Trẻ chậm nói

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Trẻ chậm nói

18/04/2015 03:18 PM
287
Thời điểm trẻ tập nói? Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói? Chăm sóc trẻ chậm nói như thế nào? Các bậc phụ huynh hãy lưu ý.

Bé tập nói khi nào?

Trung bình trẻ 1 tuổi có thể sử dụng được khoảng 10 từ ngữ; lên 1 tuổi rưỡi có khoảng 30-40 từ. Từ 1 tuổi rưỡi tới 2 tuổi, vốn từ của trẻ tăng lên rất nhanh: khoảng 300 từ; từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi: trên 500 từ. Cuối năm thứ 3, vốn từ có thể đạt tới 1.200-1.500 và trẻ có thể trao đổi được bằng lời nói những điều thông thường trong sinh hoạt.

Đó là khả năng của những trẻ được phát triển trong "môi trường ngôn ngữ" tốt (cha mẹ chăm trò chuyện với trẻ, gia đình đông anh chị em, được gửi vườn trẻ...). Những trẻ ở vùng cao, vùng sâu, ít được tiếp xúc thì ngôn ngữ thường kém phát triển hơn. Những trẻ đẻ non, còi xương, thể tạng yếu đuối, suy dinh dưỡng... cũng thường chậm nói, đi kèm với chậm mọi phát triển về vận động khác (lẫy, bò, đi...).

Với trẻ chậm nói, cần phân biệt 2 khả năng về ngôn ngữ. Nếu trẻ vẫn hiểu được lời nói (chỉ đúng những gì ta hỏi như "tai đâu, mắt đâu..." và thực hiện đúng những mệnh lệnh giản đơn như lấy mũ, dép) thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Nếu được giúp đỡ tốt, những trẻ này có thể phát triển lời nói rất nhanh để không bị chậm trễ về mặt ngôn ngữ khi đến tuổi đi học.

Ngược lại, những trẻ bị chậm cả diễn đạt lẫn cảm thụ ngôn ngữ thường có căn nguyên nghe kém hoặc chậm khôn; việc giúp đỡ sẽ khó khăn hơn nhiều. Trẻ nhất thiết phải được thầy thuốc chuyên khoa tai khám, đo sức nghe và đo chỉ số IQ.

Trong quá trình học nói, trẻ cần có sức nghe hoàn hảo để ghi nhận được chính xác các âm thanh của lời nói, có trí tuệ tốt để phân biệt và ghi nhớ mối liên hệ giữa khái niệm và tên gọi của nó. Mặt khác, khả năng phát âm của trẻ còn phụ thuộc vào sự thuần thục dần của hệ thần kinh (lời nói đòi hỏi sự hiệp đồng tinh tế nhiều cơ của bộ máy phát âm và cấu âm), không thể đốt cháy giai đoạn.

Các chỉ số của phát triển ngôn ngữ ở trẻ vào giai đoạn học nói (từ 1 tuổi đến 3 tuổi) phản ánh rất đầy đủ sự phát triển đồng bộ về thể chất và trí tuệ của trẻ trong giai đoạn này. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức quan tâm theo dõi.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Bs.Thuocbietduoc

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Theo BS Đặng Ngọc Thạch, Khoa Tâm lý trẻ em, BV NĐ2: “Có nhiều nhuyên nhân hay các yếu tố tâm lý - giáo dục, môi trường - xã hội làm trẻ chậm nói như bị điếc dị tật, chậm phát triển trí tuệ hay bị sang chấn sản khoa…. Những trẻ có bệnh lý gây tổn thương đến não hay bệnh nặng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của việc tập nói. Trẻ bị động kinh, ít tập trung, chú ý cũng là những nguyên nhân chậm nói”.

Chậm nói cũng mang tính chất giống như di truyền trong gia đình nhưng đối với trường hợp này thì ngoài việc chậm nói, những kỹ năng khác của trẻ vẫn phát triển cách bình thường khi giao tiếp với người khác. Ngoài ra, những bạo lực xảy ra trong gia đình cũng gây ảnh hưởng rất nhiều về khả năng tập nói của trẻ.

Riêng đối với các trường hợp trẻ chậm nói đơn thuần, tự nhiên thì việc chữa trị khá dễ dàng nếu có sự phối hợp của BS cùng cha mẹ trẻ.

Ít ai nghĩ việc cho trẻ bú núm vú giả, xem TV một mình lại là thủ phạm gây ra sự chậm nói ở trẻ. Thực tế, TV có thể giúp cho người giữ trẻ, chăm sóc trẻ (ông bà, cha mẹ…) đỡ phần nào sự nhọc nhằn nhưng TV không tạo được sự tương tác với trẻ, qua đó trẻ có thể phát triển được ngôn ngữ. Do đó, cần có người cùng xem TV và nói chuyện với trẻ về những diễn biến trên TV để giúp trẻ tập trung chú ý nghe, hiểu và lặp lại…

Đối với việc cho trẻ ngậm núm vú giả, phần lưỡi của trẻ sẽ ít hoạt động, hầu hết chỉ tập trung vào đôi môi. Khác với khi trẻ bú vú mẹ, động tác lưỡi của trẻ hoạt động linh hoạt, từ đó việc phát triển ngôn ngữ nói của trẻ sẽ tốt hơn, thậm chí tốt hơn cả đối với trẻ bú sữa bình.

Những điều nên làm để giúp trẻ tập nói tốt

Đầu tiên cần chú ý việc cho trẻ bú mẹ ngay từ khi mới sinh cho đến 6 tháng tuổi có một tầm quan trọng đối với việc tập nói của trẻ. Nhiều người còn khuyên người mẹ nên cho con bú mẹ đến 2 tuổi. Sự giao tiếp giữa mẹ - con khi mẹ cho con bú sẽ giúp bé an tâm, giúp bé phát triển và phòng chống các bệnh tật vì sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, điều này ai cũng biết.

Trẻ tiếp nhận những ngôn ngữ ban đầu tốt nhất từ cha - mẹ, từ đó trẻ sẽ phát triển việc tập nói tốt. Trẻ em cần được khuyến khích nói giống như trẻ được khuyến khích đi. Cần nhớ rằng, trẻ có thể nghe hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói. Để làm được điều đó, trẻ cần biết chú ý, lắng nghe…trước khi nói. Hãy kiên nhẫn, bạn có thể giúp con bạn học nói từng bước một và đôi lúc dường như chậm. Trẻ có thể nói không rõ hoặc nói vấp hay ngại ngùng không nói.

Chơi với trẻ là điều quan trọng và các bậc cha mẹ cần chú ý. Đặc biệt việc chơi đùa với trẻ chậm nói đòi hỏi các bậc cha mẹ phải tập trung chú ý trong suốt quá trình chơi với trẻ. Thường xuyên nói với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến. Nên nói đến những vật có trước mặt, hay những điều đang xảy ra. Chú ý lắng nghe, cho con bạn có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói, cũng như thường xuyên đưa ra lời động viên như “Con nói giỏi lắm”, giúp trẻ mạnh dạn tập nói.

Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.

BS. Thái Thanh Thủy, Trưởng Khoa Tâm Lý BV NĐ2 cho biết: ‘Thông thường em bé từ 9 - 12 tháng có thể phát âm ê a kéo dài thành một chuỗi âm thanh có ngữ điệu giống như tiếng nói của người lớn, bé dùng cử chỉ hoặc âm thanh để chia sẻ thông tin về những gì mà bé thấy. Bé rất thích nói chuyện, bé phát âm giống như các tiết tấu trong âm nhạc, bé có thể kết hợp âm thanh và cử chỉ để chào hay tạm biệt, có thể dùng 2 từ liên tục mặc dù chỉ là gần đúng, bé có thể phát âm 1 từ hoặc gần giống như vậy để trả lời cho câu hỏi “Cái gì đây?”...

Để chẩn đoán trẻ chậm nói, cần kiểm tra rất nhiều kỹ năng nơi trẻ như khả năng tập trung chú ý, khả năng bắt chước, khả năng luân phiên trong câu chuyện, cách chơi của trẻ và môi trường ngôn ngữ của trẻ như thế nào.

Các phương pháp giúp trẻ tập nói

Theo BS Đặng Ngọc Thạch: “Có 2 phương pháp giúp cho trẻ tập nói tốt gồm phương pháp học đọc đa giác quan (HĐĐGQ) và phương pháp ngôi nhà giao tiếp (NNGT)

Hiện Viện Ngiên cứu Giáo dục thuộc trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã thành lập Trung tâm tư vấn miễn phí theo hình thức trực tiếp và qua điện thoại (115 Hai Bà Trưng, Q.1, 823.2317).

Trung tâm sẽ tư vấn về tâm lý, dinh dưỡng và giới thiệu pp HĐĐGQ nhằm giúp các bậc cha mẹ biết cách dạy trẻ phát triển tiềm năng ngay từ khi còn nhỏ…

Trong đó PP NNGT đòi hỏi trẻ phát triển 5 kỹ năng: Một là Tập trung chú ý, hai là Lắng nghe - Bắt chước - Lặp lại; thứ ba Chơi, thứ tư là Hiểu và thứ năm là trẻ đưa ra những cử chỉ điệu bộ phù hợp. Khi trẻ thực hiện được 5 điều trên thì trẻ sẽ phát triển kỹ năng nói tốt.

Đối với phương pháp này, nên cho trẻ học những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về 1 từ nào đó. Không ép trẻ phải nói nhưng nhớ đưa ra lới khen khi trẻ tập nói.

Phương pháp HĐĐGQ là một phương pháp mới do GS TS Robert C Titzer đưa ra. HĐĐGQ khuyến khích dạy trẻ đọc, viết từ 4 tháng tuổi. Phương pháp này tận dụng giai đoạn phát triển quan trọng đầu đời của trẻ trên sự tập trung của các giác quan trong việc học đọc, viết. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp trẻ kiểm soát được miệng và lưỡi để có thể diễn đạt tốt lời nói.

Để theo phương pháp này, cha mẹ nên hạn chế việc cho trẻ ngậm núm vú giả vì nó sẽ làm sơ cứng các cơ hàm, khiến trẻ phát âm không tốt. Theo TS Titzer, giai đoạn đầu chỉ nên tập trẻ đọc 50 từ đơn giản vì đây là giai đoạn khó nhất, sau đó mới tiến đến dạy trẻ những từ khó, từ ghép…. .

Ngọc Thanh


Chăm sóc trẻ chậm nói  

Nên trò chuyện thường xuyên với trẻ.

Trẻ 3 tuổi đã có thể giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ; ông bà ta có câu: "Thỏ thẻ như trẻ lên ba". Nếu quá tuổi này mà trẻ chưa có khả năng trao đổi những điều thông thường nghĩa là đã bị chậm nói.

Trung bình trẻ 1 tuổi có thể sử dụng được khoảng 10 từ ngữ; lên 1 tuổi rưỡi có khoảng 30-40 từ. Từ 1 tuổi rưỡi tới 2 tuổi, vốn từ của trẻ tăng lên rất nhanh: khoảng 300 từ; từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi: trên 500 từ. Cuối năm thứ 3, vốn từ có thể đạt tới 1.200-1.500 và trẻ có thể trao đổi được bằng lời nói những điều thông thường trong sinh hoạt.

Đó là khả năng của những trẻ được phát triển trong "môi trường ngôn ngữ" tốt (cha mẹ chăm trò chuyện với trẻ, gia đình đông anh chị em, được gửi vườn trẻ...). Những trẻ ở vùng cao, vùng sâu, ít được tiếp xúc thì ngôn ngữ thường kém phát triển hơn. Những trẻ đẻ non, còi xương, thể tạng yếu đuối, suy dinh dưỡng... cũng thường chậm nói, đi kèm với chậm mọi phát triển về vận động khác (lẫy, bò, đi...).

Với trẻ chậm nói, cần phân biệt 2 khả năng về ngôn ngữ. Nếu trẻ vẫn hiểu được lời nói (chỉ đúng những gì ta hỏi như "tai đâu, mắt đâu..." và thực hiện đúng những mệnh lệnh giản đơn như lấy mũ, dép) thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Nếu được giúp đỡ tốt, những trẻ này có thể phát triển lời nói rất nhanh để không bị chậm trễ về mặt ngôn ngữ khi đến tuổi đi học.

Ngược lại, những trẻ bị chậm cả diễn đạt lẫn cảm thụ ngôn ngữ thường có căn nguyên nghe kém hoặc chậm khôn; việc giúp đỡ sẽ khó khăn hơn nhiều. Trẻ nhất thiết phải được thầy thuốc chuyên khoa tai khám, đo sức nghe và đo chỉ số IQ.

Trong quá trình học nói, trẻ cần có sức nghe hoàn hảo để ghi nhận được chính xác các âm thanh của lời nói, có trí tuệ tốt để phân biệt và ghi nhớ mối liên hệ giữa khái niệm và tên gọi của nó. Mặt khác, khả năng phát âm của trẻ còn phụ thuộc vào sự thuần thục dần của hệ thần kinh (lời nói đòi hỏi sự hiệp đồng tinh tế nhiều cơ của bộ máy phát âm và cấu âm), không thể đốt cháy giai đoạn.

Các chỉ số của phát triển ngôn ngữ ở trẻ vào giai đoạn học nói (từ 1 tuổi đến 3 tuổi) phản ánh rất đầy đủ sự phát triển đồng bộ về thể chất và trí tuệ của trẻ trong giai đoạn này. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức quan tâm theo dõi.

GS Phạm KimSức Khỏe & Đời Sống

(St) 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Xin chào BS.Con Bé nhà em đã 2.5 tuổi mà vẫn chưa nói được.Cháu chỉ gọi được câu mẹ ơi.Ai cháu cũng gọi như vậy.Ngoài ra khi có người nói chuyện là chaú nói theo nhưng rất lung tung không thành câu gì cả.cháu chưa nhận biết được cac việc như lứa tuổi.em có cho cháu đi nhà trẻ, có mẹ ở cùng thì chơi ngoan nhưng không có thì cháu khóc từ lúc mẹ đi đến lúc mẹ đón..Liệu cháu nhà em có phải bị tự kỷ hay chậm phát triển không?BS giúp em với.Nếu cháu bị thì nên uống thuốc gì và làm thế nào để hỗ trợ cho cháu.em cám ơn BS.
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
CON TÔI 22 THÁNG CÁC GIA ĐOẠN CHÁU PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG NHƯNG MÃI ĐẾN GIỜ CHÁU VẪN CHƯA NÓI ĐƯỢC ,CHÁU CÓ THỂ CHƠI CHI CHI CHÀNH CHÀNH ,HÁT THEO LỜI BÀI HÁT NHƯ À ƠI..GỌI BA,ĐI ,CHƠI...DẠ VẬY CHÁU CÓ PHẢI BỊ TỰ KỈ KO?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Từ 12 đến 24 tháng, những trẻ có dấu hiệu sau cần chú ý: - Không sử dụng điệu bộ, cử chí, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay bye-bye khi được 12 tháng tuổi - Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi - Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi - Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản Bạn nên đưa bé đi khám nếu trẻ trên 2 tuổi: - Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ - Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu - Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản - Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé) - Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Cha mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì. Bé nhà bạn nhiều khả năng chậm nói chứ không phải tự kỷ
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý