Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt

seminoon seminoon @seminoon

Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt

18/04/2015 03:18 PM
4,487
Đau bụng kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân và những nguy cơ khi đau bụng kinh nguyệt. Các biện pháp giảm đau hiệu quả.


Đau bụng kinh là gì?


Khái niệm đau bụng hành kinh được dùng để chỉ một loạt triệu chứng của phụ nữ trước, sau hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt bao gồm đau bụng dưới (có khi đau quằn quại và kéo dài), đau thắt lưng, bụng có cảm giác đầy hơi, hậu môn có những biểu hiện khó chịu như buồn đi ngoài...

Người bị đau bụng kinh ở mức nhẹ thường không quan tâm lắm đến chứng này. Nhưng ở mức độ nghiêm trọng, chứng đau bụng kinh sẽ ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Ngoài đau bụng, một số người còn có các hiện tượng đau ngực, buồn nôn, ỉa chảy. Nếu hiện tượng này kéo dài, bệnh nhân phải uống thuốc điều trị. Khi đó, có thể coi nó là một triệu chứng bệnh.

Phân loại đau bụng hành kinh như thế nào?
Đau bụng hành kinh nhìn chung được phân làm hai loại: loại nguyên phát và loại thứ phát.

Loại nguyên phát (còn gọi là đau bụng hành kinh mang tính cơ năng): Người bệnh không phát hiện ra ở cơ quan sinh dục bất cứ biển đổi bệnh lý gì, nhưng vẫn bị đau bụng hành kinh. Hiện tượng này thường gặp ở những phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn và chưa sinh con. Đau bụng kinh xuất hiện sau chu kỳ rụng trứng.

Ở loại đau bụng kinh thứ phát (còn gọi là đau bụng kinh mang tính khí chất), cơ quan sinh dục của người bệnh có nhiều thay đổi. Bệnh thường gặp ở những người bị bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, cổ tử cung hẹp, dính khoang tử cung..

Chúng ta rất khó phân biệt rõ ràng hai loại đau bụng kể trên. Ví dụ như người bị đau bụng kinh nguyên phát sau nhiều năm sẽ có những thay đổi của cơ quan sinh dục, khiến cho hiện tượng đau bụng kinh ngày càng nặng; khi đó rất khó để phán đoán. Có trường hợp người bệnh được chẩn đoán là đau bụng kinh nguyên phát, nhưng thực tế họ bị mắc chứng lạc nội mạc tử cung ở mức nhẹ, khi kiểm tra soi ổ bụng mới phát hiện được là bị đau bụng kinh thứ phát.

Nói tóm lại, đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát chỉ là hai dạng của thống kinh, giữa hai loại này nhiều lúc rất khó xác định chính xác bằng các biểu hiện lâm sàng.

Chứng đau bụng hành kinh liên quan đến những yếu tố gì?
Những nhân tố liên quan đến đau bụng hành kinh nguyên phát gồm:

- Thấy kinh lần đầu sớm hoặc muộn: Có điều tra cho thấy mức độ đau và tuổi thấy kinh lần đầu có liên quan đến nhau. Ở người thấy kinh lần đầu sớm, tỷ lệ đau bụng kinh cao, đồng thời mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn.

- Hôn nhân và sinh đẻ: Giữa đau bụng kinh và việc kết hôn có liên quan với nhau hay không, hiện còn tồn tại hai quan điểm. Đại đa số cho rằng đau bụng hành kinh không liên quan gì đến hôn nhân. Nhưng không ít người cho rằng sau khi kết hôn, mức độ đau bụng hành kinh ở nhiều phụ nữ giảm hẳn. Điều này đang cần được nghiên cứu lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác.

- Đau bụng hành kinh còn liên quan đến những nhân tố mệt mỏi kéo dài, căng thẳng, thời tiết lạnh hoặc cơ thể quá mẫn cảm.

Những nhân tố liên quan đến hiện tượng đau bụng hành kinh thứ phát:

- Giữ vệ sinh không tốt trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sau khi sinh, sinh hoạt tình dục quá sớm, quá nhiều dẫn đến chứng viêm tử cung.

- Nạo phá thai hay tác động vào khoang tử cung nhiều lần gây viêm dính nội mạc.

- Tránh thai: Đau bụng hành kinh và các phương pháp tránh thai có ảnh hưởng nhất định với nhau. Đặc biệt, phương pháp đặt vòng thường làm tăng mức độ đau bụng hành kinh. Thuốc tránh thai chứa progestagen có tác dụng làm lỏng cơ nhẵn của tử cung, giảm nhẹ triệu chứng đau bụng do co bóp. Uống thuốc tránh thai có thể giảm tỷ lệ và độ đau của đau bụng hành kinh.

- Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt và độ dài ngắn của từng chu kỳ: Nhìn chung, độ nghiêm trọng của đau bụng hành kinh và độ dài ngắn của chu kỳ kinh nguyệt không có ảnh hưởng gì đến nhau. Nhưng do đau bụng kinh biểu hiện trong thời kỳ kinh nguyệt nên nếu thời gian hành kinh kéo dài thì thời gian đau bụng kinh cũng bị kéo dài theo.

- Một số nhân tố khác: Có ý kiến cho rằng người béo mập thường dễ bị đau bụng hành kinh; thói quen hút thuốc lá và đau bụng hành kinh luôn có tỷ lệ thuận.

(Phòng khám đa kho Thiên Tâm tổng hợp)


Nguyên nhân cơ bản dẫn đến đau bụng hành kinh có thể quy về mấy phương diện sau:

- Sự co thắt quá độ của tử cung: Áp lực co thắt tử cung của người đau bụng hành kinh và người bình thường cơ bản là giống nhau. Nhưng do sự co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn, nên tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng hành kinh.

- Tử cung co thắt không bình thường, khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây đến co thắt, thậm chí co rút cơ tử cung, từ đó xuất hiện đau bụng hành kinh. Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy, huyết áp cao là nhân tố quan trọng tạo thành sự co thắt không bình thường của tử cung.

- Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao. Chất Prostaglandin E2 (PGE2) làm co thắt cơ tử cung. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh hàm lượng PG trong máu người đau bụng kinh cao hơn người bình thường. Trong một cơ thể, hàm lượng PGE2 và PGF2a cũng khác nhau, tỷ lệ GPF2a/PGE2 không tương đồng ở những khoảng thời gian khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Những kích thích đó có thể dẫn đến sự co thắt không bình thường của cơ tử cung, gây đau đớn.

Ở người bị chứng lạc nội mạc tử cung, quan hệ giữa chứng đau bụng hành kinh và hàm lượng PG càng rõ ràng. Hàm lượng PGF2a trong huyết thanh và dịch khoang bụng của họ cao hơn người không đau bụng hành kinh.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng như em mô tả trong thư theo đuổi em suốt từ những năm đầu có kinh cho đến mãi sau này (25-35 tuổi - độ tuổi ổn định về hoạt động của buồng trứng) thì em nên lưu ý để đến cơ sở y tế có chuyên khoa sản - phụ thăm khám, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý có liên quan đến thống kinh và có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. 



Sau đây là một số phương pháp đơn giản và hiệu quả sau sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi "đến tháng".


Chườm nước nóng

Dùng khăn bông dấp nước ấm và chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp bạn bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.

Ngoài ra, có thể dùng chai thủy tinh nhỏ đựng nước ấm và lăn hoặc ấp vào phần bụng dưới thay cho khăn nóng.

Đắp gừng tươi

Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.

Dán cao hoặc xoa dầu

Một số bạn nữ thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương pháp trên.

Massage nhẹ

Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.

Ngoài ra, để giảm bớt hiện tượng đau bụng mỗi khi hành kinh, các bạn nữ nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Vào những ngày này, nên nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng. Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị cay, chua...

Lưu ý thêm, vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa vì lúc này dạ dày thường có hiện tượng trương hơi, gây khó chịu cho người phụ nữ.


Thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh


TPO – Đau bụng, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và dễ nổi cáu là một số rối loạn điển hình xảy ra trước và trong những “ngày ấy”.





Nếu chị em nào thường bị đau bụng kinh thì trước hoặc trong những “ngày ấy” không nên dùng thuốc giảm đau ngay mà hãy thử ăn một số loại thực phẩm giúp giảm đau tự nhiên.

1. Các carbohydrate phức hợp


Trước và trong những ngày có kinh nguyệt, thông thường nhiều chị em sẽ thèm ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, chị em cũng nên lưu ý tới loại carbohydrate mà mình đang dùng.

Lý tưởng nhất là nên ăn những carbohydrate phức hợp để duy trì mức độ năng lượng ổn định. Chị em nên chọn ăn một số loại thực phẩm như yến mạch, khoai lang và gạo lức.

Ngoài chứa chất xơ, các carbohydrate phức hợp còn có thể được tiêu hóa từ từ và nó cũng là một nguồn cung cấp magiê cần thiết cho cơ thể trong những ngày này.


2. Các loại hạt


Hãy thử ăn vặt vài loại hạt trong những ngày này. Không chỉ tốt cho tiêu hóa mà các loại hạt còn giúp ổn định cảm xúc. Cảm xúc thất thường trong những ngày “đèn đỏ” có thể là do tình trạng đau bụng kinh gây ra.

3. Sữa hoặc sữa chua




Sữa hoặc sữa chua có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500 mg canxi mỗi ngày.

Dinh dưỡng quan trọng nhất giúp phụ nữ vượt qua hội chứng tiền kinh nguyệt là canxi.

Nhiều nam giới có xu hướng tránh phụ nữ khi họ đang trải qua hội chứng tiền kinh nguyêt do tâm trạng của chị em trở nên không ổn định và phụ nữ dễ cáu giận trước kỳ kinh. Vì thế điều mà các chàng có thể làm là hãy pha ngay cho nàng một cốc sữa nếu thấy nàng khó chịu do đau bụng kinh.

Tuyết Nhung Theo Medicmagic

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
thưa bac si:e dọc vê những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giơi trong do có đau bụng kinh nguyệt.e lo lam vì hàng tháng e hay bị đau bụng ngày dâu tiên,như vậy e co bị vô sinh không ah?xắp đến chu kỳ kinh nguyệt khoảng một tuần thì e bị đau ngưc và khi bị thì khỏi và chỉ dau bung ngày dầu tiên.xin bacvs sỹ hãy tư vấn giúp e.e cám ơn bác sỹ.
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
thua bs!e thuog hay bj dau bung kinh vao 2ngay dau ,n0 thuog dau o ben hog traj e ko the lam j de jam dau a.m0j lan dau thuk su k the chju dk bs a.
Đau bụng kinh là hiện tượng bình thường khi đến chu kì. Nếu đau bụng kèm theo những triệu chứng lạ thì bạn nên đi kiểm tra ngay.Còn nếu bạn lo sợ mình bị vô sinh thì có thể đến bệnh viện làm các xét nghiệm tiền hôn nhân là biết ngay mà
thưa bác sĩcháu 21 tuổi thường bị đau kinh nguyện có biểu hiện : quặng bụng, lạnh buốt , nôn mữa , toát mồ hôi , thiếu nước . đau liên tục dù em đã chườm nước nóngbác sĩ cho e hỏi : e có mắc bệnh gì hay không ?làm sao để khắc phục các cơn đaue cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Hiện tượng đau bụng trong ngày kinh nguyệt không phải là hiện tượng hiếm gặp ở các bạn nữ. Trong những ngày đèn đỏ bạn nên làm việc nhẹ nhàng, chườm nóng. Nếu cảm thấy quá đau bạn có thể uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sỹ. Chúc bạn chóng khỏe!
thưa bác sĩ,cháu 18 tuổi đang học 12 và chuẩn bị thi đại học,cao đẳng nhưng tháng nào cháu cũng bị đau bụng kinh dữ dội ở bụng dưới kèm theo buồn nôn,mặt tái,đau đầu.cháu có kinh năm lớp 7 va đến học kì 2 lớp 10 tới bây giờ hàng tháng cháu đều bị đau bụng kinh ảnh hưởng đến học tâp,năm nay cháu lại thi.mong bác sĩ cho biết cháu bị gì va làm sao hết đau.cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
chau bi gi thi di kham thi tot hon
Chào bạn! Vấn đề của bạn có không ít bạn gái gặp phải thông thường nhiều bạn hay uống ích mẫu, uống thuốc giảm đau..tuy nhiên nó chỉ giảm được 1 phần nào đó.Cách tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được kê chuẩn uống thuốc đều đặn và hạn chế đau bụng kinh nhé.Ngoài ra, dù ôn thi nhưng cũng nên ăn ngủ điều độ nhất là kỳ kinh.Chúc bạn thi tốt và sức khỏe nhé
Truoc chu ky kinh mot tuân e thay rat đau mot bên hông trai va ca chan trai nua.nhưng nô lai het đâu khi e bi hanh kinh dc hai ngay.xin hơi vi sao va co anh hương j ́ko
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Do ảnh hưởng của kì kinh thôi, không ảnh hưởng gì hết.Nếu lo lắng để chắc chắn bạn có thể đi khám nhé
lam sao de do dau bung khj bj kjnh nguyet ha bac sj
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Bạn có thể đi khám bác sĩ mua thuốc điều kinh hoặc uống thuốc theo chỉ định.Ngoài ra nên giữ chế độ ăn uống ngủ ngỉ hợp lý.Cũng chỉ có 1-2 ngày / tháng thôi nên cố gắng nhé
Echao bs. E bat dau kinh nguyet tu năm lớp 8 Tới năm 20 tuổi e ko bị đau bụng 21 tuổi trở đi thì e thường hay bị đau bụng kinh. Và chỉ dau nửa ngày đầu. Năm nay e 23 tuổi. Vậy liệu e có bị sao không ạ? Bs tu van giúp e với .
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Em không nên quá lo lắng nhé. Đau bụng kinh là vấn đề nhiều người gặp phải. Nếu không đâu quá dữ dội thì cũng không đáng ngại. Em có thể dùng túi ấm chườm bụng hoặc có thể dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết. Tuy vậy em cũng nên đi khám phụ khoa để ề phòng những trường hợp bất thường nhé!
xin chào bác sĩ. Tôi có kinh vào năm 16 tuổi, kinh nguyệt ko đều. Và có tháng bị thì thường đau bụng và kinh nguyệt kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày. Nay tôi lấy chồng, hiện tượng này có giảm hơn chút ít. Kinh nguyệt đều hơn nhưng vẫn có tháng đi kèm với đau bụng, hoa mắt, chóng mặt. Tôi rất hoang mang không biết nên làm cách nào để khắc phục. Tôi mới mổ UNBT cách đây 2 tháng, vẫn chưa có bé. BS tư vấn giúp tôi ah, Tôi xin cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Bạn nên kiên nhẫn để cơ thể phục hồi trở lại. Những biểu hiện trên đều là biểu hiện bệnh lý của UNBT. Vậy tái khám đúng lịch và nghỉ ngơi điều độ để sớm có tin vui nhé. Chúc bạn sức khỏe!
phụ nữ 44 tuổi có kinh nguyệt hơn 1 tháng rồi chưa hết liệu có mắc bệnh gì hông ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Xin chào Bs! mới đây tôi bị đau bụng dữ dội như đau đẻ khi có kinh nguyệt, trước đây cũng hay đau nhưng lần này đau khác, tôi cảm giác như muốn đi ngoài nhưng khi đi thì lại đau, lúc đó không phải đau bụng nữa mà đau đường hậu môn như chuẩn bị sinh em bé vậy.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
tôi muốn biết đau như vậy bị sao không?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý