Bệnh cong vẹo cột sống

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh cong vẹo cột sống

18/04/2015 03:22 PM
909

Bệnh cong vẹo cột sống. Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị cong vẹo cột sống. Cách phòng ngừa và chữa trị cong vẹo cột sống ở trẻ.

Bệnh cong vẹo cột sống 

Tư thế đúng giúp tránh cong vẹo cột sống.

Bệnh xuất hiện ngay từ khi mới sinh hoặc lúc còn thơ ấu do còi xương, tập ngồi quá sớm hoặc sai lầm trong tư thế... Nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân. Thường chỉ đến khi trẻ bước sang giai đoạn tăng trưởng nhanh và trưởng thành thì bệnh mới biểu hiện rõ.

Tình trạng cong vẹo cột sống có thể ít hay nhiều, từ đó dẫn tới các dị tật ở mức độ khác nhau, thông thường được phân làm 3 loại:

- Vẹo độ 1: Khi đứng thẳng thì có xoáy vặn cột sống nhưng hình thể vẹo không thấy rõ ràng. Khó phát hiện bằng mắt thường. Nói chung chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

- Vẹo độ 2: Khi đứng thẳng, nhìn sau lưng cũng đã thấy được hình dáng cong vẹo cột sống, thấy được ụ lồi sườn do đốt sống bị xoáy vặn. Bắt đầu có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

- Vẹo độ 3: Nhìn thấy rõ tư thế lệch, cột sống bị cong ảnh hưởng rõ tới quá trình hô hấp, có thể gây biến dạng khung chậu, nếu là nữ thì trở ngại tới việc sinh con.

Ở các trường hợp nặng, bắp thịt bị kéo căng và có hiện tượng đau, xương ngực có thể bị biến dạng, tim phổi xê dịch vị trí, chiều dài của lưng bị ngắn lại. Xương chậu cũng có thể bị quay lệch, các cơ quan trong ổ bụng cũng có thể dịch vị trí.

Việc điều trị sớm có tầm quan trọng đặc biệt nhằm ngăn chặn sự biến dạng cột sống dẫn tới biến dạng tư thế, khung chậu, thậm chí ảnh hưởng tới khả năng hô hấp và tuần hoàn. Với các biện pháp kỹ thuật điều trị thông thường như vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, chỉnh lại tư thế đứng ngồi trong sinh hoạt nhất là việc ngồi học của các em học sinh..., tình trạng bệnh sẽ được ổn định.

Với người trưởng thành, cột sống không còn mềm dẻo, đã có biến dạng nặng thì việc điều trị có khó khăn. Trong trường hợp này, có thể phải phẫu thuật chỉnh hình nhờ vào một loại nẹp kim loại đặc biệt được đặt cố định vào cột sống trong thời gian dài để nắn chỉnh. Các bước phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ biến dạng của cột sống, nói chung là khá tốn kém cả về tiền bạc và thời gian.

Để phòng ngừa cong vẹo cột sống, cần phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ. Chế độ ăn cần có đủ protein, chất khoáng và vitamin. Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi và tư thế ngồi học phải đúng. Cần thực hiện giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học. Phải nâng cao sức khỏe chung của cơ thể bằng cách rèn luyện thể dục thể thao cho các bắp thịt, các tổ chức liên kết, dây chằng các khớp khỏe, làm tăng sự dẻo dai bền bỉ

và phát triển cân đối.

BS Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống


Phát hiện sớm cong vẹo cột sống

GiadinhNet - Cong vẹo cột sống ở trẻ em từ 10-20 độ có thể tự khắc phục bằng luyện tập, từ 25-30 độ, trẻ phải mặc áo nẹp, trên 50 độ, trẻ sẽ phải phẫu thuật với chi phí lên đến hơn 100 triệu đồng/ca.

Từ 9/4, hàng trăm trẻ em đã đến Khoa Cột sống (BV Việt Đức, Hà Nội) để được khám, tư vấn về cột sống. Chương trình do Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam (VOA) và Hội Hàn lâm phẫu thuật viên chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS), BV Việt Đức tổ chức, với sự có mặt của GS Stuart Weinstein (Mỹ) trực tiếp khám và điều trị. Chương trình kéo dài đến hết ngày 13/4.

GS Stuart Weinstein (Mỹ) trực tiếp khám và điều trị cho trẻ bị cong vẹo cột sống tại BV Việt Đức. Ảnh: TG

Tim mạch, khó sinh nở vì cong vẹo cột sống
Tư thế ngồi đúng
Thân thẳng, đầu hơi cúi về phía trước một góc 10-15 độ, vai cân bằng, hai cẳng tay đặt thoải mái trên bàn. Mắt cách mặt bàn từ 25 - 35cm. Vở ghi đặt hơi chếch 25 độ và lệch qua phần tay phải. Thân, đùi, cẳng chân và bàn chân hợp với nhau 3 góc vuông, ngực không tì vào bàn.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch (Trưởng khoa Phẫu thuật cột sống, Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình- BV Việt Đức), nhiều trẻ mắc bệnh cong vẹo cột sống (CVCS) tới 50 độ, thậm chí là 80 độ, đi kèm các bệnh lệch tim, thiếu thận… đã được phát hiện dịp này.

Thống kê của chương trình y tế học đường tại Hà Nội, có khoảng 19% học sinh có dấu hiệu CVCS (nam 19,6%, nữ 18,5%). Học sinh THCS cao nhất (22,2%), Tiểu học 17,2%, PTTH 18,8%. Tại Hà Nội trẻ bị cong vẹo chữ C thuận cao gấp 2 - 4 lần so với C ngược (gây gù vẹo lưng, ưỡn lưng, vẹo cột sống). Hè nào BV Việt Đức cũng tiếp nhận gần trăm bệnh nhi, hầu hết khi đến đã ở mức độ nặng do không có thông tin về bệnh và không biết nơi điều trị. Việc điều trị muộn sẽ dẫn đến các biến chứng không thể xử lý được.

BS Trần Bá Thanh (Trung tâm Y tế dự phòng Thừa Thiên - Huế) cho biết, bệnh cong vẹo cột sống do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc ngoài giờ học các em thích xem tivi, chơi máy tính, ít tham gia vui chơi giải trí, hoạt động cơ bắp thể dục, thể thao… khiến thần kinh căng thẳng, quá tải cho hệ cơ xương kéo dài dẫn tới CVCS.

Bệnh CVCS gây lệch trọng tâm cơ thể khiến trẻ ngồi học không được ngay ngắn, cản trở việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung. Trẻ gái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nếu bị lệch khung chậu. Ở mức độ I (10-20 độ) thì chưa sao. Mức độ II (25-30 độ) đã ảnh hưởng đến hình dáng, tư thế, chức năng hô hấp. Mức độ III (trên 40 độ), nhìn rõ cột sống vẹo lệch sang bên, thể hình thiếu thẩm mỹ, đối mặt với hàng loạt nguy cơ về tim mạch, hô hấp, biến dạng khung chậu, khớp háng, chiều dài của lưng - thắt lưng ngắn lại, xương sườn ngực bị biến dạng gây suy hô hấp mạn tính, các cơ quan trong ổ bụng bị chèn ép... Tốc độ vẹo tăng thêm 1,7%/năm.
Theo TS Nguyễn Văn Thạch, bệnh CVCS khá phổ biến ở tuổi thiếu niên, ảnh hưởng lớn đến phát triển, sinh hoạt, học tập và thẩm mỹ nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều ca nặng nhưng không được phát hiện sớm, đến bệnh viện khám với cột sống vẹo trên 100 độ (ở các nước tiên tiến chỉ 40 - 45 độ đã được phẫu thuật), nếu phẫu thuật cũng chỉ khắc phục được một phần vì cột sống cong góc quá lớn.
Dấu hiệu nhận biết sớm

Để nhận biết trẻ có bị CVCS hay không, các bậc phụ huynh cần theo dõi tư thế ngồi của trẻ. Nếu thấy trẻ hay ngồi lệch sang một bên, phần lưng không thẳng khi đi hoặc đứng thì cần nghĩ là trẻ có thể bị CVCS. Hãy quan sát kỹ cột sống ở giữa lưng - nơi không bị các khối cơ che lấp, hoặc dùng tay miết dọc sống lưng xem các đốt sống có nằm thẳng hay không (nếu thẳng thì trẻ bình thường và ngược lại).

Cách khác đơn giản khác để phát hiện trẻ bị CVCS sớm là quan sát sự cân bằng hai vai khi trẻ tắm. Để trẻ cúi lưng xuống, nếu CVCS thì bả vai bên trái thường thấp hơn bên phải. Hoặc nhìn từ phía sau thấy cột sống của trẻ không thẳng, hoặc có dấu hiệu vẹo sang một bên thì cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa ngay để sớm được chẩn đoán, tư vấn điều trị kịp thời.

Bệnh CVCS phát triển nhanh nhất là độ tuổi dậy thì (10 - 17 tuổi ở trẻ gái, 12 - 18 tuổi ở các trẻ trai), nếu điều trị không đúng cách sẽ khiến chứng vẹo ngày càng nặng. Do đó, khi phát hiện trẻ bị CVCS hãy đưa đến các BV chuyên khoa cột sống (hay chấn thương chỉnh hình) khám sớm để có nhiều cơ hội cứu chữa với nhiều phương pháp ít tốn kém như tập trị liệu, đu xà, bài tập kéo giãn các cơ vùng lưng...

Khi góc vẹo còn nhỏ, trẻ có thể dùng áo chỉnh hình và theo dõi. Nếu CVCS 10 - 20 độ trẻ cần được quan sát, theo dõi và có thể tự khắc phục bằng tập thể dục, tập xà đơn, bơi lội… Các kỹ thuật vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, chỉnh lại tư thế đứng ngồi trong sinh hoạt nhất là việc ngồi học… tình trạng bệnh sẽ được ổn định. Từ 20 - 25 độ trẻ cần khám định kỳ 6 tháng/lần. Từ 25 - 30 độ cần can thiệp điều trị bảo tồn (dùng áo nẹp chỉnh hình) để ngăn cản đường cong vẹo. Vẹo trên 40 độ nên được tư vấn phẫu thuật. Nhưng khi góc vẹo từ 50 độ trở lên và mặc áo nẹp không có tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Hiện kỹ thuật ốc chân cung - nắn chỉnh và cố định cột sống là kỹ thuật tiến bộ nhất trên thế giới cho góc vẹo trên 40 độ, hiệu quả cao và an toàn trong nắn chỉnh cột sống nhưng chi phí cao (từ 60 triệu đến hơn 100 triệu đ/ca) do dụng cụ, nẹp vít nhập ngoại. Mổ vẹo cột sống tốt nhất là 14 - 17 tuổi, khi cột sống đã phát triển tương đối ổn định và quan trọng là cột sống còn mềm dẻo.

Để phòng ngừa CVCS cần cho trẻ ăn uống đủ chất, đủ protein, chất khoáng và vitamin. Chăm tập thể thao (nhất là các môn luyện cơ bắp, cơ vùng bụng và thắt lưng như đu xà ngang...) để cơ thể cân đối, dẻo dai. Không nên cho trẻ kéo tạ, nắn bẻ xương sống, châm cứu, day bấm huyệt... vì ít ngăn chặn được bệnh CVCS.
Trà Giang

Khắc phục chứng cong vẹo cột sống

  Năm nay 16 tuổi bị cong vẹo cột sống lưng 40 độ. Hiện em đang rất mặc cảm khi mặc quần áo. Em không biết phải làm sao để khắc phục?


Hỏi: Em là nữ, năm nay 16 tuổi bị cong vẹo cột sống lưng 40 độ, phát hiện cách đây 1 năm. Em đi đến Bệnh viện chấn thương chỉnh hình thì các bác sĩ nói chưa đến mức phải mổ, còn nếu mổ thì mất 1 năm nghỉ học và có nhiều trường hợp mổ bị tử vong. Em đã không mổ và hiện nay đang tập vật lí trị liệu (đu xà và thể dục). Tái khám thì giảm 5 độ, bác sĩ nói sẽ không hết mà chỉ ổn định. Như vậy có nghĩa là lớn lên em vẫn bị cong cột sống. Hiện em đang rất mặc cảm khi mặc quần áo. Em không biết phải làm sao để khắc phục?

Thi Thanh Ngan Tran

Trả lời: Bạn đi đến bệnh viện chấn thương chỉnh hình để điều trị là đúng chuyên khoa rồi. Bạn nên tăng cường các bài tập thể dục vật lý trị liệu. Có nhiều trường hợp kết quả điều trị vượt qua cả dự đoán của bác sĩ chuyên môn, nên bạn hãy lạc quan và kiên trì luyện tập.
---

Hỏi: Thời gian gần đây em đi tiểu nước tiểu nóng, hơi buốt và nhiều lúc đi tiểu không hết, xin hỏi các bác sĩ em bị bệnh gì và cách điều trị như thế nào?

Tài

Trả lời: Hiện tượng như của bạn có thể là do bị viêm đường tiết niệu hoặc chức năng thận bị ảnh hưởng. Để biết rõ nguyên nhân bạn nên đi làm xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra chức năng thận.
---

Hỏi: Tôi năm nay 39 tuổi, khoảng gần một năm nay cứ ngồi ghế hoặc nằm một lúc là những chỗ tiếp với ghế, với giường cứ nóng rát lên, cảm giác rất khó chịu kể cả mùa đông cũng như mùa hè. Vừa qua tôi có chữa thuốc nam nhưng không khỏi. Xin hỏi bác sĩ đó là bệnh gì và chữa ở đâu. Cảm ơn bác sĩ.

Nguyen Van Thanh

Trả lời: Theo như bạn mô tả thì rất khó để nhận biết được bạn bị bệnh gì. Tốt nhất bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể tại bệnh viện uy tín để kiểm tra tổng quan xem sức khỏe của bạn có vấn đề gì không.

----

Hỏi: Trước đây em bị chảy máu chân răng nhưng ít thôi, không biết sao trong khoảng mấy ngày nay em hay bị lắm, 1 ngày có thể bị 2-3 lần, mỗi lần chảy thì bị nhiều hơn dạo trước. Bác sĩ cho em hỏi như vậy là do đâu và làm thế nào để hạn chế vấn đề chảy máu chân răng? Mong bác sĩ giải thích giúp em. Em cảm ơn bác sĩ nhiều.

Trần Ngọc Anh

Trả lời: Chảy máu chân răng thường là biểu hiện của vấn đề viêm nhiễm chân răng. Bạn nên đi khám chuyên khoa răng để được chẩn đoán cụ thể và nên lấy cao răng 4-6 tháng/lần, đánh răng hàng ngày và xúc miệng nước muối để đảm bảo tránh viêm nhiễm.
---

Hỏi: Môi tôi lúc nào cũng khô và nứt mong các bác sĩ tư vấn để tôi có đôi môi mỡ màng?

Nguyen Thanh Huyen

Trả lời: Nguyên nhân của khô và nứt nẻ môi là do cơ thể bị mất nước; Thiếu vitamin A, B, C và B2 trong cơ thể; Hút thuốc nhiều, làn da bị rối loạn; Thường xuyên sử dụng xà phòng; Dị ứng với mỹ phẩm nào đó, thường xuyên tiếp xúc với nhiều với môi trường bên ngoài; stress, suy nhược cơ thể. Một số loại thuốc trị bệnh cũng có tác dụng phụ gây khô môi.

Như vậy để điều trị bệnh khô môi hiệu quả, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có cách khắc phục phù hợp. Ngoài việc cần tránh các yếu tố gây khô môi như đã kể ở trên, bạn còn cần đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể, ăn nhiều trái cây, tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn.
BS Hà Thị Minh Ngọ
(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Con gái của tôi năm nay 12 tuổi, cháu bị vẹo cột sống 30 độ, hiện tại tôi đang rất lo lắng, mong Bác sĩ tư vấn cách điều trị cho cháu
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Chào chị, bệnh của con gái chị đieu trị bằng phương pháp vật lý trị liệu nếu ở TPHCM thì liên lạc qua hộp thư sau để được tư vấn nhé yentho73@gmail.com Thân chào
Em bị cong cốt sống từ bé do bẩm sinh. Nhưng không nhiều đến lúc em có chồng và sanh được 2 con thì bệnh càng nặng. Nhưng em đã đi trị nhiều nơi nhưng không hết. Em năm nay 25 tuổi cong hình chữ s ai biết nơi nào điều trị tốt sinh chỉ cho em. Cảm ơn Đ
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Chào bạn, hiện em gái mình cũng đang điều trị căn bệnh này và rất khả quan với kỹ thuật viên giỏi mình có thể giới thiệu cho bạn. Liên lạc qua hộp thư sau để cùng trao đổi nhé yentho73@gmail.com Thân chào bạn
lam on co ai giup em hoi chut dc khong
Benh vien vinh duc o tan ki tan quy chị ạh
Con tôi năm nay 9 tuổi bị cong vẹo cột sống bẩm sinh 23 độ va đang mặc áo nẹp cột sống. Tôi muốn hỏi liệu mặc áo nẹp cột sống co hiệu quả hay không
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Nếu mặc áo nẹp, người bệnh phải chịu đựng mỗi ngày đến 23g và mặc cho đến lúc bước qua tuổi dậy thì nên một số trẻ mặc cảm. Đồng thời, áo nẹp thường nóng, không thẩm mỹ và cứng như áo giáp; nếu trẻ không mặc thường xuyên, việc điều chỉnh cột sống sẽ bị thất bại. BS Quang Thanh giải thích, áo nẹp làm từ nhựa poly propen etylen (nhựa P.P.), tuy là nhựa cứng nhưng là loại nhựa nhẹ nhất, đồng thời chỉ có nhựa cứng mới tạo được một lực đẩy, chống đỡ vị trí cột sống bị vẹo trở về hình dạng bình thường.
toi xin hoi con trai toi nam nay 9tuoi bi cong veo cot song toi rat lo.xin hoi toi cho con toi den dau kham va dieu trila tot nhat
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Giải pháp điều trị chứng vẹo cột sống Có ba mức điều trị chứng VCS ở thanh thiếu niên. Các phương án điều trị vẹo cột sống thông thường bao gồm theo dõi, áo chỉnh hình và nếu đường cong lớn, phát triển thì phẫu thuật. Với những trẻ có đôi chân dài không đều sẽ được chỉ định dùng giày chỉnh hình. Đối với người trưởng thành, áo chỉnh hình được sử dụng như một biện pháp giảm đau tạm thời, nó không thể sửa chữa các đường cong ở người lớn. Nếu tồn tại các vấn đề khác gây ra bởi chứng vẹo cột sống (rối loạn chức năng cùng - chậu, lưng phẳng, hẹp ống sống, chèn ép rễ thần kinh), có rất nhiều phương pháp điều trị cho những vấn đề này. Phẫu thuật được chỉ định để điều chỉnh đường cong cột sống cho các đường cong lớn và đang phát triển hoặc những bệnh nhân bị đau kiểu rễ thần kinh liên tục và tiến triển. Như với bất cứ bệnh nào, VCS phát hiện càng sớm càng tốt, cơ hội lựa chọn phương pháp điều trị càng nhiều, sẽ càng có nhiều phương án để cải thiện tình trạng này. Nếu ở Hà Nội chị có thể cho bé điều trị tại bệnh viện Việt Đức
em năm nay 19t bị vẹo cột ngực 40 độ vậy có phải làm sao nó còn phát triển ko tim ko bị gì hết em là nam
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý