Ung thư thực quản

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Ung thư thực quản

18/04/2015 03:23 PM
362

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản
Ung thư thực quản là một ung thư của đường tiêu hóa, thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là ở người có hút thuốc lá, nghiện rượu... Bệnh nhân bị ung thư thực quản thường đến khám muộn, gây khó khăn trong điều trị.  Ung thư thực quản có thể xuất phát từ thực quản hoặc lan từ một số ung thư cơ quan kế cận như thanh quản, hạ họng, khí quản, tuyến giáp.

Những yếu tố nguy cơ

Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư thực quản, song có nhiều yếu tố liên quan đến việc xuất hiện bệnh. Đó là:

- Chế độ ăn uống: nghiện rượu và thuốc lá là tác nhân hàng đầu. Ngoài ra, thường xuyên ăn, uống thực phẩm và nước uống có nhiều nitrit và nitrat (là nguồn sinh ra nitrosamin-chất gây ung thư) hoặc chế độ ăn ít rau xanh, hoa quả, ít chất xơ hoặc thói quen ăn uống đồ nóng và các chất gây cọ sát niêm mạc thực quản...
-  Một số  tổn thương của thực quản có ý nghĩa như: sẹo bỏng thực quản, viêm thực quản do trào ngược dạ dày-thực quản, bệnh co thắt tâm vị, lạc chỗ niêm mạc dạ dày vào thực quản hay những người thừa cân, béo phì...

- Các yếu tố nhiễm khuẩn: vệ sinh răng miệng kém, sâu răng, nhiễm nấm (Geotrichum Candidum, Fusarium)...

Nghiên cứu của Viện Ung thư Sloan - Kettering (Mỹ) cho thấy, ung thư thực quản đoạn 2/3 trên thường gặp ở những người uống nhiều rượu. Nếu uống rượu kèm theo hút thuốc lá và ít ăn rau xanh, trái cây thì nguy cơ càng tăng cao. Ung thư thực quản đoạn 1/3 dưới, thường gặp ở những người  thừa cân, béo phì và hút thuốc lá. Nguy cơ này cũng sẽ tăng cao nếu những người này ăn ít hoa quả, rau xanh kèm hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.

Ung thư thực quản có liên quan nhiều đến giới và tuổi tác, thường gặp ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) mà hiếm gặp ở người dưới 50 tuổi. Trong đó nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, chiếm tới 80% số bệnh nhân bị ung thư thực quản.

mlhinh-anh-ung-thu-thuc-quan

Hình ảnh ung thư thực quản

Khi nào thì nghĩ đến ung thư thực quản?

Nuốt khó là triệu chứng thường gặp nhất. Lúc đầu chỉ xuất hiện khi ăn thức ăn đặc, cảm giác vướng ở sau ức nhưng không đau. Sau đó khó nuốt với cả thức ăn lỏng như cháo, phở... Khó nuốt diễn biến một cách liên tục, càng ngày càng tăng dần và đến khi khối u lan rộng thì nuốt nước cũng thấy khó và đau. 

Cùng với triệu chứng nuốt khó, người bệnh có thể có cảm giác vướng, tức nặng, đau âm ỉ đè nén sau xương ức... (tùy theo sự phát triển của khối u) hay khó thở, khàn giọng, ho khan, khạc đờm; đau thượng vị, buồn nôn, nôn, nấc. Trong những trường hợp có nôn triệu chứng này xuất hiện khá sớm nhất là khi ung thư ở cao. Nếu ung thư ở đoạn thấp của thực quản thì triệu chứng nôn xuất hiện muộn. Ngoài ra bệnh nhân thấy chảy nhiều nước bọt.

Trong quá trình ung thư phát triển có thể gây ra các biến chứng: viêm thủng thực quản vào trung thất gây khó thở đột ngột, tràn khí dưới da; rò thực quản vào khí phế quản làm thức ăn vào đường hô hấp gây viêm phổi, áp-xe phổi... Nếu không được điều trị kịp thời, phần lớn bệnh nhân ung thư thực quản sẽ suy kiệt và tử vong do không ăn uống được.

Vì vậy, đối với người bệnh cao tuổi khi có các dấu hiệu sớm như khó nuốt, giọng khàn... đặc biệt ở những người nghiện thuốc lá, rượu cần đi khám để được phát hiện bệnh, điều trị kịp thời.

Ðiều trị thế nào?

Ung thư thực quản cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tùy theo các giai đoạn tiến triến của bệnh mà thày thuốc có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp như: phẫu thuật,  chiếu xạ, hóa chất... Trong đó phẫu thuật là biện pháp điều trị chính, có thể phẫu thuật kết hợp với điều trị bằng hóa chất hoặc tia xạ. Ngoài ra, cần nâng đỡ cơ thể bằng các biện pháp nuôi dưỡng phù hợp, điều trị triệu chứng, làm giảm các phản ứng phụ do điều trị bằng hóa chất và tia xạ.

Để phòng bệnh cần tránh các yếu tố nguy cơ  như  không nên hút thuốc lá, giảm uống rượu, tránh các thực phẩm có hại, kiểm soát và phòng ngừa các bệnh lý ở thực quản. Bên cạnh đó là tăng cường các yếu tố bảo vệ: ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các chất xơ, bổ sung các vitamin và yếu tố vi lượng cần thiết đặc biệt là vitamin A, B2, C, E, selen...

Triệu chứng của ung thư thực quản thường không xuất hiện cho tới khi khối u đã phát triển rõ. Vì vậy cần phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời mới kéo dài và cải thiện cuộc sống cho người bệnh.

Tìm hiểu về ung thư thực quản.

Ung thư thực quản là một loại ung thư cơ quan tiêu hóa thường gặp. Triệu chứng chủ yếu là ngày càng nuốt khó hơn.

Tuổi phát bệnh thường từ 40 ~ 70 tuổi, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.

Bệnh này giống chứng 'Ế cách’ (nghẹn) của YHCT.

Triệu Chứng

Triệu chứng chủ yếu là nuốt khó, bệnh ngày càng nặng thì dù chất đặc hoặc nước cũng khó nuốt. Do lâu ngày ăn uống khó khăn mà cơ thể ốm yếu, suy dinh dưỡng, mất nước, suy kiệt, kèm theo khó nuốt, đau sau xương ức (đau tức hoặc như dao đâm) hoặc vùng lưng đau, ợ hơi, nôn ra chất trắng nhớt hoặc có máu lẫn thức ăn. Bệnh nặng thì nói giọng khàn, nấc cục, khó thở, hạch lâm ba to, gầy mòn, da bọc xương.

Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào:

+ Tuổi trên 40, nam, gia đình có người mắc bệnh này, hoặc uống rượu nhiều.

+ Nuốt khó, đau vùng sau xương ức, có hiện tượng trào ngược thức ăn.

+ Chụp phim cản quang thực quản, soi thực quảùn, làm sinh thiết niêm mạc thực quản để phát hiện bệnh. Kiểm tra tế bào vòng thực quản dương tính khoảng trên dưới 90%.

Điều Trị

Ung thư thực quản thường đươc điều trị bằng phẫu thuật, nếu có di căn dung hóa liệu, kết hợp với thuốc Đông y để điều trị.

Biện Chứng Luận Trị

Dựa vào triệu chứng lâm sàng, có thể biện chứng theo các thể loại sau:

+ Đàm khí uất kết: Ngực đầy, đau tức hoặc khó thớ, nấc cụt, ợ hơi, nuốt khó, miệng khô, táo bón, rêu lưỡi trắng dày, mạch Huyền Hoạt, thường gặp ở giai đoạn mới phát bệnh.

Điều trị: Sơ can, lý khí, hóa đàm, giáng nghịch. Dùng bài Toàn Phúc Đại Giả Thạch Thang gia giảm: Toàn phúc hoa 12g, Đại giả thạch 20g, Khương bán hạ (hoặc Sinh bán hạ (sắc trước 1 giờ), Hương phụ 8g, Mộc hương 8g, Uất kim 10g, Đan sâm 16g, Phục linh 12g, Chỉ xác 10g, Cát cánh, Toàn qua lâu, Phỉ bạch, Uy linh tiên đều 12g, Chế nam tinh 8g, Bạch anh 12g, Hạ khô thảo 16g, Trúc nhự 12g, Ngõa lăng tử 16g.

Khí hư thêm Đảùng sâm, Thái tử sâm đều 12g.

+ Huyết Ứ: Ngực đau, ăn vào nôn ra, nặng thì khó uống được nước, phân như phân dê, ngườl gầy da khô, lưỡi đỏ, khô, mạch Tế Sáp.

Điều trị: Dưỡùng huyết, hoạt huyết, tán kết. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Sinh địa 16g, Đương quy 20g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8 ~12g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 10g.

Nếu nặng thêm Tam thất, Một dược, Đan sâm, Xích thược, Ngũ linh chi, Hải tảo, Côn bố, Bối mẫu, Qua lâu... Nếu nuốt khó cho uống ‘Ngọc Xu Đơn’trước. Trường hợp ngực lưng đau nhiều thêm Diên hồ sách (sao dấm), chích Nhũ hương, chích Một dược, Ty qua lạc. Táo bón thêm Nhục thung dung.

+ Nhiệt Độc Thương Âm: Nuốt rất khó, lưng ngực đau bỏng rát, miệng khô, họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu ít hoặc không rêu, mạch Huyền Tế Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm, nhuận táo. Dùng bài Tư Âm Thông Cách Ẩm gia giảm: Bồ công anh 20g, Xuyên hoàng liên 8 ~ 10g, Chi tử 12g, Sinh địa 16g, Đương quy 20g, Xuyên khung 8g, Nam, Bắc sa sâm đều 16g, Mạch môn, Huyền sâm, Tỳ bà diệp tươi, Lô căn tươi đều 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Bạch anh, Hạ khô thảo đều 12g.

Táo bón thêm Tử uyển, Hỏa ma nhân, Đào nhân, Nhục thung dung.

+ Âm Dương Lưỡng Hư: Nuốt không xuống, ngày càng gầy, mệt mỏi, hồi hộp, sắc mặt tái nhợt, chân tay thân mình mát lạnh, mặt sưng, chân phù, sắc lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.

Điều trị: ôn bổ Tỳ Thận, tư âm, dưỡng huyết. Dùng bài Bát Trân Thang hợp Bát Vị Hoàn gia giảm: Hồng sâm 8 ~ 12g, chích Hoàng kỳ 20g, Thục địa 16g, Sa nhân 10g, Sơn dược 12g, Nhục quế 6 ~ 8g, Câu kỷ tử 12g, Chế phụ tử 8 ~ 16g (sắc trước), Đương quy 20g, Bạch thược, Bạch truật, Bạch linh, Đại táo đều 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 3 lát.

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

+ Tiêu Ế Tán số 3 (Bệnh viện Nhân dân Tỉnh An Huy, TQ): Uy linh tiên 60g, Bản lam căn, Miêu nhãn thảo đều 30g, Ngưu hoàng (nhân tạo) 6g, Nao sa (Amoniac) 3g, chế Nam tinh 9g, chế thành cao bột khô. Mỗi lần uống 1,5g, ngày 4 lần.

+ Khai Đạo Tán: Bằng sa 60g, Hỏa tiêu 30g, Nao sa 6g, Trầm hương, Băng phiến đều 9g, Mông thạch 9 ~ 15g, tán bột mịn. Mỗi lần ngậm nuốt 1g, lúc chảy hết dịch nhớt có thể uống sữa thì ngậm 3 giờ một lần, dùng 2 ngày thì ngưng thuốc.

+ Nao Sa Tán: Nao sa 30g, tán mịn bỏ vào ấm sành, thêm 80ml nước đun sôi, lọc bỏ tạp chất, thêm Dấm trắng 30ml, đun bắt đầu lửa to sau lửa nhỏ cho khô, lấy bột kết tinh. Mỗi lần uống 0,6 ~ l,5g, ngày 3 lần.

+ Phức Phương Nao Sa Tiễn: Nao sa 2,7g, Hải tảo, Côn bố đều 15g, Thảo đậu khấu 9g, Ô mai 3 quả, Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán chi liên 60g, sắc 2 lần, chia uống ngày 1 thang.

+ Khai Quan Tán: Thanh đại 4,5, Thị sương 1,5g, Hải cáp phấn 30g, Bằng sa 9g, Nao sa 6g, Đường trắng 60g, tán bột. Mỗi lần ngậm 0;9- 1,5g, ngày 4 lần.

+ Ế Cách Tán: Cấp tính tử 30g, Mật gấu 1g, Nao sa, Móng tay người nướng đều l,5g, tán bột mịn. Mỗi ngày uống 2 lần, sáng tối, mỗi lần hòa 3g thuốc uống.

+ Bài thuốc cơ bản trị ung thư thực quản của Thượng Hải: Khương bán hạ, Trúc nhự, Tuyền phúc hoa, Chỉ thực, Mộc hương, Đinh huơng, Trầm hương khúc, Bạch khấu, Xuyên luyện tử, Xuyên Hậu phác, Sa sâm, Thiên đông, Thach hôïc, Cấp tính tử, Khương lang, Đương quy, Tiên hạc thảo.

- Kháng Nham B: Sơn đậu căn, Bại tương thảo, Bạch bì, Hạ khô thảo, Thảo hà xa.

- Theo nhiều báo cáo thì các loại thuốc sau có tác dụng chống nuốt khó nuốt: Cấp tính tử, Bích hổ phấn (bột Thằn lằn), Uy linh tiên, Thiên qùy tử, Thạch kiến xuyên, Hoàng dược tử, Đông lăng thảo.

Một số bài thuốc có tác dụng ức chế tế bào thượng bì thực quản tăng sinh.

. Nao Kim Tiêu Tích Phương (Trường vệ sinh Bắc Trấn, tỉnh Sơn Đông): Tử nao sa 500g, Dấm 500g, Tử kim đính, lượng vừa đủ. Chế Tử nao sa với dấm thành bột tinh thể màu vàng nâu rồi cùng trộn đều với bằng lượng của Tử kim đính. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g.

Hiệu quả lâm sàng: Bài này đã dùng trị 635 ca ung thư thực quản, tâm vị, có tác dụng làm cho nuốt dễ hơn, khẩu vị tăng. Khỏi 2 ca, tốt 6 ca, có kết quả 452 ca, không có kết quả 175 ca.

. Bát Giác Kim Bàng Thang (Mã Cát Phúc, Bệnh viện nhân dân số 1 thị xã An Khánh, Tỉnh An Huy): Bát giác kim bàng 10g, Bát nguyệt trác 30g, Cấp tính tử 15g, Bán chi liên 15g, Đan sâm 12g, Thanh mộc hương 10g, sinh Sơn tra 12, sắc uống.

- Kết quả lâm sàng: đã trị 178 ca ung thư thực quản, tâm vị. Sau điều trị có 25 ca sống trên 5 năm, 67 ca sống trên 3 - 5 năm, 2 ca sống 2-3 năm. Tỉ lệ sống trên 3 năm là 51,60%.

. Ban Miêu Tiêu Tích Phưưng (Bệnh viện Nhân Dân số 2, thị xã Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc): Ban miêu 1 con, trứng gà 1 quả. Ban miêu bỏ đầu, chân, cánh, lông, đục 1 lỗ nhỏ ở vỏ trứng gà. Cho Ban miêu vào trứng, đun sôi 30 phút, lấy Ban miêu ra ăn ngay 1 con.

- Gia giảm: Trong thời gian uống thuốc, nếu tiểu đau hoặc đái ra máu, dùng Xa tiền tử, Mộc thông, Trạch tả, Hoạt thạch, Đông qua bì, Đại tiểu kế để thông lâm, lợi tiểu, thanh nhiệt, cầm máu.

- Kết quả lâm sàng: bài này kết hợp hóa liệu trị 112 ca ung thư thực quản cuối kỳ, sau điều trị, số sống trên 1 năm 53 ca, tỷ lệ 47,32%, trên 2 năm 41 ca (36,6%), trên 3 năm 16 ca 14,29%, trên 4 năm 2 ca.

. Nãi Hoàng Phương (Bích Hổ Nãi Hoàng Phương) (Hàn My Trân, Hồ Bắc): Thủ cung (Bích hổ - Thằn lằn) 1 phần, Ý dĩ nhân 3 phần, Nãi mẫu tử 3 phần, Hoàng dược tử 3 phần, ngâm với rượu trắng, sau 2 tuần có thể uống.

Tác dụng: Hoạt huyết, thông lợi, giải độc, tiêu phù.

- Kết quả lâm sàng: dùng trị 62 ca ung thư thực quản, có 14 ca hoàn toàn khỏi, 36 ca ăn lỏng được, ăn cháo lỏng 12 ca. Sau điều trị, có 29 ca ăn bán lỏng, ăn bình thường 33 ca. Sống trên 3 năm 1 ca, trên 2 năm 6 ca, trên 1 năm 4 ca.

. Bổ Thận Lục Vị Thang (Bệnh viện Quảng An Môn thuộc Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh): Thục địa 240g, Sơn thù nhục 120g, Hoài Sơn 20g, Trạch tả, Đơn bì, Bạch linh đều 90g, tán bột, luyện mật làm hoàn, nặng 9g, mỗi sáng sớm uống 1-2 hoàn, liên tục 1 năm.

TD: Có tác dụng trị tế bào thượng bì thực quản tăng sinh, phòng sự phát triển của ung thư.

Kết quả lâm sàng: Trị tế bào thực quản tăng sinh 30 ca, kết quả 8 ca khỏi, 18 ca tăng sinh vừa hoặc nhẹ, 3 ca không kết quả và 1 ca chuyển ung thư. Có kết quả 86,7%.

. Lý Khí Hóa Kết Thang (Lưu Gia Tương, Bệnh viện Long Hoa, Thượng Hải): Bát nguyệt trác 12g, Câu quất 30g, Cấp tính tử 30g, Can thiềm bì 12g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Đan sâm đều 30g, Mã tiền tử sống 4, 5g, Công đinh hương 9g, Quảng mộc hương, Sinh nam tinh, Thiên long đều 9g, Khương lang trùng 9g, Hạ khô thảo 15g, Tử thảo căn, Khổ sâm, Ngọa lăng tử đều 30g, sắc nước uống.

- Kết qủa lâm sàng: Trị 37 ca ung thư thực quản, khỏi lâm sàng 2 ca, tốt (hết triệu chứng, u nhỏ trên 50% 6 ca, có kết quả 11 ca, không kết quả 13 ca. Tỷ lệ có kết qủa chung là 51%, 2 ca sống trên 4 năm.

. Liên Bồ Thang (Bệnh viện Nhân dân Chương Nam Tỉnh Hồ Bắc): Bán chi liên 60g, Bồ công anh, Hoàng dược tử đều 30g, pháp Bán hạ 9g, Toàn qua lâu 15g, Hoàng liên 6g, sắc uống.

- Gia giảm: Nôn thêm Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch; Đờm nhiều thêm chế Nam tinh, Ý dĩ, Mông Thạch Cổn Đờm Hoàn; Táo bón thêm Đại hoàng, Uất lý nhân; Đau ngực thêm Lộ lộ thông, Phỉ bạch, Huyền hồ, Đan sâm; Tân dịch khô thêm Thiên môn, Thiên hoa phấn, Thạch hộc; Khí hư thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ...

- Kết qủa lâm sàng: Trị 25 ca, có kết quả rõ 6 ca, có kết quả 9 ca, không kết quả 10 ca. Tỷ lệ kết quả 60%. Có 3 ca sống được 3 năm.

Phát hiện sớm ung thư thực quản.

BS. Lê Quang Thuận

Ung thư thực quản (UTTQ) là bệnh lý ác tính đứng hàng thứ tư sau các ung thư tiêu hóa là ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Phần lớn bệnh UTTQ xuất hiện ở người cao tuổi, thường trên 50 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Điều đặc biệt là triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện cho tới khi khối u đã phát triển rõ. Vì vậy việc phát hiện sớm để điều trị hợp lý và kịp thời là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc phần nào hiểu biết về bệnh lý này.

Những biểu hiện của UTTQ

 Hình ảnh giảp phẫu của thực quản trong hệ tiêu hóa.
Nuốt khó là triệu chứng thường gặp nhất, lúc đầu thường thấy nuốt khó nhưng không đau, về sau nuốt khó kèm theo đau, lúc đầu khó nuốt với thức ăn rắn, về sau khó nuốt với cả thức ăn lỏng thậm chí nuốt nước bọt cũng thấy khó và đau.

Các triệu chứng khác có thể gặp song hành với sự phát triển của khối u như cảm giác vướng, tức nặng, đau âm ỉ đè nén sau xương ức... Về sau, tùy theo ảnh hưởng của khối u tới các cơ quan lân cận có thể gặp thêm các triệu chứng khó thở, khàn giọng, ho khan, khạc đờm; đau thượng vị, buồn nôn, nôn, nấc... Khối u ảnh hưởng tới toàn thân làm bệnh nhân sốt, mệt mỏi, xanh xao, ăn uống kém, gầy sút cân rõ rệt. Thậm chí khi được phát hiện muộn đã có nhiều biến chứng như viêm thủng thực quản vào trung thất gây khó thở đột ngột, tràn khí dưới da; rò thực quản vào khí phế quản làm thức ăn vào đường hô hấp gây viêm phổi, áp-xe phổi...

Nếu không được điều trị kịp thời, phần lớn bệnh nhân UTTQ sẽ suy kiệt và chết do không ăn uống được mặc dù vẫn có cảm giác thèm ăn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây UTTQ

UTTQ có liên quan nhiều với tuổi tác và giới, thường gặp UTTQ ở người cao tuổi, khoảng 80% bệnh nhân được chẩn đoán UTTQ ở độ tuổi 55-85. Nguy cơ nam giới mắc nhiều gấp 3 lần nữ, căn nguyên của nguy cơ này là do lạm dụng rượu và hút thuốc. Hút thuốc làm tăng rõ rệt khả năng bị ung thư và nguy cơ càng tăng lên khi phối hợp với uống rượu.

Ngoài ra còn có các nguy cơ khác như bệnh hay gặp ở người béo phì; người có bệnh lý thực quản như viêm thực quản trào ngược, bệnh tâm vị không giãn; chế độ ăn ít chất xơ và rau quả, thiếu các vitamin A, B2 và C; thói quen ăn uống các thực phẩm có chứa chất nitrosamin như thịt hun khói, rau ngâm giấm...

Có thể chẩn đoán sớm UTTQ không?

Chẩn đoán sớm UTTQ là vấn đề hết sức quan trọng, việc chẩn đoán sớm liên quan với việc khám sức khỏe định kỳ sàng lọc ở các đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, người bị béo phì, có bệnh lý thực quản từ trước như viêm trào ngược dạ dày thực quản, tình trạng dị sản, loạn sản niêm mạc thực quản. Khi có bất kể dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần tới thầy thuốc chuyên khoa để được khám và chẩn đoán sớm. Chẩn đoán UTTQ dựa vào triệu chứng của bệnh kết hợp với chụp Xquang thực quản và các xét nghiệm khác. Nội soi kết hợp với sinh thiết, siêu âm là một biện pháp tốt để chẩn đoán sớm và chính xác UTTQ.

Về điều trị

Thầy thuốc sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, dựa vào bản chất, giai đoạn phát triển của khối u và tình trạng toàn thân để quyết đinh phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có 3 biện pháp chủ yếu được dùng để điều trị UTTQ là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong đó phẫu thuật là biện pháp điều trị chính, có thể phẫu thuật kết hợp với điều trị bằng hóa chất hoặc tia xạ. Ngoài ra cần điều trị nâng đỡ cơ thể bằng các biện pháp nuôi dưỡng phù hợp, điều trị triệu chứng, làm giảm các phản ứng phụ do điều trị hóa chất và tia xạ.

Phòng ngừa UTTQ cần tránh các yếu tố nguy cơ đồng thời với tăng cường các yếu tố bảo vệ. Rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được ví như bạn không nên hút thuốc lá, giảm uống rượu, tránh các thực phẩm có hại, kiểm soát và phòng ngừa các bệnh lý thực quản. Tăng cường các yếu tố bảo vệ bằng cách ăn nhiều rau quả và các chất xơ, bổ sung các vitamin và yếu tố vi lượng cần thiết đặc biệt là vitamin A, B2, C, E, selen. Một điều cần nhấn mạnh là triệu chứng của UTTQ thường không xuất hiện cho tới khi khối u đã phát triển rõ vì vậy bệnh cần được phát hiện sớm, chỉ có như vậy việc điều trị mới cho kết quả tốt nhằm mục tiêu kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
các bác sĩ cho cháu hỏi muốn mổ u thực quản thì nên mổ ở bệnh viện nào thì tốt nhất ạ, mong sơm nhận được câu trả lời. Cháu xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Nếu bạn ở Hn thì nên bv ung bướu nhá
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý