Ngôi thai ngược

seminoon seminoon @seminoon

Ngôi thai ngược

18/04/2015 03:26 PM
1,335

Ngôi thai ngược là gì? Những nguyên nhân khiến ngôi thai bị ngược. Nhận biết ngôi thai ngược như thế nào? Làm gì khi phát hiện ngôi thai ngược


Ngôi thai ngược – những điều cần biết

Ngôi thai ngược không phải là trường hợp hiếm ở các thai phụ bởi ngày càng có nhiều trường hợp sản phụ sẽ phải sinh con “ngược” với trạng thái bình thường. Thường thì nếu sang tới tuần 34-36 mà thai vẫn chưa thuận, sản phụ sẽ sinh con trong trạng thái thai ngược. Trước tuần thứ 28 nếu thai nằm ngược thì vẫn còn khả năng thai sẽ thuận. Vì thế các bác sĩ không can thiệp gì.

Trong vòng 2-3 tuần sau đó thai nhi sẽ tự động xoay chiều, và đây là quá trình tự động ở 30% phụ nữ sinh con so và khoảng 70% phụ nữ sinh con dạ. Nếu không có những biểu hiện thai sẽ thuận, các bác sĩ sẽ quyết định cho thai phụ sinh ở bệnh viện nào và việc đỡ đẻ sẽ tiến hành ra sao.

Ngôi thai ngược - những điều cần biết - Mẹ mang thai - Chuẩn bị sinh con - Những điều cần biết khi mang thai

Thai phụ cần hết sức lưu ý khi ngôi thai ngược

Trong trạng thái sinh bình thường, đầu là phần to nhất của thai nhi ra trước, các phần còn lại: vai, mông… lần luợt theo sau “ đầu xuôi thì đuôi lọt” không có gì khó khăn. Còn gặp ngôi ngược, mông ra trước (nên gọi là ngôi mông), các phần còn lại: vai và đầu to hơn sẽ khó ra, đặc biệt đầu có thể bị kẹt lại ở cổ, không ra được (gọi là kẹt đầu hậu).

Có hai loại ngôi mông:

- Ngôi mông đủ: gồm có mông và hai chi dưới gập lại, thai nhi ngồi xếp bằng hay ngồi xổm trong buồng tử cung. Thường gặp những người sinh con sau

- Ngôi mông thiếu: chỉ có mông, còn hai phần chân duỗi thẳng xuống hoặc thai nhi có dạng quỳ gối trong tử cung. Thường gặp ở người sinh con đầu lòng

Bình thường, trước tuần lễ thứ 28, thai nhi nhỏ, kích thước phần đầu to hơn phần thân, mà tử cung có dạng hình quả lê nên đầu thai nhi có xu hướng chiếm chỗ to. Khi tuổi thai càng lớn, thân mình và tay chân thai nhi phát triển to hơn phần đầu. Lúc đó thai nhi tự động xoay ngược lại, đưa đầu xuống dưới gọi là ngôi thuận. Hiện tượng này được gọi là sự bình chỉnh của thai vào tháng thứ 6-7 (trước tuần 28). Nếu thai không xoay được, đầu thai nhi vẫn ở bên trên, thì ngôi ngược xuất hiện, thường chiếm 3-4 % tổng số trường hợp sinh nở.

Nguyên nhân gây ngôi thai ngược

- Hiện nay người ta chưa trả lời chính xác được nguyên nhân gì dẫn tới hiện tượng thai ngược. Tuy nhiên có một số yếu tố ảnh hưởng đến vị trí thai trong bụng mẹ như: dạ con có những khuyết tật, u xơ tử cung, tử cung kém phát triển, tử cung đôi, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn, vùng xương chậu của thai phụ hẹp hơn bình thường, dạ con co bóp quá yếu hoặc quá mạnh, hoặc thai phụ có quá nhiều hoặc quá ít nước ối, hoặc cuống nhau quá ngắn, rau tiền đạo, dây rau quấn cổ, đa thai, não úng thuỷ…

- Trường hợp sinh non cũng có thể gây ra ngôi thai ngược do thai nhi chưa kịp xoay theo chiều ngôi thuận.

Nguy hiểm đối với thai nhi ngược

Ngôi thai ngược tất nhiên dễ sinh ra nhiều tai biến hơn cho cả mẹ và bé.

- Về mẹ: dễ bị rách phần mềm (tầng sinh môn, cổ tử cung) khi đầu lọt ra.

- Về thai nhi: dễ sa dây rốn hay chèn ép dây rốn dẫn đến tử vong. Nhẹ hơn là các sang chấn trong lúc sinh như xuất huyết não – màng não, liệt thần kinh cánh tay, gãy xương đùi, rách cơ ức đòn chũm. Nếu nắm thai kéo không đúng cách, có thể gây tổn thương các tạng trong bụng.

- Có một số yếu tố khác cũng dễ gây tai biến: sản phụ rặn đẻ khi cổ tử cung chưa mở trọn, gây kẹt đầu hậu; tay thai nhi giơ cao làm cuộc sinh bị kéo dài, thai ngạt, có thể gãy xương cánh tay khi thủ thuật hạ tay. Đầu ngửa làm cho đường kính trở nên quá lớn, gây kẹt đầu hậu. Cho nên sinh ngôi ngược khó khăn và nguy hiểm.

Chẩn đoán trước khi sinh

Việc “vượt cạn” của các bà mẹ tương lai theo cách nào để được bác sĩ quyết định tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Những yếu tố gì được xem xét tới?

- Tuổi của thai phụ.

- Những đặc điểm của bộ phận sinh dục của người phụ nữ (như thai phụ có bệnh gì liên quan tới dạ con hay không, hoặc quá trình mang bầu có gì trục trặc bất bình thường hay không).

- Các vấn đề liên quan tới những cơ quan khác như hệ thống tim mạch, hệ thống hô hấp hoặc nội tiết (như các bệnh tim bẩm sinh, hen phế quản hay tiểu đường).

- Kích thước vùng xương chậu của thai phụ.

- Trọng lượng ước tính của thai nhi. Lý tưởng nhất là thai có trọng lượng từ 2,500kg tới 3,500 kg. Nếu thai nhi được dự đoán sẽ có trọng lượng từ 3.600kg trở lên, các bác sĩ thiên về phương pháp mổ đẻ.

- Sức khoẻ của chính thai nhi và độ mở của cổ tử cung.

- Giới tính của thai nhi.

Các biện pháp sinh khi ngôi thai ngược

- Cho sinh tự nhiên, nếu thai nhỏ, con rạ, tầng sinh môn đã giãn nhiều.

- Sinh ngả âm đạo, có can thiệp từng phần: thai nhi được để sinh tự nhiên đến rốn. Sau đó, người đỡ sinh sẽ phụ giúp trong thì sinh vai, tay và đầu.

- Thủ thuật kéo thai: hiện nay không được áp dụng vì nguy hiểm.

- Mổ lấy thai: nhằm giảm tỷ lệ sang chấn cho thai nhi. Được áp dụng trong các trường hợp:

  • Con đầu lòng nặng trên 3 kg
  • Con thứ ước lượng thai nặng hơn kỳ sinh trước
  • Mẹ lớn tuổi sinh con đầu lòng
  • Có sa dây rốn
  • Suy thai trong chuyển dạ hay chuyển dạ kéo dài.

Nhận biết ngôi thai ngược

Từ tháng thứ 6, thai phụ có thể cảm nhận được ngôi thai thuận hay ngược nếu chú ý vị trí đạp của thai:

- Ở ngôi thai thuận, thai nhi đạp ở vùng trên rốn, thỉnh thoảng có thể cảm nhận chân của thai nhi gồ lên ở vùng hạ sườn

- Ở ngôi thai ngược, thai nhi đạp ở vùng bụng dưới, đôi khi cảm thấy tức tức ở vùng hạ sườn do đầu bé chèn vào.

Ngày nay, nhờ có siêu âm, người ta có thể xác định có ngôi ngược hay không. Điều cần thiết là thai phụ đi khám thai đều đặn, nhất là vào tháng thứ 7, để gặp trường hợp thai chưa xoay, cán bộ sản khoa theo dõi và can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

Theo meyeucon

Ngôi thai ngược, điều gì sẽ xảy ra?

Ngôi thai ngược thường chân (mông) của bé chắn ngang cửa ra, trong khi đầu của bé chạm vào xương sườn mẹ, còn được gọi là ngôi thai "khóa nòng".

Đến tuần thứ 28, có đến 30% số bé nằm trong bụng mẹ ở tư thế khóa nòng. Tuy nhiên, khoảng thời gian đến ngày sinh, rất nhiều bé đảo chiều và chỉ có 3-4% số bé chào đời với đôi chân trước tiên.

Các kiểu khóa nòng

- Ngôi mông: Đây là tư thế phổ biến của khóa nòng (65-70%). Ở vị trí này, mông của bé nằm chặn lối ra, đôi chân cong vào hông, đầu gối mở rộng (bàn chân gần chạm vào tai).

- Khóa nòng hoàn toàn: Tư thế này tương tự kiểu ngồi bắt chéo chân, với đầu gối và hông khẽ gập lại.

- Khóa nòng một chân: Một chân của bé choãi ra trong khi chân còn lại bị giấu kín, giống như tư thế con chim khi đứng một chân. Vị trí này hiếm gặp với những bé sinh đủ ngày, phổ biến hơn với những bé sinh non.

- Khóa nòng kiểu quỳ gối: Tư thế này cũng khá hiếm gặp. Một hoặc hai bên đầu gối của bé gập xuống, chặn cửa ra.

Ảnh hưởng đến hình thức sinh

Phần lớn các trường hợp khóa nòng không thể sinh thường mà cần tới sinh mổ. Với tư thế ngôi mông của thai, người mẹ vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, các trường hợp sinh thường với ngôi mông cũng là hiếm vì lo ngại nguy cơ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Theo Babyzone/M&B

Những nguyên nhân khiến ngôi thai bất thường:

- Do người mẹ sinh con nhiều lần nên tử cung bị giãn, thai nhi khó xoay và cố định đầu vào khung chậu trong. Ngoài ra, nếu mẹ bị u xơ tử cung, u buồng trứng hay tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn... sẽ tạo nên sự chèn ép, khiến thai nhi không xoay trở được.

- Thai nhi có đầu quá to

- Dây rốn quá ngắn làm em bé không xoay được hoặc xoay nửa chừng thì không xoay được nữa. Như thế sẽ tạo thành ngôi ngang. Ngược lại, dây rốn quá dài và quấn cổ cũng khiến thai nhi không xoay được.

- Nước ối quá ít làm thai nhi không xoay trở được hoặc quá nhiều khiến thai nhi không cố định được ngôi.

- Một số trường hợp nhau bám thấp cũng gây cản trở sự điều chỉnh của thai trong bụng mẹ vào những tháng cuối của thai kỳ.

Các dạng ngôi thai và cách sinh

Ngôi đầu: Phân thành 4 kiểu.

- Nếu đầu em bé cúi tốt, bác sĩ khám cửa mình của mẹ và sờ thấy thóp sau, gọi là ngôi chỏm.

- Nếu đầu em bé không cúi tốt, hơi ngửa, sờ được thóp trước, gọi là ngôi thóp trước.

- Nếu đầu em bé ngửa lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm, gọi là ngôi trán.

- Nếu đầu em bé ngửa hết cỡ, sờ thấy cằm, gọi là ngôi mặt.

Cách sinh:

Khi xác định ngôi chỏm và ngôi mặt, thai phụ có thể sinh bằng phương pháp tự nhiên. Nếu thai nhi ngôi mặt nhưng có cằm xoay về phía lưng mẹ, trường hợp này phải sinh mổ.

Trường hợp thai nhi ngôi thóp trước và ngôi trán, thai phụ nên sinh mổ. Lý do là đầu em bé ngửa lưng chừng nên đường kính đầu đi qua khung chậu lớn, không đi qua được.

Ngôi mông: (hay còn gọi là ngôi ngược), đầu em bé hướng lên trên, mông quay xuống dưới phía tử cung của mẹ, gồm hai kiểu:

Ngôi mông đủ: thai nhi có tư thế ngồi xếp bằng trong tử cung. Khi bác sĩ khám mẹ sẽ sờ được mông và hai bàn chân bé.

Ngôi mông thiếu: gồm các trường hợp nhỏ - kiểu mông (thai nhi vắt ngược hai chân lên ôm sát vào ngực, bác sĩ khám sẽ sờ thấy mông bé, không thấy chân), kiểu chân (thai nhi đứng, sờ được chân mà không thấy mông) và kiểu gối (em bé quỳ, sờ được đầu gối).

Cách sinh:

Trong các trường hợp xác định ngôi mông, bác sĩ thường chỉ định sinh mổ có chọn lọc, tức là không phải tất cả các trường hợp phải mổ. Tuy nhiên, vì muốn độ an toàn cao cho cả mẹ lẫn con nên bác sĩ chỉ định cho mổ nhiều hơn. Trường hợp ngôi mông đủ và mông thiếu kiểu mông, thai phụ có thể sinh thường. Tùy theo sức khỏe của mẹ, sự xoay trở của thai nhi trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ có giải pháp phù hợp cho sản phụ.

Riêng ngôi mông kiểu chân, người mẹ được chỉ định sinh mổ. Ngoài ra, ngôi mông cùng những bất thường khác như vỡ ối, tử cung có vết mổ cũ, sinh đôi, con so nặng trên 3 kg..., bác sĩ cũng sẽ chỉ định sinh mổ.

Ngôi ngang: Thai nhi nằm chắn ngang cổ tử cung do chỉ xoay được nửa chừng.

Cách sinh:

Ngôi ngang bắt buộc phải sinh mổ, không có cơ chế sinh thường vì cơ thể bé không thể qua được khung chậu.

Có nên thực hiện xoay ngôi thai

Trước đây, một số bác sĩ sản khoa thực hiện biện pháp xoay thai cho thai phụ được chẩn đoán ngôi không thuận.

Tuy nhiên, ngôi thai ngược có nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu ngôi ngược do dây rốn ngắn hoặc dây rốn quấn cổ, càng xoay, dây rốn càng dễ đứt, gây bong nhau hoặc chảy máu trong tử cung. Trường hợp ngôi ngược do tử cung dị dạng, việc xoay thai dễ gây vỡ tử cung.

Như vậy, với hiện tượng ngôi ngược hoặc ngôi ngang, việc xoay thai là không cần thiết. Nếu không cẩn thận có thể gây nguy hại cả mẹ lẫn con. Tốt nhất, bạn nên đi khám định kỳ và bác sĩ sẽ có chỉ định hợp lý.

(Theo Tiếp thị và Gia đình)

Yếu tố khiến ngôi thai bị ngược

Khoảng 5% thai nhi nằm theo ngôi ngược, có thể là chân (mông) bé hướng xuống phía dưới tử cung hoặc bé nằm ngang.

Cảm nhận của mẹ khi ngôi thai ngược

Nếu bạn cảm giác những cú đá của bé ở phía bụng trên thì nhiều khả năng, ngôi thai là thuận. Nếu những cú đá này ở phía bụng dưới, có thể ngôi thai là ngược.

Ngoài ra, nhiều người mẹ có kinh nghiệm chia sẻ, khi ngôi thai ngược, họ cảm thấy nhiều đợt thở ngắn và xuất hiện những cơn đau ở vùng xương sườn.

Những yếu tố khiến ngôi thai bị ngược

1. Thai chưa đủ ngày tháng: Nếu có dấu hiệu chuyển dạ sớm, bé chưa đủ thời gian để xoay mình về vị trí bình thường. Khá nhiều trường hợp sinh non có liên quan đến ngôi ngược.

2. Quá nhiều hoặc quá ít nước ối: Mực nưới ối hợp lý sẽ tạo điều kiện cho bé chuyển động dễ dàng, giúp bé xoay đầu từ vị trí ngược thành vị trí thuận. Thừa hoặc thiếu nước ối, bé sẽ khó khăn, thậm chí không thể quay lại tư thế đúng.

3. Mang song thai / đa thai: Một (hoặc hơn một) trong các bé có thể nằm ngôi ngược vì tử cung chật làm các bé khó xoay đầu.

4. Rắc rối với nhau thai: Nếu nhau thai “chặn” ở cổ tử cung thì bé sẽ bị chiếm mất chỗ để nằm ở vị trí thuận. Tình trạng này có thể được phát hiện qua siêu âm.

5. Không rõ lý do: Nhiều trường hợp, các chuyên gia vẫn chưa thể hiểu vì sao ngôi thai lại ngược, chỉ có thể lý giải đó là cách nằm yêu thích của bé.

Afamily

Xoay ngôi thai

(Dân trí) - Vị trí tốt nhất để bé “chui” ra dễ dàng trong quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ.
Ngôi thai lý tưởng?

Vị trí tốt nhất để bé “chui” ra dễ dàng trong quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. Ở vị trí này, thai sẽ “đi qua” đường vòng của hông một cách thoải mái và dễ dàng “trượt” ra ngoài trong quá trình chuyển dạ. Khi bé ở vị trí đáy xương chậu, lưỡng đỉnh (vị trí có chu vi vòng đầu lớn nhất) cũng sẽ nằm ở phần rộng nhất của xương chậu.

Với vị trí ngôi trước này, quá trình chuyển dạ sẽ nhanh và đơn giản nhất.

Ngôi sau là gì?

Một số đứa trẻ tuy nằm đúng chiều (ngôi tỳ vào tử cung) nhưng phần gáy lại quay về phía cột sống của người mẹ thì được gọi là ngôi sau. Với vị trí này, sẽ có một số trường hợp sau:

-Sẽ vỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ.

- Đau lưng dữ dội trong suốt quá trình chuyển dạ (cả khi có cơn co tử cung hay không).

- Thời gian chuyển dạ lâu hơn.

- Có thể phải dùng tới các thủ thuật lấy thai như phooc-sep hay giác hút.

Do đầu bé tì vào cột sống nên thai phụ sẽ cảm thấy rất khó chịu và tư thế tốt nhất cho quá trình chuyển dạ sẽ là tư thế bò 4 chân. Ở vị trí này, đầu bé sẽ rời khỏi cột sống, giúp giảm đau lưng.

Khi bé đã ở đáy xương chậu, bé có thể sẽ tự xoay 180 độ để trở về vị trí tốt nhất khi bé chui ra. Trong trường hợp bé giữ nguyên vị trí thì khi sinh ra, mặt bé sẽ quay lên trên. Lúc này sẽ cần phải dùng tới thủ thuật phooc-sep hay giác hút để lôi bé ra.

Tại sao lại “có” ngôi sau?

Có một thức tế là những thai phụ sống trong các gia đình “có điều kiện” thường mang thai “ngôi sau” nhiều hơn những phụ nữ làm các công việc đồng áng hay phải cúi nhiều vì nấu nướng. Thật khó để giải thích lý do tại sao. Tuy nhiên, khi ngồi xe hơi hay thả mình trong ghế so-fa để xem ti vi, hoặc làm việc bên máy tính nhiều giờ, hông sẽ bị đẩy ra sau. Điều này luôn đúng nếu ngồi ở tư thế đầu gối cao hơn hông.

Khi khung xương chậu bị đẩy ra sau thì phần nặng nhất của thainhi, thường là gáy và cột sống sẽ có xu hướng dịch chuyển về phía lưng. Và từ đó hình thành nên vị trí ngôi sau, nằm tì vào cột sống của mẹ. Nếu ngồi ít và vận động nhiều, thai sẽ nằm chúc đầu và quay gáy về phía bụng do hông luôn được đánh về phía trước.

Để bé tự xoay ngôi?

Có rất nhiều lời khuyên về việc làm thế nào để thai xoay đầu và ở vị trí ngôi trước thay vì ngôi sau. Trong đó, các bà bầu có thể “khuyến khích” thai quay đầu theo vị trí ngôi trước bằng cách luôn để đầu gối thấp hơn hông:

- Đặt 1 miếng đệm lên ghế ô tô để nâng “bàn tọa” lên.

- Chiếc ghế bạn thường xuyên ngồi phải đáp ứng tiêu chí người đổ về phía trước và đầu gối thấp hơn hông.

- Thường xuyên giải lao, đi lại nếu công việc phải ngồi nhiều.

- Vừa xem tivi vừa bò 4 chân 10 phút mỗi ngày.

- Lau sàn nhà sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn. Khi bạn lau sàn ở tư thế bò, gáy của bé sẽ dần dịch chuyển về phía bụng thay vì “dính” vào cột sống của mẹ.

Rất thú vị là tư thế nằm của mẹ cũng có thể làm vị trí ngôi thai thay đổi theo hướng tích cực. Khi nằm ngửa, bé sẽ không thể quay đầu xuống phía hông. Chỉ ở tư thế nằm nghiêng bên phải bé mới xoay được người và ở vị trí ngôi trước hay ngôi sau.

Một nghiên cứu đã cho thấy những phụ nữ mà dùng cả tay và chân để tập các bài thể dục cho hông từ tuần thứ 37 thai kỳ sẽ sinh con thuận lợi hơn do ngôi thai ở vị trí lý tưởng. Tuy nhiên, với những phụ nữ có ngôi thai chưa thuận, tập động tác này 2 lần/ngày, mỗi lần 10 phút sẽ giúp ngôi thai xoay chuyển như ý ở thời điểm chuyển dạ hay trước đó.

Sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ

Nếu là đứa con đầu lòng, bé sẽ quay đầu trong tuần thứ 35 của thai kỳ. Còn nếu là đứa thứ 2 trở đi thì thời điểm xoay ngôi thai có thể muộn hơn.

Thỉnh thoảng thai phụ sẽ thấy nhiều con gò trước khi thực sự chuyển dạ. Những cơn gò này có thể khiến các bà mẹ tương lai cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, những cơn co bóp tử cung này chính là sự hỗ trợ để thai quay mặt về phía cột sống thay vì hướng mặt ra phía bụng. Cách tốt nhất khi gặp những tình huống này là nghỉ ngơi thật nhiều, vận động nhẹ; nhấm nháp cả ngày để đảm bảo năng lượng.

Cũng đừng quá lo lắng nếu kết quả kiểm tra cho thấy ngôi thai chưa ở vị trí như mong đợi. Bởi ngày nay, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản giúp “mẹ tròn con vuông”.

Có thể thay đổi ngôi thai trong khi đang chuyển dạ?

Sinh trong bệnh viện thường phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử áp dụng những mẹo sau khi chưa phải nằm trên bàn đẻ:

- Cố gắng đứng thẳng càng lâu càng tốt.

- Nghiêng người về phía trước khi có các cơn gò.

- Nhờ ai đó mát xa lưng khi chuyển dạ.

- Đung đưa hông trong khi có các cơn gò để giúp bé “đổi hướng” trong quá trình di chuyển ra ngoài.

- Tránh ngồi ghế hay ngồi giường với vị trí nằm ngửa.

- Nếu cảm thấy quá mệt trong khi chuyển dạ thì hãy nằm nghiêng và dạng chân để hông luôn mở rộng, giúp quá trình chuyển dạ không bị ảnh hưởng

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
E duoc 35 tuan bsi noi e thai nguoc e lo lang lam, bsi con noi e tu cung ngan ko dang lo?
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Dinh thanh binh
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Bac sy cho e hoi thai e luc dau thuan tai sao gan toi ngay sinh be lai quay ngang lai
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Từ tuần 36 trở đi, thai nhi thường cuộn mình trong bụng mẹ và lúc này ngôi thai đã ổn định với vị trí đầu quay xuống dưới và mặt áp vào bụng mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vị trí của bé vẫn có thể thay đổi: lúc ngồi đầu, ngôi mông, khi thi nằm ngang… Có bé tiếp tục thay đổi vị trí nằm đến lúc mẹ chuyển dạ. Từ thời điểm tuần 36, vị trí của thai nhi giữ vai trò quan trọng trong việc xác định ngôi thai, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vì vậy chuyện như bạn cũng rất bình thường
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý