Công dụng của bọ cạp ngâm rượu: trị phong, co giật

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Công dụng của bọ cạp ngâm rượu: trị phong, co giật

10/11/2015 12:00 AM
196

toàn yết - Bọ cạp

toàn yết – Bọ cạp

Toàn yết ( 全蝎 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Tòan yết (Xuất xứ: Thục bản thảo).

+ Tên khác: Sái (虿), Sái vĩ trùng (虿尾虫), Đổ bá (杜伯), Chủ bộ trùng (主簿虫), Tòan trùng (全虫), Phục bối trùng (茯背虫).

+ Tên Việt Nam: Bọ cạp.

+ Tên Anh văn: Scorpion

+ Tên Trung văn: 全蝎 QUANXIE

+ Tên La tinh: Buthus martensi Karsch + Nguồn gốc: Là cả con côn trùng khô của động vật Kiềm yết họ Kiềm yết (Scorpionidae).

– Thu hoạch –

Dã sinh yết (bò cạp sống hoang) từ giữa xuân đến đầu thu đi bắt. Khỏang thanh minh đến cốc vũ bắt về, gọi là Xuân yết, lúc này chưa ăn đất, phẩm chất khá tốt; mùa hè sản lượng khá nhiều, gọi là Phục yết, do đã ăn đất, phẩm chất không tốt.

Buthus martensii Karsch

Bò cạp nuôi, cách 1 năm thu bắt 1 lần, thường vào tối mùa thu, dùng ánh sáng đèn thu hút bắt, đợi sau khi bò cạp bò ra dùng đũa tre kẹp bỏ vào trong chậu sứ, hoặc dùng chậu chịu đỡ ở miệng hang, đổ vào trong chum to.

Sau khi bắt được, ngâm trong nước sạch trước, đợi nó ói ra bùn đất, sau đó vớt ra, bỏ vào trong nồi nước sôi, thêm chút xíu muối ăn, sau khi nấu sôi, lọc nổi qua nước sạch, hong khô.

– Dược liệu –

Dược liệu Tòan yết

Cả con côn trùng khô, phần đầu ngực và phần trước bụng có hình tròn bầu dục dài bằng bẹt, phần bụng sau dạng đuôi.

Hòan chỉnh dài độ 6 cm.

Tòan thân màu nâu xanh, bụng và chi màu vàng, gai đuôi nhọn thẳng màu nâu.

Phần ngực sau khi bứt đứt thấy chất sót lại trong có màu đen hoặc sắc vàng cọ, phần bụng sau rỗng.

Thể nhẹ, chất giòn, khí hơi tanh, vị mặn.

Dùng con sắc vàng, hòan chỉnh, trong bụng ít tạp chất là tốt.

Có dùng riêng phần bụng sau nó, gọi là Yết vĩ, còn gôi là Yết tiêu.

Chủ yếu sinh sản ở Hà Nam, Sơn Đông, Hồ Bắc, An Huy v.v…

Bào chế

Quấy nước sạch bỏ tạp chất, sấy khô, hoặc sấy lửa nhỏ dùng.

– Cương mục: Vào thuốc bỏ chân sấy dùng.

– Bản thảo phùng nguyên: Lăn giấm ngâm cho hết mặn, sao khô dùng.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Mặn, cay, bình, có đôc.- Trung dược học: Cay, bình, có độc.

– Nhật Hoa bản thảo: Bình.

– Khai bảo bản thảo: Vị ngọt cay, có độc.

– Y lâm tỏan yếu: Cay chua mặn, lạnh.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Can.

– Cương mục: Kinh túc quyết âm.

Công dụng và chủ trị

Đuổi phong, ngừng co giật, thông lạc, giải độc.

– Trị kinh phong co giật, động kinh, trúng phong, bán thân bất tọai, miệng méo mắt lệch, thiên đầu thống, phong thấp tý thống, uốn ván, lao hạch bạch huyết, phong chẩn nhọt sưng.

– Khai bảo bản thảo: Trị các chứng phong ẩn chẩn, và trúng phong bán thân bất tọai, miệng méo mắt lệch, nói khó, tay chân rút kéo.

– Bản thảo đồ kinh: TrỊ trẻ con làm kinh co rút.

– Bản thảo hội biên: Uốn ván nên dùng Tòan yết, Phòng phong làm chủ.

– Cương mục: Trị người lớn hạch ở bẹn, sốt rét, tai điếc, sán khí, các chứng phong sang (nhọt), phụ nữ đái hạ, âm thóat (sa tử cung).

– Bản thảo chính: Khai phong đàm.

– Ngọc thu dược giải: Xuyên gân thấu cốt, trục thấp trừ phong.

– Sổ tay Trung thảo dược Sơn Đông: Tức phong thông lạc, trấn kính (hết co giật). Trị viêm tắc động mạch, lao hạch bạch huyết, lao khớp xương, viêm mang tai dịch (quai bị).

– Ứng dụng –

Co rút co giật: Bổn phẩm chủ vào kinh can, tính hay chạy, tức bình Can tức phong, lại sưu phong thông lạc, có hiệu quả tức phong chỉ kính khá tốt, là yếu dược trị co rút, co giật. Dùng trị kinh phong, co rút co giật do các lọai nguyên nhân, thường cùng dùng với Ngô Công, tức Chỉ kính tán (Kinh nghiệm phương); Nếu dùng trị trẻ con cấp kinh phong sốt cao, thần chí mờ mịt, co rút thường phối ngũ với thuốc thanh nhiệt, tức phong như Linh dương giác, Câu đằng, Thiên ma v.v…; Dùng trị trẻ con mạn kinh phong co rút, thường cùng dùng với thuốc ích khí kiện Tỳ như Đảng sâm, Bạch truật, Thiên ma v.v…; Dùng trị đàm mê động kinh co rút, có thể với Uất kim, Bạch phàn lượng bắng nhau, nghiền bột uống; Nếu trị uốn ván, cơn co cứng lại phối ngũ với Ngô công, Thiên nam tinh, Thiền thối, như Ngũ hổ truy phong tán (Phương tể học -Quảng Châu Trung y học viện); Hoặc phối ngũ với Ngô công, Câu đằng, Châu sa, như Nhiếp phong tán (Chứng trị chuẩn hằng); Điếu trị trúng phong kinh lạc, miệng méo mắt lệch, cùng dùng với Bạch cương tàm, Bạch phụ tử, như Khiên chính tán (Dương Thị gia tàng phương).

Nhọt ghẻ lở sưng độc, lao tràng nhạc: Bổn phẩm vị cay, có độc, nên có công tán kết, công độc, phần nhiều làm thuốc đắp ngòai, Như “Bản thảo cương mục” – dẫn – Chiêm liêu phương: dùng Tòan yết, Chi tử, dầu vừng sắc đen bỏ bã, cho vào sáp vàng làm cao đắp ngòai, điều trị các chứng nhọt lở sưng độc; “Y học trung Trung tham Tây lục” dùng bổn phẩm nướng cháy, uống với rượu vàng (rượu cất bằng gạo), tiêu cứng sưng hàm dưới; “Kinh nghiệm phương” Tiểu kim tán, dùng bổn phẩm phối với Mã tiền tử (chế), Bán hạ (chê), Ngũ linh chi v.v…, tất cả nghiền thành bột chế thành thuốc viên phiến dùng, trị chứng lưu đàm, tràng nhạc, bướu cổ v.v…Cận đại dùng bổn phẩm phối với Ngô công, Địa long, Thổ miết trùng các vị lượng bằng nhau, nghiền bột hoặc quấy nước làm hòan uống, dùng trị Lao lim phô, lao khớp và xương v.v…Cũng có đơn dụng Tòan yết, dầu thơm chiên vàng dùng, điều trị dịch viêm tuyến mang tai.

Phong thấp ngoan tý: Bổn phẩm giỏi vế thông lạc giảm đau, đối với phong hàn thấp tý trị lâu không khỏi, cân mạch co quắp, nặng ắt ngoan tý khớp xương biến dạng, tác dụng khá tốt. Có thể dùng Tòan yết phối với Xạ hương chút ít, tất cả nghiền thành bột, uống với rượu ấm, có công hiệu giảm nhẹ đau nhức, như Tòan yết mạt phương (Nhân trai trực chỉ phương); Lâm sàng cũng thường cùng dùng với thuốc khư phong họat huyết, thư cân lhọat lạc như Xuyên ô, Bạch hoa xà, Mộc dược v.v…

Thiên chính đầu thống tính ngoan cố: Bổn phẩm lực sưu phong thông lạc giảm đau khá mạnh, dùng trị thiên chính đấu thống, một mình nó nghiền bột uống cũng có hiệu quả; Phối hợp cùng dùng với Thiên ma, Ngô công, Xuyên khung, Cương tàm v.v…thì hiệu quả càng tốt.

Cách dùng và liều dùng

Uống trong: Sắc thang, Tòan yết 0,8 ~ 1,5 chỉ, Yết vĩ 3~ 5 phân; hoặc cho vào hòan tán. Dùng ngòai: nghiền nhỏ điều đắp.

Kiêng kỵ

– Trung dược đại từ điển: Người huyết hư sinh phong kỵ dùng.- Trung dược học: Bổn phẩm có độc, liều dùng không nên quá lớn. Phụ nữ có thai dùngcẩn thận.

– Bản thảo kinh sơ: Như trúng phong và trẻ con mạn tỳ phong, bệnh thuộc hư, theo phép đều kỵ vậy.

– Bản thảo cầu chân: Kỵ ốc sên.

Nghiên cứu hiện đại

Thành phần hóa học: Hàm chứa Katsutoxin, là 1 lọai protein tương tự như độc tố thần kinh chất độc của rắn.

Ngòai ra còn chứa trimethylamine, lycine, 2-aminoethanesulfonic acid, palmic acid, stearic acid, ornitrol, lecithin và ammonium salt v.v…

Trong dịch độc của bò cạp sinh ở Âu châu và Bắc phi hàm chứa độc tố thần kinh I và II, độc tố thần kinh II là là 1 trật tự dây chuyền Peptit do 64 amino acid tổ hợp thành (Trung dược đại từ điển).

Tác dụng dược lý:

Tác dụng chống co giật:Chuột con uống Chỉ kính tán (Bột khô Tòan yết và Ngô công lượng bằng nhau hỗn hợp mà thành) mỗi ngày 1 g, sau khi uống liền 1, 3, 9 ngày có tác dụng chống co giật do metrazol(e), strychnine và nicotine gây ra, hiệu quả chống lại co giật strychnine rõ nhất, sau đến nicotine, metrazol(e) càng kém hơn, cocaine thì không.

Tòan yết và Ngô công ứng dụng đơn độc phân riêng ra mỗi ngày 1g cũng có hiệu quả, nhưng hiệu quả của Tòan yết kém hơn Ngô công.

Tác dụng đối với hệ thống tim mạch máu:Thuốc ngâm và thuốc sắc bò cạp tiêm tỉnh mạch đều làm cho huyết áp thỏ , chó xuống thấp nhất thời (số ít thấy tăng tạm thời), nhưng khôi phục rất nhanh, tiếp đó xuất hiện huyết áp hạ thấp dần và giữ được lâu, duy trì trên 1 ~ 3 giờ.

Rót thuốc vào dạ dày hoặc tiêm cơ bắp vẫn có tác dụng giáng áp duy trì lâu rõ rệt, dùng thuốc lặp lại không xuất hiện hiện tượng chịu được thuốc nhanh.

Nguyên lý giáng áp là ức chế trung khu vận động mạch máu, giãn mạch máu, trực tiếp ức chế tim và kịp thời chống lại tác dụng tăng áp của Adrenalin, có tác dụng trấn tỉnh rõ rệt đối với động vật, nhưng không làm cho động vật ngủ, cũng có thể có quan hệ với giáng áp.

Acid sodium Salt bọ cạp phân tách ra tiêm vào tỉnh mạch thỏ gây mê sản sinh giáng áp tạm thời, nhưng có tác dụng hưng phấn đối với tim ếch đã tách rời cơ thể, đối với chi sau ếch và mạch máu tai thỏ đã tách rời cơ thể đều có tác dụng co rút .

Độc tính: Tác dụng chủ yếu của độc bò cạp(Katsutoxin)là làm tê liệt hô hấp, lượng gây chết nhỏ nhất đối với thỏ là 0,007 ; chuột con là 0,5; ếch là 0,7mg/ kg.

Triệu chứng trúng độc của thỏ là tứ chi co quắp cứng đơ, chảy nước dãi, ngừng hô hấp đồng thời huyết áp lên cao, ếch thì thấy tứ chi co rút tính cấu trúc dạng sợi, chuột con thì tiếp sau trạng thái hưng phấn, tứ chi và hô hấp tê liệt.

Độc bò cạp không có tác dụng tan máu và đông máu.

Có tác dụng ức chế tim ếch đã tách rời cơ thể, có tác dụng co rút mạch máu chi sau ếch, hưng phấn với bàng quang ếch và ruột thỏ đã tách rới cơ thể.

Hiệu quả điều trị Yết tử thang đối với thực nghiệm uốn ván động vật: Tòan yết 15g, Xích thược 12,5g; Đại hòang 10g, Cam thảo 7,5g; làm thành 200ml thuốc sắc tức là Yết tử thang.

Dùng 1~10% Yết tử thang trộn lẫn với trực khuẩn uốn ván 60 ~ 90 phút không có tác dụng ức chế vi khuẩn, nhưng trộn vào môi trường nuôi cấy, tiến hành nuôi cấy, có tác dụng ức chế nhất định.

Không có tác dụng trung hòa hoặc phá họai đối với độc tố uốn ván.

Bất kễ uống hoặc tiêm dưới da Yết tử thang, đối với uốn ván thực nghiệm chuột lang (guinea pig) hoặc chuột nhỏ đều không có hiệu quả điều trị hoặc phòng ngừa.

Chuột nhỏ uống, hoặc tiêm tỉnh mạch dưới da Yết tử thang 0,1 ~ 1 ml/ con, chuột lang (guinea pig) uống hoặc tiêm dưới da 0,2 ~ 5ml/ con, đều chưa thấy trúng độc rõ(Trung dược đại từ điển).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1: Trẻ con kinh phong, bò cạp 1 con, không bỏ đầu đuôi, Bạc hà 4 lá gói lại, nướng trên lửa cho Bạc hà cháy xém, cùng nghiền nhỏ, chia 4 lần uống với nước nóng. Ngưới lớn chảy dãi phong uống 1 con.

(Kinh nghiệm phương)

+ Phương thuốc 2:

Trị co giật viêm não B: Tòan yết 1 lượng, Ngô công (Rết) 1 lượng, Cương tàm 2 lượng, Thiên ma 1 lượng. Tất cả nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 ~ 5 phân; co giật kính quyết nghiêm trọng, uống 1 chỉ trước, sau đó cách mỗi 4 ~ 6 giờ đồng hồ, uống 3 ~ 5 phân.

(Trung thảo y dược kinh nghiệm giao lưu – Hồ Bắc)

+ Phương thuốc 3:

Trị động kinh: Tòan yết, Uất kim, Phèn chua các vị lượng bằng nhau. Trộn đều nghiền bột, mỗi lần uống 5 phân, ngày 3 lần.

(Trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tuyển biên – Nội Mông Cổ)

+ Phương thuốc 4:

Trị đau đầu do cao huyết áp, xơ cứng động mạch: Tòan trùng, Câu đằng mỗi vị 2 chỉ, Sâm cao ly 2 chỉ. Tất cả nghiền nhỏ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 chỉ.

(Trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tuyển biên – Nội Mông Cổ)

+ Phương thuốc 5: Trị Trúng phong, miệng méo mắt lệch, bán thân bất tọai: Bạch phụ tử, Bạch cương tàm, Tòan yết (bỏ độc) các vị lượng bằng nhau (cùng dùng sống). Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 chỉ, điều rượu nóng uống, bất cứ lúc nào.

(Dương thị gia tòan phương – Khiên chính tán)

+ Phương thuốc 6:

Trị đột nhiên tai điếc đặc: Tòan yết bỏ độc, nghiền nhỏ, uống với rượi 1 chỉ, trong tai nghe tiếng nước tức hiệu quả.

(Chí nhã đường tạp sao)

+ Phương thuốc 7:

Trị viêm tắc động mạch, lao hạch bạch huyết, lao khớp xương: Tòan yết, Địa long, Thổ nguyên, Ngô công lượng bằng nhau, nghiền mịn, hoặc quấy nước làm hòan. Mỗi lần uống 8 phân, mỗi ngày 3 lần.

(Sơn Đông Trung thảo dượ thủ sách)

+ Phương thuốc 8:

Trị viêm phế quản: Tòan yết 1 con, sắc nước uống.

(Trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tuyển biên – Nội Mông Cổ)

+ Phương thuốc 9:

Lao ở nách: Tòan yết 7 con, Thiền thóai 14 con. Sắc nước uống.

(Tuyền châu bản thảo)

+ Phương thuốc 10:

Trị hạch sưng ở háng, mới phát nóng lạnh như sốt rét, có lúc khỏi rồi tái phát, mỗi lần thêm nặng, cuối cùng thành chân phù voi (elephantiasis crus).

– Mới phát thì dùng Bò cạp khô bỏ đầu, chân sấy lửa nghiền bột, pha rượu uống. Mỗi lần 1 chỉ đến 1,5 chỉ.

– Bò cạp 7 con bỏ đầu chân, bỏ vào trong trứng gà hấp chín bỏ bò cạp, chỉ ăn trứng gà.

(Tuyền Châu bản thảo)

+ Phương thuốc 11:

Viêm mang tai dịch (quai bị): Bò cạp dùng dầu thơm chiên vàng, mỗi lần ăn 1 con, mỗi ngày 2 lần, ăn liền 2 ngày.

(Sơn Đông trung thảo dược thủ sách)

+ Phương thuốc 12:

Các chứng nhọt độc sưng: Bò cạp 7 con, Chi tử 6 trái. Dầu vừng chiên bỏ cặn, cho vào sáp vàng, hóa thành cao đắp.

(Đạm liêu phương)

+ Phương thuốc 13:

Trị trĩ ngứa mới phát: Bò cạp vừa phải, hoặc 3, 2 con, đốt hun.

(Dầu Trân phương)

+ Phương thuốc 14:

Trị đại trường phong độc ra máu:

Bạch phàn 2 lượng, Bò cạp khô 2 lượng (sao qua). Giã nhỏ rây tán, cứ mỗi trước bửa ăn, với cháo nóng điều xuống nửa chỉ.

+ Phương thuốc 15:

Trị vết thương rắn độc cắn: Bò cạp 2 con, Rết (nướng) 1 con. Nghiền nhỏ, uống với rượu.

(Kinh nghiệm lương phương)

(Chú ý: Trước khi sử dụng phương này, bạn cần tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc.)

+ Phương thuốc 16:

Điều trị lao hạch bạch huyết lấy Bò cạp, Rết mỗi lọai 1con, nghiền thành bột mịn. Đập vào trứng gà 1 quả quấy trộn, dùng dấu ăn sao chín (kỵ nồi sắt) dùng, mỗi sáng 1 lần, khỏang hơn 30 lần thì có thể thu được hiệu quả.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 17:

Điều trị vết thương bỏng lấy 30 ~ 40 con bò cạp sống, bỏ vào trong 1 cân dầu ăn ngâm, 12 giờ sau thì có thể dùng (thời gian ngâm càng dài, hiệu lực càng mạnh).

Lúc dùng cắt vỡ mụt nước trên mặt vết thương, thoa bôi dầu này.

Điều trị 8 ca, đều giảm đau rất nhanh, thời gian ngắn kết vảy mà khỏi.

(Trung dược đại từ điển)

Tham khảo thêm:

BỌ CẠP

Tên khác: Toàn yết, Toàn trùng, Yết tử, Yết vĩ.

Tên khoa học: Buthus sp., họ Bọ cạp (Buthidae).

Mô tả:

Phần đầu ngực và phần bụng trước dẹt, dài hình elip. Phần bụng sau có hình giống cái đuôi, teo lại và uốn cong. Cơ thể mẫu nguyên vẹn có chiều dài khoảng 6 cm. Phần đầu ngực có màu nâu hơi xanh lục, phần trước phát triển nhô ra 1 đôi chân kìm nhỏ, ngắn và 1 đôi chân xúc giác dạng càng cua lớn dài, rộng, phần lưng được che phủ bởi mai giống hình chiếc thang, phần bụng có 4 đôi chân đi mỗi chân có 7 đốt kèm 2 vuốt ở phần cuối. Phần bụng trước bao gồm 7 đốt. Đốt thứ 7 thẫm màu với 5 rãnh xương sống gồ lên ở trên đốt lưng. Mặt lưng có màu nâu hơi xanh lục. Phần bụng sau có màu vàng hơi nâu, có 6 đốt, với các nếp nhăn dọc trên các đốt. Đuôi mang một ngòi châm dạng vuốt sắc và không có cựa gai ở dưới ngòi châm. Mùi hơi hắc, có vị mặn.

Bộ phận dùng: Dùng cả con làm thuốc gọi là Toàn yết, nếu chỉ dùng đuôi gọi là Yết vĩ.

Phân bố: Nước ta có nhiều loài bọ cạp, vị thuốc phải nhập từ nước ngoài.

Thu hái: Toàn yết được bắt vào cuối mùa xuân đến đầu mùa thu. Loại bỏ đất cát, luộc trong nước hoặc nước muối đến cứng. Lấy ra, đặt vào chỗ thoáng gió và làm khô âm can.

Tác dụng dược lý:

+ Thuốc có tác dụng chống co giật, yếu hơn Ngô công.

+ Thuốc có tác dụng hạ áp lâu dài. Nhiều học giả cho rằng chế phẩm Toàn yết ảnh hưởng đến chức năng vận mạch của trung khu thần kinh, làm giãn mạch, trực tiếp ức chế hoạt động của tim và làm giảm tác dụng tăng áp của adrenalin.

+ Thuốc có tác dụng an thần giảm đau.

+ Trong Bọ cạp có chất độc gọi là Katsutoxin là một chất protid có carbon, hydro, oxy, nitơ và sulkfur. Tác dụng gây độc chủ yếu của Katsutoxin là gây liệt hô hấp. LD50 trên súc vật thí nghiệm là 0,07 – 0,7mg/kg, tùy thuộc loại súc vật thí nghiệm. Ở thỏ thí nghiệm, thuốc gây co cứng chi và liệt hô hấp.

Thành phần hoá học: Trong bọ cạp có chất độc katsutoxin có bản chất protein giống như nọc rắn hay nọc độc của một số con vật khác.

Công năng: Trừ kinh phong, giải độc, tán kết

Công dụng: Làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh phong, làm thuốc kích thích thần kinh, chữa bán thân bất toại…

Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 3-5g dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Bào chế: Khi dùng loại bỏ tạp chất, rửa sạch và phơi khô.

Bài thuốc:

Trị chứng trúng phong bán thân bất tọai, kinh phong co giật ở trẻ em:

+ Toàn yết (bỏ đầu chân) 3g, Địa long (rửa sạch sao vàng) 3g, Cam thảo 2g, tất cả tán bột mịn trộn đều, chia 5 – 6 lần uống trong ngày với nước nóng.

+ Toàn yết 3g, Ngô công 4,5g, Câu đằng 12g, Cương tàm 6g, Chu sa 3g, Xạ hương 10mg tán bột trộn đều. Uống 3g/lần x 2 – 3 lần mỗi ngày.

+ Toàn yết 1 con (có thể dùng đến 3 con), Cương tàm 10g, Địa long 6g sắc uống. Trị kinh phong trẻ em.

+ Tiêm chính tán (Dương thịnh gia tàng phương): Toàn yết 3g, Bạch phụ tử 10g, Bạch cương tàm 10g, tán bột mịn, uống 3g mỗi lần, ngày uống 2 – 3 lần với rượu. Trị trúng phong liệt thần kinh mặt.

Trị viêm khớp mạn tính: thuốc có tác dụng thông lạc chỉ thố

+ Toàn yết 3g, Xạ hương 60mg, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 1,5g với rượu ấm. Có thể dùng độc vị Toàn yết mỗi lần 1 – 1,5g với rượu.

+ Toàn yết Nhũ hương tán: Chế Xuyên ô đầu 10g, Toàn yết 3g, Xuyên sơn giáp 6g,

Nhũ hương 5g, Thương truật 10g, làm thuốc tán. Uống 6g/lần. Có thể dùng thuốc thang hoặc thuốc đắp ngoài.

Trị ung nhọt, bệnh phong:

+Toàn yết tiêu phong tán: Toàn yết 3g, Bạch chỉ, Đảng sâm đều 10g, tán bột mịn, mỗi lần uống 6- 10g, ngày 2 – 3 lần. Trị bệnh phong.

+Toàn yết 3 phần, Chi tử 7 phần, cho vào dầu mè đun sôi cho sáp ong nấu thành cao đắp lên mụn nhọt độc sưng tấy hoặc lở loét.

Trị viêm tuyến vú: Toàn yết 2 con bọc vào ổ bánh bao cho ăn trước bữa ăn. Trị 308 ca mắc bệnh 1 – 7 ngày, khỏi 99,7% (Tạp chí Trung y 1986,1:40 – Hồ cẩn Bách).

Một báo cáo khác của Trịnh Nhuận Tuyền trị 10 ca viêm tuyến vú cấp, dùng bột Toàn yết 3g bọc cho uống kết quả tốt (Trung y dược Hắc long giang 1988,1:23).

Trị bệnh lệ đạo: Toàn yết nước khô tán bột, uống mỗi ngày 1 – 2 lần, 6 – 9g/lầ Trị 19 ca bệnh lệ đạo cấp mạn. Kết quả tốt (Báo Trung cấp y 1987,7:50).

Kiêng kỵ: Phong do huyết hư thì không dùng. Cẩn thận dùng khi có thai.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý