Bà bầu ăn nhiều hải sản có sao không?

seminoon seminoon @seminoon

Bà bầu ăn nhiều hải sản có sao không?

11/11/2015 12:00 AM
125

Thủy hải sản giàu axit béo omega 3, protein, sắt, canxi, rất hữu ích cho thực đơn dinh dưỡng khi mang thai. Tuy nhiên, không hẳn cứ ăn nhiều là tốt.

Khi mang thai, tâm lý của bà bầu và người thân luôn muốn bổ sung dinh dưỡng thông qua việc ăn nhiều loại hải sản như cá, tôm, cua ghẹ…Vì cá cũng như các loại hải sản nói chung cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bà bầu và thai nhi tuy nhiên việc ăn cá tốt cho sức khỏe bà bầu cũng cần có chọn lọc.

Chất béo omega 3 dồi dào trong cá cũng như các loại đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bà bầu và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ăn cá tốt cho sức khỏe bà bầu vì nó giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân và giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, bà bầu ăn nhiều cá còn giúp tăng khả năng thông minh ở  trẻ. Ngược lai, nếu bà bầu không bổ sung đồ ăn biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi.

haisan2-blogtamsuvn

Hải sản rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Những bà mẹ ăn cá (tôm, cua…) trong thời gian mang thai có khả năng giảm 72% hội chứng hen suyễn ở bé sau này. Bên cạnh đó, nhóm bà mẹ ăn 1-2 bữa cá (tôm, cua…) một tuần cũng có tác dụng phòng tránh được chứng chàm bội nhiễm ở bé – Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh quốc.

Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học khác cũng cho ra kết quả, omega 3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

Vậy bà bầu cần lưu ý những điểm gì khi ăn thủy hải sản?

Cách ăn hợp lý

Ads Điện thoại Emax mỏng nhất thế giới pin siêu khủng.

1. Chỉ nên ăn dưới 350g các loại thủy hải sản trong một tuần

2. Bà bầu nên tránh những loại cá biển (chứa nhiều thủy ngân) như cá mập, cá kiếm, cá ngừ… Cá hồi có lượng thủy ngân thấp nên bạn vẫn có thể sử dụng (khoảng 1 bữa/tuần).

3. Không ăn cá sống, gỏi cá, món sushi… Các loại cá chưa được nấu chín dễ bị nhiễm khuẩn E.coli và sán nên có thể gây ngộ độc. Chỉ nên sử dụng những loại cá tươi và nấu chín kỹ trước khi sử dụng. Không nên ăn quá 350g cá/tuần (chia đều khoảng 3 bữa cá, mỗi bữa khoảng 100g).

haisan4-blogtamsuvnCó khá nhiều lưu ý khi ăn hải sản mà bà bầu cần nắm rõ

4. Ngoài ra, bà bầu có thể ăn luân phiên với các loại thủy hải sản khác như tôm, cua, trai, hến, ốc, sò… Một số loại thủy, hải sản giàu chất sắt, phòng chứng thiếu máu ở bà bầu: sò, tôm, cá mòi, trai…

5. Bà bầu không nên ăn nội tạng cá hay các loại dầu gan cá vì chúng chứa rất nhiều vitamin A. Một lượng lớn vitamin A từ cơ thể người mẹ có thể gây hại cho em bé.

6. Vì cá (tôm, cua…) cũng rất giàu chất đạm, bạn nên cân bằng hợp lý nguồn dinh dưỡng này với các loại thực phẩm khác như thịt gia súc, gia cầm. Nếu bữa cơm đã có món cá (tôm, cua…) thì bạn nên cắt giảm các món chứa thịt.

Cẩn trọng trong bảo quản và chế biến

haisan3-blogtamsuvnThực phẩm dành cho bà bầu luôn phải được bảo quản cẩn thận

1. Không nên mua những loại thủy hải sản ươn. Không mua những loại cá (tôm, cua…) đã được chế biến sẵn và bày bán ở chợ vì chúng có thể bị nhiễm khuẩn.

2. Khi bạn đi siêu thị, nên chọn mua cá (tôm, cua…) sau cùng để chúng không bị hỏng vì để lâu bên ngoài.

3. Nên chế biến hoặc bảo quản tủ lạnh những loại thực phẩm bạn mua ngay khi về nhà. Tuyệt đối không dự trữ cá, tôm theo cách ngâm trong nước.

Theo Báo điện tử Trí Thức Trẻ

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý