Làm gì khi trẻ không bú mẹ?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Làm gì khi trẻ không bú mẹ?

18/04/2015 03:18 PM
2,114

Tại sao trẻ không chịu bú mẹ? Khi trẻ không bú mẹ phải làm thế nào?

Tôi sinh cháu đến nay đã được 1 tháng 3 ngày . Những ngày đầu cháu có bú mẹ nhưng vì con ít sữa nên tôi vẫn phải cho cháu ăn thêm sữa bột .Nhưng khoảng 3 ngày sau tôi bị tắc tia sữa làm cháu ko bú được . Mất khoảng 1 tuần chữa được thì cháu không bú mẹ nữa nhưng người khác cháu vẫn bú .Mỗi lần ép cháu bú cháu lại khóc thét lên .Tôi rất mong cho cháu bú được mà không biết làm cách nào .Mới đây tôi đổi bình sữa cho cháu .Vì bình sữa này dễ bú hơn nên đột nhiên cháu bú nhiều hơn trước gấp 2- 3 lần. Tôi thấy rất lo nhưng nếu không đáp ứng cho cháu thì cháu khóc rất thương. Cháu cũng đi tiểu cũng như đi ngoài vẫn bình thường và nhiều hơn nhưng tôi thấy bụng của cháu to hơn trước, tiếng sôi bụng nghe rất to, sờ vào phía trái bụng ở dưới rốn còn cảm nhận được sự lọc ọc của nước. Tôi rất lo lắng mong nhận được sự tư vấn gấp của các bác sĩ để tìm cách cho cháu bú mẹ và chữa chứng bệnh cháu đang mắc phải . Tôi xin chân thành cảm ơn (Trần Thùy Linh)

Trả lời:

Có thể tóm tắt những nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú mẹ:

1/Mẹ không đủ sữa cho bé bú:

Dấu hiệu có thể nghĩ đến mẹ không đủ sữa cho bé bú:

-Trẻ không hài lòng sau các bữa bú

-Trẻ khóc thường xuyên

-Các bữa bữa bú quá ngắn hoặc quá dài

-Trẻ đi ngoài phân rắn

-Khi cho trẻ bú bình thì trẻ thích hơn

-Không có sữa khi bà mẹ cố vắt sữa và sữa không xuống sau đẻ

2/ Do cách cho bú:

-Nếu bà mẹ cho trẻ bú bình sẽ cản trở việc ngậm bắt vú mẹ, dần dần trẻ sẽ bỏ bú mẹ. Vì thế khi trẻ bú mẹ tì không nên cho trẻ bú bình, nếu cần phải ăn thêm sữa thì cho trẻ ăn bằng thìa, tập dần xen kẽ các bữa bú mẹ.

-Ngậm bắt vú kém là nguyên nhân cơ bản làm cho trẻ không chịu bú mẹ, cần giúp trẻ ngậm bắt núm vú đúng để trẻ bú có hiệu quả. Một số trường hợp mẹ tạo sữa quá nhiều, trẻ bú dễ sặc và sợ bú, vì thế trước khi cho bú nên vắt bớt sữa, giữ vú theo tư thế gọng kìm để sữa chảy chậm (Dùng ngón tay trỏ và ngón giữa kẹp vào đầu vú để điều chỉnh không cho sữa xuống quá nhiều)

3/ Do trẻ bị ốm hoặc đau:

- Trẻ bị bệnh thường bú kém hoặc không chịu bú mẹ. Trước hết cần điều trị bệnh cho trẻ, trong thời gian này phải vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng thìa avf tập dần cho trẻ bú mẹ.

- Một số trẻ mới sinh không chịu bú mẹ do có thể trẻ bịđau vùng da, cơ xương do đẻ chỉ huy có csn thiệp bằng foocxep, giác hút, bà mẹ nên thay đổi tư thế bú cho con, tìm cách bế trẻ thích hợp tránh những vùng đau của trẻ.

- Trẻ có thể khó bú vì tưa miệng, nên đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng mật ong hoặc bằng vien Nystatin.

- Trẻ ngạt tắc mũi cũng làm cho trẻ không bú được, nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, hút sạch rử mũi trước khi cho trẻ bú.

4/ Do thay đổi trong sinh hoạt của trẻ

Mùi của mẹ khi dùng nước hoa, ăn tỏi cũng có thể làm cho trẻ khó chịu và bỏ bú. Trẻ phải xa mẹ quá sớm hoặc mẹ quá bận bịu, người khác thay mẹ chăm sóc trẻ cũng làm cho trẻ không chịu bú.

Trừờng hợp của bé nhà chị có thể là chị chưa đủ sữa cho con hoặc chị chưa cho bé bú đúng cách nên bé bị đói, vì thế khi trẻ bú bình, núm vú nhân tạo thường làm trẻ dễ bú hơn, sữa xuống nhiều hơn, nên có lẽ trẻ thích bú bình hơn. Nếu hiện tại chị có đủ sữa, mà vẫn cho trẻ bú bình thì có thể trẻ sẽ bỏ sữa mẹ đấy. Hiện tượng trẻ sôi bụng nhiều có thể là do trẻ ăn quá ham, nuốt phải nhiều hơi vào dạ dày, điều này cũng hoàn toàn là bình thường nhưng có thể gây cho trẻ dễ bị ợ sữa vì thế chị nhớ mỗi lần cho bé bú xong nên vỗ ợ cho trẻ.

Hy vọng thông tin trên sẽ giúp chị khắc phục được những vấn đề mà chị đang lo lắng.

Chúc chị thành công

BS Phạm Thanh Thuỷ


Làm gì khi trẻ không chịu bú?

Nên cho trẻ bú hết bầu sữa rồi mới đổi bên.

Khi tình huống này xảy ra, bà mẹ cần bình tĩnh truy tìm nguyên nhân để khắc phục. Nếu trẻ bỏ bú do bị sang chấn trong cuộc đẻ (phải can thiệp bằng giác hút hoặc fooc-xep), người mẹ cần thay đổi tư thế cho con bú, sao cho không chạm vào chỗ đau của bé.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú:

Cách khắc phục phải dựa vào nguyên nhân. Nếu ngờ trẻ ốm, cần đưa đi khám bệnh và điều trị càng sớm càng tốt , đồng thời phải cho bú đầy đủ để bé mau khỏi bệnh. Nếu trẻ bị tưa miệng, có thể chữa bằng các bài thuốc dân gian, chẳng hạn dùng nước rau ngót hay mật ong lau lưỡi và khoang miệng, ngày 3-4 lần, trong 2-3 ngày. Nếu không khỏi, cần đưa trẻ đi khám bệnh. Nếu trẻ vẫn không tự bú được, bà mẹ cần chịu khó vắt sữa cho con ăn bằng cốc và thìa.

Nếu trẻ bị ngạt tắc mũi, bà mẹ cần hút sạch mũi, cho trẻ bú bữa bú ngắn, nhiều bữa hơn. Nếu do mọc răng, bà mẹ cần kiên nhẫn, tiếp tục cho con bú.

Các bà mẹ cần biết cách cho con ngậm bắt vú đúng, vắt sữa cho con ăn bằng cốc và thìa, không cho con bú chai, khi cần phải ăn thêm sữa thì cũng cho trẻ ăn bằng thìa. Nếu sữa mẹ quá nhiều, mỗi lần chỉ cho con bú một bên, lần sau cho ăn bên kia. Để trẻ đỡ sợ, có thể dùng ngón tay trỏ và ngón giữa giữ vú ở thế gọng kìm nhằm làm sữa chảy chậm lại. Người mẹ cũng nên tránh dùng loại xà phòng, nước hoa, thức ăn... có mùi lạ đối với trẻ.

Những điều cần biết khi cho con bú

Sữa mẹ là thức ăn, nước uống tốt nhất cho trẻ nhỏ mà không thức ăn nào có thể thay thế được (đặc biệt đối với trẻ 4-6 tháng đầu sau khi sinh).


Đối với bé

Sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ (đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng...), các chất dinh dưỡng này ở tỷ lệ cân đối giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu. Bú mẹ trẻ sẽ chóng lớn.

Sữa mẹ có các chất kháng khuẩn, giúp trẻ ít mắc bệnh. Bú mẹ trẻ sẽ khỏe mạnh.

Sữa mẹ giúp trẻ phát triển trí thông minh.

Đối với mẹ

Phát triển mối quan hệ gần gũi yêu thương, gắn bó tình cảm mẹ con.

Giúp cho bà mẹ chậm có thai.

Bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ, giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ cũng như ung thư vú, buồng trứng.

Thuận lợi, ít tốn kém.

Cách cho trẻ bú

Cho trẻ bú sớm ngay trong vòng 30 phút đầu sau khi đẻ, bú sớm sẽ kích thích tiết sữa sớm, trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt. Bú sớm gây được tình cảm giữa mẹ và con. Động tác bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau đẻ.

Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu khi nào trẻ muốn kể cả vào ban đêm sẽ càng kích thích mẹ tạo nhiều sữa hơn. Cần tạo điều kiện cho mẹ và con nằm cạnh nhau để thuận lợi cho việc cho bú, càng cho bú nhiều sữa càng ra nhiều.

Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu mà không cần phải ăn thêm thức ăn đồ uống nào khác.

Khi trẻ bị bệnh, khi trẻ ốm, đặc biệt khi trẻ bị tiêu chảy vẫn tiếp tục cho trẻ bú và cho bú nhiều lần hơn bình thường. Trong trường hợp trẻ không bú được cần phải vắt sữa để trẻ uống bằng thìa.

Không cho trẻ bú chai và ngậm đầu vú cao su vì như vậy trẻ sẽ bỏ vú mẹ và dễ bị tiêu chảy.

Nên cho trẻ bú kéo dài đến 2 tuổi vì sữa mẹ trong thời gian này vẫn cung cấp một lượng chất dinh dưỡng cho trẻ nhất là ở những gia đình nghèo, khi thức ăn sam không được đầy đủ.

Làm thế nào để có đủ sữa cho con bú?

Cho trẻ bú đúng tư thế trẻ sẽ bú dễ dàng, bú đủ sữa, mẹ không cương sữa, phòng viêm và nứt đầu vú.

Cách cho bú: Mẹ nằm hoặc ngồi tư thế thoải mái, bế trẻ vào lòng ôm sát trẻ vào người mẹ, miệng trẻ mở rộng ngậm sâu quầng thâm quanh núm vú, cằm tỳ sát vào vú mẹ.

Khi nuôi con bú, người mẹ cần được nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ tốt, tinh thần thoải mái, luôn tin tưởng mình có nhiều sữa và được sự quan tâm chăm sóc của gia đình, giúp đỡ của nhân viên y tế.

Cần được ăn uống nhiều hơn bình thường, ăn no, đủ chất, không nên kiêng khem quá. Bữa ăn hằng ngày ăn thêm các thức ăn như thịt, cá, trứng, đậu, lạc, vừng, các loại rau xanh, quả chín... uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày như nước quả, nước cháo, sữa, nước đun sôi...

Những bà mẹ ít sữa nên cho trẻ bú nhiều lần và cho trẻ bú cả ban đêm vì sẽ kích thích tạo sữa tốt hơn. Để tận dụng nguồn sữa mẹ, thời kỳ ăn dặm người mẹ nên cho trẻ bú trước rồi mới cho ăn thêm.

Nên hạn chế các thức ăn gia vị như hành, ớt, tỏi... vì có thể bài tiết qua sữa gây mùi khó chịu trẻ dễ bỏ bú.

Cần chú ý khi dùng thuốc vì một số loại thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa.

Làm thế nào để biết mẹ có đủ sữa cho con bú hay không?

Liệu có đủ sữa cho con bú không là điều các mẹ đang cho con bú rất băn khoăn, nhất là những người lần đầu tiên làm mẹ. Những biểu hiện nào cho thấy bé bú đủ hay thiếu sữa?
Làm thế nào để biết em bé bú đủ sữa?
 Đây là một điều băn khoăn phổ biến của các bà mẹ khi mới cho con bú vì họ muốn chắc chắn rằng em bé sẽ nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Phần lớn các bà mẹ đều có thể tiết đủ sữa cho con bú, tuy nhiên cũng có một số trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé. Nếu tình trạng này không được giải quyết, bé có thể bị mất nước và chậm lớn, hai tình huống này hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng.
Lượng sữa mẹ không thể đo được chính xác nếu không sử dụng thiết bị phức tạp, do đó, điều quan trọng là bạn cần biết cách nhận ra em bé có đủ sữa bú hay không. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn đánh giá lượng sữa mà em bé bú.
 - Bạn sẽ “xuống sữa” vào khoảng 2-5 ngày sau khi sinh em bé. Khi mới sinh, em bé vẫn còn lượng nước dư thừa tích trữ trong các mô cơ thể và chúng sẽ được bài tiết ra ngoài trong vòng 48 giờ đầu tiên. Trung bình, em bé sẽ mất đi khoảng 200g trọng lượng. Vào thời gian này, thận còn non nớt của bé chưa xử lý được một lượng chất lỏng lớn. Một lượng nhỏ sữa non (sữa rất đặc, màu vàng tiết ra trước khi mẹ chính thức xuống sữa) rất hoàn hảo cho hệ tiêu hóa của bé, ngoài ra nó còn cung cấp cho bé những kháng thể quan trọng. Trong suốt 24 giờ đầu sau khi sinh, mẹ thường tiết ra 37ml sữa non, em bé sẽ bú khoảng 7-14ml mỗi lần.
 Thông thường vào ngày thứ hai hoặc thứ ba, hai bầu vú của bạn sẽ bắt đầu cảm thấy "khác biệt": ấm lên, căng và nặng hơn. Sữa sẽ bắt đầu thay đổi vào thời điểm này – một sự kết hợp giữa sữa non và sữa trưởng thành, màu hơi vàng. Nếu bạn không cảm thấy những thay đổi đó và em bé có vẻ bị đói sau khi được cho bú, hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ và đo cân nặng của bé.
 - Chừng nào sữa còn ở bên trong, bạn sẽ có cảm giác căng hai bầu vú. Do đó sau khi bé bú, bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể thấy sữa nhỏ giọt hoặc vọt ra từ một bên vú trong khi em bé đang bú ở bên còn lại. Đây là dấu hiệu bạn đang xuống sữa - sữa xuống ở cả hai bên vú cùng một lúc. Bạn có thể có hoặc không cảm thấy khác biệt khi xuống sữa. Một số bà mẹ rất nhạy cảm, có cảm giác vú đau nhói, co chặt hoặc rần rần như kiến bò khi sữa chuẩn bị tiết ra. Cũng có những người không nhận ra bất kỳ sự khác biệt nào và một số chỉ nhận ra sau khi đã cho con bú được vài tuần.
 - Em bé nên bám vào bạn và bú nhịp nhàng trong khoảng 10-15 phút mỗi vú. Thỉnh thoảng bé có thể ngừng lại giữa chừng nhưng sẽ bú rất mạnh trong suốt thời gian cho bú. Nếu mẹ nhiều sữa, bé sẽ tỏ ra thoải mái và hài lòng sau khi bú và thường ngủ thiếp đi ở bên vú thứ hai. Bạn nên cố gắng cân bằng thời gian bú giữa hai bên vú. Nếu em bé buồn ngủ, cho bé bú 5 phút mỗi bên vú sẽ tốt hơn là bú 10 phút ở một bên. Bạn nên nghe thấy tiếng bé nuốt đều đặn trong khi đang bú.
 - Em bé nên bú ít nhất 8 lần trong 24 giờ. Nhiều trẻ sơ sinh sẽ bú tới 10-12 lần hoặc nhiều hơn, tính cả những lần bú dài và bú qua loa. Các lần bú của bé cách nhau 1.5-3 giờ trong ngày và 4 giờ vào đêm rất có lợi cho các cặp đôi đang có con bú. Bạn đừng mong đợi em bé sẽ bú cách nhau mỗi 4 giờ trong cả ngày - thường thì bé sẽ không đủ cân nặng nếu bú theo cách đó. Có thể bạn sẽ phải đánh thức em bé để cho chúng ăn – trẻ sơ sinh thường không đòi ăn đủ thường xuyên, đặc biệt trong tuần thứ nhất hoặc thứ hai sau khi chào đời.
 - Theo dõi mức độ làm ướt tã và đi tiêu của em bé. Ngoài việc đo cân nặng, có lẽ đây là những chỉ thị tốt nhất về lượng sữa mà em bé bú vào.
Trong 2 ngày đầu tiên, có thể bé chỉ làm ướt tã 1-2 lần một ngày, bởi vì bé đang bú sữa non. Sau khi mẹ xuống sữa, bé sẽ làm ướt tã vải 6-8 lần trong 24 giờ (hoặc 5-6 lần nếu dùng bỉm – vì bỉm có thể chứa được nhiều chất lỏng hơn tã vải). Nếu sử dụng loại bỉm siêu thấm, đôi khi có thể khó xác định xem bề mặt bỉm có ướt hay không, bạn có thể đặt một chút giấy vệ sinh lên đó để chắc chắn. Nước tiểu của bé nên có màu nhạt hoặc không màu, mùi nhẹ. Nước tiểu sậm màu và đặc thì có nguy cơ cao là em bé đang bú không đủ sữa.
 Trong 2 ngày đầu tiên sau khi sinh, em bé sẽ đi phân su có màu tối, phân này đã lưu trong cơ thể bé từ trước khi sinh. Trong vòng 1-2 ngày sau khi bú sữa, phân của bé sẽ thay đổi cả màu sắc và độ đặc. Phân mới chuyển tiếp có thể có màu hơi nâu hoặc xanh lục, lỏng và chưa thành hình. Khi được 4-5 ngày tuổi, bé sẽ có “phân sữa”: màu vàng và hơi rời rạc. Bé sẽ đi tiêu ít nhất 2-5 lần trong 24 giờ, và có thể đi sau mỗi lần bé bú trong tuần đầu tiên. Nếu bé đi ít thường xuyên hơn, điều này có thể là biểu hiện của việc em bé đang không bú đủ sữa. Bé sẽ đi tiêu ít hơn khi được một tháng tuổi. Trên thực tế, thường thì bé không đi tiêu cách ngày, cả về sau này. Khi đã ăn được bột, tức là bé được chừng khoảng 6 tháng, bé sẽ đi tiêu khá thường xuyên trở lại và ít nhất là một lần mỗi ngày.
 - Cách duy nhất để chắc chắn rằng bé có bú đủ sữa là kiểm tra cân nặng của bé thường xuyên. Nhớ rằng nếu bé giảm 5-7% cân nặng trong vòng 2 ngày đầu tiên là bình thường (nếu cân nặng của bé giảm gần hoặc quá 10% thì bạn cần lưu tâm). Điều này có nghĩa là trung bình bé sẽ giảm khoảng 200g (bé càng nặng thì có thể giảm càng nhiều). Hầu hết các bé sẽ lấy lại trọng lượng sơ sinh trong vòng 2-3 tuần. Nếu sữa mẹ tốt, em bé có thể lấy lại cân nặng sau 10 ngày. Bạn cần hỏi cân nặng của bé ngay khi rời viện, bởi vì đó là con số để bạn bắt đầu tính cân nặng cho bé, không phải từ cân nặng khi bé vừa sinh ra. Một hướng dẫn để bạn tham khảo là: Trong tháng đầu tiên, em bé sẽ tăng 140-280g một tuần; trong tháng 2 và 3, bé sẽ tăng 140-225g mỗi tuần; trong tháng 3-6, bé sẽ tăng 70- 128g một tuần, và từ 6 - 12 tháng, bé tăng 28-85g một tuần. Các bà mẹ nên kiểm tra cân nặng cho bé khi được khoảng 1 tuần – vào thời điểm này, sữa mẹ đã xuống, em bé có phân và nước tiểu tốt, bé đang tăng cân, và những khó khăn về việc cho con bú có thể được giải quyết. Thông tin thu được rất đáng giá – hoặc là bạn sẽ biết việc cho bú đang diễn ra tốt và có thể an tâm, hoặc là bạn sẽ nhận ra các vấn đề và tìm cách khắc phục trước khi một trục trặc tưởng chừng rất nhỏ có thể phát triển thành vấn đề lớn.
 - Hầu hết các bà mẹ bị đau núm vú trong suốt những ngày đầu tiên cho con bú. Sự khó chịu thường nhiều hơn khi em bé mới bú và sẽ giảm dần trong quá trình bé bú. Nếu đau nhiều, kéo dài trong suốt thời gian cho bú, núm vú nứt hoặc chảy máu, hoặc vết đau dai dẳng trên một tuần, tức là có thể em bé không bú đúng cách. Điều này không chỉ khiến bạn cực kì khó chịu, mà còn làm cho em bé không bú được đủ sữa. Kiểm tra cân nặng của bé và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đánh giá kỹ thuật cho con bú của bạn. Các vấn đề về cách bú mẹ thường được dễ dàng điều chỉnh.
Dấu hiệu cảnh báo bé không bú đủ sữa
Theo dõi các dấu hiệu này nếu bạn quan tâm về lượng sữa bé bú:
 - Em bé liên tục giảm cân: Nếu em bé không bắt đầu lấy lại trọng lượng khi mới sinh sau 5 ngày, hoặc nếu sau thời điểm đó bé bắt đầu giảm cân thay vì tăng, hãy trao đổi ngay với bác sĩ.
 - Khi được hơn 5 ngày tuổi, bé làm ướt ít hơn 8 tã vải (hoặc 6 bỉm) trong 24 giờ; phân bé ít và tối màu.
 - Nước tiểu của bé rất sẫm màu: Nước tiểu có màu nhạt hoặc trong tức là bé đã nhận đủ lượng nước, nếu đậm hơn có thể là một dấu hiệu cho thấy bé thiếu nước.
 - Bé quấy khóc hoặc ngủ lịm đi trong nhiều giờ. Bé có thể buồn ngủ ngay khi bạn cho bé bú nhưng quấy khóc khi bạn đặt bé xuống.
- Việc cho bú luôn mất nhiều hơn một giờ và em bé có vẻ chưa thỏa mãn.
 - Bầu vú của bạn không thấy dễ chịu hơn sau khi bú.
 - Bạn ít nghe thấy bé nuốt trong khi bú. (Tuy nhiên, một số trẻ bú khá yên tĩnh, do đó, nếu tất cả các dấu hiệu khác là tích cực, bạn không cần lo lắng về điều này!)
 Nếu bạn lo ngại em bé không bú đủ sữa, đừng ngần ngại gọi cho bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ quan sát cách bạn cho em bé bú và đưa ra những lời khuyên giá trị để bạn có thể cho con bú thành công.
Em bé thường bú bao nhiêu lần một ngày?
Số lần bú trong ngày dao động khá lớn giữa các bé. Một số trẻ thích bú suốt - không chỉ vì đói mà còn để có cảm giác an toàn - trong khi những trẻ khác chỉ bú khi dạ dày mách bảo chúng. Dưới đây là những thông tin phổ biến nhất về số lần bú của các bé:
Trong tháng đầu tiên, bé có thể đòi bú mỗi 2-3 giờ hay 8-12 lần trong 24 giờ. Điều này có vẻ như rất nhiều và làm cho bạn băn khoăn xem liệu bé có bú đủ sữa trong mỗi lần hay không - nhưng hãy nhớ rằng, em bé mới sinh của bạn có một cái dạ dày bé xíu và cần làm đầy thường xuyên.
Bé có thể bú 8-9 lần một ngày trong tháng thứ hai, 7-8 lần một ngày trong tháng thứ ba, và sau đó bắt đầu bú thường xuyên hơn trong tháng thứ tư - nhưng trong thời gian ngắn hơn khi bé trở nên hiếu động và dễ xao nhãng.
Sau 4 tháng, bé sẽ bắt đầu giảm tần số bú một lần nữa. Khi được 6 tháng, hầu như bé chỉ bú 5-6 lần trong 24 giờ, và lúc đó bé có thể trì hoãn khi bú cho đến khi bạn thúc giục bé.
Nếu vắt sữa ra bình cho bé bú thì cần bao nhiêu?
Nếu bạn định vắt sữa cho em bé, bạn có thể làm theo những hướng dẫn dưới đây để biết lượng sữa bé cần:
Cho đến một tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ cần 2,5-3 ounce (70-85g) sữa mẹ trong bình, cho ăn khoảng 8 lần một ngày, tức là 20-24 ounce (560-690g) trong 24 giờ.
Sau đó, lượng sữa mẹ trung bình cho đến khi 6 tháng tuổi là khoảng 26-28 ounce (735-795g) mỗi ngày, chia thành 6-8 lần cho bú. Nếu bé bắt đầu ăn bột sớm hơn 6 tháng, lượng sữa cho bé bú sẽ giảm.
Hãy nhớ rằng đây chỉ là những hướng dẫn đơn giản - không có nghĩa là bạn cần phải cố gắng để cho em bé ăn 795g sữa mỗi ngày nếu em bé không muốn.
"Đừng kìm em bé nếu bé vẫn có vẻ đói"  - bác sĩ tư vấn về việc cho con bú Jan Barger nói, "nhưng cũng đừng cố nhồi nhét cho bé bởi vì bạn nghĩ rằng bé phải bú hết một lượng sữa nhất định."
Barger nói rằng việc cho bé bú bình (sữa bột hoặc sữa mẹ) rất dễ khiến bé ăn quá nhiều. Một em bé bú mẹ có thể thoải mái bú một lượng sữa tối thiểu hoặc vừa đủ để làm dịu cơn khát của mình nhưng một em bé bú bình không dễ dàng có được lựa chọn đó. Mặc dù chỉ muốn bú một ít sữa nhưng khi bú bình, bé thường sẽ bú lên nhiều hơn do tốc độ dòng chảy của bình và thực tế là bé rất khó để có thể ngừng bú.
Để giúp con bạn nhận được lượng sữa vừa đủ, hãy cho bé bú từ từ và thỉnh thoảng ngừng lại một lát để bé có cơ hội cho bạn biết khi nào bé đã bú đủ. Trên thực tế, nếu em bé có vẻ nuốt sữa rất nhanh, hãy giúp bé bắt kịp nhịp thở bằng cách ngừng một chút khoảng mỗi 10 lần mút. Điều này đặc biệt quan trọng trong suốt 2 tháng đầu, cho đến khi bé học được cách tự giữ nhịp bú thích hợp.
Hầu hết trẻ từ 7-11 tháng tuổi cần ăn bột 2-3 lần/ngày, cộng với ít đồ ăn nhẹ, cùng với 4-5 lần bú sữa mẹ một ngày. Thường cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít đi khi tăng lượng bột.
Khi được một tuổi, bé có thể bú sữa ngoài hoàn toàn. Hãy nhớ rằng mặc dù sữa bột tốt cho bé nhưng bạn cũng không nên lạm dụng nó, nếu không bạn sẽ làm giảm sự thèm ăn của bé với các loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Bú bình 450-680g/ngày là ổn.
Và tất nhiên, bạn có thể tiếp tục cho bé bú sau một năm nếu bạn và em bé muốn. Mặc dù con bạn sẽ nhận được hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn rắn, sữa mẹ vẫn cung cấp calo, các kháng thể có giá trị, vitamin và các enzym cho bé.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
bé nhà em được 1.5 tháng nhưng do mẹ có sữa muộn nên bé bú sữa ngoài toàn bộ đên 10 ngày sau mẹ mới có sữa thì bé không chịu bú mẹ .cứ cho bú là bé lại khóc.vậy em phải làm thế nào để trẻ bú lại
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Có khá nhiều bà mẹ từng rơi vào trường hợp của bạn. Có nhiều lý do khiến trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ: - Do được cho bú bình ngay sau sinh, quen với núm vú bình mềm và lượng sữa đều đều tiết ra từ núm vú, bé không thích ti mẹ nữa - Núm vú của mẹ quá ngắn, khiến bé khó mút. - Sữa mẹ quá ít hoặc quá nhiều, phun thẳng vào miệng con khiến bé sợ... Bạn nên tìm hiểu xem lý do bé nhà mình không ti mẹ là gì, vì quen bú bình hay do núm vú của mẹ quá ngắn để tìm cách khắc phục. Trẻ mới sinh không nên cho ăn bằng bình ngay. Nếu mẹ chưa có sữa, có thể đùng thìa đút sữa công thức cho bé. Người mẹ sau khi sinh nên cho con bú càng sớm càng tốt, để tận hưởng được nguồn sữa non quý giá, đồng thời hoạt động mút của bé cũng kích thích việc tiết sữa. Ngoài ra, mẹ nên massage bầu ngực và kéo đầu ti để kích thích tiết sữa và trẻ dễ bú hơn. Để tập cho bé đã quen bú bình bú mẹ không dễ nhưng có thể làm được nếu bạn kiên trì.
Bé nhà em dươc 8 tháng tuôi tư nhiên bé laị không bú mẹ .ngậm vaò lại rút ra có phải đau lơi mọc răng không
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Có thể là chị không đủ sữa cho bé, cách bú, hoặc bé bị ốm.Nên kiểm tra xem vòm miệng bé có bị làm sao không,cũng nên thay đổi cách cho bú, nếu bé không bú trực tiếp thì vắt ra bát, ra thìa.
Bé nh mình ko chịu bú mẹ. Mình ko biết nguyên nhân vì sao.đến nay bé được 2 tháng 10 ngày. Sữa mình rất nhiều. Ngay từ những ngày đầu ở bệnh viện bs đã không chịu bú mẹ. Mình đã cố gắng đổmình i tư thế bú.làm mọi cách cho đến bây giờ nhưng bed vẫn ko bú.vắt sữa ra khoảng 200ml sau đó cho bé tập bú vì sữa mình nhiều. Lấy tay ngăn sữa lại thì bé vẫn không bú. Mình fải vắt sữa và cho bú bình. Bé bú rất ít. Đến nay tuy được 2 tháng 10 ngàyvạy mà mội lần bú khoảng 50-70 ml mà thôi.mình rất lo lắng ko bít fải làm sao. Giờ bé dc 5.5 kg . Mình fải làm sao. Trong khi đó bạn bè mình ai cho bé cũng bú.đã 5 người cho bé bú thử bé đều bú.
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
xin duoc xem cach tra loi
Trong trường hợp này bạn nên bình tĩnh. tìm hiểu nguyên nhân thật kỹ càng, bạn thử để sửa của bạn cho những bé khác xem có vấn đề gì không.Tăng cường tinh thần mẹ con, nếu kéo dài hãy đến gặp bác sĩ nhé
Be nha minh duoc 2 thang 17 ngay khoang 3 tuan nay be nha minh co dau hieu bo bu moi lan be bu la khoc rat lon va giay rua mong duoc tu van
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý