Nấm móng tay

seminoon seminoon @seminoon

Nấm móng tay

18/04/2015 03:26 PM
1,253
Nấm móng tay là như thế nào? biểu hiện ra sao? phòng và điều trị nấm móng tay như thế nào?

Bệnh nấm móng tay.

Tôi năm nay 45 tuổi, công việc thường xuyên tiếp xúc với nước, khoảng 1 - 2 tháng nay móng tay cái bị sần sùi lên, có màu đen, không có cảm giác đau, nhưng hơi ngứa. Tôi thường lấy củ hành (hành khô) nướng lên rồi đắp vào móng tay 1 lát thì đỡ. Nhưng mấy hôm nay tôi lại thấy ngón trỏ có triệu chứng giống ngón cái. B/s có thể cho tôi hỏi đó là bệnh gì? Xin cảm ơn Bác sĩ! (Nguyễn Khánh Hồng)


Trả lời:

Theo như mô tả, có thể bạn bị nấm móng tay.

Nguyên nhân: Do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể hai nhóm chính là: Nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida). Người bị bệnh này, do tay chân thường xuyên bị ướt tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và gây bệnh.

Triệu chứng lâm sàng: Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen. Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc. Ít khi cả mười móng tay hoặc mười móng chân đều bị bệnh. Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ gốc móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida).

Khi viêm quanh móng sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ.

Ðiều trị:

+ Thuốc bôi tại chỗ: Dùng một trong các thuốc bôi sau: kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Trosyd, Exoderil, Naftin v.v...

Cách bôi: Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ít nhất trong 3 tháng.

+ Thuốc uống: Có thể dùng: Griséofulvine (chỉ có tác dụng trên nấm sợi tơ), Nizoral, Lamisil,... (có tác dụng trên cả hai loại nấm). Nhưng phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Ðể phòng ngừa tái phát, nếu có thể nên thay đổi việc làm hoặc mang bao tay khi làm việc để tránh móng bị ướt.

Tóm lại, nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị. Vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp.

Theo chúng tôi, bạn cần đến khoa Da liễu, bệnh viện tỉnh khám, các bác sĩ ở đó sẽ khám, cho làm xét nghiệm để xác định bạn bị loại nấm gì ở móng tay rồi sẽ kê đơn thuốc cho bạn điều trị.

Nấm móng chân (tay) là căn bệnh khá phổ biến vào mùa hè. Bệnh do vi khuẩn gây nên và có khả năng lây lan rất nhanh. Dưới đây là những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này.
1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh nấm móng chân (tay) do nấm và vi khuẩn gây nên. Bệnh gây ra các tổn thương ở vùng da có nhiều chất sừng. Bệnh đặc biệt hay xuất hiện ở vùng móng chân, móng tay, đôi khi cả ở tóc. Bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra nên có khả năng lây lan rất nhanh.

Thời tiết nóng ẩm mùa hè là điều kiện và môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện, sinh sôi và phát triển của bệnh. Có thể kể đến một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu sau:

- Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, đặc biệt là vùng móng chân, móng tay.

- Thường xuyên có các chấn thương nhẹ ở vùng móng chân (tay)

- Dùng găng tay, tất và giày kín trong thời gian quá dài.

- Thường xuyên có các hoạt động ở nơi công cộng như: bể bơi, phòng tập thể thao…

- Gia đình có người bị mắc bệnh.

- Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh.
2. Biểu hiện của bệnh

Bệnh thể hiện rõ nhất ở sự biến đổi màu sắc cũng như cấu tạo của vùng móng chân (tay). Khi bị nhiễm bệnh, móng chân (tay) thường xuất hiện các khe nứt li ti. Ở vùng kẽ móng xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng da. Da có thể mẩn đỏ kèm theo là cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Móng có màu vàng hoặc xám đục. Lớp tế bào sừng trên bề mặt móng trở nên dày hơn, sờ vào có cảm giác hơi sần.

Khi bệnh trở nên nặng, móng có thể chuyển sang màu xanh xám hoặc đen. Các lớp sừng giòn và bong dần, có mùi hôi và tanh đặc trưng.
4. Cách phòng ngừa

Những loại rửa và thuốc bôi dạng kem hoặc nước chỉ có tác dụng ngăn chặn và ức chế quá trình sinh sản và phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn được chúng. Điều trị tận gốc căn bệnh này cần có thời gian và sự kiên trì.

Ngoài phương pháp dùng thuốc bôi ngoài da, nên kết hợp với các loại thuốc kháng sinh khác giúp ngăn ngừa viêm nhiễm ở những vùng móng mà thuốc bôi không tới được.

Nếu thấy có những biểu hiện mắc bệnh như trên, hãy tìm đến ngay bác sỹ để có được phương pháp chữa trị thích hợp.

Ngoài ra, cũng cần ngăn ngừa và hạn chế nguồn lây lan bệnh bằng các cách như sau:

- Vệ sinh cơ thể hàng ngày. Luôn giữ tay, chân sạch sẽ.

- Không sử dụng găng tay, tất và giầy kín trong thời gian dài. Nên sử dụng những đôi giày, dép thoáng khí. Găng tay, tất phải được làm từ sợi thiên nhiên, có khả năng thấm hút mồ hôi.

- Lựa chọn những đôi giày vừa chân, tạo cảm giác thoải mái khi đi. Tránh sử dụng những đôi giày, dép quá cao hoặc quá chật vì sẽ dễ gây các tổn thương cho chân, đặc biệt là các ngón chân.

- Hạn chế hoạt động ở các nơi công cộng vì đó là nguồn lây lan bệnh.

- Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng như: quần áo, dày dép với những người mắc bệnh.

- Khi thấy có các biểu hiện bị bệnh, cần tìm đến ngay bác sỹ.

Bệnh nấm móng một cách phân loại mới định hướng điều trị nấm móng

A. Bệnh nấm móng

1. Định nghĩa:

Là bệnh mãn tính và thường gây biến dạng móng.

Sự nhiễm nấmở móng thường không theo qui luật đồng dạng hay đối xứng và thường được thấy bị nhiễm ở một hoặc hai móng.

Nguyên nhân gây bệnh:

- Nấm dermatophyte.

- Nấm Candida.

- Nấm mốc (Seopulariopsis, Hendersonula...)

2. Các biểu hiện trên lâm sàng:

2.1. Nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng (DLSO: Distal and lateral subungual onychomycosis), là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc (mould) thứ phát.

2.2. Trắng trên bề mặt móng (SWO: Supperficial white onychomycosis), là dạng đặc trưng của nhiễm dermatophyte do Trichophyton mentagrophytes, thường không phổ biến.

2.3. Ở phần gốc dưới móng (PSO: Proximal subungual onychomycosis). Xuất phát từ phần gần của móng và thường là thứ phát của viêm quanh móng mãn do các chủng nấm men Candida.

2.4. Loạn dưỡng toàn móng (TDO: Total dystrophic onychomycosis), là dạng sau cùng của loạn dưỡng móng khi toàn bộ móng bị tiêu hủy do hậu quả của ba dạng nhiễm trên.

3. Các loại thuớc điều trị hiện nay:

3.1. Thuốc bôi tại chỗ: thường được sử dụng theo kinh nghiệm (dạng kem, dung dịch, sơn):

- Nhóm azole (ketoconazole, clotrimazole, miconazole, sulconazole, oxiconazole, econazole).

- Ciclopirox Olamine.

- Amorolfine (loceryl).

- Nhóm allylamine (natifine, terbinafine).

- Nhóm các acid (salicylic, undecylenic).

- Nhóm polyenes (nystatin).

Tuy nhiên, đa số những chế phẩm trên không có mấy hiệu quả trên nấm móng, ngay cả khi sử dụng phối hợp với rút móng, do hạn chế tính thấm của tá dược vào móng. Do đó, điều trị bằng đường uống hiện được lựa chọn nhiều hơn.

3.2. Thuốc uống:

- Itraconazole:

·Liên tục: 200mg/ngày, trong 6 – 12 tuần

·Điều trị từng đợt: 400mg/ngày, trong tuần đầu/tháng trong vòng 2 – 3 tháng.

- Terbinafine: 250mg/ngày (6 – 12 tuần).

- Fluconazole: 150 – 400mg mỗi tuần, từ 6 – 12 tháng.

- Griseofulvin: 0,5 – 1g/ngày, (6 – 12 tháng).

B. Cách phân loại mới định huớng điều trị nấm móng

1. Tác giả:

BS. Alexey Sergeev - Tổng Thư ký của Hội Vi nấm học - Học viên Quốc gia Nga.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị:

2.1. Biểu hiện lâm sàng của tổn thương:

Bệnh nấm móng có thể có các biểu hiện rất khác nhau. Dạng nhiễm lúc đầu thường nhẹ, ảnh hưởng ít đến nền móng, có thể điều trị tại chỗ dễ dàng. Các dạng lan rộng hơn, thường đòi hỏi trị liệu thuốc uống mới cho hiệu quả và duy trì được kết quả. Có vài trường hợp, đôi khi trị liệu đơn độc đường uống cũng không đủ hiệu quả.

2.2. Độ rộng của tổn thương:

- Vị trí nhiễm nấm cách mầm móng (matrix) bao xa?

- Thời gian để tổn thương đi ra khỏi móng?

2.3. Mức độ dày sừng bên dưới móng:

- Thuốc bôi có đến được giường móng (nail bed) không?

- Thuốc kháng nấm uống có đến được bản móng(nail plate) không?

2.4. Vị trí móng bị nấm:

Tốc độ phát triển của móng khác nhau cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Các móng chân thường phát triển chậm hơn các móng tay. Móng tay cái và chân cái phát triển chậm hơn móng các ngón còn lại. Sự phát triển của móng chậm hơn sẽ đòi hỏi thời gian điều trị dài hơn.

2.5. Tuổi:

Tốc độ phát triển của móng giảm theo tuổi.

Phòng và điều trị nấm móng tay, chân

Môi trường nóng, ẩm là môi trường thuận lợi để các loại nấm phát triển và gây bệnh. Nấm móng tay, móng chân là bệnh thường điều trị và phòng bệnh ra sao?

1. Nấm móng: Là bệnh mãn tính và thường gây biến dạng móng. Sự nhiễm nấm ở móng thường không theo qui luật đồng dạng hay đối xứng và thường được thấy bị nhiễm ở một hoặc hai móng. Nấm móng là sự phá hủy móng tay, chân (nhưng hiếm khi tất cả) do nhiễm nấm gây nên.

         Móng chân hay bị hơn bởi vì mang giầy chật làm cho móng ẩm ướt và đây là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Ngược lại, ở người làm nghề mà tay  tiếp xúc thường xuyên với nước như bán nước giải khát,công nhân hải sản, nội trợ …thì móng tay hay bị hơn.

         Bệnh nấm móng thường khó điều trị, đòi hỏi thời gian điều trị dài 12-18 tháng và bệnh hay tái phát. Nấm móng tay dễ điều trị hơn nấm móng chân. Các thuốc điều trị nấm móng có nhiều tác dụng phụ, vì vậy phải được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám, chỉ định và theo dõi điều trị. Thậm chí khi đã điều trị hết nấm móng, bệnh vẫn có thể tái phát ngay sau khi ngừng thuốc chống nấm toàn thân một thời gian ngắn. Do vậy thuốc bôi chống nấm có thể dùng duy trì sau khi đã dùng thuốc chống nấm toàn thân.

2. Nguyên nhân

- Nấm mốc (Seopulariopsis, Hendersonula...)

- Do nấm hạt men (Candida albicans): tổn thương là những biến dạng trên bề mặt của móng, bề mặt trở nên sần sùi, gồ ghề mất đi vẽ trơn láng bình thường, có thể có nhiều chất bẩn đóng phủ lên. Một đặc điểm quan trọng là tổn thương từ phía trong mầm móng tiến ra ngoài bờ tự do và quanh móng cũng bị sưng đỏ, có mủ, bóp rất đau.
- Do nấm sợi tơ (Dermatophytes): thương tổn trên bề mặt của móng cũng giống như do nấm hạt men nhưng bắt đầu từ bờ tự do và tiến vào phía trong mầm móng và thường là không có viêm quanh móng.

3. Cách lây truyền 

         Nấm móng thường xuất hiện trên những móng đã bị chấn thương trước đó. Những chấn thương thường là: vi chấn thương ở móng, mang giầy chật.
 Có thể lây từ người này qua người khác bởi vì nấm có thể sống được trong không khí ẩm, đất nên người đi chân đất dễ bị. Nhiễm nấm cũng có thể xảy ra trong buồng tắm, bồn tắm, phòng thay đồ hoặc khi làm móng, cắt móng chung với người bị nấm móng.

           Nấm móng là một bệnh thường thấy ở những người làm việc tiếp xúc với nước thường xuyên như: nội trợ, chùi rửa hồ bơi, phục vụ phòng khách sạn, người làm nghề bán nước giải khát, rửa xe, chăn nuôi ,bán tôm cá... Những người ra mồ hôi nhiều khi làm việc hoặc chơi thể thao. Người có tiền căn nấm tay chân, nấm bẹn, làm móng tay, móng chân, người > 65 tuổi,   Bệnh nội khoa, thiếu máu nuôi tay chân, tiểu đường, suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS)
4. Các biểu hiện trên lâm sàng:

           Nấm móng thường không có triệu chứng gì đặc biệt mà chủ yếu là móng bị mất độ bóng, giòn và quá sâu. Chất móng có thể khô và thậm chí xốp. Những mảnh vụn không đều của móng bị bệnh có thể vỡ. Ðể chẩn đoán xác định cần kiểm tra dưới kính hiển vi để xem có những nhánh sợi nấm và đám bào tử nấm không. Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Một đặc điểm dễ nhận ra bệnh là trên một bàn tay, chân tổn thương không luôn luôn xảy ra trên tất cả các móng. Thường có các triệu chưng sau:

- Móng bị nhiễm nấm  sẽ có các dấu hiệu sau:

-Móng màu nâu, vàng hoặc có những đốm trắng, có thể có màu đen

-Móng trở nên giòn, dễ gãy, dễ bong, lỗ chỗ

-Tăng sừng dưới móng

-Mùi hôi

-Móng dầy và mang giầy đau

-Khó chịu, gây khó khăn khi đi lại, làm việc

- Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen.

- Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc.

- ít khi cả mười móng tay hoặc mười móng chân đều bị bệnh. Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ gốc móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida).

- Khi viêm quanh móng sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ

           Nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng (DLSO: Distal and lateral subungual onychomycosis), là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc (mould) thứ phát.Trắng trên bề mặt móng (SWO: Supperficial white onychomycosis), là dạng đặc trưng của nhiễm dermatophyte do Trichophyton mentagrophytes, thường không phổ biến. Ở phần gốc dưới móng (PSO: Proximal subungual onychomycosis). Xuất phát từ phần gần của móng và thường là thứ phát của viêm quanh móng mãn do các chủng nấm men Candida. Loạn dưỡng toàn móng (TDO: Total dystrophic onychomycosis), là dạng sau cùng của loạn dưỡng móng khi toàn bộ móng bị tiêu hủy do hậu quả của ba dạng nhiễm trên.

5. Thời gian điều trị

Thường phải kéo dài ít nhất từ 3- 6 tháng, có trường hợp đến 12 tháng, là thời gian cần để thay trọn vẹn móng mới. Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị. Vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp.

6. Dự phòng nhiễm nấm

- Giữ bàn tay, bàn chân luôn luôn khô ráo, sạch sẽ bằng cách đeo găng tay cao su khi tiếp xúc với nước. Tránh ngâm tay chân trong thời gian dài dưới nước. Sau khi làm việc trong môi trường nước, cần rửa sạch, lau khô bàn tay, bàn chân ngay

- Không dùng khăn ướt, không dùng chung khăn với người khác.

- Thay tất, vớ mỗi ngày. Không nên mang tất, vớ từ ngày này qua ngày khác. Nên chọn những đôi tất có chất liệu thoáng và dễ hút ẩm. Mồ hôi bàn chân chính là điều kiện thuận lợi giúp cho các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở.

- Luôn cắt tỉa móng tay,móng chân cẩn thận, đều đặn, theo dáng các ngón tay-ngón chân, không nên để quá dài.  Không nên dùng chung các dụng cụ cắt tỉa móng tay-chân, hạn chế cắt, tỉa, sơn hay ngâm móng chân ở tiệm.

-Thường xuyên rửa bàn tay, bàn chân cẩn thận và lau khô ngay sau khi rửa. Tránh tiếp xúc nhiều với các loại xà phòng, hóa chất.

- Điều trị càng sớm càng tốt.

- Nếu bệnh cứ kéo dài dai dẳng dù đã được điều trị thì nên thay đổi công việc khác nếu có điều kiện.

TRỊ NẤM MÓNG BẰNG THUỐC NAM.

             Nấm móng hay Chín mé là đầu móng tay, móng chân, bị sưng nhức, làm mủ khi bị vật nhọn đâm vào, do cắt móng tay, móng chân bị trầy sướt hay chân tay bị ẩm uớc, tiếp xúc nhiều với nước gây nhiễm trùng. Tác nhân gây bệnh nấm móng (chín mé) là vi khuẩn tụ cầu vàng, đôi khi là vi khuẩn liên cầu làm cho sưng đỏ, da nóng, làm mủ và đau nhức ở nơi đầu ngón tay hay ngón chân; ban đêm càng đau nhức hơn, có khi gây mất ngủ, mệt mỏi, sốt, nổi hạch … => Đọc thêm.

           Nếu để viêm lâu, sẽ lan toả làm viêm cả ngón, có khi cả bàn tay, bàn chân. Bệnh nấm móng (chín mé) rất đau nhức, nhưng nhân dân ta có kinh nghiệm điều trị bằng đắp Tỏi hay đắp lá Màn màn ri, rất đơn giản và hiệu quả nhanh.

          - Bài thuốc 1: Củ Tỏi …… 2 - 3 tép.

            Giã nhỏ, đắp vào ngón tay hay ngón chân, nơi bị nấm móng. Chừng vài phút lấy ra bỏ. Đắp chừng vài lần thì lành, hết sưng, đau, làm mủ. (Chú ý: Không nên bó Tỏi lâu, sẽ gây bỏng da, thịt).

        - Bài thuốc 2: Cây Màn màn ri ….. 2-3 đọt.

          Giã nhỏ, đắp lên vùng đau, vài lần thì khỏi.

 TÁNH VỊ THUỐC NAM:

1/ CỦ TỎI: Còn gọi là Đại Toán (Allium Sativum L). Tỏi ở Phan Rang và Tỏi ở Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là thơm ngon nhất.

Củ tỏi có vị cay, tính ấm. Có tác dụng giải cảm cúm, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu, hạ khí, trừ giun, thông khiếu.

Năm 1858, Louis Pasteur đã biết tác dụng diệt khuẩn của Tỏi.

Các nhà khoa học trên thế giới, qua nghiên cứu đã thấy trong Tỏi có chất tổng hợp chứa chất Allyl Sulfur hửu cơ, có thể chận đứng sự phát triển của các khối u ung thư, vì nó diệt được một số vi khuẩn có hại trong dạ dày làm chuyễn đổi thức ăn thành nitrosamine, một trong những chất gây ung thư. Tỏi còn có tác dụng phân giải những thành phần làm máu vón cục trong động mạch, một hiện tượng phổ biến của người bị bệnh tim mạch. Tỏi còn làm giảm nồng độ cholestérol trong máu, ngăn chặn sự xơ mỡ động mạch, phòng được bệnh tăng huyết áp. Tỏi rất giàu Oestrogen thực vật, nên rất có ích cho phụ nữ mãn kinh, làm hạn chế những tác động của hội chứng mãn kinh v.v… Tỏi còn có một ít Iot, tinh dầu và một chất kháng sinh tự nhiên là allicin có tác dụng diệt khuẩn Staphyllococ, thương hàn, phó thương hàn, tả, lỵ amíp, trực khuẩn gây bệnh bạch hầu, khuẩn thối… - Công dụng: Tỏi làm gia vị và làm thuốc chữa lỵ amíp, tim mạch, mụn nhọt, sưng tấy, áp xe, chín mé, chữa tăng huyết áp, viêm phế quản, ho gà, thấp khớp.

2/ MÀN MÀN RI:

          Có 2 loại. Màn màn hoa trắng (Gynandrosis pentaphylla Dc) và Màn màn hoa vàng (Cleome viscosa L).

           Cây Màn màn ri mọc khắp nơi trên nước ta. Có công dụng gần giống nhau, đều có tính kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của virus, diệt côn trùng, muối chua ăn; nhưng nhân dân thường sử dụng loại Màn màn ri hoa vàng hơn. Màn Màn ri vị cay, ít độc, có tác dụng làm hoạt huyết, ra mồ hôi, giảm đau, trừ thấp, thanh nhiệt.

          - Công dụng: Dùng lá tươi gĩa nát với ít muối, đắp vào vùng thái dương để chữa đau đầu; nhỏ nước ép màn màn ri vào vào tai để chữa viêm tai giữa; đắp lá tươi chữa chín mé. Người Khờ-Ho, ở Bình Thuận có bài thuốc dùng Màn màn ri chữa rắn cắn: Màn màn ri hoa vàng tươi 50g, Củ cỏ cú tươi 50g, Hạt cải củ hay hạt cải cay 50g. Giã nát, cho thêm ít nước cho uống, bả đắp lên vùng bị rắn cắn.

 3/ BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH:

             Ngày 7/8/2009, Anh Hoàng Phước, 43t, ở P.Hưng Long, TP Phan Thiết, là thuyền trưởng tàu đánh cá. Đến nhờ tôi khám bệnh. Mười đầu ngón tay của Anh bị làm mủ, cả vùng quanh móng và ở giữa đầu ngón tay, đau nhức vô cùng, nhất là khi bị vật gì chạm vào thì đau điến hồn, đã trên 3 năm. Anh đã đi chữa ở bệnh viện da liễu thành phố HCM và một số bác sĩ chuyên khoa, nhưng chưa bớt. Có người nói Anh bị viêm tắc tỉnh mạch đầu chi. Tinh thần rất hoang mang. Tôi chẩn đoán bệnh viêm quanh móng bội nhiễm.

           PHÉP TRỊ: Cho uống thuốc “tiêu độc” bên trong như : Hoàng liên, liên kiều, kim ngân hoa, phòng phong, kinh giới, sâm đại hành…

         - Bên ngoài cho ngâm 2 tay vào nước “Tỏi”. Cách làm: Lấy 2 củ tỏi, giã dập, cho vào 2 lít nước sôi, để nguội, ngâm cả 2 tay vào khoảng 5-10 phút. Ngày ngâm 1-2 lần. Liên tục đến khi hết mủ, vết thương khô, hết đau nhức thì thôi. Ngày 20/8/2009, bệnh nhân đến khám lại, mười đầu ngón tay đều không còn mủ nữa, vết thương khô, hơi bị thâm đen. Bệnh nhân cho biết các đầu chi không còn đau, cả khi bị vật dụng đụng vào trong quá trình lao động. Anh đã đi biển trở lại từ mấy hôm nay. Gia đình rất vui./.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Móng tay tôi bị mất màng nối giữa móng tay và da,nó không ăn khít giữa móng và da.Ở phần móng non cứ đẩy ùn lên,nó còn có một màng mỏng bong ra, không ngứa và không đổi màu.
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
ai bao e cho mua thuoc tri nam mong tay vs em xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Ai ma chua Khoi dut diem benh nam mong nau nam thi cho Minh biet boi nha
khi mong tay minh bi san co nghia la bi gi
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
mong tay toi bi mat mang noi giua mong tay va da no khong an khit giua mong va da o phan mong non cu day un len no con co 1 mang mong bong ra khong ngua va khong doi mau
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
tôi bị nấm móng tay chân từ lucs9 tuổi.do lúc đó gia đình tôi ở quê nên không có điều kiện chữa trị nên tôi bị lây ra cả chân và tay.năm nay tôi 24 tuổi tôi rất tự ti với bàn tay và đôi chân của mình, móng tay tôi thường bị khoét sâu vào nếu tôi để móng tay dài,móng và thịt bị một lớp nấm nằm ở giữa màu trắng đục,nó sùi lên nhưng không ngứa,màu tuy nhiên nó không ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của tôi nhưng rất mất thẩm mỹ. Tôi phải điều trị bằng thuốc gì? xin chân thành cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
mong tay chau bi san sui tu 1 ngon roi lan dan ra ca ban tay trong rat mat tham mi bay gio chau phai lam gi a
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Chắc bạn bị nấm móng rồi.Những loại rửa và thuốc bôi dạng kem hoặc nước chỉ có tác dụng ngăn chặn và ức chế quá trình sinh sản và phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn được chúng. Điều trị tận gốc căn bệnh này cần có thời gian và sự kiên trì.Ngoài phương pháp dùng thuốc bôi ngoài da, nên kết hợp với các loại thuốc kháng sinh khác giúp ngăn ngừa viêm nhiễm ở những vùng móng mà thuốc bôi không tới được.Nếu thấy có những biểu hiện mắc bệnh như trên, hãy tìm đến ngay bác sỹ để có được phương pháp chữa trị thích hợp. Bạn chú ý đừng để tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, mỹ phẩm...như vậy sẽ càng làm tình hình tệ thêm đấy.
Toi bi nam mong da muoi nam nay , dau tien la mot mong sau do lan ra het ca tay va chan , cac lop duoi mong bi xan xui va day , mong tach roi ra khoi thit nhan manh vao dau mong rat dau va cac khớp ngon tay bi co lai rat dau. Co ai biết thuốc dieu tri lam on chi minh voi , xin chan thanh cam on !
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
1. Thuốc bôi tại chỗ: Dùng một trong các thuốc bôi sau: kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Trosyd, Exoderil, Naftin v.v...Cách bôi: Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ít nhất trong 3 tháng. 2. Thuốc uống: Có thể dùng: Griséofulvine (chỉ có tác dụng trên nấm sợi tơ), Nizoral, Lamisil,... (có tác dụng trên cả hai loại nấm). Nhưng phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Ðể phòng ngừa tái phát, nếu có thể nên thay đổi việc làm hoặc mang bao tay khi làm việc để tránh móng bị ướt.
đỏ quanh móng tay
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
móng tay của tôi bị nấm gần 10 năm nay nó ko có mũ ,chỉ phần thịt và mong ko dính liền nhau ,đã đi xét nghiệm noi bị nhiểm nấm Cadida non-anbican -xin chỉ cho thuốc uống và thoa
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Bệnh này chữa rất khó và dễ tái phát, vì vậy phải điều trị kiên trì và đúng liệu trình bạn ạ
e la nam nam nay 20 tuoi.trong muoi mong tay cac mong deu binh thuong nhung mong tay cai ben tay phai cua e lai co mot duong soc doc mau nau.e thay rat la va e chua tung bi lan nao.bs co the cho e biet nguyen nhan cua hien tuong nay duoc k a
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Bạn thấy sức khỏe của bạn có gì thay đổi không?thấy ngứa không, thấy đau không?nếu không có những biểu tượng trên thì có thể để một thời gian nữa xem có hết không nhé.Nếu không hết bạn có thể đi khám tại các bệnh viện da liễu nhé
toi bi nam mong tay gan 10 nam nay ,mong ra khong dinh voi phan thit.dau va co mui hoi,.toi tri 5 thang lien ,khoi xong nhung lai bi nua.bi nhieu hon xua.xin chi toi cach dieu tri.chan thanh cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý