươi. Trong mắt bé cũng vàng và nước tiểu bé cũng sậm lại. Bà mẹ nào thấy vậy cũng sợ hãi tưởng là bé đau gan, nhưng không, thứ vàng da đó là vàng da sinh lý, nghĩa là không có bệnh tật chi cả. Có đến 75% trẻ sơ sinh bị chứng vàng da sinh lý này, nghĩa là trong bốn bé đã có ba bé bị vàng da.

Y học giải thích hiện tượng trên như sau: bé mới sanh ra lượng hồng cầu cao đến bảy triệu trong mỗi phân khối máu, nhưng trong một hai ngày đầu số hồng cầu thặng dư bị hủy diệt đi để chỉ còn khoảng 5 triệu mỗi phân khối, thích nghi với đời sống mới. “Mật” chứa trong hồng cầu hủy diệt đó lan tràn trong máu với số lượng khá cao, gan không kịp thải nên bé bị vàng da! Hơn nữa lúc đó gan bé còn non nớt, chưa quen với những công việc nặng nhọc như vậy. Chứng vàng da sinh lý này rất thông thường và không cần phải thuốc men gì cả, tự nhiên cũng khỏi. Trẻ sanh thiếu tháng càng vàng da nhiều và sậm hơn vì gan non nớt hơn. Tình trạng vàng da sinh lý này không kéo dài quá hai tuần lễ (nghĩa là sau hai tuần) mà bé vẫn còn bị vàng da thì phải khám ngay. Một yếu tố quan trọng để biết chắc chứng vàng da sinh lý là chứng này chỉ xuất hiện vào 24 – 28 giờ sau khi sanh. Như vậy, nếu vừa sanh ra mà bé đã vàng da rồi thì phải báo ngay cho bác sĩ biết vì không phải là vàng da sinh lý nữa rồi! Mặt khác, dù vàng da bé vẫn bình thường không khó chịu, phân vẫn tốt và nước tiểu tuy vàng sậm một chút nhưng không có gì đặc biệt.

Chứng vàng da ngay sau khi vừa sanh, đáng sợ nhất là do sự xung khắc huyết mẹ con, ta vẫn thường gọi là “con ranh con rạ”. Bé sanh ra da vàng sậm, gan và lá lách lớn, thiếu máu trầm trọng, xuất huyết, khó thở và có những rối loạn thần kinh khác (làm kinh, khó bú, khó nuốt). Bé thường ít hy vọng sống sót. Trường hợp nhẹ hơn có thể dùng phương pháp loại bỏ máu của bé và sang cho bé một thứ máu khác. Đây chỉ là những trường hợp hiếm hoi ở nước ta.

Chứng vàng da vì viêm gan do siêu vi trùng cũng thấy ở trẻ em. Bé nóng sốt, bỏ ăn, bứt rứt, ngứa ngáy, mắt vàng, da vàng, nước tiểu sậm, phân vàng. Những nguyên nhân khác khiến bé cũng bị vàng da là nhiễm trùng huyết, các bịnh gan, mật máu... Nhưng thứ vàng da thỉnh thoảng gặp ở trẻ em và nguy hiểm không kém vàng da do sung khắc huyết mẹ con nói trên là do ống dẫn mật bị nghẹt vì một lý do nào đó, hoặc không có ống dẫn mật trong gan.

Trường hợp này chứng vàng da xuất hiện trong ngày đầu tiên sau khi sanh, một màu vàng ngả dần sang màu xanh lá cây, phân bón và trắng như cứt cò. Phải khám và điều trị tại bệnh viện.

Dĩ nhiên, ngoài những triệu chứng lâm sàng như vừa kể trên, còn phải cho làm những xét nghiệm cần thiết khác để định bệnh. Ta cần để ý màu sắc nước tiểu, phân, lúc khởi đầu của chứng vàng da... để báo cho bác sĩ biết, giúp sự định bịnh mau lẹ.

Ngoài ra cũng cần phải kể trường hợp vàng da vì bé ăn quá nhiều thức ăn có chất carotène như cà rốt, đu đủ, bí rợ... Đó là trường hợp của bé B con dì tôi bị vàng da tay chân, uống bao nhiêu thuốc gan cũng không hết – (vì mẹ bán thuốc ở một hiệu thuốc tây). Hỏi ra mới biết chỉ vì bà thường cho bé ăn cà rốt cho sáng mắt! Đó cũng là trường hợp của bé D, vàng da chỉ vì ăn đu đủ mỗi ngày cho khỏi bón. Tội nghiệp bé bị uống thuốc đau gan cả tháng trời một cách vô duyên hết sức!

Tóm lại không phải hễ cứ vàng da là đau gan. Chúng ta đã thấy có những thứ vàng da mà không đau gan tí nào cả chỉ đau... bụng vì tốn tiền mua thuốc gan bậy bạ uống thôi!

Theo sách "Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng"
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc


Xem thêm về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh tại www.chamsocbe.com

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

26/04/2005 07:13:13Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Chắc người mẹ da vàng nào cũng phân biệt được chứng vàng da với màu da vàng của bé. Khi bé mắc chứng vàng da thì không phải chỉ da bé vàng sẫm hẳn lại (có khi vàng như nghệ, có khi hơi ngả màu xanh) mà tròng mắt bé cũng vàng, nước tiểu bé cũng vàng.

Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng vàng da đó và không phải lúc nào vàng da cũng là đau gan như ta vẫn thường nghĩ. Do đó, cách chữa bịnh cũng khác, tùy trường hợp. Hiện nay có ba phương pháp chữa trị.

Bé mới sanh ra da đỏ ửng, nhưng đến ngày thứ hai hay thứ ba, da bỗng hóa vàng, một màu vàng tươi. Trong mắt bé cũng vàng và nước tiểu bé cũng sậm lại. Bà mẹ nào thấy vậy cũng sợ hãi tưởng là bé đau gan, nhưng không, thứ vàng da đó là vàng da sinh lý, nghĩa là không có bệnh tật chi cả. Có đến 75% trẻ sơ sinh bị chứng vàng da sinh lý này, nghĩa là trong bốn bé đã có ba bé bị vàng da.

Y học giải thích hiện tượng trên như sau: bé mới sanh ra lượng hồng cầu cao đến bảy triệu trong mỗi phân khối máu, nhưng trong một hai ngày đầu số hồng cầu thặng dư bị hủy diệt đi để chỉ còn khoảng 5 triệu mỗi phân khối, thích nghi với đời sống mới. “Mật” chứa trong hồng cầu hủy diệt đó lan tràn trong máu với số lượng khá cao, gan không kịp thải nên bé bị vàng da! Hơn nữa lúc đó gan bé còn non nớt, chưa quen với những công việc nặng nhọc như vậy. Chứng vàng da sinh lý này rất thông thường và không cần phải thuốc men gì cả, tự nhiên cũng khỏi. Trẻ sanh thiếu tháng càng vàng da nhiều và sậm hơn vì gan non nớt hơn. Tình trạng vàng da sinh lý này không kéo dài quá hai tuần lễ (nghĩa là sau hai tuần) mà bé vẫn còn bị vàng da thì phải khám ngay. Một yếu tố quan trọng để biết chắc chứng vàng da sinh lý là chứng này chỉ xuất hiện vào 24 – 28 giờ sau khi sanh. Như vậy, nếu vừa sanh ra mà bé đã vàng da rồi thì phải báo ngay cho bác sĩ biết vì không phải là vàng da sinh lý nữa rồi! Mặt khác, dù vàng da bé vẫn bình thường không khó chịu, phân vẫn tốt và nước tiểu tuy vàng sậm một chút nhưng không có gì đặc biệt.

Chứng vàng da ngay sau khi vừa sanh, đáng sợ nhất là do sự xung khắc huyết mẹ con, ta vẫn thường gọi là “con ranh con rạ”. Bé sanh ra da vàng sậm, gan và lá lách lớn, thiếu máu trầm trọng, xuất huyết, khó thở và có những rối loạn thần kinh khác (làm kinh, khó bú, khó nuốt). Bé thường ít hy vọng sống sót. Trường hợp nhẹ hơn có thể dùng phương pháp loại bỏ máu của bé và sang cho bé một thứ máu khác. Đây chỉ là những trường hợp hiếm hoi ở nước ta.

Chứng vàng da vì viêm gan do siêu vi trùng cũng thấy ở trẻ em. Bé nóng sốt, bỏ ăn, bứt rứt, ngứa ngáy, mắt vàng, da vàng, nước tiểu sậm, phân vàng. Những nguyên nhân khác khiến bé cũng bị vàng da là nhiễm trùng huyết, các bịnh gan, mật máu... Nhưng thứ vàng da thỉnh thoảng gặp ở trẻ em và nguy hiểm không kém vàng da do sung khắc huyết mẹ con nói trên là do ống dẫn mật bị nghẹt vì một lý do nào đó, hoặc không có ống dẫn mật trong gan.

Trường hợp này chứng vàng da xuất hiện trong ngày đầu tiên sau khi sanh, một màu vàng ngả dần sang màu xanh lá cây, phân bón và trắng như cứt cò. Phải khám và điều trị tại bệnh viện.

Dĩ nhiên, ngoài những triệu chứng lâm sàng như vừa kể trên, còn phải cho làm những xét nghiệm cần thiết khác để định bệnh. Ta cần để ý màu sắc nước tiểu, phân, lúc khởi đầu của chứng vàng da... để báo cho bác sĩ biết, giúp sự định bịnh mau lẹ.

Ngoài ra cũng cần phải kể trường hợp vàng da vì bé ăn quá nhiều thức ăn có chất carotène như cà rốt, đu đủ, bí rợ... Đó là trường hợp của bé B con dì tôi bị vàng da tay chân, uống bao nhiêu thuốc gan cũng không hết – (vì mẹ bán thuốc ở một hiệu thuốc tây). Hỏi ra mới biết chỉ vì bà thường cho bé ăn cà rốt cho sáng mắt! Đó cũng là trường hợp của bé D, vàng da chỉ vì ăn đu đủ mỗi ngày cho khỏi bón. Tội nghiệp bé bị uống thuốc đau gan cả tháng trời một cách vô duyên hết sức!

Tóm lại không phải hễ cứ vàng da là đau gan. Chúng ta đã thấy có những thứ vàng da mà không đau gan tí nào cả chỉ đau... bụng vì tốn tiền mua thuốc gan bậy bạ uống thôi!

Theo sách "Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng"
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc


Xem thêm về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh tại www.chamsocbe.com

(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em sinh con duoc 4ngay thj be mat vi bi vang da e muon hoj e sinh be thu 2 co bj vang da nua khong lam sao de trua trj
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
be nha em vang da moi sanh dc 15 ngay .chau vang da tu ngay thu ba toi gio van chua het. luc dau vang o mat may ngay sau vang suong den nguoi .hoi vang o dau goi .sang nao em cung tam nang cho chau.o dau goi da het nhung mat va nguoi van con .vay vang da lau nhu vay co anh huong gi toi suc khoe cua chau khong.be nha em van an ngu binh thuong
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý