Làm gì khi bà bầu bị đau đầu: nguyên nhân và giải pháp

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Làm gì khi bà bầu bị đau đầu: nguyên nhân và giải pháp

22/10/2015 12:00 AM
223

Nhức đầu khi mang thai thường gặp trong ba tháng đầu thai kỳ và ba tháng cuối thai kỳ. Hầu hết, tình trạng đau đầu khi mang thai khiến thai phụ khó chịu nhưng thường vô hại. Tuy nhiên, một cơn nhức đầu có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nếu thai phụ lần đầu tiên bị đau nửa đầu hay đau đầu trầm trọng, sẽ cần tham khảo các đánh giá của bác sĩ để đảm bảo không có vấn đề nào khác đang diễn ra.

Ảnh hưởng và điều trị cường giáp khi mang thai

Nhiễm độc thai nghén là gì?

Nguyên nhân

Nội tiết tố thay đổi: Dưới ảnh hưởng của nồng độ tiết tố cao hơn, các mạch máu sẽ co lại và gây ra đau đầu. Ngoài ra sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến phụ nữ dễ mệt mỏi, cáu gắt và gây đau đầu.

Do bị bệnh: Thai phụ mắc các bệnh như viêm xoang, cảm cúm, bị chứng huyết áp thấp hay bị đau nửa đầu trước khi mang thai, bị đau hoặc bị căng cơ ở vùng lưng, cổ và đầu, …cũng sẽ gây đau đầu và mệt mỏi cho thai phụ.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Không ăn uống đủ chất

- Thai phụ không ăn uống sẽ khiến cho lượng đường trong máu có thể bị hạ thấp (hạ đường huyết) kèm theo đó là hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu hoặc ngất xỉu.

- Thai phụ bị thiếu nước cũng gây ra những ảnh hưởng tương tự như thiếu lượng đường trong máu.

Thiếu máu: Thai phụ thường dễ gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Khi bị thiếu máu, lượng oxy tới não và các cơ quan khác và khi đó sẽ khiến cho thai phụ cảm thấy đau đầu và choáng váng.

Đứng lên quá nhanh: Khi ngồi, máu dồn lại ở phần dưới cơ thể. Nếu đứng lên quá nhanh thì cơ thể không kịp điều chỉnh, lượng máu trở về tim sẽ không đủ  và sau đó là huyết áp giảm xuống nhanh chóng gây ra hiện tượng choáng hoặc hoa mắt. Điều này không chỉ xảy ra ở những người mang thai mà còn xảy ra ở tất cả mọi người.

Nằm ngửa:

- Trong giai đoạn thai kỳ tử cung sẽ lớn dần lên và có thể làm chậm sự lưu thông máu ở chân và nằm ngửa sẽ khiến cho vẫn đề này trở nên trầm trọng hơn. Điều này xảy ra do tử cung phát triển chèn ép lên các tĩnh mạch chủ dưới và các tĩnh mạch khung chậu.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

- Phụ nữ mang thai khi nằm ngửa sẽ khiến cho nhịp tim tăng, huyết áp giảm và cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và đôi khi là buồn nôn.

Do thay đổi thời tiết: Khi thai phụ tắm nước nóng hoặc ở trong thời tiết nóng trong một thời gian lâu có thể làm cho các mạch máu bị giãn ra gây hạ huyết áp và gây đau đầu, chóng mặt.

Tăng cân: Việc tăng cân sẽ khiến các bà bầu cảm thấy nặng nề, mệt mỏi dẫn đến căng thẳng.

Stress: Tiếng ồn rồi những căng thẳng trong công việc cũng gây ra nhức đầu cho không ít bà bầu.

Dấu hiệu của tiền sản giật: Đau đầu cũng là dấu hiệu cảnh báo thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật.

Ngoài ra khi thai phụ thường xuyên sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cafein,…), thở quá nhanh, dị ứng, làm việc nặng nhọc, thiếu ngủ cũng sẽ gây đau đầu.

Điều trị

- Khi bị đau đầu hãy uống một cốc nước, nghỉ ngơi ở nơi thoáng, yên tĩnh là cách giảm cơn đau đầu nhẹ. Ngoài ra có thể dụng khăn mềm chườm ở vùng đầu, mắt, thái dương. Thai phụ cũng có thể tự mình hoặc nhờ người thân massage da đầu bằng tay.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Nếu cơn đau nửa đầu âm ỉ hoặc thấy xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì thai phụ cần tới tại các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời:

- Nói khó khăn, mất vận động hoặc bị tê, ngứa ran ở cánh tay hoặc chân. Đau cả ở phần trên, bên phải bụng.

- Cơn đau nặng đột ngột khởi phát. Cơn đau dai dẳng với nhiều dấu hiệu mới.

- Đi tiêu, đi tiểu mất kiểm soát. Thay đổi thị giác và tăng cân đột ngột hoặc sưng ở mặt và tay.

Ảnh hưởng tới việc mang thai

Làm giảm chất lượng cuộc sống: Chứng đau nửa đầu xuất hiện có thể đi kèm một số triệu chứng khác như buồn nôn, ói mửa, nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng ồn, rối loạn thị giác/cảm giác,.. khiến thai phụ luôn mệt mỏi, bị những cơn đau đầu hành hạ, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe cả thai phụ và thai nhi.

Báo hiệu nguy cơ tiền sản giật

- Tiền sản giật thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kì. Những phụ nữ trên 40 tuổi thì nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn khoảng từ 2-3 lần. Bệnh này thường phối hợp cùng với các bệnh cao huyết áp, phù, xuất hiện protein trong nước tiểu.

- Việc thai phụ bị đau đầu vào ba tháng cuối cũng sẽ gây nguy hiểm cho thai phụ vàthai nhi.

Phòng bệnh

Ảnh minh họa: Nguồn internet

- Thai phụ nên tập thể dục như đi bộ hàng ngày hoặc tập yoga và có thể thực hành những động tác thư giãn, chẳng hạn hít thở sâu, thiền... trong thời gian mang thai.

- Phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai phụ. Thai phụ nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giữ cho lượng đường trong máu luôn được ổn định.

- Tắm bằng nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen cũng giúp làm dịu chứng đau đầu. Uống nhiều nước để cơ thể không bị thiếu nước.

- Tập những thói quen tốt cho cơ thể. Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

- Duy trì những tư thế tốt giúp ngăn ngừa căng thẳng cho cơ bắp. Điều chỉnh tư thế phù hợp khi ngồi, ngủ, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ.

- Giảm stress và tránh những nơi ồn ào, náo nhiệt. Ngoài ra những liệu pháp mát xa thư giãn cũng giúp ích rất tốt cho bạn trong thời kỳ mang thai.

Nhức đầu khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở rất nhiều thai phụ. Nếu thai phụ đã từng bị đau đầu trước đây, hãy nói cho bác sĩ biết để bác sĩ có thể lựa chọn cách điều trị thích hợp nhất trong thời gian mang thai. Nếu bị đau nửa đầu, gần như thai phụ sẽ không thể dùng các loại thuốc thai phụ đã uống trước đây – hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào khác ngoài paracetamol

Theo NTD

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý