Suy dinh dưỡng ở trẻ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Suy dinh dưỡng ở trẻ

18/04/2015 03:23 PM
247

 Trẻ thế nào là suy dinh dưỡng? Cách phòng tránh và điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ? Món ăn chống suy dinh dưỡng?

Cách nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ.

Con bạn có thể đã bị suy dinh dưỡng nếu chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân. Trẻ suy dinh dưỡng thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt.

Các dấu hiệu thường gặp khác ở trẻ suy dinh dưỡng là buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.

Để xác định trẻ có suy dinh dưỡng hay không, ngoài việc quan sát các dấu hiệu trên, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình. Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20 kg. Nếu ở vùng xa không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ 1-5 tuổi. Trẻ bình thường 14-15 cm; nếu dưới 13 cm là suy dinh dưỡng.

Cách thứ hai là dựa vào chiều cao theo tuổi. Khi mới sinh trẻ dài 50 cm, 6 tháng dài 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85 cm, 3 tuổi: 95 cm, 4 tuổi: 100 cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120 cm.

Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật; nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai. Những cháu ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp) cũng dễ bị suy dinh dưỡng.

Thông thường các bà mẹ cho rằng trẻ nhỏ cần ăn ít. Họ không nắm được trẻ cần ăn bao nhiêu trong ngày chứ không phải không có khả năng cung cấp đầy đủ. Trung bình trẻ cần ăn 4 -5 bát cháo đậu hoặc cơm nát mỗi ngày. Nhiều gia đình cho rằng trẻ đã lớn, ăn theo người lớn 2-3 bữa là đủ. Thực ra dung tích dạ dày của trẻ có hạn nên ngoài ba bữa với gia đình, trẻ cần được ăn thêm 2-3 bữa phụ như sữa, cháo, chè, chuối... Các bà mẹ cũng đừng nghĩ rằng trẻ cần ăn cơm sớm để cứng cáp, vì sau hai tuổi trẻ mới có đủ răng sữa để nhai tốt.

Trẻ biếng ăn thường được mẹ cho dứt sữa để ăn khá hơn. Đây là một sai lầm vì các trẻ này sau khi bị dứt sữa càng bị suy dinh dưỡng nặng hơn vì mất đi 300-400 ml sữa mỗi ngày trong khi vẫn biếng ăn. 

Dinh dưỡng cho trẻ em, không thể xem thường

Nếu bậc làm cha mẹ thiếu hiểu biết cơ bán về thực phẩm, về dinh dưỡng cho trẻ thì rất dễ dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngay cả trong điều kiện chăm sóc tốt nhất, trẻ vẫn mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng hoặc béo phì rất đáng lo ngại.

Lúc mới sinh ra, trung bình trẻ nặng 3 kg và dài 50 cm. Nặng gấp đôi lúc bốn tháng, nặng gấp ba lúc một tuổi, và nặng gấp bốn lần lúc hai tuổi. Tương tự như cân nặng, chiều cao của trẻ cũng tăng trưởng khá nhanh ở những năm đầu. Sự phát triển của bộ não cũng đáng chú ý: lúc mới sinh não nặng khoảng 300g; đến sáu tháng nặng gấp hai lần, khi một tuổi não nặng gấp ba lần; hai tuổi não trẻ đạt 80% so với não người lớn.

Chuyện cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em tưởng đơn giản, nhưng thực tế lại không đơn giản chút nào bởi nhiều phụ huynh đã và đang phải đối mặt một thực trạng đáng lo ngại về dinh dưỡng trẻ em đó là tình trạng suy dinh dưỡng.


Ở người lớn, năng lượng ăn vào bằng với năng lượng cần tiêu hao; còn ở trẻ em, năng lượng ăn vào phải lớn hơn năng lượng tiêu hao vì trẻ em cần dự trữ năng lượng để phát triển. Suy dinh dưỡng là do năng lượng ăn vào giảm và năng lượng tiêu hao tăng. Khi bị suy dinh dưỡng, trẻ không tăng cân, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh nhiễm trùng gấp hai, ba lần.

Từ thực tế của một trong các trung tâm dinh dưỡng lớn của TP Hồ Chí Minh cho thấy, mỗi ngày có 700-800 ca khám và tư vấn dinh dưỡng thì có đến 40% ca gặp khó khăn về ăn uống, có nghĩa là tình trạng trẻ biếng ăn hiện trở thành rất phổ biến. Nếu như cách đây vài chục năm, nguyên nhân chủ yếu là thiếu ăn, thì hiện nay, chính sự thiếu hiểu biết về dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ lại là nguyên nhân chính. Có nhiều nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ: nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân tâm lý. Trong đó, nguyên nhân tâm lý thường xảy ra do những sai lầm trong việc nuôi con.

Nhiều phụ huynh không cho trẻ được tự xúc, tự ăn vì sợ trẻ ăn lâu mất thời gian hoặc làm đổ thức ăn. Thực đơn cho bé cũng thường bị áp đặt theo khẩu vị và theo chủ quan của người lớn. Trong môi trường ăn uống căng thẳng như thế, trẻ sẽ sợ ăn, dẫn đến rối loạn cơ chế no - đói, lâu ngày thành suy dinh dưỡng. Không ít phụ huynh tuy thấy con biếng ăn, chậm lớn, thay vì phải đưa con đến bác sĩ khám và tư vấn thì lại tự làm bác sĩ, cho uống bừa bãi các loại thuốc trị biếng ăn trên thị trường. Nguyên nhân thường gặp là do người nuôi trẻ thiếu hiểu biết cơ bản về thực phẩm, về dinh dưỡng cho trẻ.

Cũng có những sai lầm thường gặp do cho trẻ ăn dặm quá sớm, làm trẻ bị rối loạn hấp thụ, tiêu chảy. Ngược lại, ăn dặm quá trễ sẽ làm bé bị suy dinh dưỡng, sẽ không chịu ăn gì khác ngoài sữa mẹ trong khi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Khi trẻ bị bệnh, cần bổ sung nguồn dinh dưỡng tốt hơn để chống đỡ bệnh và phục hồi thì nhiều người lại bắt bé kiêng cữ, sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Cũng có người quan niệm ăn cơm sớm bé sẽ mau cứng cáp mà không hiểu rằng, ăn cơm khi chưa có răng hàm để nhai, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đi phân sống và...cũng sẽ bị suy dinh dưỡng. Trẻ bị thiếu nhiều chất, suy dinh dưỡng lâu ngày mà không biết hoặc bị ép ăn quá nhiều, sợ hoặc biếng ăn thường xuyên sẽ bị rối loạn hành vi tiêu hóa. Hiện tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng rất cao.

Ðể hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, cần phải có chế độ ăn dặm đúng cách cho bé với bốn nhóm thức ăn bột - đạm - dầu - rau, phát hiện sớm tình trạng thiếu các chất đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ như: vitamin A, sắt, calci... Nếu thiếu các chất này, trẻ sẽ bị thiếu máu, còi xương, tầm vóc lúc trưởng thành bị hạn chế, bị các bệnh về mắt (khô giác mạc, quáng gà, thậm chí mù mắt)...

Bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em, giờ đây còn có thêm một vấn đề làm nhiều người phải quan tâm, đó là việc có quá nhiều trẻ dư cân và béo phì ở các thành phố lớn. Năm 1996 tỷ lệ trẻ dư cân và béo phì là 2%, đến năm 2000 đã tăng đến 3,1% và cho đến nay thì mức gia tăng đang ở mức báo động. Béo phì được coi là một bệnh, và nguy hiểm ở chỗ là bệnh mãn tính, vì là bệnh mãn tính nên tích tụ theo thời gian. Rất nhiều trường học hiện đang phải áp dụng các biện pháp làm giảm cân, chống béo phì cho trẻ, thậm chí tại các bệnh viện có không ít trẻ phải điều trị bệnh béo phì. Trẻ dưới 1 tuổi thường mập (đôi khi rất mập), nhất là từ tháng thứ 4-6. Ðây là giai đoạn bé tích mỡ nhanh nhất, nhưng lại chưa vận động nhiều để tiêu hao năng lượng.

Hai giai đoạn dễ xuất hiện béo phì dai dẳng ở trẻ em là trong hai năm đầu và vào khoảng 4-11 tuổi. Các bậc cha mẹ ngày nay thường thích con mình mập mạp và đánh đồng sự tròn trĩnh với tình trạng sức khỏe tốt nên có khuynh hướng cho trẻ ăn quá nhiều mà không quan tâm đến nhu cầu thật của cơ thể trẻ.

Phần lớn trẻ đều thích ăn quà vặt và rất dễ bị lôi cuốn bởi vô vàn thứ thức ăn bắt mắt. Khi đã béo phì rồi thì hậu quả cũng không xảy ra ngay mà phải một thời gian sau. 80% trẻ bị béo phì sẽ trở thành người lớn béo phì, sẽ bị một số bệnh mãn tính như: tim mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, tiểu đường, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, khớp, rối loạn chuyển hóa lipit trong máu. Trẻ béo phì lại thường nặng nề, chậm chạp, vụng về, dễ mặc cảm, tự ti và khó hòa nhập bạn bè cùng trang lứa.

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ và cách phòng tránh


Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ những trẻ không đủ cân nặng tiêu chuẩn so với chiều cao và có thể trạng gầy yếu.

Triệu chứng

Bé chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân. Bên cạnh đó trẻ suy dinh dưỡng thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt.

Trẻ hay buồn bực, quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng.

Nguyên nhân

Do nuôi dưỡng kém, như mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa, phải nuôi sữa ngoài..
Cho trẻ ăn dặm quá sớm (dưới 4 tháng) và cho ăn không đủ chất dinh dưỡng, cai sữa cho trẻ quá sớm (dưới 1 năm)

Tình trạng kiêm khem, bắt trẻ ăn cháo muối, hoặc ăn bột, ăn cháo với nước mắm, mì chính kéo dài trong và sau các đợt bị tiêu chảy của nhiều bà mẹ cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra phải kể đến những bệnh nhiễm khuẩn như sởi, ho gà, viêm phổi, lao, hội chứng lỵ làm cơ thể trẻ suy yếu, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng làm trẻ bị suy dinh dưỡng.

Cách phòng chống

Trong thời gian mang thai, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cuối thai kỳ phải tăng ít nhất 8 – 10kg; tránh bị lây nhiễm các bệnh cấp tính nhất là các bệnh do virus gây ra.

Những trẻ dễ bị suy dinh dưỡng là những trẻ sinh non, sinh nhẹ cân (<2500g) hoặc trẻ không được bú sữa mẹ hoặc không bú đủ sữa. Vì thế, trong 6 tháng đầu thì sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất nhưng nếu thiếu sữa hay mất sữa thì cần dùng các sản phẩm sữa thay thế phù hợp với lứa tuổi.

Trẻ nằm trong độ tuổi từ 6 – 12 tháng cũng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, do đây là thời kỳ có nhu cầu dinh dưỡng cao, rất cần cho sự thích ứng với môi trường. Trong thời kỳ này, ngoài bú mẹ, trẻ cần được bổ sung bên bột. Chế độ dinh dưỡng trong một bữa ăn của trẻ phải đầy đủ các thành phần tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ để phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng và kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những trẻ hiện đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, tiêu chảy hay viêm đuờng hô hấp cũng nằm trong nhóm mắc bệnh suy dinh dưỡng cao, cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ.

Khi trẻ bị tiêu chảy, nhất thiết không bắt trẻ kiêng ăn, khi trẻ sốt cao nên cho uống nhiều nước và cho ăn thức ăn lỏng.

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

1.      Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em:

Thường là do tổng hợp từ nhiều yếu tố:

-        Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.

-        Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…

-        Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.

-        Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.

     Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

     Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:

-        Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi

-        Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi

-        Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

2.      Những dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng


-        Không lên cân hoặc giảm cân

-        Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.

-        Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.

-        Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.

-        Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.

-        Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.

3.      Các bà mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng.

Với thể vừa và nhẹ (độ I và độ II): Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.

-        Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.

-        Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).

-        Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.

-        Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.

4.      Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng.

-        Gạo, khoai tây.

-        Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.

-        Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.

-        Dầu, mỡ.

-        Các loại rau xanh và quả chín.

5.      Chế độ ăn với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III).


Cho nhiều bữa trong ngày.

-        Tăng dần calo.

-        Dùng sữa cao năng lượng: Theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của Bác sĩ


Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.


Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.

6.      Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng.

-        Các loại Vitamin tổng hợp.

-        Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.

-        Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).

7.      Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng.

-        Trẻ phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.

-        Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.

8.      Một số mẫu thực đơn phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà (SDD độ I và II).


Các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số thực đơn sau để phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà:

a.      Trẻ dưới 6 tháng: Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho Bà mẹ để mẹ có đủ sữa nuôi con (Bà mẹ cần ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng). Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của Bác sĩ.

b.      Trẻ từ 6 – 12 tháng:

Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).


c.       Trẻ 13 -24 tháng:


6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng

9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm)

-        Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay)

-        Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)

-        Dầu: 10ml (2 thìa cà phê)

-        Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)

12h: Sữa: 200ml

14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng

17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu

Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.


d.   Trẻ 25 – 36 tháng:

    
    7h: Sữa cao năng lượng: 200ml

    11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm...) + canh rau.

    Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g

    14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml

    Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).

    17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm...) + canh rau

    20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.

    Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.

    Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.

Món ăn chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Suy dinh dưỡng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Y học cổ truyền gọi bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ là bệnh cam, liên quan đến hoạt động tiêu hoá thất thường (tích trệ đồ ăn, trùng tích) nên còn gọi là cam tích. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh nguyên khí kém; do thiếu dinh dưỡng lâu ngày, ăn uống mất điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt; hoặc do các bệnh mạn tính như tiêu chảy mạn, cảm nhiễm đường hô hấp nhiều lần.

Bệnh cam tích ở trẻ chia thành 3 thời kỳ: thời kỳ khí cam, thời kỳ cam tích và thời kỳ cam khô. Ở thời kỳ đầu trọng lượng của trẻ thường giảm nhẹ hoặc không tăng cân, biếng ăn; ở thời kỳ thứ hai trẻ kém phát triển chiều cao hoặc không phát triển, người gầy, cơ bắp nhẽo, da bụng mỏng, xương sườn lộ rõ; thời kỳ thứ ba cơ thể trẻ suy yếu, sắc mặt trắng xanh hoặc hơi vàng, da, tóc khô, bụng trướng, tinh thần bứt rứt, buồn bực, chán ăn… Ở thể nặng trẻ thường kèm theo các bệnh khác như thiếu máu dạng thiếu sắt, rối loạn chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh đặc biệt là suy giảm khả năng miễn dịch, đề kháng của cơ thể, trẻ dễ mắc các bệnh khác. Để phòng bệnh cam ở trẻ, chế độ nuôi dưỡng là rất quan trọng ngay từ những ngày đầu khi trẻ ăn dặm. Xin giới thiệu một số món ăn – nước uống bổ dưỡng, chữa bệnh cam ở trẻ để các bà mẹ có thể tham khảo thực hiện.

Cháo ý dĩ:

Ý dĩ 50g, cháy cơm 30g, hạt sen 50g, đường 30g. Ý dĩ xay thành bột. Cháy cơm loại vàng ngon  phơi khô sao vàng xay thành bột. Hạt sen ngâm với nước chanh một đêm hôm sau vớt ra phơi khô tán bột. Tất cả cho vào nồi thêm cho nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn lúc còn nóng, chia 3 lần trong ngày, cần ăn từ 10 – 20 ngày.

Cháo thịt cóc: Thịt cóc 5g, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ. Chọn cóc vàng, làm thịt chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần nước cho sạch, nướng vàng, tán thành bột. Củ mài sấy khô, tán thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột. Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nồi thêm nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho bột thịt cóc vào quấy đều, khi cháo sôi lại là được. Trước khi ăn thêm muối cho vừa miệng. Ngày ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó tiếp tục ăn.

Cháo củ mài: Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 15 ngày.

Cháo ếch: Ếch 1 con (150 – 200g), cà rốt 50g, gạo 50g, mắm muối vừa đủ. Ếch làm thịt bỏ đầu và nội tạng, bỏ bàn chân, ướp mắm muối trong 20 phút. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch mài thành bột. Cho gạo và ếch vào ninh nhừ thành cháo, trước khi ăn cho cà rốt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày.

Cháo chim cút: Chim cút 1 con (250 – 300g), gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ. Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phổi, phần đầu từ mắt trở lên, chân), ướp mắm muối trong 20 phút. Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp nước vừa đủ ninh thành cháo. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày.

Bột chữa cam: Gạo nếp 200g, củ mài 50g, củ súng 15g, ý dĩ 10g, sơn tra 10g, trần bì 10g. Gạo nếp ngâm ngập nước một đêm vớt ra để ráo rồi rang trên lửa nhỏ cho vàng. Các thức khác đều sấy khô. Tất cả tán thành bột mịn. Cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê đầy, thêm chút đường hoà vào nước đun sôi để nguội cho trẻ uống. Cần uống liền 1 tháng.

Gan gà hấp: Gan gà 150g, phục linh 10g, bột gia vị vừa đủ. Phục linh tán thành bột. Gan gà rửa sạch thái vừa miếng ướp gia vị. Trộn bột phục linh với gan gà cho đều hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 5 – 10 ngày. Có thể thay gan gà bằng gan lợn.

Cá quả hấp: Cá quả 1 con (khoảng 250g), tỏi 2 tép vừa, bột gia vị vừa đủ. Cá quả làm sạch bỏ ruột, khía trên mình cá 2 – 3 nhát. Tỏi giã nhỏ cùng bột ngọt, bột gia vị ướp cá, sau 20 phút đem hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn. Khi ăn gỡ lấy thịt cá nạc và nước, ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày.

Lưu ý:

Nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Do hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu nên thức ăn phải nấu nhừ, cần cho ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín; không nên cho trẻ ăn quá nhiều các chất béo, ngọt, tanh, các đồ sống, lạnh tránh rối loạn tiêu hóa dẫn đến các chứng cam; không ăn các loại gia vị cay nóng.

Tạo cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ…

Tăng cường vận động, xoa bóp cho trẻ.

Cách làm tinh dầu gừng tuyệt đối an toàn

Những kiểu tóc bới dự tiệc đơn giản khiến bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn đẹp

Những kiểu tóc đi dự tiệc không bao giờ lỗi mốt

Cách nhuộm tóc tự nhiên vừa an toàn lại tiết kiệm mà vẫn cực đẹp

Những kiểu tóc búi Hàn Quốc dễ thương giúp bạn đẹp hơn bao giờ hết

Cách làm tinh dầu cam an toàn

Những kiểu tóc búi cao dự tiệc giúp bạn nổi bần bật giữa đám đông

Cách làm tinh dầu hoa hồng an toàn, thoải mái dưỡng da

Cách bán hàng hiệu quả đạt doanh thu cao

Cách thắt nơ áo làm điệu cho trang phục của bạn

Cách bó hoa cưới giúp ngày đặc biệt càng thêm ý nghĩa

Cách thuyết phục khách hàng để việc kinh doanh luôn suôn sẻ

Các kiểu tóc búi dễ thương khiến bạn thêm xinh và nổi bật mọi lúc

Trang phục truyền thống của người Chăm

Trang phục truyền thống của người Mường

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Con toi dc 3 thang chau khong an sua nen ja me chau da cho chau an bot cho t hoi nhu vay co du dinh duog cho c ko
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý