Bệnh lồng ruột ở trẻ em

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bệnh lồng ruột ở trẻ em

18/04/2015 03:26 PM
576
Bệnh lồng ruột ở trẻ em. Triệu chứng của bệnh lồng ruột ở trẻ. Điều trị bệnh lồng ruột ở trẻ

Lồng ruột là gì?

Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý, một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Khi chui vào kèm theo các mạch máu cũng bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột chứa lồng, hậu quả là tạo nên sự thắt nghẹt các mạch máu này khiến tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu.

Nếu không được điều trị kịp thời khối lồng sẽ bị hoại tử đưa đến thủng ruột, sau đó dịch và phân trong lòng ruột xì ra ổ bụng gây nên viêm màng bụng. Đây là một tình trạng nhiễm trùng nặng nề, có thể đưa dẫn đến tử vong.

Thống kê cho thấy 2,5% khối lồng bị hoại tử trước 48 giờ và 82% hoại tử sau 72 giờ.


4 triệu chứng bệnh lồng ruột ở trẻ còn bú


Ảnh: Images.

Đối với trẻ còn bú, bất cứ bệnh tật gì xảy đến đều rất nguy hiểm. Đôi khi một số  bệnh xảy ra cho trẻ lại xuất phát chính từ mong muốn chăm sóc tốt nhất cho bé của bố mẹ nhưng thực hiện không đúng cách. Bệnh lồng ruột là một trong những bệnh như vậy.

Bệnh lồng ruột xảy ra khi một khúc ruột bên trên di chuyển và chui vào khúc ruột phía dưới (hoặc ngược lại) làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do kích thước của ruột non và ruột già quá chênh lệnh nhau.

Nguyên nhân của bệnh có rất nhiều. Có thể do bố mẹ vui đùa bé quá mức hoặc bé ăn quá nhiều, cũng có thể do nhu động ruột của trẻ bị bất ngờ biến đổi do thay đổi loại sữa trẻ đang dùng. Ngoài ra, các bệnh như u ở ruột, tiêu chảy… sẽ khiến bệnh có nhiều khả năng xuất hiện hơn.

Có hai phương pháp xử trí bệnh lồng ruột là: tháo lồng bằng bơm hơi vào đại tràng (đây là phương pháp hiệu quả mà không phải mổ tuy nhiên phải xứ trí sớm trước 48 giờ); mổ để tháo lồng (khi trẻ đến muộn sau 48 giờ, có dấu hiệu tắc ruột, có viêm phúc mạc).

Khi mắc bệnh, trẻ thường có 4 triệu chứng chính sau đây:

1. Khóc thét từng cơn

Trẻ đang ăn, chơi bình thường đột nhiên khóc thét từng cơn. Trong cơn khóc, trẻ ưỡn người, bỏ bú, khóc kéo dài độ vài phút sau đó nằm yên 10-15 phút lại tỉnh dậy, có thể bú một ít rồi lại khóc tiếp. Trẻ khóc là do cơn đau bụng dữ dội. Khóc nhiều khiến trẻ mệt, mặt trắng bệch, lưng cong ưỡn lên, hai tay nắm chặt, chân co lại hay đạp lung tung.

2. Nôn mửa

Sau khi quấy khóc lần đầu, trẻ bắt đầu nôn. ở giai đoạn sớm, trẻ nôn ra thức ăn chưa kịp tiêu hóa; ở giai đoạn muộn trẻ nôn ra mật xanh vàng, sau đó nôn ra dịch dạng phân.

3. Đi ngoài ra máu

Trẻ bị lồng ruột đi ngoài ra phân có chất nhầy giống hoặc có máu đỏ sẫm. Thông thường, sau 4-12 tiếng bị lồng ruột là trẻ đi ngoài ra máu.

4. Bụng nổi cục

Khi trẻ nằm yên, sờ tay vào dưới bụng phải hoặc trên rốn có thể thấy một khối nổi lên, trơn nhẵn, không cứng, đó là khối lồng của ruột. Lúc trẻ mới bị lồng ruột, nếu sờ vào hố chậu bên phải thì thấy rỗng vì ruột ở đây đã chui vào khối lồng rồi.

Ngoài 4 triệu chứng chính trên, nếu trẻ bị lồng ruột ở giai đoạn sớm thì không có triệu chứng sốt, không có dấu hiệu suy sụp, mất nước. Tuy nhiên nếu ở giai đoạn muộn, sau 12 tiếng thì trẻ thường có có dấu hiệu tắc ruột, viêm phúc mạc, đại tiện ra máu, nôn ra phân, cơn khóc có ít đi, trẻ lờ đờ, da xanh tái, sốt 39-40 độ C, bụng chướng và khó sờ thấy khối lồng.

Nhìn chung, nếu thấy trẻ có 4 triệu chứng kể trên thì nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời vì lồng ruột cấp tính không thể tự tháo ra được. Nếu bệnh không được chẩn đoán sớm và cấp cứu kịp thời thì sẽ dẫn đến hoại tử ruột gây viêm phúc mạc và tử vong.

Biến chứng

Nếu không phát hiện kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng như:

- Tắc ruột

- Hoại tử gây ra thủng ruột làm phân dò ra ngoài ổ bụng và đưa đến viêm màng bụng.

- Sốc nhiễm trùng, có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị

1. Trường hợp bé được đưa đến sớm và chưa có biến chứng

- Bé sẽ được điều trị bằng phương pháp tháo lồng bằng hơi: bơm hơi vào ruột với áp lực cho phép để đẩy khối lồng ra lại.

- Phương pháp này an toàn và tỉ lệ thành công là trên 90%.

- Khi thất bại với tháo lồng bằng hơi thì bé sẽ được mổ để tháo khối lồng ra bằng tay

2. Trường hợp phát hiện chậm, đã có biến chứng

- Cháu bé sẽ được hồi sức và mổ tháo lồng bằng tay.

Đánh giá tình trạng của đoạn ruột bị hoại tử, sau đó cắt nối ruột hoặc đưa ruột ra ngoài tùy tình trạng ổ bụng của bé sạch hay bẩn.

Phòng bệnh lồng ruột cho trẻ



Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Số trẻ mắc bệnh lồng ruột đang có xu hướng tăng cao. Bệnhthường gặp nhiều ở trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi và nhiều nhất ở trẻ 9 tháng tuổi. Bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái.

Tuy nhiên, vẫn gặp một số trẻ em từ 2 - 3 tuổi bị lồng ruột. Bệnh lồng ruột có thể xảy ra bất ngờ khi một khúc ruột bên trên di chuyển rồi chui vào khúc ruột phía dướilàm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột.

Biểu hiện của bệnh là trẻ khóc thét đột ngột, nôn hết thức ăn, khoảng 5 - 6 giờ sau sẽ thấy đi ngoài ra máu. Nếu trẻ được đưa đến bệnh viện điều trị sớm các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp tháo lồng bằng áp lực hơi.

Kết quả điều trị cho thấy gần như 100% trường hợp đều thành công trong 24 giờ đầu. Nhưng nếu đưa trẻ đến bệnh viện muộn sẽ bị tắc ruột, ứ đọng gây nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải trầm trọng, nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột... và phải phẫu thuật.

Với những trẻ đã bị thủng ruột, các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ cả đoạn ruột. Trẻ mắc bệnh lồng ruột sau khi được điều trị vẫn có nguy cơ bị tái phát. Vì vậy, khi thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa nhi để được điều trị kịp thời.

Hiện vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh lồng ruột, do vậy cũng chưa có cách phòng ngừa hữu hiệu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy do chế độ ăn dặm, thay đổi sữa đột ngột đã làm nhu động ruột của trẻ thay đổi dễ gây bệnh lồng ruột.

Để phòng bệnh, khi cho trẻ ăn dặm hay khi chuyển đổi sữa theo độ tuổi của trẻ, các bà mẹ nên cho trẻ ăn ít một rồităng dần theo nhu cầu cơ thể của trẻ.


(ST)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con em mới bị lồng ruột 2 lần mà không biết nguyên nhân,không biết phòng tái lông cho con ra sao,phunu,net có thể cho em lời khuyên ,em cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
con tôi bị lồng ruột 4 lần tôi muốn hỏi cách phòng tránh
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
CON TÔI VỪA THAÓ LỒNG.TÔI MUỐN ĐỰƠC TƯ VẤN ĐỂ CHĂM SÓC CHÁU SAU THÁO LỒNG HẠN CHẾ NGUY CƠ TÁI PHÁT.
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
thuốc nào dùng để tiền mê cho trẻ trước khi chuẩn bị tháo lòng bằng hơi
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Thua bs! Con toi hien nay dc 21 thang. Chau vua dc ca bs thao long thanh cong. Day la lan thu 2, luc 13 thang c da bi 1lan. Gio toi hoang mang va lo so lam. Co cach nao giup chau ko bi tai phat nua ko bs?giup toi voi bs!
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Quả thực vấn đề của chị cũng là lo lắng của nhiều người. Trẻ có thể bị lồng ruột nhiều lần và khó biết trước được khi nào bệnh sẽ xảy ra lại nên không thể có biện pháo hữu hiệu nào để phòng ngừa bệnh. Trong 1 số trường hợp nếu trẻ bị lồng ruột quá nhiều lần, sau khi đã làm các cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ có thể mổ thám sát để tìm nguyên nhân thực thể gây lồng cho bé như polype ruột, ruột đôi...Tuy nhiên cũng chỉ 1 số trường hợp hết hẳn, 1 số trường hợp sau mổ bé vẫn có thể bị lồng ruột lại. Do đó, việc điều trị dứt điểm bệnh là còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Việc điều trị lồng ruột tương đối đơn giản là bơm hơi qua ngả hậu môn của bé để tháo lồng. Phần lớn các trường hợp lồng ruột đều tự tháo được dưới áp lực của hơi. Những trường hợp lồng ruột tới trễ hoặc lồng quá chặt phải mổ để tháo lồng bằng tay. Do đó, chị nên chú ý những triệu chứng của lồng ruột ( các triệu chứng khóc thét cơn đột ngột, bỏ bú, nôn vọt, tiêu nhầy máu) để có thể đưa bé tới bệnh viện kịp thời.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý