Món ăn giải nhiệt

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Món ăn giải nhiệt

18/04/2015 03:23 PM
1,043

Trong những ngày hè nóng nực ăn gì để giải nhiệt hiệu quả? Sau đây là một số món ăn giúp giải nhiệt hiệu quả.

Thức ăn giải nhiệt mùa hè


Mướp đắng (khổ qua) có vị đắng, tính hàn, có tác dụng sáng mắt, trừ khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp, thường xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp, có khi đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).

Trong ẩm thực mùa hè, ta cần chọn những loại thực phẩm mang tính hàn, lạnh, có công dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân chỉ khát và bổ dưỡng âm khí.

Sau đây là một số loại thực phẩm thường dùng, có thể áp dụng tùy theo vùng địa phương với mục đích tăng cường sức đề kháng mùa hè:

Củ đậu

Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc khi say rượu; là thức ăn lý tưởng của mùa hè, có thể gọt vỏ ăn sống, ép lấy nước uống hoặc làm nộm, xào thịt, nấu canh.

Đậu phụ

Vị ngọt, mát có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, bổ trung, giải độc và sinh nước bọt. Đậu phụ dễ chế biến, có thể chần ăn sống, kho với bột nghệ, rán hoặc nhồi thịt, sốt hoặc nấu canh với cà chua... Đậu phụ còn chế biến thành những món ăn vị thuốc để chữa bệnh, có tới 100 vị thuốc như canh đậu phụ rau dền, canh đậu phụ dưa chuột, canh đậu phụ mộc nhĩ, đậu phụ cá trạch, đậu phụ nấm, đậu phụ chân giò...

Củ cải

Vị ngọt, tính mát, có lợi cho cả 5 tạng, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát, thân thể nhẹ nhàng, da dẻ hồng hào trắng mịn, mất nếp nhăn. Ngoài ra củ cải còn tiêu ứ, khí không thoát, giải độc do rượu, cầm máu... Thường chế biến các món: luộc, xào thịt, xào tim, gan, bồ dục, hầm với thịt dê, thịt lợn.

Cà rốt

Vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, can, phế, kiện tỳ, tiêu thực, bổ can, sáng mắt, hạ khí, trị ho, thanh nhiệt, giải độc. Ăn sống hay chín đều có tác dụng bổ máu, người già yếu, trẻ em ăn cà rốt rất tốt vì nó giúp dạ dày tiêu hóa, chữa chứng mắt khô, cam tích ở trẻ. Những người phế nhiệt ho hen, ho gà dùng cà rốt sấy vắt giã lấy nước cốt uống. Cà rốt thường nấu với xương lợn, xương bò, làm nộm với đu đủ, su hào, làm các món xào với gan, tim, thịt bò và ngâm giấm ăn sống.

Bí đao

Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh tôm, canh cua giải nhiệt. Người bị phù thũng, béo phì, tiểu tiện khó dùng bí đao nấu với cá hoặc đậu đỏ ăn rất tốt vì nó giúp tiêu thũng, lợi tiểu.

Quả nho

Vị ngọt chua, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, sinh tân chỉ khát, bổ thận ích gan, kiện tỳ vị, mạnh gân cốt, an thai. Nho ăn rất thơm ngon, nhiều nước, vỏ mỏng, màu dịu mát mắt; thường ăn lúc quả chín, tươi mọng, có thể làm rượu vang.

Củ mã thầy

Vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, ôn trung ích khí, thanh nhiệt, khai vị, tiêu thực, tiêu đờm. Mã thầy còn trị được chứng lưỡi đỏ tấy, miệng khô, họng rát, táo bón, say rượu. Khi dùng ăn sống cần gọt sạch vỏ, có thể ép lấy nước uống giải khát rất tốt.

Quả dừa

Vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể lực, ích khí, khu phong, sinh tân chỉ khát. Cùi dừa rất giòn, thơm ngon, nước dừa mát và bổ, ngọt dịu làm nước giải khát mùa hè rất tốt.

Quả lê

Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt nhuận táo, trừ phiền, sinh tân, chỉ khát. Nếu trong người háo nhiệt nóng bức, nhọt mọc ăn lê vào sẽ hạ hỏa trong người nhanh chóng, làm giảm bệnh tình. Lê rất bổ, có lượng đường và vitamin phong phú, giúp cho những người mắc bệnh viêm gan, xơ gan phục hồi nhanh chóng, làm mát gan, mát huyết. Lê còn có tác dụng hạ huyết áp, trợ tim; nếu thấy hoa mắt chóng mặt ù tai..., ăn lê sẽ nhanh hồi phục.

Quả dâu

Vị ngọt tính hàn, có tác dụng bổ can thận, tư âm, giáng hỏa, sáng mắt, nhuận tràng, đen râu tóc, kiện tỳ, nhuận phổi. Trong quả dâu có nhiều vitamin C, sắt và muối khoáng nên ăn dâu còn chữa được cả bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh máu xấu bạc tóc sớm. Dâu thường dùng dưới dạng sirô, nước giải khát.

Quả chanh

Vị chua, tính bình, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, an thai, khai vị, tiêu thực.

Những người máu nhiệt, hay rối loạn tiêu hóa, chán ăn miệng nhạt, ậm ạch không tiêu, hay nôn nấc... nên dùng chanh ngậm với muối. Chanh thường được vắt uống tươi, có khi

ngâm muối hay phơi khô làm ô mai.

BS. Nguyễn Kim Lan

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Món canh giải nhiệt

Dưới đây là một số món canh dùng thích hợp trong những ngày nắng nóng.

Canh mướp thịt nạc

Nguyên liệu gồm: mướp 250 gr, thịt nạc 50 gr, các gia vị hành, gừng, bột nêm... Mướp gọt bỏ vỏ, cắt lát hình xéo, thịt nạc thái lát. Nấu nước sôi, cho thịt vào trước, sau đó đến mướp, nấu với lửa nhỏ đến khi thịt mềm, nêm nếm gia vị. Có tác dụng thanh nhiệt, mát máu giải độc, đạt hiệu quả tốt với các chứng nhiệt như phiền khát.

Canh mướp trứng gà

Nguyên liệu gồm: trứng gà 2 quả, mướp 250 gr, các gia vị. Mướp gọt vỏ thái lát, nước nấu sôi cho mướp vào; trứng gà khuấy đều cho vào sau, nêm nếm gia vị. Canh này có công hiệu tư âm nhuận táo (chống khô), thanh nhiệt giải độc, thanh phế lợi hầu, đạt hiệu quả tốt với chứng nhiệt, phiền khát...

Canh nấm hương

Nguyên liệu gồm: nấm hương 25 gr, đại táo 10 quả, các gia vị. Nấm hương ngâm nước nóng cho mềm, thái sợi; táo rửa sạch, cùng cho vào nồi để nấu canh, nấu với lửa mạnh đến sôi, thì hạ lửa nhỏ hầm thêm khoảng 15 phút, nêm nếm gia vị vừa dùng.


Canh vỏ dưa hấu

Nguyên liệu gồm: vỏ dưa hấu 200 gr, các gia vị. Dưa hấu bỏ ruột, bỏ vỏ xanh bên ngoài cùng, thái lát dày, cho vào nồi sau khi nước sôi, nấu đến chín mềm, nêm nếm. Canh vỏ dưa hấu là một món thanh nhiệt giải độc của mùa nóng, đơn giản, dễ thực hiện.

Canh khổ qua thịt nạc

Nguyên liệu gồm: khổ qua 250 gr, thịt nạc 100 gr, gia vị. Khổ qua bỏ hột, thái lát; thịt nạc thái lát, cùng khổ qua đem hầm đến khi thịt mềm, nêm nếm gia vị. Canh này có tác dụng thanh nhiệt chống say nắng, giải độc sáng mắt.

Canh cá trích tỏi

Nguyên liệu gồm: cá trích 250 gr, vài tép tỏi, hành, gừng, gia vị. Cá trích làm sạch cho vào chảo dầu chiên sơ, sử dụng sau. Tỏi băm nhỏ, rồi cùng cá và các nguyên liệu trên cho vào nồi đất, thêm nước và nấu với lửa mạnh đến khi sôi, thì chuyển lửa nhỏ hầm thêm 15 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa dùng.

Canh bí đao thịt vịt

Nguyên liệu gồm: bí đao 0,5 kg, thịt vịt 250 gr, hành, gừng, gia vị. Bí đao để cả vỏ, rửa sạch thái lát. Vịt làm sạch, bỏ nội tạng, cắt miếng, cho vào nồi nấu đến sôi, chuyển lửa nhỏ hầm đến gần chín thì cho bí đao vào hầm nhừ, nêm nếm gia vị.

Lương y Bàng Cẩm

Các món ăn giải nhiệt

Cháo cúc hoa, canh đậu xanh - bí đỏ, nước dưa hấu, gỏi giá đậu xanh... là các món ăn làm mát, rất có lợi cho những người mắc các chứng bệnh do hỏa nhiệt, nhất là vào mùa hè.

Các chứng mặt đỏ, mắt đỏ, môi khô, nướu sưng, nước mũi vàng đặc, cổ họng khô đau, miệng lưỡi lở loét, tâm phiền mất ngủ, ăn nhiều dễ đói, đại tiện táo bón, tiểu tiện vàng đậm… thuộc chứng hỏa nhiệt nội thịnh. Có thể dùng các món ăn bài thuốc thanh nhiệt tả hỏa như sau:

1. Cháo cúc hoa: Rất tốt cho người chóng mặt, đau đầu do cao huyết áp. Cách làm: Cúc hoa 15g bỏ cuống, phơi khô tán bột; gạo 100g nấu cháo, cho bột cúc hoa vào nấu trong giây lát, ăn mỗi sáng và chiều.

2. Trà lá tre - mã đề: Lá mã đề 10g, lá tre 10g, cam thảo sống 10g. Sắc uống (bỏ bã), thêm đường trắng vừa đủ, uống thay trà, mỗi ngày nấu 1 lần. Thích hợp cho người bệnh tâm phiền, miệng lưỡi lở loét, tiểu ngắn, buốt đau.

3. Khổ qua xào thịt lát: Khổ qua (mướp đắng) 250g, thịt nạc 150g, gia vị vừa đủ. Khổ qua cắt lát mỏng, sau khi xát với muối rửa sạch, thịt heo cắt lát mỏng, thêm rượu, muối, bột năng trộn lẫn để ướp. Trong chảo nóng cho gừng lát phi thơm, thêm thịt lát xào đến ngả màu, đổ vào khổ qua, sôi lên nêm gia vị. Dùng cho chứng mắt đỏ sưng đau do can hỏa thịnh vượng.

4. Cháo thạch cao: Thạch cao sống 100g, gạo 50g. Nấu thạch cao, bỏ bã lấy nước, dùng nước thạch cao cùng gạo nấu cháo. Dùng cho các chứng phát sốt, miệng khát, nhiều mồ hôi, đau đầu, đau răng, suyễn cấp, tiểu gắt… do vị nhiệt.

5. Cao hạnh nhân - mật ong: Hạnh nhân 30 g, cam thảo 10g, mật ong tươi 120g, nước 200 ml. Hạnh nhân lột vỏ, thêm 2 lít nước nấu, bỏ bã, rồi thêm mật ong, cam thảo, hỗn hợp này lại cho vào nồi đất (với lửa nhỏ) nấu thành cao. Mỗi lần 10g, ngày 2 lần. Dùng cho chứng ho suyễn, táo bón.

6. Gỏi giá đậu xanh: Giá đậu xanh 400g, muối, đường trắng, bột nêm vừa đủ, rượu 5g, dầu mè 10g. Giá đậu xanh rửa sạch, cho vào nước sôi trụng qua, dội qua nước lạnh, để ráo nước cho vào thau. Tất cả các gia vị nêu trên cho vào bát, sau khi trộn đều, rưới lên mặt giá đậu xanh thì hoàn tất. Món ăn thích hợp cho các chứng thử nhiệt phiền khát, thủy thũng, ung nhọt sưng đau, tiểu dắt buốt không thông.

7. Canh đậu xanh - bí đỏ: Đậu xanh 50g, bí đỏ 0,5kg, muối ăn lượng vừa đủ. Đậu xanh vo sạch để ráo nước, thêm một ít muối trộn đều, sau khi ngâm 3 phút dùng nước dội sạch lại. Bí đỏ gọt vỏ, ruột bí dùng nước rửa sạch, cắt lát vuông 2 cm. Đổ 0,5 lít nước vào nồi, sau khi nấu sôi cho đậu xanh vào, 2 phút sau thêm một ít nước nguội, cho sôi lại, thêm bí rợ, đậy nắp nấu 30 phút bằng lửa nhỏ, nêm ít muối thì ăn. Thích hợp cho các chứng trúng thử tâm phiền, mình nóng miệng khát, nước tiểu vàng, hay choáng váng, mất sức...

8.Trà muối nhạt: Trà xanh 10 g, muối ăn 5g, cùng hãm với nước sôi, uống nhiều lần. Có tác dụng bù nước giải khát, giải nhiệt trừ phiền, thanh thử giảm nhiệt.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
e an nhieu mon an giai nhiet roi sao nguoi e van nong va bi nhiet mieng nua.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
khó đó. mình cũng ăn... uống c sủi rùi. Chưa thấy gì
Uống thêm thuốc đi nhé, viên c sủi có tác dụng đó.
Tại sao k ccho coppy ra để in :(
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý