Sau khi sinh ăn khoai lang có tác dụng gì

seminoon seminoon @seminoon

Sau khi sinh ăn khoai lang có tác dụng gì

03/11/2015 12:00 AM
392

Nhiều chị em không tin tác dụng giảm cân của khoai lang vì cứ nghĩ khoai lang toàn tinh bột thế thí ăn vào làm sao mà giảm cân được. Hôm nay mình sẽ cụ thể hóa cách giảm cân bằng khoai lang.

Có nhiều người cho rằng không nên dùng khoai lang để giảm cân do có chứa nhiều tinh bột. Tuy nhiên, lượng tinh bột trong khoai lang chỉ bằng 1/3 so với cơm, và bằng 1/2 so với khoai tây.

Trong thành phần của khoai lang hoàn toàn không chứa chất béo và cholesterol nên có tác dụng ngăn ngừa quá trình chuyển hoá thành chất béo tích tụ trong cơ thể.

khoai-lang

Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa các chất khó phân huỷ trong dung môi hữu cơ nên nhanh tạo cảm giác no bụng, đẩy lùi cơn đói nhanh chóng và giúp giảm cân nhanh, hiệu quả.  Chính vì những lý do trên mà khoai lang được coi là thực phẩm vàng để giảm cân.

Bạn có thể tham khảo thực đơn giảm béo bằng khoai lang như sau:

- Ăn khoai lang vào bữa sáng thay cho khẩu phần ăn thông thường hàng ngày. Ngoài ra, trước bữa trưa hoặc tối, bạn có thể ăn một chút khoai để giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

- Nên chế biến khoai lang theo phương pháp hấp, luộc hoặc nướng, không nên rán, xào với dầu mỡ sẽ dễ tạo thành chất khó tiêu hoá, phản tác dụng giảm cân.

- Thay vì hàng ngày ăn từ 1 đến 2 chén cơm, bạn hãy thay bằng 1-2 chén củ khoai lang có thể giảm đi khoảng 20-25% lượng calories. Với người thừa cân, béo phì thì việc thay thế một phần cơm gạo bằng khoai củ sẽ giúp giảm dần một lượng năng lượng thích hợp hấp thụ vào cơ thể và không gây xáo trộn thói quen ăn uống.

khoai-lang-gay-hai-cho-than-1

Tuy nhiên, cần lưu ý khi ăn giảm béo cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. Do vậy bữa ăn nên giảm cơm và thay thế bằng khoai lang nhưng vẫn phải ăn kèm thực phẩm giàu protein, rau quả tươi để có được khẩu phần cân đối dinh dưỡng.

Bạn nên ăn khoai lang vào bữa sáng thay cho khẩu phần ăn thông thường hàng ngày. Ngoài ra, trước bữa trưa hoặc tối, bạn có thể ăn một chút khoai để giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

Nên chế biến khoai lang theo phương pháp hấp, luộc hoặc nướng, không nên rán, xào với dầu mỡ sẽ dễ tạo thành chất khó tiêu hoá, phản tác dụng

Bữa ăn hàng ngày chỉ cần thay thế 1-2 bát cơm bằng 1-2 bát khoai củ là có thể giảm đi khoảng 20-25% lượng calories. Với người thừa cân, béo phì thì việc thay thế một phần cơm gạo bằng khoai củ sẽ giúp giảm dần một lượng năng lượng thích hợp nhập vào cơ thể nhưng không gây xáo trộn nhiều đối với thói quen ăn uống của đối tượng.

Tuy nhiên, với khẩu phần ăn phòng chống thừa cân, béo phì cùng với việc giảm năng lượng đưa vào cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. Do vậy bữa ăn nên giảm cơm và thay thế bằng khoai củ nhưng vẫn phải đi kèm với thức ăn giàu protein, tăng cường rau quả tươi để có được khẩu phần cân đối.

Thực đơn giảm cân bằng khoai lang

Súp khoai lang

Nguyên liệu

-  2 củ khoai lang to + 1 củ hành tây

- 4 chén nước dùng gà + Nửa chén ngô ngọt tách hạt

- Sốt cà chua + Muối, tiêu + Dầu ăn hoặc bơ

Cách làm

- Hành tây lột vỏ thái nhỏ

- Khoai lang chọn loại ngọt và bở, gọt vỏ thái miếng nhỏ.

- Đun nóng dầu ăn, phi tỏi và xào hành tây.

- Hành chín mềm thì cho khoai vào xào cùng. Nêm chút gia vị cho ngấm

- Cho nước dùng gà vào nồi khoai.

- Đun sôi và nhỏ lửa để âm ỉ trong 25 phút.

- Đun đến khi khoai chín nhừ là được

- Đặt một cái chảo nhỏ lên bếp, láng chút dầu ăn rồi cho ngô vào xào, nêm gia vị và một chút sốt cà chua ngô sẽ ngon hơn. Xào ngô khoảng 2 phút là được.

- Khi khoai đã chín, vớt ra cho vào máy xay thật nhuyễn

- Cho ngô ngọt xào lên trên hoặc ăn kèm với bánh mì.

Thực đơn giảm béo bụng được bắt đầu bằng món súp thì không gì bằng, súp vừa làm bạn nhanh no, mà không chứa chất béo và calo, đây là yếu tố quan trọng để bạn giảm được lượng mỡ thừa ở bụng.

Xương hầm khoai lang nước dừa xiêm

Nguyên liệu

- 150g sườn non +  1 củ khoai lang +  50g đậu cúc

- 1 trái dừa xiêm + 1 thìa cà phê muối + 1/3 thìa cà phê hạt nêm

Cách làm

- Sườn non rửa sạch, chặt khúc vừa ăn

- Khoai lang gọt vỏ, xắt hạt lựu, cho vào nước ngâm cho sạch nhựa. Đậu cúc ngâm nở, bóc bỏ vỏ lụa. Hành ngò rửa sạch, xắt nhuyễn. Dừa chặt lấy nước.

- Hầm sườn chung với nước dừa, cho thêm ít nước. Hầm đến khi sườn mềm, cho tiếp đậu cúc, khoai lang, nêm muối, hạt nêm, nấu thật mềm.

- Vớt sườn ra, xé nhỏ, bỏ xương, cho trở lại nồi canh. Khi canh sôi lại, cho vào ít hành ngò xắt nhuyễn, nhấc xuống. Món này dùng kèm cơm.

Trà khoai lang

Nguyên liệu

- 1 chén khoai lang luộc chín + ½ ly sữa

- 1 muỗng cà phê mật ong + ½ muỗng cà phê bột quế

- 1 túi trà xanh hoặc một muỗng bột trà xanh

Cách làm

- Cho khoai luộc, sữa vào máy xay, xay nhuyễn.

- Cho hỗn hợp khoai lang, sữa vào nồi đun với ngọn lửa lớn rồi cho mật ong vào toi khi sôi.

- Khi hỗn hợp sôi, rót hỗn hợp ra cốc đã để sẳn một túi trà dạng lọc rồi để như vậy từ 3-4 phút sau đó bỏ túi trà ra, rắc bột quế lên trên mặt

Lưu ý khi giảm cân bằng khoai lang

Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc và bổ dưỡng nhưng loại thực phẩm này tại sao lại bổ dưỡng, cách chế biến thế nào và nên ăn khi nào thì không phải ai cũng có thể trả lời được.

1. Khoai lang bổ dưỡng thế nào?

Loại thực phẩm này có chứa rất nhiều loại enzym và men tiêu hoá giúp dạ dày co bóp và tiêu hoá thức ăn một cách dễ dàng hơn. Khoai lang cũng rất giàu can-xi, tốt cho sự phát triển của xương.

Ngoài ra, hàm lượng kalo trong khoai lang là rất thấp nên dù có làm bữa ăn chính hay phụ đều thì đây cũng là thực phẩm lý tưởng cho phái đẹp trong việc giảm cân.

2. Liệu ăn có nhiều khoai lang có tốt?

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá. Nhưng nếu ăn quá nhiều lại dẫn đến hậu quả ngược lại. Khi cơ thể không kịp tiêu hoá hết, các axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là tiêu chảy.

Nguyên nhân là do phản ứng của axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.

3. Chế biến khoai lang theo cách nào tốt nhất?

Các axit amin, protein và enzym tiêu hoá trong khoai lang sẽ hầu như đươc giữ nguyên khi chế biến bằng phương pháp luộc và hấp. Cũng cần lưu ý rằng, không nên luộc hoặc hấp khoai lang quá kỹ vì lượng chất dinh dưỡng mất đi sẽ tỷ lệ thuận với thời gian chế biến.

Nên hạn chế dùng khoai lang vào các món chiên xào vì khi đó, các enzym tiêu hoá sẽ bị phá huỷ, đồng thời protein sẽ kết hợp với dầu mỡ sẽ biến thành chất rất khó tiêu hoá dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.

Tuyệt đối không nên ăn khoai lang khi còn sống vì khi đó, các vi khuẩn vẫn chưa bị tiêu diệt sẽ gây tiêu chảy.

Bạn cũng nên hạn chế nướng khoai vì khói và bụi than sẽ bám vào vỏ khoai gây mất vệ sinh. Vi khuẩn theo đó cũng xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.

4.Khoai lang “kỵ” với thực phẩm nào nhất?

Đó chính là quả hồng. Vì khi kết hợp 2 loại thực phẩm này, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.

5. Nên ăn khoai lang vào thời điểm nào?

Bữa trưa là thời điểm lý tưởng để lựa chọn món khoai lang cho mình. Vì hàm lượng can-xi trong khoai lang sau khi vào cơ thể cần tới 4-5h mới được cơ thể hấp thụ hết. Mặt khác, ánh sáng mặt trời buổi chiều rất tốt cho sự thúc đẩy sự hấp thụ can-xi của cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ hết lượng can-xi cần thiết cũng là lúc cảm thấy hào hứng với bữa tối.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý