Táo bón khi mang thai? Nguyên nhân và khắc phục.

seminoon seminoon @seminoon

Táo bón khi mang thai? Nguyên nhân và khắc phục.

18/04/2015 03:18 PM
350

Bệnh táo bón khi mang thai. vì sao mang thai dễ bị táo bón? Cách khắc phục táo bón khi mang thai?



Bệnh táo bón khi mang thai

Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến, nhất là trong thời kỳ mang thai. Táo bón tuy không quá nguy hiểm, nhưng rõ ràng khi bị mắc táo bón bà bầu sẽ chẳng dễ chịu chút nào.

Ảnh hưởng của bệnh


Táo bón gây nhiều khó chịu cho người bệnh đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai khi cơ thể đang phải gánh chịu rất nhiều khó khăn, nặng nề do thai kỳ mang lại đồng thời lại mắc bệnh táo bón thì những khó chịu đó tăng lên gấp nhiều lần.

Hơn thế nữa táo bón còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ trong thai kỳ bởi vì bị táo bón, phân sẽ chen lên tĩnh mạch của thành ruột khiến cho huyết tương quay về không dễ dàng. Khi đi đại tiện, do phải rặn nên phần bụng càng bị đè nặng, khiến cho tĩnh mạch giãn ra, dẫn đến bệnh trĩ.

Nguyên nhân gây táo bón

Thông thường có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên chứng táo bón ở thai phụ, đó là do hoóc môn, chế độ ăn uống và sự phát triển của thai nhi.

Do hoóc môn

Lượng hoóc môn trong cơ thể người phụ nữ khi mang thai sẽ có những chuyển biến lớn, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột.

Cơ thể thai phụ sẽ sản sinh ra nhiều hoóc môn giới tính duy trì thai, loại hoóc môn này sẽ giúp thả lỏng các cơ và giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, việc các cơ được thả lỏng lại gây những tác động tiêu cực đến ruột, gây cản trở trong việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn.

Do chế độ ăn uống
 
Chế độ ăn uống cũng là một trong những “thủ phạm” chính gây nên tình trạng bị táo bón khi mang bầu.
Đôi khi do trong quá trình mang thai, các bà bầu đã "nạp" vào cơ thể quá nhiều chất sắt và điều này là một trong số thủ phạm gây nên chứng táo bón.
 
Thêm vào đó, việc thay đổi hoóc môn trong cơ thể, kéo theo những thay đổi của vị giác trong thời kỳ này sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống, cũng gây nên ảnh hưởng đối với thai phụ.
 
Do sự phát triển của thai nhi
 
Sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho phụ nữ mang thai phải chịu đựng cảm giác bị chèn ép. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.

Cách ứng phó

Quan tâm tới chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi và tình trạng táo bón. Để dễ dàng khắc phục chứng táo bón, điều đầu tiên thai phụ nên quan tâm đó là chế độ ăn uống. Trong khẩu phần ăn thường ngày, bạn cần tăng cường các chất xơ bằng cách, ăn nhiều các loại thực phẩm như rau xanh (đặc biệt các loại rau có lá màu xanh sẫm như rau bina, bông cải xanh, rau cần...) ngũ cốc, các chất xơ sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Thêm vào đó, cũng nên hạn chế những đồ ăn cay, nóng và nhiều gia vị.

Uống đủ lượng nước

Uống đủ lượng nước sẽ giúp làm mềm và dễ dàng di chuyển các khối chất thải, loại trừ nguy cơ mắc táo bón. Mỗi ngày bạn nên uống từ 7 - 8 cốc nước.

Bạn có thể uống nước ép hoa quả thay thế nước ép thông thường, các loại nước ép trái cây vừa có thể cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất vừa có thể đáp ứng lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Luyện tập đều đặn

Đừng nghĩ rằng khi mang thai thì nên tránh vận động, mà trái lại bạn vẫn nên luyện tập. Tuy nhiên, hình thức tập luyện nên thích hợp với thể trạng sức khỏe, tránh vận động quá mạnh.

Tập luyện sẽ đem lại cho bạn những tác dụng như giảm cảm giác mệt mỏi, dễ dàng khi chuyển dạ về sau, giúp máu lưu thông tốt và đặc biệt là giúp cải thiện chứng táo bón.

Các bài luyện tập an toàn và thích hợp với bà bầu là đi bộ, bơi lội, yoga. Mỗi tuần nên luyện tập từ 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng từ 20 - 30 phút.

Mát xa bụng

Mát xa bụng sau khi ngủ dậy không chỉ giúp việc tiêu hoá dễ dàng hơn, mà nó còn có thể kích thích tiêu hoá, tạo cảm giác thèm ăn bữa sáng.

Cách mát xa rất đơn giản, chỉ cần xoa nhẹ lên bụng theo chiều kim đồng hồ, trong quá trính mát xa bạn có thể dùng thêm một số loại tinh dầu nhưng cần đảm bảo rằng, đó là những loại tình dầu không gây dị ứng nhưng tinh dầu chanh, tinh dầu dừa, dầu quả hạnh.

Lưu ý

Nếu đã thử nhiều cách nhưng tình trạng không mấy khả quan, bạn nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng một loại thuốc nhuận tràng nào đó. Bạn không phải lo lắng về tác dụng phụ của các loại thuốc này, vì có rất nhiều loại an toàn cho cả mẹ và bé mà lại rất hiệu quả khi điều trị chứng táo bón.

11 mẹo ngừa táo bón khi bầu bí

Nói đến chống táo bón khi mang thai, chất xơ được nhắc đến đầu tiên. Vì thế, bạn cần ăn rau củ quả tươi và cả rau quả được sấy khô, đậu đỗ, bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt... Nên ăn rau củ luộc, có thể ăn cả vỏ với một số loại củ.

10 gợi ý tránh “táo” khác dành cho phụ nữ mang thai:
2. Không thay đổi thói quen đột ngột

Nếu bạn có thói quen ít ăn chất xơ thì bạn không nên ngay lập tức chuyển sang ăn nhiều chất xơ vì nó có thể gây đầy bụng. Không nên “bội thực” chất xơ trong cùng một bữa ăn, chẳng hạn, không nên chỉ ăn cơm, canh rau, sau đó lại tráng miệng bằng hoa quả. Hãy tăng dần lượng chất xơ trong bữa ăn, bên cạnh những món khác, ví dụ, ăn cơm với súp lơ xào và thịt gà.
3. Ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn

Ăn quá no không tốt cho tiêu hóa, lại có thể làm tăng nguy cơ táo bón thai kỳ. Ăn đều các bữa nhỏ trong ngày hữu ích trong việc chống “táo” và ngăn ngừa đầy hơi.

4. Uống

Để thực phẩm được tiêu hóa tốt trong dạ dày và ruột, bạn cần uống đủ nước lọc, nước quả và nước rau. Uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày. Bởi vì nước giúp làm mềm phân, khiến việc đi tiêu dễ dàng hơn.

Nước chanh ấm cũng rất hữu hiệu. Tuy nhiên, nếu bạn bị “táo” nặng, bạn có thể chuyển sang nước mận ép.

5. Ăn uống khoa học

Chẳng hạn, nếu bạn phải đi làm lúc 7h30, bạn nên ăn sáng và uống một cốc nước mận ép lúc 6h30-7h. Tương tự, nếu bạn trở về nhà buổi tối, bạn có thể uống một cốc nước mơ pha loãng ngay khi vừa trở về nhà. Bằng cách này, bạn sẽ không có cảm giác buồn tiểu khi đang ở trên đường.

6. Hiểu về thuốc bổ sung

Nếu dùng thuốc bổ sung cho thai kỳ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Một số thuốc có thể gây táo bón, chẳng hạn như viên sắt. Bác sĩ có thể cho bạn chuyển sang viên sắt khác, chẳng hạn viên sắt chậm phân hủy.

7. Thể dục đều đặn

Ít hoạt động là một lý do gây táo bón. Tập luyện như đi bộ có thể cải thiện tình hình táo bón. Chỉ cần khoảng 10 phút đi bộ vào buổi sáng mỗi ngày, bạn cũng sẽ thấy sự khác biệt lớn.

8. Thử viên bổ sung chất xơ nếu ‘táo’ nặng

Nếu “táo” không được cải thiện, hãy hỏi bác sĩ của bạn về viên bổ sung chất xơ. Đồng thời, nếu bạn tiêu thụ rau củ hàng ngày, bạn dễ dàng có thêm 30g chất xơ.

9. Tránh tiêu thụ quá liều canxi

Mặc dù canxi rất quan trọng với thai phụ nhưng ban cũng nên hỏi bác sĩ về việc cắt giảm canxi, tránh táo bón. Quá nhiều canxi có thể gây xơ cứng ruột, làm “táo” trầm trọng thêm.

10. Dùng thuốc làm mềm phân

Một lần nữa, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn muốn dùng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào. Tuyệt đối không dùng thuốc nhuận tràng mà không có chỉ định từ bác sĩ vì nó có thể gây hại cho mẹ và bé.

11. Tránh lạm dụng các biện pháp

Có rất nhiều cách phòng và chữa táo bón trong thai kỳ nhưng bạn cũng nên hỏi bác sĩ thật cẩn thận. Đôi khi lạm dụng nhiều cách chữa có thể làm giảm tác dụng.

Điều trị táo bón ở phụ nữ mang thai

Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối, tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% số trường hợp phải dùng thuốc nhuận tràng.

Điều trị táo bón ở phụ nữ mang thai Táo bón có thể mới xuất hiện hoặc đã có từ trước nhưng nặng lên trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu trên cả người và động vật cho thấy, giảm nhu động ruột do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai là yếu tố quan trọng gây ra táo bón trong giai đoạn này. Các nguyên nhân khác bao gồm uống viên sắt để bù sắt, chế độ ăn ít chất xơ, giảm hoạt động thể lực, sự chèn ép của thai và yếu tố tâm lý.

Về điều trị, cần khuyên người bệnh tạo thói quen đi ngoài đều đặn, tốt nhất là vào buổi sáng và sau các bữa ăn vì lúc này đại trực tràng có nhu động mạnh nhất. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý uống nhiều nước, ăn tăng chất xơ và có chế độ vận động phù hợp.

Các chất xơ từ ngũ cốc, cam, chanh và cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả khá tốt trong điều trị táo bón. Với những biện pháp không dùng thuốc này, biểu hiện táo bón thường bắt đầu giảm dần sau 3-5 ngày và hết hẳn sau 2-3 tuần.

Thuốc chống táo bón cần được sử dụng khi những biện pháp nêu trên không tác dụng, các thuốc này thường có hiệu quả tương đối sớm, sau 1-3 ngày. Nhiều loại thuốc chống táo bón có thể được sử dụng an toàn cho phụ nữ có thai như: sorbitol, lactulose, polyethylene glycol, senna (cây muồng)…

Tuy nhiên, sorbitol và lactulose có thể gây chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, do có chứa cả đường galactose và lactose nên lactulose cần được dùng thận trọng ở những người bị tiểu đường.

Các thuốc tránh dùng cho phụ nữ có thai bao gồm dầu thầu dầu (vì có thể gây co cơ tử cung) và các loại muối tăng thẩm thấu như magne sulfate (vì có thể gây rối loạn nước, điện giải).

4 món chống táo bón ở thai phụ

Trong lúc mang thai, phụ nữ rất dễ bị táo bón. Một số món ăn sau đây (theo lương y Phạm Như Tá) có công dụng chống táo bón.

4 món chống táo bón ở thai phụ Cháo cá chép

Theo y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, tính bình, có công dụng an thai, thông sữa, giảm ho suyễn, lợi tiểu, tiêu phù thủng…

  • Nguyên liệu: Một con cá chép khoảng nửa kg (chọn cá tươi, còn sống), 100 gr gạo tẻ loại ngon, 30 gr hạt sen, 30 gr vị thuốcnhục thung dung, 10 gr sa nhân và các gia vị hành, ngò, mắm, muối, tiêu, bột nêm…
  • Chế biến: cá chép làm sạch vảy, bỏ nội tạng bên trong, gạo vo sạch để sẵn, sa nhân giã dập. Cho nhục thung dung và sa nhân vào nồi cùng nửa lít nước nấu khoảng 15 phút, gạn lọc lấy nước thuốc đó rồi cho tiếp cá, gạo, hạt sen vào nấu đến khi vừa chín tới, nêm nếm các gia vị vừa ăn. Ngày dùng hai lần, dùng thường xuyên, thích hợp trong thời gian mang thai.

Món cháo cá chép này có tác dụng chủ trị tình trạng ăn ngủ kém, an thai và chống táo bón…

Cháo khoai lang

  • Nguyên liệu: 100 gr khoai lang, 50 gr gạo tẻ loại ngon
  • Cách chế biến: khoai lang gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ dạng hình hạt lựu, gạo vo sạch. Cho cả hai vào cùng một lượng nước vừa đủ nấu đến chín. Ngày dùng hai lần, có công dụng nhuận trường, chống táo bón.

Vừng đen và cùi quả hồ đào

  • Nguyên liệu: Vừng (mè) đen và cùi quả hồ đào (hai thứ lượng bằng nhau), một ít mật ong
  • Cách làm: Rang vừng đen và cùi quả hồ đào, tán thành bột. Mỗi ngày dùng hai muỗng cà phê bột của hai loại trên hòa với nước sôi và một ít mật ong để uống sẽ có tác dụngchữa táo bón.

Chuối tiêu và táo

Dùng chuối tiêu chín bỏ vỏ, hoặc táo (rửa sạch) ăn vào mỗi buổi sáng và tối lúc bụng đói, sẽ có công dụng chữa táo bón…

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý