Dạy con tự lập

seminoon seminoon @seminoon

Dạy con tự lập

18/04/2015 03:22 PM
488

Dạy con tự lập như thế nào? Những quy tắc và bí quyết dạy con tự lập. Chia sẻ cach dạy con tự lập.

Bật mí cách dạy con tự lập từ trong nôi

Các mẹ có thể dạy trẻ tự lập từ khi bé còn nằm trong nôi. Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng hoàn toàn có khả năng trở thành hiện thực. Dưới đây là 6 nguyên tắc có thể giúp các mẹ tập luyện cho bé.

Quy tắc 1: Để con tự làm mọi việc từ sớm

Khi con bạn tự chơi một mình, tốt nhất bạn không nên làm gián đoạn. Điều này không chỉ áp dụng cho trẻ lớn mà còn đúng với các trẻ sơ sinh. Sau khi thức giấc, hầu hết các trẻ sơ sinh đều lặng lẽ nằm ở giường chơi với các bàn tay hoặc ọ ẹ một mình. Đấy là những khoảnh khắc con bạn bắt đầu tự lập.

Mẹo: Bạn có thể mở rộng giai đoạn khám phá cho trẻ bằng cách để trên giường hoặc treo trên đỉnh màn những vật như thú nhồi bông, các đồ chơi nhiều màu sắc và có thể phát ra nhiều loại âm thanh thì càng tốt.

Quy tắc 2: Tạo ra một môi trường thú vị

Sẽ là một môi trường đầy hấp dẫn nếu bé được đặt trên giường với rất nhiều loại đồ chơi được đặt xung quanh, trong tầm tay. Chú ý rằng nên tập bằng cách gia tăng dần sự hấp dẫn. Đầu tiên có thể bạn để trẻ chơi mà không có đồ vật gì sau đó gia tăng sự hấp dẫn dần bằng cách thêm hoặc hoán đổi số đồ chơi

Quy tắc 3: Kích thích trẻ bằng việc cho trẻ tham gia những khoảnh khắc chơi đơn độc.

Em bé của bạn sẽ tự khám phá và tìm ra tốc độ phản ứng và chơi tốt nhất của bản thân khi được ở một mình. Là lí tưởng nhất nếu trẻ được như vậy một đến hai lần trong ngày, vào thời điểm cụ thể , trong không khí yên tĩnh và không có âm thanh hoặc hình ảnh nào khác ngoài bé.

Chú ý: Nếu con bạn chưa quen thì đầu tiên bạn có thể ở bên cạnh trẻ trong lúc trẻ chơi, nhưng bạn không chơi với trẻ. Đến khi trẻ bỏ qua sự có mặt của bạn để tập trung vào chơi cái khác thì bạn có thể tránh đi.

Quy tắc 4: Bạn rời khỏi phòng

Điều này là cần thiết nếu con bạn vẫn tiếp tục chơi khi bạn đã rời khỏi phòng để trẻ ở lại một mình trong vòng vài phút (tất nhiên phải đảm bảo rằng không gian xung quanh phòng tuyệt đối an toàn với trẻ). Quy tắc như ở trên, bạn có thể thực hành với con vào lúc trẻ được 4 tháng. Bạn lựa chọn thời điểm khi con bạn bị cuốn hút bởi một thứ gì đó thì hãy rời khỏi phòng. Bạn tập dần bằng cách gia tăng thời gian vắng mặt lên. Lời khuyên: Nếu trẻ không thích sự vắng mặt của bạn thì bạn nên giữ liên lạc với trẻ ở bên ngoài góc khuất thông qua giọng nói.

Quy tắc 5: Sẽ là kích thích hơn nếu bạn chỉ can thiệp khi cần thiết

Trong quá trình bạn tập cho con độc lập, thì vẫn xuất hiện những tình huống mà trẻ cần có sự giúp đỡ của bạn. Nhưng hãy đừng vội vàng mà nên quan sát bởi vì trong nhiều tình huống trẻ có thể tự xử lý được vấn đề của mình.

Quy tắc 6: Thời gian để trẻ một mình

Tất cả các trẻ sơ sinh đều có thể tìm hiểu để chơi một mình được. Tuy nhiên thời gian nên để trẻ chơi một mình là bao lâu? Thông thường với trẻ 1 năm tuổi thì thời gian nên là 5 đến 10 phút. Từ 1 đến 3 tuổi thì sẽ là 15 đến 30 phút.

Chúc các mẹ tập luyện thành công để bé đáng yêu được phát triển toàn diện.

Cách dạy con tự lập ngay trong bữa ăn hàng ngày

Chỉ với 30 phút trong bữa ăn nhưng nhiều ông bố bà mẹ đã bỏ qua “cơ hội vàng” này để dạy con những tính cách tích cực.

Hãy từ bỏ thói quen làm hộ trẻ

Cứ tầm 5h chiều, sân chơi khu chung cư lại rộn rã tiếng trẻcon. Không phải các cháu đang chơi đùa, mà vừa chơi vừa ăn. Bà ngoại, bà nội,mẹ, ô sin, mỗi người cầm một bát cháo chạy theo đút từng thìa. Mà không phảichỉ là em bé, có cả những anh chị lớn 3-5 tuổi.

Chị Vân, mẹ bé Quỳnh Anh 4 tuổi than thở: Quen rồi, nếu mìnhkhông đút thì con chẳng chịu ăn, chỉ ngồi bốc thức ăn nghịch thôi. Bà nội béKhánh Đan 2 tuổi giãi bày: đầu tiên cũng cho cháu tập xúc ăn đấy chứ, nhưng màbẩn lắm, rơi vãi lung tung, bôi cả lên đầu tóc quần áo, mà lại không ăn đượcmấy, nên không tiếp tục được. Khi nào lớn, bày dạy dễ hơn…

Theo các tài liệu chuyên môn, năng lực tự giác của trẻ pháttriển rất mạnh trong những năm đầu đời. Nếu biết khuyến khích, nuối dưỡng ýmuốn tự làm của trẻ trong giai đoạn này, ngay từ chuyện ăn uống, trẻ sẽ dầnhình thành tính cách tự lập.Và ngược lại, vì gia đình quá chăm sóc, việc gìcũng làm hộ sẽ khiến cho năng lực ấy bị ức chế, thậm chí là thui chột, biến trẻthành một con người thụ động, yếu đuối, tự ti.

Giúp trẻ tự phục vụ chính mình

Tập cho trẻ thói quentự đưa thức ăn vào miệng

Khi trẻ bắt đầu biếtcầm nắm, gặm nhấm đồ vật là bạn có thể cho trẻ tập cầm nắm thức ăn và hướng dẫntrẻ cách đưa vào miệng được rồi. Hãy bắt đầu bằng những loại hoa quả chín mềmnhư xoài, đu đủ, hồng xiêm….hoặc các loại rau củ luộc kĩ, các loại bánh ăn dặm(Wakodo, Hipp, Bibica, …)

Độ mềm của giai đoạn đầu đạt tiêu chuẩn khi chỉ cần lấy tayấn nhẹ là thực phẩm nhuyễn, tránh để bé bị hóc, tạo tâm lý sợ hãi. Bé chưa córăng bạn vẫn có thể tập. Bé Bảo Linh, con gái chị Hòa (ngân hàng Techcombank)biết đưa thức ăn vào mồm, nhai hoàn toàn bằng lợi khi 6 tháng tuổi.

Khi trẻ lớn hơn, tầm trên dưới 1 tuổi, bàn tay đã trở nênkhéo léo hơn, bạn có thể hướng dẫn trẻ cầm thìa xúc thức ăn, cầm dĩa ghim hoaquả, cầm cốc uống nước.

Nếu được, bạn hãy để trẻ ngồi ăn cùng gia đình, cho trẻ bátthìa của chúng và bỏ vào đó 1 ít đồ ăn. Nhớ là 1 ít thôi, ăn hết lại cho tiếp.Quá nhiều đồ ăn sẽ làm trẻ …”rối mắt”, dễ dẫn đến nghịch phá, phung phí bừa bãivà chóng chán. Khi cho ăn từng ít một, bạn cũng có cơ hội khen ngợi, cổ vũ,giúp bé hào hứng tiếp tục

Giai đoạn đầu bố mẹ không vội vàng giao phó chuyện ăn luôncho con. Chỉ là tập cho con thôi, vừa tranh thủ tập vừa đút, như vậy bữa ăn củabé vừa vui vẻ mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Việc dạy con tự phục vụ bữa ăn của mình không chỉ giúp conhình thành, rèn giũa đức tính tự lập mà còn khơi gợi niềm thích thú khám phácác loại thực phẩm khác nhau, khám phá khả năng của bản thân. Bé cũng giống nhưbạn, luôn muốn chinh phục những thử thách và tự hào phấn khởi khi thành công.Đó cũng là nền tảng cơ bản của sự tự tin vào bản thân trong mỗi con người.

Tuân thủ kỉ luật bữa ăn

Việc tạo ra nề nếp bữa ăn cũng góp phần quan trọng trongviệc giáo dục trẻ tính kỉ luật và tự giác.

Bố mẹ không nên chiều chuộng và dần dà biến mình thành nô lệcho con khi đưa trẻ đi ăn rông hoặc làm đủ trò, lấy đủ thứ đồ chơi theo yêu cầucủa trẻ.

Ngay từ những bữa ăn đầu tiên bằng sữa mẹ hay bú bình, mẹ đãgiúp trẻ nhận biết, phân biệt giờ ăn và giờ chơi. Luôn luôn ăn một chỗ, trẻ lớncó thể dùng ghế ngồi.

Đến bữa, mẹ tắt ti vi, dọn gọn đồ chơi để tránh tình trạngvòi vĩnh hết thứ này đến thứ khác. Mẹ có thể chế biến các món ăn thành đồ chơicho bé. Ví dụ rau củ quả luộc chín, cắt hình ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc. Hoặc đồchơi chính là cốc, bát, thìa, dĩa…

Bé Duy, con trai chị Trinh (Văn Quán Hà Đông), 1 tuổi cháubắt đầu tập xúc ăn. Đến bữa ăn biết đi lại chỉ vào ghế. Tròn 20 tháng, cháu tựxúc ăn ngon lành, rất ít rơi vãi. Chị Trinh rất yên tâm khi cho con đi trẻ bởicháu có thể tự phục vụ bữa ăn của mình rất nghiêm túc.

Những bí quyết giúp bố mẹ thành công

Bố mẹ phải kiên nhẫn vì ban đầu trẻ chưa thể thành thạo ngayđược. Thấy con vụng về, bố mẹ giành làm lấy cho nhanh thì 100% thất bại.

Bố mẹ không được sợ bẩn, sợ phiền toái. Bởi vì con có thểvấy bẩn mọi thứ xung quanh. Phương châm là trước và sau khi ăn đều rửa ráy chocon và không nề hà dọn dẹp “bãi chiến trường”…

Rất nhiều ông bố bà mẹ có suy nghĩ là con còn bé, nó chưalàm được, rồi áp đặt luôn là con không biết làm, để người lớn làm hộ. Dần dàtrẻ không còn ý muốn tự làm nữa.

Bố mẹ có biết tại sao trẻ con phương Tây tự lập ngay từ nhỏ?Chính là bởi chúng được lớn lên trong một môi trường luôn được khuyến khích tựlàm mọi việc trong cuộc sống. Đó là điều khác biệt ngay trong cách nuôi dạycon, ngay trong chuyện cho con ăn uống.

Chấp nhận rủi ro

Ngày nào chị Trần Bảo Ninh (84 Âu Cơ, Hà Nội) cũng mệt bở hơi tai vì đưa đón hai đứa con đi học. Đứa lớn học Trường THPT Chu Văn An, sáng học chính khóa, chiều tối lại còn học luyện thi. Đứa nhỏ học Trường THCS Nhật Tân, ngoài giờ học chính cũng lại cả học thêm.

"Vì là con gái lớn nên không dám để chúng nó tự đi học, bây giờ ngoài đường nhiều chuyện nhiễu nhương, nhỡ có làm sao ân hận cả đời. Mình vẫn thu xếp được thì cố gắng đưa đón con, thi thoảng ông xã rảnh cũng giúp thêm", chị Ninh chia sẻ.

Dù con chưa đủ lớn để tự đi học, nhưng ở nhà chị Thúy - anh Hải (Trương Định, Hà Nội) cũng muốn rèn cho con các kỹ năng tự phục vụ như mặc quần áo, đánh răng, dọn giường ngủ... Ngặt nỗi anh chị lại ở chung với bố mẹ.
Ông bà nội thương thằng cháu đích tôn nên nhất định không muốn cháu phải động tay động chân làm gì. "Ông bà lúc nào cũng bảo nó bé tí thế thì làm sao mà làm được việc gì. Mỗi khi mình bảo con làm gì, thằng bé lại dựa vào ông bà để không chịu làm hoặc bà đã nhanh chân đứng dậy làm hộ cho nó", chị Thúy than thở.

Ngược lại với gia đình chị Thúy, anh chị Toàn - Vui (B6A Nam Trung Yên) rèn cho con thói quen tự lập từ nhỏ. Khi mới sinh anh chị đã cho bé Như Loan ngủ riêng, lớn hơn thì biết tự ăn uống, chải đầu, đánh răng, mặc quần áo, dọn đồ chơi... Vào lớp 1, bé đã biết tự vệ sinh, tắm gội, tự chọn quần áo mặc đi học, đi chơi, tối đến tự giác ngồi vào bàn học không cần ba mẹ nhắc nhở.
Bây giờ, Loan đã học đến lớp 3, hằng ngày đi học bằng xe tuyến của nhà trường. Bé có thể tự đi bộ ra bến xe buổi sáng và chiều cũng tự về nhà. Anh Toàn cho biết: "Cũng có lần con đi chậm, ra đến bến xe đã đi rồi, đành đứng đấy gọi nhờ điện thoại về để ba ra đón và chở đến trường. Tất nhiên sau hôm đó con biết ý thức hơn để đi học đúng giờ. Muốn con tự lập thì đôi lúc cũng có rủi ro như vậy, nhưng vẫn phải chấp nhận để con học được những bài học đáng nhớ".
Dạy con làm việc nhà.
Dạy con làm việc nhà.

Tự lập không phải bỏ rơi hoàn toàn

TS Tâm lý học Marie-Eve Hoffet-Gachelin, Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Việt Pháp cho rằng, không thể có câu trả lời chính xác cho việc có nên hay không bảo bọc con khi còn nhỏ. Điều này tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng của mỗi gia đình, đặc điểm riêng của mỗi đứa trẻ và đặc điểm công việc của cha mẹ.
Tuy nhiên, dù có tách ra độc lập sớm cũng vẫn cần sự tương tác với với cha mẹ để đảm bảo an toàn cho trẻ. Khi đã lớn hơn, việc cho con tự lập là cần thiết để trẻ tự khám phá và học hỏi các kỹ năng sống. Hãy trao đổi với con để hiểu nguyện vọng của trẻ và nếu con muốn hãy chấp nhận cho con tự đi học, nhưng hãy cho con biết trước những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra và trang bị cho con cách ứng phó khi cần thiết.

Theo TS Trương Thị Kim Oanh, nguyên cán bộ nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, dạy trẻ tự lập từ nhỏ có thể có lúc không như ý, ví dụ như con đánh răng ướt áo, gấp chăn gối bị xô lệch... nhưng điều quan trọng là rèn được cho trẻ ý thức. Việc bao cấp hoàn toàn cho đứa trẻ là một sai lầm, sẽ khiến trẻ thiếu kỹ năng sống, sau này ra đời dễ gặp nhiều lúng túng trong mọi vấn đề. Tuy nhiên, cần chú ý cho trẻ tự lập nhưng vẫn cần sự giám sát của cha mẹ, không nên để trẻ có cảm giác bị bỏ rơi.

Trao cho con sự độc lập

Không ít những bậc phụ huynh luôn mong muốn con mình biết tự lập, nhưng bản thân họ lại mâu thuẫn ở chỗ vẫn yêu cầu con phải nghe theo mọi sự sắp đặt của mình, từ việc nhỏ đến việc lớn. "Nếu muốn con tự tin trong cuộc sống, con bạn cần được tự do tách khỏi sự phụ thuộc quá mức về mặt bao bọc tình cảm với bạn".       
TS Lê Phước Hùng (Chủ tịch Trường PT liên cấp Olympia)

Dạy con tự lập từ tấm bé

Hôm nay nhìn con ngã đập hai bàn tay nhỏ xíu xuống nền nhà mà lòng mẹ đau thắt, nhưng chợt nhớ đến lời bác Nguyệt dặn, mẹ kìm lòng nói nhanh trước khi con chực khóc “Không sao! Không đau lắm đâu con. Con làm hư nền gạch của mẹ rồi kìa...”.

Làm bố, mẹ ai cũng muốn con của mình là đứa trẻ mạnh khỏe, thông minh. Thế nhưng lẩn khuất trong cách biểu hiện tình yêu thương với trẻ vô tình các bậc cha mẹ làm cho con mình trở nên thụ động, nhút nhát hay bướng bỉnh khó dạy.

Trẻ con như trang giấy trắng khi chúng ta viết lên đó chữ gì thì khi đọc ắt sẽ ra câu ấy. Tôi cũng như bao bà mẹ, luôn lo lắng cho tương lai khi chuẩn bị chào đón đứa con đầu lòng, rồi tâm lý được nhẹ nhàng hơn ở đứa thứ hai. Được làm việc trong môi trường tập thể là lợi thế lớn nhất mà tôi có, ở đó tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm, được nghe kể nhiều tình huống bất ngờ từ những đứa trẻ khác nhau và cách xử trí của bố mẹ chúng, từ đó tôi áp dụng và tích lũy những điều hợp lý nhất.

Và đây nhà nhật ký của gia đình tôi

Ngày… tháng …năm…

Hôm nay nhìn con ngã đập hai bàn tay nhỏ xíu xuống nền nhà mà lòng mẹ đau thắt, nhưng chợt nhớ đến lời bác Nguyệt dặn, mẹ kìm lòng nói nhanh trước khi con chực khóc “Không sao! Không đau lắm đâu con. Con làm hư nền gạch của mẹ rồi kìa...”. Con tròn xoe mắt nhìn xuống nền tìm chỗ hư mà quên khóc, quên cả đau. Mẹ lấy dầu thoa lên tay con, con cũng bắt chước mẹ xoa dầu cho nền gạch. Con trai của mẹ hãy mạnh mẽ lên nhé! Con trai mà khóc nhè là xấu lắm đó. Mẹ yêu con.

Ngày… tháng …năm…

Đây là lần đầu tiên con gọi “mẹ” bằng giọng thật tròn trịa. Dù tiếng “Bẹ” của con cũng dễ thương nhưng không được con ạ. Mẹ biết con cũng đã mỏi mắt nhìn theo môi me khi tập con nói, hãy cố gắng lên từ những việc nhỏ nhé con yêu.

Ngày… tháng …năm…

Hôm nay khi lau nhà nhìn căn phòng thật gọn gàng, thùng đồ chơi thật ngăn nắp, mẹ vui thật vì sau bao nhiêu ngày hướng dẫn con đã biết sắp xếp mọi thứ sau khi chơi. Xem nào các chiếc xe nằm bên dưới, các chú lùn ngồi bên trên trông thật ngộ nghĩnh phải không con?

Ngày… tháng …năm…

Hôm nay con lại bị bạn cắn ở vai, dấu răng vẫn còn thâm tím, mẹ xót quá đi, nhưng lại thấy yên tâm khi nghe con kể lại mọi chuyện, con không đánh bạn nữa, con chỉ mách cô giáo, cô phạt bạn quì gối lâu lắm, bạn khóc luôn. Con trai! Sau này cũng thế nhé, không phải việc gì cũng giải quyết bằng bạo lực được mà còn nhiều cách hay hơn con nhé!

Ngày… tháng …năm…

Hôm nay mẹ thấy con đang lúi cúi tìm con gián đang trốn dưới đôi dép để đập, mẹ biết con trai mẹ tiến bộ nhiều rồi, tháng trước con còn không dám xuống cầu thang vì có vài con kiến ở gần đó, vừa tìm con vừa lẩm nhẩm "Con dán không biết cắn nhưng hôi lắm”. Con trai mẹ nhớ dai thật.

Ngày… tháng …năm…

Đến bây giờ nét mặt dò dẫm, câu thỏi thủ thỉ bên tai mẹ vẫn còn “Mẹ ơi mẹ có tiền không?”. Mẹ thương con quá, mẹ hứa là sẽ mua cho con vào dịp sinh nhật tới, con cố gắng chờ đợi nhé!

Mẹ không muốn con trở thành đứa bé vòi vĩnh bố mẹ đủ điều nên mẹ từng bảo rằng “Nếu con mang đồ chơi về nhà thì mẹ sẽ ở lại để phụ việc vì mẹ không đủ tiền trả". Sau khi khóc một hồi con đã quyết định không lấy đồ chơi nữa. Mẹ không thích con đòi mua nhiều phô mai, không phải vì thèm ăn mà vì cho giống bạn. Mẹ là mẹ của con không phải là mẹ bạn, mẹ cũng không có nhiều tiền mà mua rồi không biết có ăn hết không. Hôm nay mẹ tin con hiểu ý mẹ nên không dám nói to mà chỉ ghé vào tai mẹ, và con bằng lòng với lời mẹ hứa, hãy kiên nhẫn nhé con, mẹ sẽ giữ lời.

Và nhiều, nhiều tình huống nữa, tuy nhỏ thôi nhưng là những khởi đầu khi bé bước vào đời muốn khám phá mọi thứ. Các con tôi sẽ còn lớn chúng tôi sẽ còn hành trình suốt một đường dài và tôi sẽ còn học hỏi nhiều kinh nghiệm khác từ các bạn.
Nguyễn Thị Dị
Phường 4 quận 10 TP HCM
(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôi muốn dạy con cách tự lập , nhanh nhẹn , tự tin thì phải làm thế nào hả các mẹ
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý