Tác dụng chữa bệnh của tỏi.

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng chữa bệnh của tỏi.

18/04/2015 03:27 PM
1,483

Tỏi chữa bệnh, bệnh cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, làm đẹp da, ung thư, đau dạ dày, điều trị mụn, bỏ thuốc lá, đau nhức răng…

Tỏi (danh pháp hai phần: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây v.v... và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.

Phần hay được sử dụng nhất của cả cây tỏi là củ tỏi. Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ. Tỏi sinh trưởng tốt trong môi trường nóng và ẩm. Nếu muốn bảo quản tỏi dùng trong nấu nướng, cần cất tỏi ở chỗ khô ráo thì sẽ không mọc mầm. Khi nấu nướng cần bỏ lớp vỏ bảo vệ và vứt bỏ phần mầm tỏi thường màu xanh có thể nằm sâu trong tép tỏi. Tỏi được cho là có tính chất kháng sinh và tăng khả năng phòng ngừa ung thư, chống huyết áp cao, mỡ máu ở con người. Tuy nhiên cần bóc vỏ tỏi và để trong không khi một lát rồi ăn sống thì sẽ có hiệu quả chống ung thư cao hơn. Một số dân tộc trên thế giới tin rằng tỏi giúp họ chống lại ma, quỷ, ma cà rồng.

Tỏi từ lâu đã được con người biết đến không chỉ là đồ gia vị làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng, mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên. 



Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư nguy hiểm.

Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn làm thuốc chữa các bệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…

Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngoài không khí 15phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.

I.Dưới đây là cách chế biến một số bài thuốc trị bệnh từ tỏi:

1. Cảm cúm
- Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 - 40 ngày để ăn hàng ngày.

- Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.

2. Đầy bụng, khó tiêu

- Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.

- Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.

3. Ho, viêm họng

- Tỏi bóc sạch, để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 - 15phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.

Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.

4. Thấp khớp, đau nhức xương

- Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 - 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

5. Tiểu đường
Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.

6. Huyết áp cao
- 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.
Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.

7. Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan

- Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.

- Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.

II. Cách chế cao tỏi làm đẹp da

Trong tỏi chứa vitamin B1, B2, E. Vitamin B1 là chất men không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi chất đường, thiếu vitamin B1 sẽ làm giảm sức đề kháng bệnh tật của cơ thể, sinh ra một số bệnh về da.

Vitamin B2 trong tỏi khác với vitamin B2 về hoá chất thông thường, nó chứa các loại axít hoàng tố đơn hạt và hoàng tố nhị hạt, là chất men chuyển đổi chất protein cần thiết, sự chuyển đổi này ảnh hưởng đến vẻ đẹp của da, giữ cho da bạn đẹp hơn.

Vitamin E trong tỏi có tác dụng tăng cường sức đàn hồi của huyết quản, chống bệnh hoại huyết, giải độc, ức chế sinh hắc tố và lắng đọng các sắc tố khắc thường. Tỏi có thể phòng ngừa da già mốc, da đồi mồi. Tỏi có tác dụng làm mềm da, chống nắng, tẩy vết đốm, làm trắng da, chống bạc tóc, rụng tóc.

Tỏi để nguyên vỏ, dùng 50g muối ngâm tỏi 2-3 ngày, sau đó rửa sạch nước muối, tiếp tục ngâm tỏi vào nước sạch khoảng 24 tiếng, vớt tỏi ra để phơi khô một ngày. Cho tỏi đã bóc vào bình, chọn một quả chanh cắt làm đôi cho vào, sau đó đổ khoảng 600cc rượu trắng vào rồi bịt kín bình để nơi râm mát sau 6 tháng mới dùng.

Sau 6 tháng, trộn cao tỏi vào kem tuyết có bán trên thị trường, dùng để xoa bóp mặt, một ngày 2-3 lần. Lúc đầu xoa ít sau quen có thể xoa nhiều hơn. Bôi thường xuyên bạn sẽ có làn da mịn màng và khoẻ mạnh.

III. Tác dụng của tỏi đối với nam giới

Tỏi xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày, trong bát nước chấm thơm lừng, trong từng món ăn ngon miệng. Bên cạnh đó, tỏi còn có một tác dụng rất khác, tác dụng trị bệnh hữu hiệu dành cho nam giới.

Tỏi và tác dụng trị mụn

Bao giờ cũng vậy, mọi các thức trị mụn đều không đạt hiệu quả nếu như cứ chạm tay lên da mặt hoặc dùng tay, vật có đầu nhọn chọc vào mụn. Tỏi có tác dụng khử trùng và diệt vi khuẩn mạnh mẽ trên làn da. Riêng với việc trị mụn, cần có một vài nhánh lá tỏi.

Tỏi nấu lên cho đến khi chín nhừ, nghiền nát tỏi ra và trộn với 1 ít mật ong.

Thoa hỗn hợp lên mặt vào 3 buổi tối trong tuần. Để yên khoảng 10 – 20 phút. Rửa mặt trở lại với nước ấm. Thực hiện trong ít nhất 1 tháng. Dừng lại khi da bị kích ứng với tỏi.

Bỏ thuốc lá, chuyện đơn giản.

Bao giờ cũng vậy, lời nói luôn dễ dàng hơn hành động. Tỏi chỉ hỗ trợ đắc lực với những ai thực sự muốn bỏ thuốc lá. Và người ấy, nhất thiết phải có sự nỗ lực không ngừng nghỉ.

Mỗi khi “thèm” điếu thuốc, hãy bóc vỏ 1 tép tỏi và nhai trong miệng. Cách này cắt đứt “cơn thèm” thuốc lá một cách hiệu quả.

Đau nhức răng

Nguyên nhân chính của đau răng là sự nhiễm trùng, răng yếu, tổn thương, hay răng rụng mất.

Mỗi khi răng đau, lấy vài tép tỏi, ngâm với muối và đặt vào chỗ đau. Chỗ đau sẽ dịu đi nhanh chóng mà không cần phương pháp nào khác đi kèm. Mỗi sáng thức dậy, nhai 1 tép tỏi, cách này giúp răng chắc khỏe hơn.

Đơn giản chỉ là một món ăn, nhưng bên trong vẫn còn rất nhiều tác dụng khác

Chứng đầy hơi

Ăn không tiêu, bụng chướng lên khó chịu hay có cảm giác bụng sôi lên. Lúc này, nước ép tỏi thật sự là bài thuốc hay.

Hiệu quả đối với bệnh cao huyết áp

Tỏi rất hiệu quả trong việc làm giảm chứng cao huyết áp, làm hạ nhịp tim, thở dốc, hệ tiêu hóa không ổn định.

Những lúc như vậy, ăn vài tép tỏi sống để ngăn chặn. Liên túc ăn tỏi sống trong 2 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt nhất.

IV. 5 loại bệnh không nên ăn tỏi.

Người mắc bệnh về mắt

Cổ nhân nói rằng, “tỏi trị trăm bệnh chỉ trừ duy nhất là hại mắt”. Thời gian lâu dài ăn nhiều tỏi là có hại cho mắt. Tỏi có vị hăng nhất, hơn nữa có thể đi tới mọi ngóc ngách, tỏi lại thông với mất, dễ gây ra tổn thương cho mắt. Vì vậy những người bị bệnh về mắt khi ăn tỏi chú ý không nên ăn quá nhiều, trong quá trình chữa trị nhất định phải kỵ thực phẩm hăng, cay.

Người có thể chất yếu và nhiệt

Cổ nhân cho rằng ăn nhiều tỏi sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu. “Bản thảo tùng tân” ghi chép “tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu, người có thể  chất yếu và nhiệt không được để chạm môi”. Vì vậy, người có thể chất kém, khí  huyết yếu cần chú ý.

 Người mắc bệnh gan

Rất nhiều người sử dụng phương pháp ăn tỏi để phòng ngừa viêm gan, thậm chí có người sau khi mắc bệnh gan vẫn ăn tỏi hàng ngày. Điều này là không đúng. “Bản thảo cang mục” ghi chép tỏi “ăn nhiều tổn thương gan, mắt”, tỏi tính nhiệt, có thể trợ giúp nóng, vị tỏi lại hăng, tính kích thích mạnh, người có gan nóng trong nếu ăn tỏi, nóng gan sẽ càng nóng, thời gian lâu dài đương nhiên sẽ gây ra tổn thương.

Người bị tỳ yếu, đi ngoài

Tính kích thích của tỏi sống rất mạnh, thường ngày ăn có thể thúc  đẩy tiêu hóa, nhưng nếu người mắc bệnh viêm đường ruột dạng vi khuẩn, khi bị đi ngoài lại tiếp tục ăn tỏi, sự kích thích mạnh sẽ làm cho màng niêm đường ruột xung huyết. Phù thũng càng thêm nặng,thúc đẩy lọt ra ngoài làm bệnh tình thêm ác tính.

 Người bệnh nặng thận trọng khi ăn

 Tỏi thuộc thực vật phát chất, gọi là thực vật phát chất là chỉ đặc biệt dễ dẫn đến một một bệnh nào đó hoặc làm nặng thêm các bệnh đã bộc phát trước đó. Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

V. 4 gợi ý sử dụng tỏi đúng cách.

Học cách sử dụng tỏi an toàn như một loại kháng sinh đáng tin cậy trong điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng là một bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe, rất hiệu quả và kinh tế.

Tỏi được coi là một trong số các loại thuốc kháng sinh đáng tin cậy nhất trong thiên nhiên, bởi vậy, tác dụng của tỏi với cơ thể luôn được đánh giá cao. Nhưng có một điều đáng buồn là, không ít người trong số chúng ta luôn có quan niệm, những gì hoàn toàn tự nhiên thì không có tác hại.

 1. Không nên dùng tỏi khi dạ dày đang trống rỗng. Nếu bạn ăn tỏi trước hoặc trong bữa ăn, mà đơn thuần chỉ là ăn tỏi không thì rất có thể bạn sẽ gặp những triệu chứng tương tự như bị loét dạ dày. Bởi trong tỏi có một chất “allicin” được cho là nguồn chủ yếu về tính chất kháng sinh của tỏi sẽ phát tác và gây cảm giác nóng trong bụng. Vì vậy, nếu muốn ăn tỏi, bạn nên ăn cùng các loại thức ăn khác và ăn khi no bụng để tránh những tác dụng phụ này.

 2. Tỏi là một chất kháng sinh , bởi vậy, rất có thể nó sẽ “giết” cả những thực vật thân thiện và phá vỡ sự cân bằng mong manh của các vi khuẩn cần thiết. Để khắc phục điều này, chúng ta chỉ dùng thêm các loại sữa chua tươi có chứa các vi khuẩn sống có sẵn acidophilus.

 Nếu không muốn dùng sữa chua, bạn có thể dùng các loại thực phẩm bổ sung hoặc thuốc có chứa acidophilus có bán ở các hiệu thuốc. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì. Nhiều tác dụng phụ rất khó chịu sẽ hoàn toàn bị ngăn chặn ngay sau đó. Các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh hóa học là rất khó kiểm soát.

3. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện sản phẩm “siêu tỏi”. Sản phẩm này không những không được ưa chuộng bởi nó gây ra khá nhiều mối đe dọa mà còn làm hạ uy tín của các loại thuốc thiên nhiên.

Người tiêu dùng làm mọi cách để tránh dùng bất kì thứ gì liên quan đến những chất bổ sung tỏi này bởi theo họ, nó quá mạnh và không có mùi tỏi. Một số sản phẩm còn được chế tạo thành dạng viên và cũng không có mùi tỏi.

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng, hoàn toàn không cần thiết phải ăn tỏi, dưới mọi hình thức, với liều lượng lớn như vậy. Ta chỉ cần hình dung đến những gì cơ thể sẽ phải trải qua khi một lượng lớn thực vật thân thiện trong cơ thể bị “giết chết” với tốc độ nhanh bất thường như vậy là ta sẽ hiểu có nên bổ sung quá nhiều tỏi cho cơ thể hay không.

Ngoài ra, việc dùng tỏi “quá liều” còn có thể khiến bạn bị đầy hơi trầm trọng, nóng trong ruột gan, nóng trong người và một số triệu chứng khó chịu khác.

Người tiêu dùng được khuyến cáo nên dành thời gian để đọc kỹ nhãn hiệu để biết có những gì trong các thành phần và liều lượng của mỗi thành phần có trong thực phẩm bổ sung tỏi là bao nhiêu.

4. Cũng bởi tỏi là thực phẩm có tác dụng như kháng sinh, vậy cho nên, ta không nên ngừng ngưng dùng tỏi ngay khi các triệu chứng của bệnh biến mất. Đây là lý do tại sao các bác sĩ và dược sĩ luôn luôn hướng dẫn bệnh nhân phải dùng hết thuốc theo quy định bất kể các triệu chứng của căn bệnh đã biến mất hay chưa. Điều này là để ngăn chặn các triệu chứng bệnh phát triển trở lại và tiếp tục “tấn công” cơ thể. Nhiều người đã từng thành công với việc bổ sung tỏi như một kháng sinh trong bảy đến mười ngày liên tiếp.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tỏi đã mọc mầm có hại gì khi ăn
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Trong quá trình bảo quản, nếu củ tỏi của bạn bị mọc mầm, bạn vẫn có thể sử dụng được - chỉ cần loại bỏ lõi mầm xanh là được. Mầm tỏi có chứa độc tố đối với cơ thể và ngoài ra nó còn gây vị đắng khi bạn chế biến thức ăn.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Hành, tỏi mọc mầm không độc như khoai tây mọc mầm.Tuy nhiên, hành tỏi khi mọc mầm thường bị ọp và kém tinh dầu hơn nên khi dùng để làm gia vị không còn mùi thơm nhiều. Bởi chất dinh dưỡng của củ đã được dồn hết vào ngọn.Ngoài hành, tỏi mọc mầm không độc thì nhiều loại khác cũng không độc mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như thóc mọc mầm được dùng để ngâm rượu...
Tôi được Bác Sĩ chuẩn đoán là bị bệnh "cơn máu não thoáng qua". Hiện tại bị tê nữa thân người bên trái, quyết áp trung bình khảng 13-14. Xin hỏi tôi có dùng được tỏi không? Cách dùng như thế nào? Xin chân thành cám ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
toi co nhiu tac dung nhu vay ha
Điểm mấu chốt trong chữa trị cơn thiếu máu não thoáng qua chính là điều trị nguyên nhân nền tảng-các yếu tố làm cho dễ bị thiếu máu não thoáng qua, gọi là yếu tố nguy cơ.Chữa trị cơn thiếu máu não thoáng qua là lâu dài. Bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc khác
Tôi có bệnh cao quyết áp, nhưng nghiện thuốc lá nặng(01 ngày hút khoảng 20 điếu). Muốn bỏ thuốc lá, ăn tỏi có tăng quyết áp không?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Cao Huyết áp mà hút thuốc lá như vậy thực quá nguy hiểm. Ăn tỏi rất tốt cho người bị cao huyết áp
Taj sao t rua mat bag toj moj ngay 2lan.nhug sao k het dk mun boc voj laj vet tham kug k mo dj
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Bi viem gan sieu vj B co nen an toj ko? Tks.
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Tôi bị máu nhiễm mỡ mỗi ngày tôi ăn 3 tép tỏi tươi có được không.
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Xin hỏi bác sỹ. Tôi hay bi rối loạn tiêu hóa ăn uống khó tiêu, mỗi lần như vậy tôi lấy 3 nhánh tỏi đem nướng ăn, xxin mách giúp tôi với
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý