Bệnh đái tháo nhạt

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh đái tháo nhạt

18/04/2015 03:26 PM
450
Bệnh đái tháo nhạt là gì? Triệu trứng của bệnh đái tháo nhạt. Phòng ngừa và chữa trị bệnh đái tháo nhạt.

Bệnh đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt là gì?

Theo y văn thế giới, đái tháo nhạt là căn bệnh mãn tính gây rối loạn chuyển hóa nước với hai triệu chứng chính: đái quá nhiều, thải một lượng cực lớn nước tiểu; khát nước dữ dội, bắt buộc phải uống một lượng nước lớn.

Còn các kết quả xét nghiệm cho thấy: áp lực thẩm thấu máu rất cao, trên 350 mosmol/kg nước; áp lực thẩm thấu nước tiểu rất thấp, thường thấp hơn áp lực thẩm thấu máu; tỉ trọng nước tiểu thấp; thành phần nước tiểu bình thường.

Người ta chia đái tháo nhạt làm hai thể: thể trung ương và thể ngoại biên. Đái tháo nhạt thể trung ương do tổn thương vùng sản xuất hormone chống đái tháo ADH ở các nhân thị, các nhân cạnh não thất III của vùng dưới đồi, thùy sau tuyến yên; có thể thứ phát xảy ra sau các thủ thuật cắt bỏ vùng dưới đồi, chấn thương đáy sọ, các khối u tuyến yên, các phình mạch hay tắc nghẽn mạch máu não...

Đái tháo nhạt thể ngoại biên do các thương tổn của thận làm cho ống thận không đáp ứng tác dụng của hormone chống đái tháo ADH và không hút được nước trở lại: bệnh nang; bệnh đa nang của tùy thận; viêm bể thận - thận thoái hóa dạng tinh bột...; có thể do một số thuốc (lithium...). Lượng hormone chống đái tháo trong máu bình thường.

Triệu chứng đầu tiên dễ thấy là ở người mắc bệnh đái tháo nhạt là luôn cảm thấy khát và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nhiều bệnh nhân mất ngủ suốt đêm vì bàng quang luôn có cảm giác căng tức, phải đi tiểu liên tục. Bệnh nhân có thể tiểu 3 -8 lít trong 24 giờ, có trường hợp 30 - 40 lít, đối với trẻ em là 1 - 2 lít/ngày.

Nước tiểu nhạt, không đường, không protein, trong suốt như nước lã. Do tiểu nhiều nên người bệnh cũng cần uống nước nhiều để bổ sung, miệng lưỡi lúc nào cũng khô và đặc biệt thích uống nước lạnh. Cơn khát nước hành hạ người bệnh ngày này qua ngày khác. Nếu không bổ sung đủ lượng nước kịp thời, người bệnh có thể uống bất cứ loại nước gì để chống chọi với cơn khát.

Triệu chứng của bệnh đái tháo nhạt

Đi tiểu nhiều: Là triệu chứng quan trọng nhất. Số lượng nước tiểu tối thiểu là 3 lít/24 giờ, có khi lên tới 10 - 15 lít/24 giờ. Nước tiểu trong, nhạt màu như nước lã, tỷ trọng thấp, dưới 1.005 (bình thường 1.010 - 1.020). Áp lực thẩm thấu của nước tiểu giảm, dưới 300 mosm/kg).

Uống nhiều: Đi tiểu nhiều gây mất nước, tăng áp lực thẩm thấu máu, kích thích trung tâm khát ở vùng dưới đồi tạo nên cảm giác khát. Bệnh nhân phải uống nhiều, liên tục cả ngày lẫn đêm mà vẫn không thấy hết khát.

Tuy nhiên, khi khám lâm sàng, bệnh nhân đái tháo nhạt không biểu hiện thêm triệu chứng đặc biệt, kể cả hiện tượng ứ nước hoặc mất nước, trừ trường hợp không uống được do hôn mê hoặc tổn thương trung tâm khát ở vùng dưới đồi.

Đái tháo nhạt xuất hiện do sự giảm nồng độ hormone kháng lợi niệu ADH trong máu, dẫn đến giảm tái hấp thụ nước ở ống thận. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là tiểu nhiều, thường xuyên khát nước. Đây là bệnh không phổ biến những có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là tuổi thiếu niên. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ bị sốt cao, rối loạn tâm thần.

Tác nhân gây cơn khát

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này là do rối loạn quá trình sinh hor-mone ADH. ADH có tác dụng chống lợi tiểu, được sản xuất từ vùng dưới đồi, dự trữ ở thùy sau tuyến yên rồi bài viết vào cơ thể.

Khi nồng độ ADH trong máu giảm, khả năng chống lợi tiểu giảm hoặc mất, người bệnh sẽ tiểu tiện nhiều, uống nhiều và gặp các rối loạn toàn thân do một lượng nước tiểu lớn bị đào thải ra ngoài. Đái tháo nhạt cũng có thể do vùng dưới đồi tuyến yên bị tổn thương.

Các ca thứ phát thường do khối u, chiếm tới 30 - 50% các trường hợp bị bệnh. Tất cả khối u di căn từ nơi khác đến đều có thể gây đái tháo nhạt ở những người bị dị dạng hoặc phát triển không bình thường vùng dưới đồi. Lúc này bệnh nhân có kèm theo các triệu chứng chậm phát triển thần kinh và sinh dục, béo, viêm võng mạc sắc tố...

Nhiễm khuẩn do viêm mãn tính hoặc di chứng của viêm màng não, viêm não, chấn thương vùng đáy sọ hay các phẫu thuật gần tuyến yên và vùng dưới đồi cũng có thể gây đái tháo nhạt. Dị dạng hoặc phát triển không bình thường vùng dưới đồi thường gặp ở trẻ em, kèm theo các rối loạn khác như chậm phát triển tinh thần và sinh dục, béo, viêm võng mạc sắc tố và đa dính ngón.

Đái tháo nhạt tiên phát là do di truyền, thường xuất hiện sớm, có thể có tính di truyền liên quan đến giới tính. Đái tháo nhạt chưa rõ nguyên nhân chiếm đến 30% các trường hợp.

Bình thường, ống thận có chức năng tái hấp thu nước, làm nước tiểu bị cô đặc trước khi được bài xuất ra ngoài. Khi thiếu ADH, sự tái hấp thu nước ở các ống thận không được bình thường, do đó thận không cô đặc được nước tiểu.

Đái tháo nhạt không gây biến chứng nghiêm trọng nhưng một số trường hợp cũng không thể khỏi hẳn, việc chữa trị kéo dài, có thể phải dùng thuốc suốt đời. Tùy nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ hướng dẫn cách chữa trị và kê đơn thuốc cho người bệnh.

Vì vậy, để điều trị hiệu quả, khi thấy các triệu chứng đầu tiên của bệnh, hãy đến khoa nột tiết của các trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này.

Cơ thể bài xuất một số lượng lớn nước ra ngoài khiến bệnh nhân cảm thấy khát, phải uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Trẻ em thường kêu khóc đòi uống nước, khi cho uống đủ nước thì nín. Lượng nước vào gần tương đương với lượng tiểu ra.

Ban đầu, ngoài triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều thường không phát hiện được các triệu chứng khác, ngoại trừ ở trẻ nhỏ có thể thấy dấu hiệu mất nước mãn tính, rối loạn tiêu hóa, nôn, tiêu chảy, táo bón.

Ở thể nặng, da người bệnh khô, xanh và ít ra mồ hôi, trẻ không thấy tăng cân, suy dinh dưỡng, chán ăn, mất cảm giác đói, sốt cao không rõ nguyên nhân, rối loạn tâm thần...

Nếu không được cung cấp nước đầy đủ, bệnh nhân có thể mất nước, trụy tim mạch. Tuy nhiên, các triệu chứng của đái tháo đường nhạt cũng thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng uống nhiều, tiểu nhiều của đái tháo đường, suy thận mạn, uống nhiều do loạn thần kinh chức năng...

Chuẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán xác định ĐTN, tất cả các BN nghi ngờ đều phải thực hiện test nhịn uống tại bệnh viện có chuyên khoa nội tiết để chẩn đoán chắc chắn ĐTN và thể ĐTN (do thận hay do tuyến yên).

Chuẩn bị: Tốt nhất BN cần được nhập viện từ tối hôm trước.

Thực hiện: Test có thể kéo dài 5 - 8h. Bắt đầu lúc 5h sáng, BN được yêu cầu đi tiểu hết và sau đó không được uống nước nữa. Thu thập nước tiểu của BN mỗi 1h để làm xét nghiệm. Trong suốt thời gian đó BN được theo dõi sát về cân nặng, nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp, tình trạng mất nước. Sau khoảng 5 - 8h sẽ tiến hành đánh giá dựa trên thể tích nước tiểu và các kết quả xét nghiệm:

 Các xét nghiệm khác để giúp chẩn đoán nguyên nhân: Xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm để chẩn đoán bệnh thận mạn tính. Chụp cộng hưởng từ sọ não phát hiện các tổn thương tuyến yên.

 Tuyến yên bị tổn thương dễ dẫn đến đái tháo nhạt.
Điều trị bệnh ĐTN

Điều trị chung: Với mọi BN ĐTN thì điều trị đầu tiên và quan trọng nhất là phải uống đủ nước. Lượng nước uống vào gần tương đương với lượng nước tiểu. Vì thế với những BN bị bệnh nhẹ thì có thể bác sĩ chỉ khuyên uống 2 - 3 lít nước/ngày mà không cần dùng thuốc gì. Những BN đi tiểu nhiều lần khiến BN mất thời gian và phiền toái nên cần phải được điều trị để hạn chế đái nhiều. Dù đi đâu, làm gì thì BN ĐTN cũng phải mang theo hoặc chuẩn bị có đủ nước uống, nhất là trong những ngày hè.

Điều trị đặc hiệu: Phương thức điều trị phụ thuộc loại ĐTN

ĐTN trung ương: Nếu bệnh gây ra bởi các bệnh lý vùng dưới đồi - tuyến yên như u tuyến yên thì cần điều trị bệnh chính này trước, ví dụ phẫu thuật loại bỏ khối u. Vì nguyên nhân của bệnh là thiếu ADH nên BN sẽ được điều trị thay thế bằng loại hormon tổng hợp có tác dụng tương đương có tên là demopressin dưới dạng thuốc xịt mũi, viên uống (minirin) và cả dạng tiêm. Thuốc có tác dụng tốt và an toàn ở đại đa số BN, giúp BN có cuộc sống bình thường. Với những BN bị bệnh nhẹ thì có thể chỉ cần dùng thuốc 1 lần vào buổi tối để đảm bảo có giấc ngủ ngon. Còn nếu BN là trẻ em thì cần ưu tiên điều trị ban ngày để hạn chế BN phải đi ra nhà vệ sinh nhiều lần trong giờ học.

ĐTN do thận: Nguyên nhân của bệnh là do thận không đáp ứng với kích thích của ADH, nên điều trị demopressin sẽ không có hiệu quả. BN ăn chế độ ăn nhạt để hạn chế tạo quá nhiều nước tiểu và uống đủ nước để tránh bị mất nước. Thuốc hydrochlorothiazide (biệt dược hypothiazide) vốn là thuốc lợi tiểu nhưng ở các BN ĐTN do thận nó lại có tác dụng làm thận giảm sản xuất nước tiểu. Hypothiazide có thể dùng một mình hoặc phối hợp với các thuốc khác như indometacin, clofibrate hoặc tegretol... Nếu bệnh ĐTN do thuốc thì ngừng các thuốc này có thể làm giảm hoặc hết bệnh. Tuy nhiên phải trao đổi, xin ý kiến thầy thuốc chuyên khoa trước  khi quyết định ngừng thuốc.

ĐTN ở phụ nữ có thai: Phần lớn các BN này có đáp ứng tốt với thuốc demopressin. Bệnh sẽ tự hết ngay sau đẻ.

ĐTN là bệnh ít gặp, có thể điều trị được nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh, đôi khi cũng có thể gây biến chứng mất nước nặng. Vì thế những người có đái nhiều và khát nước nhiều cần đi khám bệnh sớm. Những người đã được chẩn đoán chắc chắn bị ĐTN cần nhớ dùng thuốc đều và uống đủ nước.

Một số bài thuốc đông y trị đái tháo nhạt

Bài 1: Hà thủ ô 120g, mè đen 120, táo đỏ 120g, sơn dược 60g, táo đen 60g, gà lông đen 1 con (bỏ lông và ruột), làm sạch bỏ chung với thuốc vào nồi đất, cho đủ nước chưng nhỏ lửa trong 8 - 12 giờ, chia nhiều lần uống nước thuốc và ăn thịt gà, mỗi tuần 1 con.

Bài 2: Thục đĩa 12g, cam thảo 4g, hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, lô căn 12g, linh dương giác 1g, sơn dược 12g, đẳng sâm 4g, mộc qua 4g, sắc uống.

Bài 3: Tế sinh đĩa 10g, mạch môn 10g, đơn bì 10g, bạch linh 10g, thạch xương bồ 10g, ngọc trúc 10g, tang bạch bì 10g, điạ cốt bì 10g, huyền sâm 15g, bạch mao căn 15g, chích cam thảo 15g, toàn qua lâu 20g, sắc uống.

Bài 4: Bắc sa sâm 12g, toàn đương quy 12g, cát căn 12g, thiên hoa phấn 12g, bạch thược 12g, hồng hoa 9g, a giao 9g, kê huyết đằng 30g, đơn sâm 15g, huyền sâm 15g, sinh địa 15g, bột tam thất 3g (hoà uống), sắc uống.

(ST)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Chế độ ăn của người đáo tháo nhạt là như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Bệnh nhân ăn chế độ ăn nhạt để hạn chế tạo quá nhiều nước tiểu và uống đủ nước để tránh bị mất nước.
e năm nay 18 tuổi e bị bệnh đái tháo nhạt khi 8 tháng tuổi e đã dùng thuốc nhỏ mũi minỉin đến 3 tuổi thỉ e dừng thuốc đến nay e không dung nữa hiện nay e uống ngày 12lit nước đi tiểu 8 lit xin hỏi hiện nay có cách gì chữa được không?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Chào anh! Điều trị chung: Với mọi BN ĐTN thì điều trị đầu tiên và quan trọng nhất là phải uống đủ nước. Lượng nước uống vào gần tương đương với lượng nước tiểu. Vì thế với những BN bị bệnh nhẹ thì có thể bác sĩ chỉ khuyên uống 2 - 3 lít nước/ngày mà không cần dùng thuốc gì. Những BN đi tiểu nhiều lần khiến BN mất thời gian và phiền toái nên cần phải được điều trị để hạn chế đái nhiều. Dù đi đâu, làm gì thì BN ĐTN cũng phải mang theo hoặc chuẩn bị có đủ nước uống, nhất là trong những ngày hè. Điều trị đặc hiệu: Phương thức điều trị phụ thuộc loại ĐTN ĐTN trung ương: Nếu bệnh gây ra bởi các bệnh lý vùng dưới đồi - tuyến yên như u tuyến yên thì cần điều trị bệnh chính này trước, ví dụ phẫu thuật loại bỏ khối u. Vì nguyên nhân của bệnh là thiếu ADH nên BN sẽ được điều trị thay thế bằng loại hormon tổng hợp có tác dụng tương đương có tên là demopressin dưới dạng thuốc xịt mũi, viên uống (minirin) và cả dạng tiêm. Thuốc có tác dụng tốt và an toàn ở đại đa số BN, giúp BN có cuộc sống bình thường. Với những BN bị bệnh nhẹ thì có thể chỉ cần dùng thuốc 1 lần vào buổi tối để đảm bảo có giấc ngủ ngon. Còn nếu BN là trẻ em thì cần ưu tiên điều trị ban ngày để hạn chế BN phải đi ra nhà vệ sinh nhiều lần trong giờ học. ĐTN do thận: Nguyên nhân của bệnh là do thận không đáp ứng với kích thích của ADH, nên điều trị demopressin sẽ không có hiệu quả. BN ăn chế độ ăn nhạt để hạn chế tạo quá nhiều nước tiểu và uống đủ nước để tránh bị mất nước. Thuốc hydrochlorothiazide (biệt dược hypothiazide) vốn là thuốc lợi tiểu nhưng ở các BN ĐTN do thận nó lại có tác dụng làm thận giảm sản xuất nước tiểu. Hypothiazide có thể dùng một mình hoặc phối hợp với các thuốc khác như indometacin, clofibrate hoặc tegretol... Nếu bệnh ĐTN do thuốc thì ngừng các thuốc này có thể làm giảm hoặc hết bệnh. Tuy nhiên phải trao đổi, xin ý kiến thầy thuốc chuyên khoa trước khi quyết định ngừng thuốc. Chúc anh vui khỏe
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý