Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tho ý kiến chuyên gia

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tho ý kiến chuyên gia

03/11/2015 12:00 AM
637
Chuyên gia tĩnh mạch Olivier Hartung, Bệnh viện ĐH Marseille du Nord, Pháp, và bác sĩ Lê Thanh Phong, Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM tư vấn về suy giãn tĩnh mạch. 

Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân của suy giãn tĩnh mạch chân và cách chữa trị?

Nguyen Thi Ngoc Diep, 40 tuổi, Quận 2, TP HCM

Bác sĩ Olivier Hartung: Chào bạn, chào độc giả VnExpress.net

Tôi xin chia sẻ một chút về cấu tạo của tĩnh mạch. Bình thường, trong lòng tĩnh mạch chi dưới ở dưới nếp bẹn có các van tĩnh mạch, phân bố theo chiều dài của tĩnh mạch. Các van này được cấu tạo bởi 2 lá van giống như túi hoặc tổ chim, nằm trong lòng tĩnh mạch, với mặt lõm hướng lên trên. Hai lá van này có một phần dính vào thành tĩnh mạch, phần còn lại tự do trong lòng tĩnh mạch (hình dưới đây).

suy-van-tinh-mach-new11.jpg

Cơ chế hoạt động bình thường của van. Từ trái sang phải: (1) van tĩnh mạch, (2) van mở ra cho dòng máu đi lên trên, (3) sau đó van đóng lại ngăn không cho dòng máu chảy ngược xuống dưới. Ảnh:Ngọc Thể.

Khi chúng ta đứng thẳng, máu trong tĩnh mạch phải thắng trọng lực để chảy về tim. Để làm được điều này, các cơ ở chân phải ép các tĩnh mạch sâu ở chân và bàn chân. Các các van trong các tĩnh mạch sẽ giúp máu chảy theo một chiều lên tim. Khi cơ ở chân co, các van trong tĩnh mạch sẽ mở ra. Khi cơ ở chân thả lỏng, các van sẽ đóng lại. Điều đó giúp máu không đi ngược trở lại chân. Toàn bộ tiến trình đem máu trở về tim gọi là bơm tĩnh mạch. Với phương thức hoạt động như thế, các van tạo nên hệ thống dòng chảy một chiều trong tĩnh mạch.

Khi chúng ta đi các cơ chân co lại, bơm tĩnh mạch hoạt động tốt. Nhưng khi ngồi hay đứng, nhất là một thời gian lâu, máu trong các tĩnh mạch chân sẽ ứ lại và làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Các tĩnh mạch sâu và xuyên có khả năng chịu được việc tăng áp lực một thời gian. Tuy nhiên, ở những người có yếu tố nguy cơ, tĩnh mạch nông sẽ bị kéo căng ra nếu bạn ở tư thế đứng hay ngồi lâu. Việc kéo căng này đôi khi làm yếu thành tĩnh mạch và làm tổn thương các van. Khi đó, bệnh giãn tĩnh mạch sẽ xuất hiện (như hình dưới đây).

suy-van-tinh-mach-new12_1387730536.jpg

Khi tĩnh mạch giãn hay các van bị hư hại. Từ trái sang phải: (1) tĩnh mạch bị giãn to, (2) khi hai van mở ra máu vẫn đi về phía trên được, (3) van đóng lại không kín, do đó máu chảy ngược xuống dưới xuyên qua chỗ hở của hai lá van, tạo nên dòng chảy ngược. Ảnh:Ngọc Thể.

Bệnh giãn tĩnh mạch được gây nên bởi sự hư hại của các van trong lòng tĩnh mạch, làm cho máu chảy theo một chiều trái ngược với thông thường. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim, máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch. Thêm vào đó khi các tĩnh mạch giãn, sẽ kéo các van và làm cho tình trạng hở các van thêm nặng thêm, làm cho dòng chảy ngược nặng thêm. Hậu quả là làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây nên tình trạng viêm tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch kèm theo các biến chứng khác.

Cách điều trị suy tĩnh mạch mạn tính:

Suy tĩnh mạch là một bệnh lý mạn tính do đó không thể tự khỏi. Ngoài việc mang vớ y khoa áp lực và uống thuốc trợ tĩnh mạch, người bệnh cần hạn chế những yếu tố có thể làm nặng hơn tình trạng suy tĩnh mạch ví dụ như tránh đứng lâu, tránh ngồi lâu, tránh tiếp xúc nhiệt, không tắm nước nóng, tránh táo bón, không mặc quần bó sát, không đi giày cao gót, hạn chế những môn thể thao có nâng nặng, đứng lâu.

Bệnh nhân cần tăng cường những yếu tố có lợi cho tĩnh mạch ví dụ như nằm gác chân lên gối mềm cao từ 15 đến 20 cm so với giường, nằm gác chân cao khoảng 15 phút 3-4 lần/ ngày, luyện tập những môn thể thao có động tác di động cổ chân nhiều và co các cơ cẳng chân và cơ đùi như đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp...

Đối với trường hợp giãn tĩnh mạch nặng, thầy thuốc sẽ kê toa một loại vớ ép. Nếu những cách điều trị trên không làm giảm giãn tĩnh mạch, phẫu thuật hay điều trị xâm lấn tối thiểu là các bước điều trị tiếp theo. Có nhiều phương pháp để loại bỏ dòng chảy ngược ở các tĩnh mạch nông như chích xơ, phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch, loại bỏ tĩnh mạch hiển qua ngã nội mạch đốt bằng sóng cao tần, đốt laser nội mạch. Các phẫu này đã chứng minh tính hiệu quả và an toàn, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bị giãn tĩnh mạch chân có tập thể dục đi bộ được không? Các bài tập tốt nhất là gì?

Tăng Thị Linh Châu, 43 tuổi, 006 lô D chung cư Âu Cơ p5 quận 11

Bác sĩ Olivier Hartung: Người bị suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ, như thế sẽ giúp cho việc hồi lưu máu tĩnh mạch từ chân về tim được dễ dàng hơn và làm giảm các triệu chứng lâm sàng. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là giữ cho cổ chân được di động liên tục. Ở những bệnh nhân bị cứng khớp cổ chân, việc đi bộ sẽ không có tác dụng, do vậy cần tập vật lý trị liệu để di chuyển được cổ chân, khi đó việc đi bộ mới hiệu quả.

Những môn thể thao tốt nhất cho người có bệnh lý suy tĩnh mạch là đi bộ, đạp chạy xe đạp, bơi lội. Đặc điểm chung của những môn này là có sự di chuyển linh hoạt ở cổ chân. Nhờ thế sẽ giúp cho việc hồi lưu của tĩnh mạch được dễ dàng, giúp làm áp lực trong long tĩnh mạch và cải thiện triệu chứng.

Xin Bác sĩ Lê Thanh Phong cho em hỏi cách nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch. Người bị suy giãn tĩnh mạch cần lưu ý những gì trong sinh hoạt thường ngày để giúp cải thiện tình trạng bệnh?

Tran Bich Ngan

Bác sĩ Lê Thanh Phong: Những triệu chứng cơ năng của bệnh giãn tĩnh mạch thường là cảm giác đau nhức chân và những triệu chứng khó chịu khác như nặng chân, mỏi, cảm giác nóng, ngứa, và co cứng hay chuột rút về đêm. Nhiều bệnh nhân mô tả khi đứng sẽ có cảm giác tê như máu chảy dồn xuống chân và có cảm giác châm chít rất khó chịu. Những triệu chứng này thường sẽ nặng hơn khi đứng lâu, ngồi lâu hoặc khi hành kinh và cải thiện khi bệnh nhân gác chân lên cao hay đi bộ.

Đa số bệnh nhân sẽ cảm thấy bớt đau và dễ chịu khi mang tất dài hoặc là băng thun. Khi giảm cân hay tuân thủ một chế độ tập luyện thể dục thường xuyên cho hai chân thì các triệu chứng có thể giảm xuống.

Lưu ý: Các triệu chứng này có thể sẽ được chẩn đoán nhầm lẫn là bệnh của xương khớp hay của thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng của cảm giác đau và khó chịu do suy tĩnh mạch là sự liên quan đến tư thế và việc băng ép chân

Suy giãn tĩnh mạch cũng có các dấu hiệu có thể nhận biết bằng mắt thường là các tĩnh mạch giãn xanh đỏ dưới da, kích thước khác nhau từ nhỏ như sợi tóc cho đến to hơn ngón tay, có thể nằm rải rác hay tập trung thành một đám. Có trường hợp chân không có tĩnh mạch giãn hay giãn ít nhưng biểu hiện bệnh bằng dấu hiệu khác là phù chân, phù thường xuất hiện vào buổi chiều hay sau khi đứng một lúc.

Trong giai đoạn nặng hơn, da ở vùng cổ chân sẽ sậm màu, dày hơn, cứng hơn, bề mặt bị sừng hoá nham nhở xen kẽ những chỗ mất sắc tố da trở nên trắng bệch. Nặng nhất là tình trạng loét chân, chủ yếu ở xung quanh cổ chân, gần mắt cá trong và ngoài. Ban có thể tìm hiểu thêm trong bài nhận biết 7 cấp độ bệnh suy tĩnh mạch qua ảnh.

Bên cạnh mang vớ y khoa áp lực và uống thuốc trợ tĩnh mạch, người có bệnh cần tránh đứng lâu, tránh ngồi lâu, không tắm nước nóng, tránh táo bón, không mặc quần bó sát, không đi giày cao gót, chơi thể thao nặng, đứng lâu. Khi nằm nên gác chân cao khoảng 15 phút từ 3 đến 4 lần trong ngày, đồng thời luyện tập những môn thể thao có động tác di động cổ chân nhiều và co các cơ cẳng chân và cơ đùi như đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp...

Những khi tôi phải đứng lâu hoặc ngồi tàu xe lâu, hai bàn chân và cổ chân bị xuống máu khá to, đi giày dép cũng bị chật ...có cảm giác bàn chân bị nặng nề hơn. Như vậy tôi có phải bị suy giãn tĩnh mạch không. Tôi phải điều trị như thế nào, uống thuốc gì? Nên tập thể dục thế nào để cải thiện. Cảm ơn bác sĩ.

Chu Phúc, 61 tuổi, 91 Nguyễn Văn Linh, P. Xuân Hòa, TX Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Bác sĩ Olivier Hartung: Trường hợp của bạn có thể là bị phù chân. Có nhiều nguyên nhân gây phù chân. Ví dụ như suy tim, bệnh lý về gan, suy thận, suy tĩnh mạch, suy dinh dưỡng hoặc dung một số thuốc. Nếu bạn chỉ bị phù một chân thì nguyên nhân do suy tĩnh mạch được nghĩ đến đầu tiên. Còn phù 2 chân thì có nhiều nguyên nhân như suy tim, bệnh lý gan, suy thận …Trong trường hợp này phải đi khám để loại trừ tất cả các nguyên nhân khác trước khi nghĩ đến bệnh lý suy tĩnh mạch 2 chi. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể.

Xin chào các Bác Sĩ ,
Các Bác có thể chỉ cho em cách phòng chống như thế nào để không bị suy giảm tĩnh mạch. Xin cảm ơn các Bác.

Truong Hoang Ngoc Chau, 45 tuổi, 136/28 Le Van Viet , P.Hiep Phu , P.9

Bác sĩ Olivier Hartung: Để phòng chống suy tĩnh mạch, bạn nên tập những môn thể thao có sự di chuyển linh hoạt của cổ chân. Ví dụ như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp. Nên tránh những tư thế đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu. Lúc nằm nên gác chân lên gối mềm cao hơn so với mặt giường. Khi có những biểu hiện của bệnh lý suy tĩnh mạch trong giai đoạn sớm thì nên mang vớ tĩnh mạch.

Cho hỏi: khi nào bệnh này sẽ được chỉ định mổ, phương pháp mổ nào là mới nhứt hiện nay. Và bệnh nhân sẽ phải nằm viện bao lâu. Xin cám ơn

Bùi Quang, 47 tuổi

Bác sĩ Olivier Hartung: Suy giãn chia ra làm 2 loại: nông và sâu. Suy giãn tĩnh mạch nông được chỉ định điều trị khi gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân hoặc có những triệu chứng gây khó chịu chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như đau chân, phù chân, thay đổi tình trạng da vùng cổ chân, lở loét do tĩnh mạch …

Còn đối với suy giãn tĩnh mạch sâu, chỉ định điều trị khi các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Suy tĩnh mạch sâu có 2 nguyên nhân: tắc nghẽn hoặc trào ngược. Đối với nhóm nguyên nhân tắc nghẽn nên điều bằng can thiệp nội mạch, nông và đặt stent tĩnh mạch. Với nhóm trào ngược thì biện pháp việc điều trị là phẫu thuật, ví dụ như phẫu thuật sửa van tĩnh mạch sâu, chuyển vị tĩnh mạch…

Tôi bị suy giãn tĩnh mạch. Bệnh viện chẩn đoán: suy giãn toàn hệ thống, suy giãn nông. Phương pháp điều trị là uống thuốc rồi phẫu thuật bằng tia lazer. Vậy xin hỏi thế nào là phẫu thuật bằng tia lazer? Còn biện pháp chữa trị nào nữa hay không? Phương pháp chữa trị nào là tốt nhất với bệnh tình của tôi? Cám ơn!

Nguyen thi Huong, 56 tuổi, Phú Nhuận , tp Hồ chí Minh

Bác sĩ Lê Thanh Phong: Điều trị loại bỏ tĩnh mạch bằng laser nội mạch chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh suy tĩnh mạch giai đoạn II trở đi, khi mà tình trạng giãn tĩnh mạch đã trở nên rõ ràng hơn biểu hiện qua các dấu hiệu lâm sàng như các tĩnh mạch giãn to dưới da có thể nhìn thấy, phù chân, thay đổi sắc tố da ở cẳng chân và loét chân. Đồng thời siêu âm Doppler mạch máu xác định được tình trạng suy tĩnh mạch với dòng chảy ngược và các tĩnh mạch nông giãn.

Đôi khi phương pháp này cũng có thể được chỉ định cho bệnh suy tĩnh mạch giai đoạn I, nhưng lại có triệu chứng đau nhức và các cảm giác khó chịu nhiều ở chân, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, và không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn.

Loại bỏ các tĩnh mạch nông bằng sóng cao tần hay laser nội mạch là các phương pháp điều trị ít xâm lấn tối thiểu, ít gây đau, ít gây bầm máu chi, không để lại sẹo, thời gian nằm viện ngắn, và cho một kết quả ngắn hạn và trung hạn gần tương đương với mổ hở.

Nguyên tắc là sử dụng sóng cao tần hay tia laser biến thành nhiệt năng, truyền qua một dây dẫn được đưa vào lòng tĩnh mạch bị bệnh. Sức nóng của ở đầu dây dẫn sẽ làm tổn thương thành tĩnh mạch bị suy giãn và làm cho tĩnh mạch này bị co nhỏ lại, xơ hoá và tắc hoàn toàn. Thay vì cắt bỏ tĩnh mạch bị bệnh ra khỏi chân, phương pháp này vẫn giữ tĩnh mạch tại chỗ nhưng làm cho nó xơ hoá, không còn dòng chảy và do đó làm cải thiện tình trạng bệnh.

Bác sĩ Olivier Hartung: Nếu những cách điều trị trên không làm giảm giãn tĩnh mạch, phẫu thuật hay điều trị xâm lấn tối thiểu là các bước điều trị tiếp theo. Có nhiều phương pháp để loại bỏ dòng chảy ngược ở các tĩnh mạch nông như chích xơ, phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch, loại bỏ tĩnh mạch hiển qua ngả nội mạch đốt bằng sóng cao tần, đốt laser nội mạch. Các phẫu này đã chứng minh tính hiệu quả và an toàn, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Suy giãn tĩnh mạch chân có chữa khỏi được không? Cách làm dịu bớt phù nề chân khi ở nhà và luyện tập thể dục để giảm bớt bệnh như thế nào?

Le do quyen, 36 tuổi

Bác sĩ Olivier Hartung: Suy tĩnh mạch chi dưới không chỉ liên quan đến một tĩnh mạch mà là nhiều tĩnh mạch của hệ thống tĩnh mạch nông và sâu ở chân. Cắt bỏ một tĩnh mạch bị giãn không thể làm cho bệnh khỏi hẳn hoàn toàn mà việc điều trị cần phối hợp nhiều biện pháp khác. Mặt khác đây là một bệnh lý mạn tính nên chữa trị cần phải có sự kiên trì. Nếu bệnh nhân không tuân thủ tốt việc điều trị thì có thể tái phát.

Tôi bị giãn tĩnh mạch Tinh hoàn, mấy tháng đầu đau âm ỉ, được bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tư vấn thắt nội soi. Những lần đầu xét nghiệm tinh trùng thì tỉ lệ hoàn chỉnh chỉ24-25%. Lần gần nhất là vào tháng 3/2015 tỉ lệ hoàn chỉnh là 56%. vì mức độ giãn nhẹ và thời gian gần đây ko thấy đau nhiều nữa nên tôi quyết định chưa mổ, tôi vừa lấy vợ và vợ có bầu được 3 tháng, xin hỏi bác sĩ là Bệnh này có cơ chế tự khỏi không. Nếu để lâu mà không khỏi hẳn thì có vấn đề gì ko.

Thanh Tùng, 30 tuổi, Tp Vinh, nghệ an

Bác sĩ Olivier Hartung: Giãn tĩnh mạch thừng tinh chỉ được chỉ định điều trị khi gây khó khăn cho người bệnh hoặc có triệu chứng đau, chất lượng trinh trùng giảm… Trong trường hợp này, phương pháp điều trị được ưu tiên lựa chọn là gây thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh qua can thiệp nội mạch.

Ưu điểm của phương pháp này ít gây đau, xâm lấn tối thiểu, không để lại xẹo, không bị bầm máu sau phẫu thuật, cho tỷ lệ tái phát thấp. Bạn bị giãn tĩnh mạch thừng tinh không nhiều, không ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, chất lượng tinh trùng tốt (bằng chứng là vợ bạn đã có thai). Bệnh này không thể tự khỏi. Bạn nên theo dõi định kỳ ở bác sĩ chuyên khoa Niệu. Đặc biệt, khi tĩnh mạch giãn to, có triệu chứng đau hay khó chịu thì nên đi khám.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý