Bệnh dại

seminoon seminoon @seminoon

Bệnh dại

18/04/2015 03:27 PM
316

Bệnh dại là gì? Nguyên nhân gây bệnh dại? Đề phòng và chữa trị bệnh dại như thế nào?

1. Bệnh dại là gì?

Bệnh Dại là bệnh của động vật, có thể là động vật hoang dại (thường là động vật ăn thịt :cáo, chó sói , chó rừng, dơi hút máu, dơi ăn côn trùng) hoặc động vật nuôi như chó, mèo, trâu, bò.

Người bị mắc bệnh dại là do bị  lây truyền virus dại  qua vết cắn , vết xước do bị cắn, cào bởi động vật bị dại  (thường là động vật nuôi) .

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính dẫn đến tử vong.Lúc đầu người bệnh có cảm giác đau đầu, sợ hãi, sốt, khó chịu và những thay đổi cảm giác dị thường tại  vết thương nơi  bị súc vật cắn. Bệnh tiến triển đến liệt hoặc bị liệt. Các cơ nuốt của thực quản bị co thắt khi thử nước, nên người bệnh sợ nước,  người bệnh mê sảng và co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 - 6 ngày rồi chết do liệt cơ hô hấp.

Chẩn đoán xác định bệnh bằng xét nghiệm kháng thể huỳnh quang đặc hiệu của tổ chức não hoặc phân lập virus trên chuột nhắt trắng, trên hệ thống tổ chức tế bào nuôi cấy.

2. Nguyên nhân

Bệnh dại  do virus thuộc họ Rhabdo viridae, giống Lyssavirus gây nên .

3. Sự lưu hành của bệnh

 Như đã trình bày trên đây, bệnh dại là bệnh của động vật. Người bị  mắc bệnh là  do nhiễm virus dại do bị súc vật cắn. Bệnh lưu hành trên toàn thế giới. Những vùng có bệnh dại thiên nhiên như: Australia, Newzealand, Nhật Bản, Hawai, Đài Loan và các đảo ở Thái Bình Dương khác. Ngoài ra còn được thông báo ở miền tây Ấn Độ, Ireland, Thụy Điển…

4. Ổ chứa virus

Phần lớn ổ chứa virus dại tập trung  ở loài  chó hoang dã và chó nhà, bao gồm chó, chó sói đồng,  chó sói và chó rừng. Ngoài ra còn có ổ chứa ở mèo, chồn, cầy và những loài động vật có vú khác. Ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, Mexico có ổ chứa virus ở loài dơi hút máu và dơi ăn quả.

Ở Mỹ, Canada, Châu Âu  người ta còn tìm thấy loài dơi ăn sâu bọ bị nhiễm virus dại. Ở những nước đang phát triển  thì chó là ổ chứa virus dại chủ yếu. Ngoài ra còn có thể thấy ở thỏ, sóc , chuột….Ở Việt Nam ổ chứa chủ yếu ở chó nhà, hiếm thấy ở mèo.

5. Phương thức  lây truyền bệnh

Nước dãi mang virus của súc vật bị dại được truyền sang súc vật hoặc người cảm nhiễm qua vết cắn, có thể qua vết cào, vết rách, xước trên da hoặc rất hiếm có thể qua niêm mạc còn nguyên vẹn.

Sự lây truyền từ người sang người có thể xảy ra từ nước dãi của người bị bệnh có virus dại. Nhưng cần lưu ý rằng sau khi bị chó dại cắn , nếu người bị cắn chưa lên cơn dại ( nghĩa là người đó đang ở thời kỳ ủ bệnh) thì không có khả năng làm lây nhiễm bệnh (tuy nhiên việc lây truyền bệnh từ người sang người  mới chỉ có tài liệu công bố và nguyên nhân của trường hợp này là  do cấy ghép giác mạc lấy từ người bị chết vì dại mà không được chẩn đoán).

Sự lây truyền qua không khí chỉ được chứng minh  ở trong hang, nơi dơi ngủ và trong phòng thí nghiệm, nhưng hiếm xảy ra.

Ở châu Mỹ-La tinh đã phát hiện sự lây truyền từ dơi hút máu bị dại đến súc vật nuôi trong nhà.

6. Thời kỳ lây truyền bệnh:

Thời kỳ lây truyền bệnh ở chó hay các súc vật khác là  3-5 ngày trước khi có triệu chứng biểu hiện bệnh và trong  suốt thời gian súc vật bị dại.

 Dơi và 1 số động vật sống hoang dại khác có thể đào thải virus dại trong những tuần lễ không có triệu chứng bệnh .

7. Tính cảm thụ và sức đề kháng :

Tất cả động vật máu nóng đều cảm nhiễm với bệnh dại. Đến nay vẫn chưa biết được tính miễn dịch tự nhiên ở người đối với bệnh .

8. Triệu chứng  biểu hiện bệnh:

-Thời kỳ ủ bệnh: thời kỳ này tương ứng với sự di chuyển và nhân lên của virus. Thời gian ủ bệnh dài hay ngắn tùy thuộc vào khoảng cách từ vị trí vết cắn đến thần kinh trung ương xa hay gần , vết cắn càng gần thần kinh trung ương thi thời gian ủ bệnh càng ngắn .

Thời gian ủ bệnh trung bình là 30-90 ngày ( 80% trường hợp), có những trường hợp nhanh dưới 20 ngày ( 5-10% trường hợp ) hoặc chậm hơn 3 tháng (7-20% trường hợp). Thậm chí kéo dài hơn cả năm ( 1,8% trường hợp ). Thời gian ủ bệnh ngắn nhất được tìm thấy khi vết cắn ở đầu, mặt, tay và đặc biệt là đối với trẻ em.

- Thời kỳ khởi phát:Từ 2-4 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân thấy đau nhức nơi vết cắn , vết cắn bị  sưng tấy. Những dấu hiệu này lan rộng dọc theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết .Đồng thời người bệnh còn có các triêu chứng  : bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ .

- Thời kỳ toàn phát: Có 3 thể lâm sàng:

Thể co thắt :

-Đây là thể thường gặp nhất. Đặc điểm của thể này  là co cứng, co thắt, co giật, run các cơ kể cả cơ mặt. Co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở là biểu hiện tổn thương hành tủy và là triệu chứng đặc trưng của bệnh.

-Sợ nước: bệnh nhân thường rất khát nhưng khi uống nước họ bị co thắt lồng ngực, bị run câm cập. Trạng thái này qua mau nhưng để lại ân tượng  kéo dài cho bệnh nhân, vì vậy họ không muốn uống nước mặc dù rất khát. Từ đó dẫn đến chỉ cần nhìn thấy 1 ly nước hoặc nghe tiếng nước chảy cũng sợ.

-Sợ ánh sáng: được mô tả tương tự như biểu hiện sợ nước.

 Tính cách bệnh nhân không bình  thường. Bệnh nhân bị phấn khích quá độ khi bị kích thích. Không phát hiện thấy dấu hiệu mất tri thức.

-Những cơn co thắt đầu tiên còn xa nhau, càng ngày càng  dày hơn và người bệnh  thường tử vong sau 3- 4 ngày do ngất hoặc ngạt trong một cơn co thắt sợ nước hoặc sau một cơn hôn mê.

Thể liệt:

-Thể này hiếm hơn, kém điển hình hơn, không có dấu hiệu phấn khích quá độ. Bệnh xuất hiện rất nhanh sau giai đoạn co thắt, run. Liệt có thể tiên phát và bắt đầu ở 1 chi hoặc 2 chi dưới rồi lan lên trên ( hội chứng Landry ) hoặc xuống dưới. Người bệnh thường bị  tử vong do ngạt nước hoặc ngất vào ngày thứ 4. Diễn tiến bệnh thường không quá 4 -10 ngày.

Thể cuồng :

Bệnh nhân bị kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, trở nên hung bạo.Vì vậy bệnh nhân thường có những hành vi không bình thường như chống lại y, bác sĩ và những người quanh mình. Thể trạng suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và chết.

đổi tính tình, chó dễ bị kích động hoặc bị liệt và chết.

Phòng ngừa

Chó nuôi là nguồn truyền bệnh chủ yếu

Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (95- 97%) sau đó là mèo. Các động vật khác chưa phát hiện được, nhưng nếu bị cắn vẫn cần phải đến các điểm tiêm phòng dại để được bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn xử lý cụ thể.


Bệnh dại ở chó thường có hai thể điển hình đó là thể điên cuồng và thể bại liệt. Nếu như thể điên cuồng của chó dại dễ nhận biết thì thể bại liệt có thể nhầm lẫn với bệnh khác ở chó, vì thế những dấu hiệu như: con vật buồn rầu, ủ rũ, liệt ở một bộ phận hay nửa người, thông thường là liệt cơ hàm làm cho mõm luôn hé mở. Hàm dưới trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do. Con vật không cắn được cũng không thể sủa được gọi là thể câm. Bệnh tiến triển từ  2 - 7 ngày, thường là 2 - 3 ngày, sau đó con vật chết.

Ngoài hai thể nói trên, đôi khi còn gặp thể ruột. Triệu chứng chính của thể ruột là chỉ thấy chó nôn mửa, đau bụng, có dấu hiệu viêm dạ dày - ruột. Con vật không có biểu hiện hung dữ hay bại liệt, sau 2 - 3 ngày thì chết.

Mèo bị dại ít hơn chó vì nó quen ở một mình. Nói chung bệnh dại ở mèo tiến triển tương tự như ở chó.

Khi bị động vật nghi dại cắn cần phải làm gì?

Không tiếp xúc với con vật, không di chuyển hoặc bán để hạn chế sự lây nhiễm virut dại sang người và lây lan dịch. Phải báo cáo ngay cho chính quyền, y tế, thú y thôn bản và xã/phường, để có biện xử lý ngay con vật bị dại và những con vật đang sống tại đó. Phải chôn sâu xác những con vật bị dại cùng với các chất sát khuẩn như xút, cresly, vôi cục chưa tôi hoặc vôi bột ... 

Khi bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng cần phải coi đó là trường hợp cấp cứu. Trước hết phải xử lý tại chỗ vết thương, sau đó phải đến các điểm tiêm phòng dại để được các thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp.


Khi bị súc vật dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng phải rửa ngay thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng đặc, nước muối hoà đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc... Chú ý khi rửa vết thương không được làm dập nát vết thương và chỉ khâu vết thương sau 3-5 ngày để hạn chế virut tản phát.

Những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay

Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại. Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục... dù vết cắn rất nhẹ. Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu. Không theo dõi được con vật, con vật đó nghi ngờ bị bệnh dại. Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó có súc vật bị dại.

Những trường hợp nào chỉ cần theo dõi chó, mèo

Trường hợp vết cắn rất nhẹ, vết cắn xa thần kinh trung ương (ví dụ ở cẳng chân). Tại thời điểm con vật cắn người, con vật đó vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có dấu hiệu nghi ngờ dại. Tại khu vực nơi bị con vật cắn, không phát hiện có bệnh dại ở súc vật.

Nếu sau 15 ngày kể từ khi người bị con vật cắn, tiếp xúc mà con vật đó vẫn sống bình thường thì không cần điều trị dự phòng.

Vaccin dại là một biện pháp phòng bệnh quan trọng

Những người khi đã bị bệnh dại lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%, biện pháp duy nhất để giảm thiểu cái chết oan uổng là khi nghi bị nhiễm virut dại cần phải rửa thật kỹ vết thương, điều trị dự phòng bằng vaccin dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng có hiệu quả. Ở nước ta từ cuối năm 2007 chỉ sử dụng vaccin dại tế bào Verorab. Mọi đối tượng khi bị phơi nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm virut dại cao đều  có thể tiêm vaccin dại được. Tuy nhiên đối với phụ nữ có thai, trẻ em nhỏ, những người có cơ địa dị ứng và mắc bệnh mạn tính... cần phải khám và theo dõi thận trọng hơn trong quá trình tiêm để xử lý kịp thời nếu có phản ứng xảy ra.

PGS.TS. Đinh Kim Xuyến

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý