Say tàu xe

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Say tàu xe

18/04/2015 03:18 PM
378
Say tàu xe là gì? Các cách chữa say tàu xe hiệu quả bằng thuốc và dân gian? Sử dụng thuốc say tàu xe như thế nào?

Say tàu xe là gì?

Say tàu xe là một phản ứng của cơ thể trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe, mà cá nhân không thích nghi được. Say tàu xe bao gồm tất cả các loại chuyển vận: tàu biển, xe ôtô, tàu hỏa, máy bay. Các triệu chứng bao gồm: tái mặt, đổ mồ hôi, nhiều nước bọt, ngáp, khó chịu, thở sâu, nhanh.

Các thuốc chống nôn dùng dự phòng có tác dụng tốt hơn là để chữa khi đã buồn nôn và nôn. Thuốc chính là các chất kháng muscarin hyoscin và một số kháng histamin tác dụng lên thần kinh trung ương. Các thuốc chống nôn không có tác dụng trong dự phòng say tàu xe gồm: các chất đối kháng dopamin như domperridon, metoclopramid và chlorpromazin, các chất đối kháng thụ thể 5-HT3 như ondansetron.

Để dự phòng ngắn hạn việc say tàu xe, thuốc được lựa chọn là hyoscine hydrobromid dùng đường uống. Dùng thuốc 30 phút trước khi lên xe sau đó 6 giờ lại dùng thuốc lần 2 nếu cần. Tiêm dưới da hyoscin dưới dạng thuốc giải phóng chậm sẽ kéo dài được thời gian tác dụng, nhưng phải tiêm vài giờ trước khi lên xe.

Các thuốc kháng histamin có hiệu quả kém hơn hyoscine đôi chút trong việc chống say tàu xe, nhưng dung nạp tốt hơn. Thường được dùng theo đường uống. Các kháng histamin thường dùng gồm: cinnarizin, cyclizin, dimenhydrinat, meclozin, promethazin. Các thuốc này có tác dụng giống nhau nhưng thời gian bắt đầu tác dụng và tác dụng kéo dài trong bao lâu thì có khác nhau. Các kháng  histamin không có tác dụng làm dịu như: astemizol, terfenadin khó thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương nên không có tác dụng trong dự phòng say tàu xe.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số kinh nghiệm dân gian dùng gừng, ngửi vỏ quýt, bánh mỳ, khoai lang… cũng có thể phòng được các triệu chứng dạ dày-ruột trong say tàu xe.

DS. Phạm Thiệp

No hay đói đều dễ bị say tàu xe

Bạn không nên bước lên tàu xe trong tình trạng quá no hay quá đói nếu thuộc loại dễ "say". Các loại mùi đặc biệt như mùi thuốc lá, hơi người... cũng dễ khiến người đi tàu xe xây xẩm mặt mày.
Không ít người hễ bước lên xe là bị lảo đảo, chóng mặt, đau đầu, nôn thốc nôn tháo, mặt mũi tái xanh, sau chuyến đi có thể phát ốm. Đó là triệu chứng say tàu xe.
Nguyên nhân chủ yếu gây say tàu xe là sự kém thích ứng của tiền đình với sự thay đổi vị trí của cơ thể một cách không có quy tắc. Trong hoạt động hằng ngày, chúng ta quen đi lại trên mặt đất bằng, không quen với sự tròng trành. Sự thay đổi phương hướng và tốc độ vận động khác nhau đều gây kích thích không tốt cho cơ quan tiền đình ở tai trong. Sự kích thích này mạnh đến một mức nào đó sẽ làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn.

Dưới sự chi phối của thần kinh trung ương, tiền đình điều tiết sự thăng bằng tư thế của cơ thể khi đi máy bay, tàu thuyền hoặc các loại xe cộ. Sự dao động tròng trành làm cho cơ thể thay đổi tư thế không có quy luật, kích thích cơ quan tiền đình của tai trong. Người thích ứng tốt thì không sao, nhưng với những người có cơ quan tiền đình quá mẫn cảm, kém thích ứng với sự thay đổi vị trí không có quy tắc, hiện tượng say tàu, say xe sẽ diễn ra.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp say xe không phải do tiền đình mà do ăn quá no, quá đói, mệt mỏi, bực bội, mất ngủ, không khí ô nhiễm. Bạn cũng dễ say nếu mẫn cảm với các mùi đặc biệt như mùi xăng ôtô, khói thuốc lá, mùi các loại mồ hôi ở hành khách, mùi tàu xe lâu không được khử mùi.
Hạn chế say tàu xe
Thông thường những người ít hoặc lần đầu đi tàu xe dễ bị chứng say hơn những người phải đi lại thường xuyên. Biện pháp tốt nhất là tập luyện trong một thời gian dài hoặc ngồi tàu, xe nhiều lần để nâng cao khả năng thích ứng của cơ quan tiền đình đối với vận động không có quy tắc.
Đối với những người không có cơ hội đi tàu xe trong thời gian dài, việc thường xuyên rèn luyện thể lực có tác dụng hỗ trợ cho việc điều tiết thăng bằng vị trí của cơ thể. Các môn vận động vòng lăn, bàn đu dây, cầu trượt, xà đơn, xà kép, nhào lộn trên đệm... đều có thể nâng cao khả năng thích ứng của tiền đình.
Đối với những người say tàu, xe do mùi, do tâm lý hay tình trạng quá no, quá đói thì phải khắc phục được những nguyên nhân này. Nếu bạn mẫn cảm với mùi xăng, mùi mồ hôi thì nên chọn những chiếc xe chất lượng tốt, được vệ sinh sạch sẽ. Có thể ngửi những mùi dễ chịu như ruột bánh mì, vỏ cam, quýt, gừng. Đừng nên ăn quá no hoặc để quá đói, tránh những thức ăn khó tiêu như dừa, trứng, lạc.
Tình trạng stress cũng làm bạn nôn nao, do vậy phải tạo một cảm giác thoải mái khi bước lên tàu, xe. Cười, nói vui vẻ với những người xung quanh cũng hạn chế được rất nhiều chứng này. Chính vì vậy mà những hành khách không có bạn đồng hành thường dễ bị say dù là đi một đoạn đường ngắn; nhưng nếu đi cùng bạn bè, gia đình thì dù trải qua một chặng đường dài vẫn khỏe mạnh bình thường.
Hiện nay đã có rất nhiều loại thuốc say tàu xe được sử dụng, có thể gây buồn ngủ hoặc không. Để sử dụng thuốc có hiệu quả, người cần nói rõ mức độ say của mình để bác sĩ cho thuốc phù hợp. Nên uống trước khi lên tàu xe 30 phút.


BS. Nguyễn Hoàng Nam, Sức Khỏe & Đời Sống

Tự chữa say tàu xe, không dùng thuốc và không phản ứng phụ!

Lương y VÕ HÀ

Cơ chế chống say tàu xe.

Theo các nhà khoa học, say tàu xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi. Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi.  Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài sau chuyến đi.

Triệu chứng quan trọng và điển hình nhất của các chứng say tàu xe là buồn nôn, nôn ói. Theo Đông y, đây là biểu hiện của khí từ dạ dày nghịch lên. Theo học thuyết kinh lạc, dạ dày bị chi phối bởi kinh Dương Minh, một kinh nhiều khí nhiều huyết có chức năng phòng vệ cơ thể chống lại những biến động của môi trường bên ngoài. Do đó, về mặt cơ chế, chống say tàu xe phải bao gồm việc ổn định nội khí ở hạ tiêu và làm cho khí của kinh Dương Minh di chuyển thuận từ trên xuống dưới (thường gọi là thuận khí hay chống khí nghịch).

Chữa say tàu xe bằng tượng số bát quái.

Trong cách chữa trên, nhẫm đọc dãy số 720.640 là nhằm vận dụng phối hợp một số quy luật của khí công, chu dịch và y học truyền thống. Theo tượng số bát quái, số 7 là tượng số ứng với dạ dày thuộc dương thổ, số 2 là tượng số thuộc kim ứng với ruột già.  Nhẫm đọc 720 sẽ gây ra hiệu ứng thuận khí ở kinhDương Minh. Trong liệu pháp tượng số, khi nhẩm đọc một nhóm số, khí của con số trước sẽ chuyển cho khí ứng với con số sau.  Như vậy, khi nhẫm đọc 720, khí ở kinh Dương Minh thay vì nghịch lên phía trên sẽ chuyển thuận xuống vùng ruột già theo quy luật tương sinh  (Thổ sinh Kim). Do đó, đối với chống say tàu xe, nhóm số 720 là số chánh.  Ngoài ra, số 6 là tượng số của Thận, số 4 là tượng số của Can, nhóm số 640 thêm vào có tác dụng dưỡng huyết, bổ Can Thận âm. Một trong những lý do của hư Hoả, của khí nghịch là âm hư.  Ở đây, dùng 640 với mục đích bổ âm để tàng dương. Theo liệu pháp tượng số bát quái, số 0 được thêm vào các nhóm số để gia tăng tính hoạt hoá của hai khí âm hoặc dương. Dấu chấm ở giữa là dấu chỉ ngưng một tíc tắc khi đọc nhằm ngăn cách 2 nhóm số với tác dụng khác nhau.  Trên thực tế, người bệnh có thể đọc liên tục bảy hai không sáu bốn không bảy hai không sáu bốn không . . .  Say xe chỉ là những triệu chứng rối loạn khí hoá.  Do đó, sự phối hợp của 2 nhóm số vừa giáng khí vừa tàng dương  có thể nhanh chóng tạo sự ổn định chân khí nơi hạ tiêu để chống say xe.

Tác dụng dưỡng sinh của dãy số 720.640.

Nhóm số 640 có thể dưỡng âm bổ thận.  Nhóm số 720 ngoài hiệu ứng giáng khí nghịch còn có tác dụng kích hoạt dương thổ, tăng cường khí hoá ở Tỳ Vị, giải phong hàn ở kinh lạc.  Sự phối hợp của 2 nhóm số gồm đủ hai thuộc tính  âm  dương nên không sợ phản ứng phụ mà còn có những tác dụng dưỡng sinh nhất định.  Ngoài ra, dãy số 720.640 còn có thể dùng để chữa một số trường hợp bệnh lý do âm hư gây ra như nhức đầu, mất ngủ, viêm xoang mãn tính hoặc một số trường hợp đau lưng, đau khớp do phong hàn.

Dùng thuốc chống say tàu xe


Thuốc chống say tàu xe thường dùng là dimenhydrinat với khoảng 80 tên biệt dược. Khi dùng thuốc không uống bia rượu. Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú không nên dùng.

Dimenhydrinat có các tên biệt dược (tên thương mại) như: antivomit, bonaling, contramareo, dimenest, emedyl... Thuốc dạng viên nén 50mg dùng uống (còn có dạng thuốc đạn 25mg và 100mg), có tác dụng kháng histamin, chống nôn và chóng mặt. Với người lớn, 30 phút trước khi đi xe uống 1-2 viên (hoặc nạp thuốc đạn 100mg), sau đó nếu cần cứ 4 giờ uống 1 viên. Thuốc có thể gây quánh dịch nhầy đường hô hấp. Nếu đã dùng dimenhydrinat thấy đường hô hấp tiết nhiều chất nhầy quánh dính khó thở, khó khạc ra thì nên thay bằng các thuốc sau đây:

Aeron: Thuốc dạng viên nén chứa 0,1mg scopolamin camphorat và 0,4mg hyoscyamin camphorat, với người lớn uống 1-2 viên 1 giờ trước lúc khởi hành; tối đa 4 viên/24 giờ.

Scopoderm TTS: Thuốc dạng dán vào da với bề mặt tiếp xúc 25cm2. Dán 1 miếng phía sau tai ở chỗ da khô không có tóc từ 6-12 giờ trước khi khởi hành. Khi đến nơi gỡ bỏ miếng thuốc dán đi. Một miếng dán đủ để phòng cho một chuyến đi trong 72 giờ. Nếu đi lâu hơn, sau 72 giờ bỏ miếng cũ đi và dán 1 miếng mới ở phía sau tai bên kia. Kiêng rượu bia trong thời gian dùng thuốc, và không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi.

Muốn chống say tàu xe có hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc, bạn cần lưu ý mấy điều sau: trước ngày khởi hành cần thư giãn, tránh mệt mỏi bởi thần kinh căng thẳng thường dễ gây say tàu xe. Trước khi đi nên ăn nhẹ, không để cơ thể quá đói hoặc quá no vì dễ kích thích niêm mạc dạ dày. Không dùng đồ uống có ga, không uống rượu trước và trong khi đi. Đi xe ô tô thì ngồi phía đầu xe để đỡ xóc, nếu đi tàu thì ngồi ở cuối đoàn tàu. Ngồi cạnh cửa thoáng gió, tránh khói thuốc lào, thuốc lá. Khi xe chạy, chỉ nên nhìn ra phía xa trước mặt, không nhìn ra phía sau và không nhìn gần hai bên đường để tránh cảm giác các vật đang di động ngược chiều với hướng đi của mình. Thỉnh thoảng nên vận động nhẹ nhàng cho khí huyết lưu thông.

BS. Vũ Hướng Văn, Sức khỏe và Đời sống


Sử dụng thuốc say tàu xe hiệu quả




Khi sử dụng thuốc không được uống rượu, thận trọng với người rối loạn chức năng gan, thận, rối loạn chuyển hóa, người già, người bị bệnh hen suyễn, rối loạn đường hô hấp dưới,...


Khi đi tàu, xe rất nhiều người có cảm giác bị nôn nao, choáng, đau đầu, thậm chí bị nôn... đó chính là biểu hiện của say tàu, xe. Và không mất nhiều tiền, và nhiều thời gian bạn có thể mua được một liều thuốc để chống say xe. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp tai biến khi sử dụng thuốc chống say tàu, xe, nhất là với trẻ em và người có bệnh gan, thận, huyết áp, thần kinh...

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc uống, nhưng thông thường dùng các thuốc đường uống gồm: Thuốc uống aeron, scopolamin, antivert, dramamine less drowsy, nautamine; Thuốc sủi motilium, peridys; Thuốc dán trên da transderms scop; Thuốc tiêm: benadrylinjection...

Ngoài tác dụng có thể chống say xe người dùng còn gặp tác dụng phụ khi dùng các loại thuốc này là buồn ngủ, khô miệng, nhìn mờ, táo bón, có thể biểu hiện rối loạn tâm thần.

Khi sử dụng thuốc không được uống rượu, thận trọng với người rối loạn chức năng gan, thận, rối loạn chuyển hóa, người già, người bị bệnh hen suyễn, rối loạn đường hô hấp dưới, cường tuyến giáp, tăng huyết áp, tim mạch. Không nên dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người bị nghẽn đường dạ dày niệu. Nếu thai phụ bị say xe tốt nhất nên mang sẵn một ít gừng nướng. Chuẩn bị lên xe là ngậm gừng, gừng sẽ giúp chống say xe mà không gây độc cho bào thai.


Không nên dùng thuốc chống say tàu xe khi mang thai





Thưa bác sĩ em có thai được hơn một tháng . Trong 1 lần về quê em uống nhầm thuốc chống say ô tô . Xin hỏi bác sĩ như vậy có ảnh hưởng tới em bé không ạ ? (nguyễn thị Hà)

Trả lời:

Thuốc chống say tàu xe thường dùng là dimenhydrinat với khoảng 80 tên biệt dược. Chống chỉ định của thuốc ghi rất rõ:

- Khi dùng thuốc không uống bia rượu.

- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú không nên dùng.

Bạn có thể gặp các tên thương mại khác như antivomit, bonaling, contramareo, dimenest, emedyl… Bản chất của thuốc là có tác dụng kháng histamin, chống nôn và chóng mặt.

Hiện có một loại thuốc dán tên là Scopoderm TTS: thuốc dạng dán vào da với bề mặt tiếp xúc 25cm2. Dán một miếng phía sau tai ở chỗ da khô không có tóc từ 6-12 giờ trước khi khởi hành. Khi đến nơi gỡ bỏ miếng thuốc dán. Một miếng dán đủ để phòng cho một chuyến đi trong 72 giờ. Kiêng rượu bia trong thời gian dùng thuốc và không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi, tất nhiên cũng không dùng cho phụ nữ có thai.

Bạn có thai mà hay bị say xe tốt nhất nên “thủ” sẵn một ít gừng nướng. Chuẩn bị lên xe là ngậm gừng, gừng sẽ không gây độc cho bào thai, còn thuốc dù sao cũng là hóa chất. Xin bạn lưu ý và hãy làm thử. Đừng xem củ gừng chỉ là gia vị, nó chống say xe, chống nôn cho phụ nữ có thai rất tốt.

Bạn đang ở thời kỳ đầu của giai đoạn thai nghén, vì vậy cần đi kiểm tra và khám quản lý thai nghén thường xuyên ở BV Phụ Sản mỗi tháng 1 lần và tiêm phòng đầy đủ tuân theo các hướng dẫn của các bác sĩ.

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bs.Thuocbietduoc


(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý