Ê buốt răng miệng

seminoon seminoon @seminoon

Ê buốt răng miệng

18/04/2015 03:26 PM
1,129

rang e buot,răng ê buốt,e buot rang,ê buốt răng,buot rang,buốt răng,e rang,ê răng

Răng ê buốt – vấn đề không nên xem nhẹ

Ăn uống là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, có những lúc chúng ta không thể tận hưởng được trọn vẹn những món ăn mình yêu thích vì một số vấn đề răng miệng, trong đó tiêu biểu là hiện tượng răng ê buốt, gây nhiều bất tiện trong ăn uống, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Xem nhẹ răng ê buốt – ăn không ngon, ngủ không yên

Hiện tượng răng ê buốt rất dễ nhận ra, đó là cảm giác chân răng bị ê buốt khi ăn, uống các loại thức ăn, nước uống lạnh, nóng, chua, ngọt…Thế nhưng, nhiều người lại nghĩ đấy là một chuyện bình thường vì cảm giác này hết ngay sau đó. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do răng bị bào mòn, làm lộ ngà răng.

Tuy răng ê buốt là một hiện tượng không quá nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị sớm thì ngà càng ngày càng lộ ra nhiều, sau này rất khó chữa, lại còn gây ra những vấn đề răng miệng khác. Quan trọng hơn, răng ê buốt khiến nhiều người không thể thưởng thức các món ăn yêu thích, bữa ăn vì vậy mà cũng chẳng vui vẻ. Chị Hoàng Tâm, nội trợ cho biết: “Răng tôi bị chứng ê buốt, ăn món nóng không được mà lạnh cũng không xong. Vì thế, mỗi lần tôi ngồi vào bàn dùng bữa với chồng con là mặt lại nhăn nhó vì cứ chạm răng vào canh nóng là lại buốt. Rồi đi dạo phố với bạn bè, uống ly đá chanh hay cà phê nóng tôi cũng từ chối vì biết thế nào hiện tượng này cũng lập lại. Tôi thích ăn kem mà cũng chẳng dám động vào miếng kem nào cũng vì thế. Do đó, bữa ăn nào cũng mất vui, chồng con, bạn bè nhiều khi cũng chẳng muốn ăn uống cùng tôi nữa. Tôi cảm thấy rất buồn, cuộc sống của tôi vì vậy mà cũng buồn tẻ, chán ngắt.” Từ đó, cũng có thể thấy rằng không chỉ là niềm vui ăn uống bị mất đi, mà hiện tượng răng ê buốt còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nữa. Bạn không thể tận hưởng hết mọi niềm vui từ ăn uống, thư giãn, trò chuyện với mọi người xung quanh chỉ vì khuôn mặt nhăn nhó mỗi khi vào bữa ăn. Do đó, nếu có những triệu chứng như trên, thì bạn nên tìm hiểu hoặc đến nha sĩ để được tư vấn những cách làm giảm cơn ê buốt răng.

Làm dịu cơn ê buốt để ăn uống ngon miệng hơn

Có rất nhiều cách để giảm hiện tượng răng nhạy cảm như sử dụng các loại nước súc miệng giàu khoáng để cung cấp thêm khoáng chất cho ngà răng. Tuy nhiên, cách phổ biến và hiệu quả hơn cả là sử dụng đúng loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm như P/S Sensitive Expert với công nghệ đột phá từ Anh Quốc vì việc chải răng có tác động trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. P/S Sensitive Expert chứa:

-Khoáng chất HAP trám đầy những ống ngà hở, ngăn chặn các kích thích lên tủy răng, giúp giảm ê buốt hiệu quả.

-Hợp chất Kẽm cho hiệu quả bảo vệ lâu dài, ngăn ngừa các bệnh về nướu (lợi) để giảm nguy cơ răng ê buốt.

Ngoài ra để cơn ê buốt giảm dần theo thời gian, bạn nên  kết hợp chải răng 2-3 lần/ngày với bàn chải lông mềm dành cho răng nhạy cảm P/S Double Care.

Từ nay, bạn có thể tự do tận hưởng những món ăn yêu thích mà không cảm thấy khó chịu về hàm răng ê buốt của mình, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Thời gian gần đây tôi thường bị buốt răng nhất là mùa hè có uống nước đá và nước hoa quả chua ... Xin quý báo cho biết nguyên nhân do đâu? Tôi phải làm gì để khỏi bị ê buốt?

Nguyễn Thị Lý (Lào Cai)
Ê buốt răng (hay còn gọi răng nhạy cảm) là triệu chứng ê buốt khi dùng thực phẩm chua, ngọt, hoặc nóng, lạnh... Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng trở nên nhạy cảm như việc cọ sát quá mạnh khi chải răng, tẩy trắng răng, dùng bàn chải có lông cứng, chải răng không đúng cách hoặc thói quen ăn nhiều đồ ăn có tính axít cao… làm mòn men răng dẫn đến lộ ngà răng.

Trong ngà răng có các ống ngà nằm ngang, khi ngà răng bị kích thích thì dịch trong ống ngà bị thay đổi tác động lên các sợi thần kinh khiến bạn có cảm giác ê buốt, nhất là khi có các yếu tố thuận lợi gây ra chứng ê buốt răng. Đặc biệt, hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi 30 - 40.

Để hạn chế ê buốt răng, nên thường xuyên sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải 3 tháng/1 lần, chải răng nhẹ nhàng... Nếu thấy có hiện tượng ê buốt răng cần đến chuyên khoa răng hàm mặt để được bác sĩ thăm khám và có chỉ định cụ thể; nếu có tật nghiến răng có thể được hướng dẫn đeo máng nhai nhằm hạn chế mòn răng, khi có khuyết ổ răng nhiều, bác sĩ có thể chỉ định bọc để bảo vệ tủy răng...

Đừng phớt lờ triệu chứng ê buốt răng

Tôi chăm sóc răng miệng rất kỹ, đánh răng 2-3 lần/ngày như các nha sĩ khuyên nhưng hình như răng của tôi vẫn gặp rắc rối. Tôi rất thích ăn những món ăn lạnh như kem, nước ngọt ướp lạnh,... Thế nhưng mỗi lần tôi chạm răng vào cây kem hay nước đá là lại có cảm giác ê buốt đến khó chịu và hiện tượng này cứ lập đi lập lại. Dù răng hết buốt ngay sau vài giây nhưng tôi không thể thoải mái khi ăn uống được. Xin hỏi tôi đang gặp vấn đề gì và làm sao để chữa trị? (Minh Hoàng, 20t)

Đáp:

Bạn thân mến! Cảm giác ê buốt răng khi ăn, uống các loại thức ăn, nước uống lạnh, nóng, chua, ngọt, sau một vài phút thì trở lại bình thường như bạn mô tả gọi là hiện tượng răng ê buốt. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do bạn đánh răng quá mạnh, hoặc ăn nhiều thức ăn cứng, nước uống chứa nhiều axit, gây mài mòn răng, khiến ngà răng bị lộ. Cảm giác ê buốt này kích thích lên tủy răng nếu quá thường xuyên mà không có biện pháp khắc phục, lâu dần gây viêm tủy. Khi bệnh phát triển nặng hơn sẽ dẫn đến tủy bị thối, răng chết.
Một nguyên nhân nữa là do viêm nha chu. Mà với viêm nha chu nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến vùng nướu bao quanh răng. Khi đó, vùng xương răng xung quanh sẽ bị ảnh hưởng do nướu không còn khỏe để bao chắc, lâu dần răng sẽ bị rụng. Bạn cần đi khám nha sĩ để nhận biết rõ nguyên nhân bệnh để có hướng chữa trị kịp thời, tránh để tình trạng đáng tiếc cho răng vì những răng xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, bạn cần đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm (như bàn chải P/S Double Care Sensitive) và quan trọng là sử dụng kem đánh răng P/S Sensitive Expert dành cho răng nhạy cảm. Khoáng chất HAP (Hydroxyapatite) – một khoáng chất chủ yếu trong men răng và ngà răng có tác dụng sẽ giúp lấp đầy các ống ngà hở giúp bạn giảm triệu chứng ê buốt đáng kể để lấy lại niềm vui trong ăn uống. Hiệu quả của P/S Sensitive Expert còn kéo dài đến tận 8h. Đặc biệt, P/S Sensitive Expert bổ sung thêm kẽm để ngăn chặn vi khuẩn mảng bám trên nướu răng, giúp cải thiện sức khỏe răng miệng nữa. Để giảm ê buốt tức thì, bạn nên bôi một ít kem lên vùng răng ê buốt rồi massage nhẹ, sau 30 giây là bạn đã có thể vui vẻ thưởng thức những những cây kem mát lạnh. Nhưng trên hết bạn vẫn cần đi khám nha sĩ và kết hợp với kem đánh răng nhé! Niềm vui ăn uống là điều không thể thiếu trong cuộc sống nên bạn cần quan tâm sức khỏe răng miệng.

Răng ê buốt - Nỗi lo của các bà mẹ sau sinh

Ngay sau sinh, sản phụ cần phải ăn uống đủ chất để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Thế nhưng, những thay đổi về thể chất, tâm lý sau sinh lại là một trở ngại, nhất là hiện tượng ê buốt răng mỗi khi ăn...

Ê buốt răng là một hiện tượng rất phổ biến, thường xảy ra với các bà mẹ sau sinh. Nguyên nhân thường là do ngà răng bị lộ, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn cứng hoặc nhiều acid, hoặc do bệnh nha chu. Cảm giác ê răng cứ xuất hiện rồi biến mất sau vài phút, cứ tưởng như đơn giản nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi không ăn được các thức ăn nóng, các bà mẹ đành phải chọn ăn nguội uống nguội để giảm ê buốt. Và điều này ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho các bà mẹ, vì thức ăn còn nóng luôn chứa đầy đủ dinh dưỡng nhất.
Có một số bà mẹ sẽ dùng nhiều cách để vừa có thể ăn được, vừa không ê buốt như uống từng ngụm nhỏ ly sữa nóng để cảm giác ê buốt răng giảm đi phần nào, hay cố tìm cách nuốt để răng không chạm vào thức ăn thế nhưng cuối cùng cũng đâu vào đó. Cuối cùng, họ không những mất cảm giác ngon miệng mà còn thấy ngại ăn, ảnh hưởng đến tâm trạng, không khí của cả gia đình, giảm chất lượng cuộc sống.

Để xử lý hiện tượng này thì việc đầu tiên mà các bà mẹ nên làm là đến nha sĩ khám để tìm ra nguyên nhân gây thực sự là do tác động của thức ăn, do đánh răng mạnh hay do bệnh viêm nha chu. Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách chữa trị khác nhau. Cùng với đó, có thể làm giảm ê buốt tạm thời để sớm lấy lại niềm vui ăn uống. Cách phổ biến nhất là sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt như kem đánh răng P/S Sensitive Expert, chứa khoáng chất HAP (Hydroxyapatite) để trám kín ống ngà hở,ngăn các kích thích dẫn truyền vào tủy răng và đều đặn đánh răng 2-3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm dành cho răng ê buốt như P/S Double Care.

Cách điều trị chứng ê buốt răng


Hạn chế cà chua, quả họ cam quýt, nước quả và các thực phẩm axit ngon bổ khác? Tình trạng ê buốt răng có thể buộc bạn phải như vậy.
Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng. Tuy không đến mức đau đớn nhưng ê buốt răng thực sự gây khó chịu và cản trở bạn thưởng thức nhiều món ăn yêu thích. Vậy có cách nào điều trị chứng ê buốt khó chịu này?

Sử dụng quá nhiều nước súc miệng

Bạn luôn muốn hơi thở thơm mát? Nếu thường xuyên súc miệng bằng nước chuyên dụng hằng ngày, bạn có thể làm tăng sự nhạy cảm của răng. Đó là vì nước súc miệng có chứa axit và nó sẽ làm cho tình trạng ê buốt răng xuất hiện.

Giải pháp: Tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp florua trung tính.

Ăn nhiều thực phẩm axit

Hạn chế cà chua, quả họ cam quýt, nước quả và các thực phẩm axit ngon bổ khác? Tình trạng ê buốt răng có thể buộc bạn phải như vậy.

Ham thích quá nhiều thực phẩm và đồ uống giàu axit có thể làm mòn lớp men bảo vệ răng, từ đó hình thành các đốm đen (khởi đầu của sâu răng).

Nếu không thể hạn chế những món ăn ưa thích này thì hãy ăn một miếng phô mai hay ly sữa sau khi ăn các thực phẩm giàu axit.

Chất làm trắng răng và 1 số kem đánh răng

Ai cũng muốn có một nụ cười rạng rỡ hơn nhưng đối với 1 số người, chất làm trắng răng và 1 số kem đánh răng có chất làm trắng peroxide có thể gây ra cảm giác ê buốt răng.

Sự nhạy cảm của răng thường là nhất thời và cách chấm dứt hiện tượng này là ngừng dùng sản phẩm làm trắng răng.

Vậy sự lựa chọn nào là tốt nhất với bạn? Hãy trao đổi với nha sĩ.

Tụt lợi

Chân răng chứa hàng ngàn ống nhỏ li ti dẫn đến tuỷ răng. Chân răng được bảo vệ bởi các mô lợi. Nhưng nếu bị bệnh nha chu, lợi bị tụt, chân răng lộ ra thì răng sẽ trở nên nhạy cảm.

Bệnh viêm lợi cần được điều trị bởi nha sĩ.

Chải răng quá kỹ

Bạn nghĩ rằng chải răng thật kỹ sẽ tốt hơn? Hãy nghĩ lại. Chải răng quá nhiệt tình (hoặc dùng bàn chải cứng) có thể làm tổn thương gốc răng do lợi bị tổn thương.

Nó cũng làm cho men răng bị mòn đi, lộ ra lớp ngà răng. Các lỗ li ti ở ngà răng là những ống siêu nhỏ cho phép các thực phẩm nóng, lạnh và ngọt có thể lọt vào tuỷ răng.

Làm đẹp cho răng

Thật không công bằng nhưng đôi khi giữ cho hàm răng trắng ngọc bằng cách chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng lại có thể làm cho răng trở nên nhạy cảm. Lấy cao răng, trang trí răng… đều có thể khiến răng trở nên nhạy cảm.

Nếu cảm thấy băn khoăn về vấn đề này, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện các dịch vụ làm đẹp răng.

Vỡ răng

Ăn đá, kẹo cứng hay cắn ngập răng đều có thể làm mẻ, lung lay thậm chí gãy răng. Một khi chiếc răng đã bị vỡ thì lớp tuỷ nằm sâu trong răng sẽ rất dễ bị kích thích. Răng bị mẻ cũng dễ nhiễm khuẩn, dẫn tới viêm đau.

Nghiến răng

Men răng là lớp vật chất cứng nhất trong cơ thể nhưng nó cũng không thể chống chọi với hành động nghiến răng. Do quá trình này kéo dài nên men răng sẽ bị bào mòn dần dần.

Dùng miếng bảo vệ răng, thay đổi lối sống và có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt có thể giúp hạn chế tật nghiến răng.

Sâu răng

Sâu răng sẽ khiến cho lớp tuỷ răng dễ dàng bị kích thích do các thực phẩm nóng, lạnh, ngọt và thậm chí cả không khí có thể lọt vào qua lỗ sâu.

Vệ sinh răng miệng đúng cách, không ăn đồ quá nóng, quá lạnh và đi khám nha sĩ thường xuyên là cách tốt nhất để giữ cho răng luôn ở trạng thái tốt nhất.



Tỏi chữa ê buốt răng
Tỏi chữa ê buốt răng

4 mẹo nhỏ giúp giảm ê buốt răng


Nếu bạn hay bị ê buốt răng, có thể làm giảm triệu chứng này bằng vài cách rất đơn giản, chẳng hạn như sử dụng tỏi, trà...


Khi bạn ăn nhiều đồ nóng, lạnh, chua, ngọt cùng lúc hoặc thường xuyên cắn các vật cứng hay có chế độ chăm sóc răng miệng chưa khoa học, hàm răng trở nên yếu đi, nhạy cảm hơn, dễ ê buốt. Dưới đây là bốn mẹo nhỏ giúp bạn khắc phục phần nào.

Nhai trà xanh

Trà xanh giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi. Bạn có thể nhai 1 gram trà xanh trong 5 phút, ba lần một ngày.

Dùng tỏi sống chà lên răng

Tỏi có chứa florua, allicin giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại nhứng kích thích từ bên ngoài như đồ lạnh, cay… Tỏi sống thái lát để ngoài 5 phút, sau đó chà xát vào răng trong ba phút, làm ba lần một ngày.

4 mẹo nhỏ giúp giảm ê buốt răng - 1


Tráng dầu vitamin E

Vitamin E giúp phục hồi hoạt động của các mô xung quanh răng. Trước tiên bạn nên súc miệng bằng nước ấm rồi dùng các viên nang dầu vitamin E nguyên chất đổ lên trên răng, ngậm trong vòng nửa tiếng đồng hồ và không uống nước, có thể làm ba lần một ngày.

Nhai quả óc chó sống

Nhân quả óc chó giàu axit linoleic, canxi và phốt pho, giúp giảm kích thích đến các dây thần kinh răng. Cách ăn như sau: Súc miệng bằng nước muối, nhai 20 gr quả óc chó trong 3-5 phút, từ từ rồi nuốt, nên nhai hai lần một ngày.

Ngoài ra, sau khi uống các loại đồ uống, trái cây chua, nên súc miệng với nước muối. Đối với người sau 50 tuổi thì nên dùng bàn chải lông mềm.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tôi bị bệnh tụt lợi ở chân răng có mà ngà nên điều trị bằng cach náo để khỏi bị buốt răng
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Toi 47 tuoi, co the do lay cao rang, danh rang nhieu nen bi e buot rang rat kho chiu. Toi da den benh vien QT V-T Hai phong va 1 so nha si o Hai Phong de tu van va kham chua, xong chi duoc lay cao rang, tinh trang e buot khong he cai thien. Vay rat mong duoc chi giup den benh vien (co so) nao (mien Bac)co uy tin chat luong tin cay de kham chua. Toi xin chan thanh cam on!
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
ê răng như thế sao nhai được trà xanh??? nhai 1 cái là điếng người lên!!
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
thì chịu đau một cái là đỡ mà.lúc đau mới biết nó tức như thế nào
minh bị ê buốt 3 chiếc răng hàm trên mỗi khi ăn uống, giờ toàn phải nhai thức ăn có một bên, không may nhai phải bên kia thì tê đến điếng cả người không muốn ăn tiếp nữa. Đi khám ở các phòng tư liệu có đảm bảo không. Mình nghe nói để lâu sợ hỏng tủy răng và lây lan ra những răng khác. Tôi phải làm như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý