Viêm tiền liệt tuyến

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Viêm tiền liệt tuyến

18/04/2015 03:32 PM
343
Bệnh Viêm tiền liệt tuyến là gì? Nguyên nhân của bệnh viêm tiền liệt tuyến.Các thể trạng của bệnh viêm tiền liệt tuyến. Phòng ngừa và chữa trị viêm tiền liệt tuyến như thế nào?


Tiền liệt tuyến là gì? (Tiền Liệt Tuyến Viêm - - Prostatitis)

Tuyến tiền liệt (TTL) là một tuyến đặc biệt chỉ có ở nam giới, kích thước và hình dạng như nhân quả hạnh đào (walnut) nằm phía dưới bàng quang.

Khi mới sinh, kích thước tuyến tiền liệt của một bé trai chỉ bằng hạt đỗ. Tuyến này lớn dần theo thời gian và phát triển tăng vọt vào tuổi dậy thì. Cho đến 20 tuổi tuyến tiền liệt đạt đến kích thước của người lớn.

Chức năng chính của tuyến tiền liệt là sản xuất tinh dịch, giúp cho việc nuôi dưỡng, vận chuyển tinh trùng, bởi vậy chúng ta có thể coi bộ phận này như một thứ bảo bối của tình yêu.
Bệnh viêm tiền liệt tuyến là gì? 

Viêm tiền liệt tuyến là bệnh rất thường gặp ở tuổi thành niên, có phân ra cấp và mạn tính. Viêm tuyến tiền liệt cấp có triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, kèm theo sốt, thuộc chứng Nhiệt lâm. Viêm tuyến tiền liệt mạn biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, vùng hội âm, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần, niệu đục trắng, thuộc phạm trù chứng tinh trọc, lao lâm.

Trên lâm sàng gặp nhiều chứng mạn tính.

Nguyên Nhân

Theo YHHĐ thì viêm tuyến tiền liệt thường là thứ phát của các chứng viêm niệu

đạo, viêm tinh nang, viêm mào tinh hoàn hoặc viêm các vùng lân cận trực tràng. Vi khuẩn gây bệnh thường là các loại tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn đại trường và trực khuẩn loại bạch hầu. Những yếu tố dẫn đến bệnh thường là cơ thể cảm lạnh, rượu chè quá mức, chấn thương vùng hội âm, phòng dục quá độ v v…

Theo YHCT, viêm tuyến tiền liệt cấp là do cảm nhiễm độc tà, thấp nriệt hạ chú gây kinh lạc tắc, khí huyết ứ trệ, bàng quang khí hóa rối loạn. Viêm tuyến tiền liệt mạn là do phòng dục quá độ làn tổn thương tinh khí gây nên thận khí suy yếu, thấp nhiệt tà xâm lấn, hoặc do ngày thường rượu chè quá mức làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, thấp nhiệt sinh ra ở bên trong, dồn xuống dưới khiến cho kinh lạc bị trở, khí huyết ứ trệ gây nên

Triệu Chứng Lâm Sàng

+ Viêm Tuyến Tiền Liệt Cấp: Phát bệnh cấp, đột nhiên xuất hiện tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, bệnh nặng thì tiểu có máu, sau tiểu có nhỏ giọt, kèm theo các triệu

chứng như sốt sợ lạnh, đau đầu và thân mình. Bệnh nhân có cảm giác vùng hội âm đầy tức đau trụy xuyên vùng cùng cụt, dương vật và phía trong đùi. Khám đường hậu môn phát hiện tuyến tiền liệt sưng to đầy, ấn đau. Nước tiểu có nhiều hồng cầu, bạch cầu, dịch tuyến tiền liệt có mủ (tế bào mủ).

+ Viêm Tuyến Tiền Liệt Mạn Tính: Triệu chứng đa dang, thường có các biểu hiện sau :

. Tiểu không thông lợi, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, tiểu xong nhỏ giọt, cảm giác còn muốn tiểu, niệu đạo ngứa, chảy chất dịch trắng đục, có lúc tiểu ra máu hoặc lẫn tinh dịch (hiện tượng bao tinh viêm).

. Đau âm ỉ vùng hội âm, trực tràng xuyên vùng cùng cụt, bên trong đùi và bụng dưới.

. Giảm tìh dục, di tinh, tảo tinh, tiết tinh, liệt dương.

. Tinh thần suy nhược, mất ngủ, váng đầu, chóng mặt, mệt mỏi, u uất...

Kiểm tra trực tràng phát hiện tuyến tiền liệt to cứng, mặt trơn hoặc có cục cứng, to nhỏ không bình thường, ấn đau, có thể nhỏ do xơ cứng. Kiểm tra dịch tuyến tiền liệt có nhiều bạch cầu.

Chẩn Đoán Phân Biệt

1. Viêm đường tiểu: kiểm tra nước tiểu bằng kính hiển vi và trực tràng để phân biệt.

2. Lao Tuyến Tiền Liệt: triệu chứng lâm sàng không rõ rệt, sờ tuyến tiền liệt thường có cục, có triệu chứng tiểu ra máu từng đợt và có tiền sử bệnh lao.

3. Ung Thư Tuyến Tiền Liệt: khám dịch tuyến tiền liệt phát hiện tế bào ung thư hoặc sinh thiết phân biệt.

Các yếu tố nguy cơ

Mặc dù các vấn đề về TLT thường gặp ở những người đàn ông có tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên, có thể phát triển cả ở người dưới 40 và rất dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn nếu như: viêm hoặc nhiễm khuẩn TTL bị sưng chèn ép ống niệu đạo; Mới bị viêm bàng quang hoặc đường tiết niệu; Phải đặt ống xông; Đang đi tiểu lại đột ngột dừng; Làm những nghề có chấn động hoặc rung nhiều; Lắc hoặc đi xe đạp liên tục.

Điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt không đơn giản nhưng trong nhiều trường hợp bằng những biện pháp xử lý khác nhau và tự chăm sóc có thể khống chế và giảm bớt triệu chứng.

Người bệnh cần kết hợp với bác sĩ để có kế hoạch điều trị, bao gồm: thuốc, vật lý trị liệu và phải phẫu thuật nếu như cần thiết.

Biện Chứg Luận Trị

+ Thấp Nhiệt Hạ Chú: tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, đường tiểu có cảm giác nóng bỏng, nước tiểu vàng đục, đau vùng hội âm, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Hoạt Sác hoặc Nhu Sác. Thường gặp trong viêm tuyến tiền liệt cấp hoặc mạn tính cấp diễn.

Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang, Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm gia giảm.

+ Khí Huyết Ứ Trệ: đau âm ỉ vùng hội âm, bụng dưới, tuyến tiền liệt sờ thấy nhỏ cứng, cảm giác đau trụy tinh hoàn hoặc tiểu ra máu, nước tiểu có lẫn tinh dịch, lưỡi tím, mạch Trầm Sáp.

Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, đạo trệ. Dùng bài Tiền Liệt Tuyến Viêm Thang. (Đơn sâm, Nhũ hương, Một dược, Bạch chỉ, Trạch tả, Xích thược, Vương bất lưu hành,

Bồ công anh, Đào nhân, Hồng hoa, Thanh bì, Xuyên luyện tử, Tiểu hồi).

+ Âm Hư Hỏa Vượng: lưng gối nhức mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, di tinh, liệt dương, người gầy, miệng khô, họng khô, lười đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.

Điều trị: tư dưỡng thận âm, thanh dư nhiệt. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Thang.

+ Thận Dương Hư: sắc mặt tái nhợt, lưng gối lạnh, liệt dương, tảo tinh, tiết tinh.

Điều trị: ôn bổ thận dương. Dùng bài Quế Phụ Bát Vị Hoàn.

Ngoại Khoa

. Thuốc Ngâm: dùng nước sắc thứ 3 của thang thuốc cho thêm vào 1 nắm lá thuốc thanh nhiệt giải độc như Bồ công anh, Lá diếp cá, Kim ngân hoa... sắc nước vừa đủ để

ngâm. Trước lúc ngâm nên chuẩn bị 1 phích nước sôi 2,5 lít để lúc nước ngâm nguội cho thêm nước sôi vào vừa đủ ấm để ngâm được đúng 10 phút đến 20 phút; mỗi ngày có thể ngâm 1 ~ 2 lần, đối với thể cấp có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, đối với thể mạn tính có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, hóa ứ; Hoặc dùng nước nóng chườm vùng hội âm 30 phút mỗi tối trước lúc ngủ, mỗi liệu trình 20 ngày.

. Thuốc Nhét: dùng hoa cúc dại giã nát, vo viên, nhét hậu môn, mỗi ngày 1-3 lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.

. Đối với viêm mạn tính: dùng phương pháp xoa bóp tiền liệt tuyến có thể làm gia tăng tuần hoàn tại chỗ, giúp tiết viêm, chống xơ cứng. Không dùng trong trường hợp cấp tính.

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

Long Bế Tán (Trung Y Tạp Chí 1982: 7): Xuyên sơn giáp (sao) 60g, Nhục quế 40g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g, uống với nước pha mật ong. 20 ngày là một liệu trình.

Tác dụng: Ôn dương, thông lạc, tán kết. Trị tiền liệt tuyến sưng to.

Đã trị 45 ca, bình quân uống 44 ngày. Khỏi hoàn toàn 23 ca, có chuyển biến 13 ca, không hiệu quả 3 ca. Tỉ lệ khỏi 93,3%.

+ Trương Chính Đại báo cáo dùng phương pháp hoạt huyết hóa ứ hợp với thanh nhiệt, giải độc trị 108 ca tiền liệt tuyến viêm mạn. Dùng Vương bất lưu hành25g, Xích thược 15g, Nguyên hồ sách 15g, Mộc thông 10g, Cam thảo 5-10g, Hoàng bá 25g, Bại tương thảo 25g, Bồ công anh 25g, Đan sâm 15g, Xuyên sơn giáp 15g, Tạo giác thích 15g. Nếu thuộc dạng âm hư thêm Quy bản, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử để bổ Thận âm. Nếu dương hư thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Ba kích thiên để giúp cho thận dương. Kết quả đạt 90% (Trương Chính Đại, Tân Trung Y 1981 (1): 32).

+ Ngô Tuệ Mẫn dùng dịch chiết Tỏi chích để trị viêm tiền liệt tuyến mạn. Dùng dịch chiết Tỏi 5 ‰ (gồm 15‰ dầu Tỏi) chích vào vùng hội âm. Mỗi lần 2ml, cách ngày chích một lần, tổng cộng 20 lần. Trị 79 ca, khỏi 9, kết quả ít 30, có tiến bộ 34, không kết quả 6 (Ngô Tuệ Mẫn, Trung Hoa Lý Liệu Ung Chí 1982, 5 (1): 61).

+ Từ Phúc Thái dùng phép hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, dùng bài thuốc kinh nghiệm Vương Bất Lưu Hành Thang trị viêm tiền liệt tuyến mạn thể huyết ứ có hiệu quả cao. Bài thuốc gồm: Vương bất lưu hành, Xích thược, Nguyên hồ, Đan sâm, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích, Đào nhân, Hồng hoa, Tam lăng, Nga truật, Xuyên khung, Ngưu tất, Đơn bì) (Từ Phúc Thán, Thượng Hải Trung Y Dược Ung Chí 1987, (1): 12).

Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng

1. Bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp: thường lan truyền do các bệnh nhiễm khuẩn niệu đạo, viêm bàng quang, viêm mào tinh hoàn, v.v... vì vậy, cần tích cực điều trị các bệnh nhiễm khuẩn vùng kế cận.

2. Bệnh viêm tiền liệt tuyến mạn: thường lao động quá sức hoặc phòng dục quá độ nên cần chú ý điều độ trong sinh hoạt.

3. Cần chú ý: vệ sinh ăn uống, không ăn nhiều chất cay nóng, chất kích thích, hạn chế rượu, thuốc lá. Nên uống nhiều nước, tiểu nhiều có thể giúp chất dịch tiền liệt tuyến bài tiết dễ dàng. Người cao tuổi ăn chế độ nhiều rau và trái cây, ăn cà chua mỗi ngày.

4. Giảm bớt thời gian đi xe đạp, nên ngồi ghế mềm để giảm bớt lực đè lên tiền liệt tuyến và tránh ngồi quá lâu để cho tuần hoàn vùng hội âm lưu thông dễ dàng. Đối với người bệnh viêm tiền liệt tuyến, cần nên đi lại vận động nhiều.


Mẹo nhỏ phòng bệnh viêm tuyến tiền liệt

Nếu bị viêm tuyến tiền liệt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe sinh sản và sức khoẻ tổng thể . Vì vậy, nếu có bệnh thì cần tập luyện. Nếu chưa thì cũng nên phòng ngừa.

Mẹo nhỏ phòng bệnh viêm tuyến tiền liệt

Uống nhiều nước phòng ngừa viêm TLT

Bảo vệ tuyến tiền liệt

1. Tiểu tiện nhiều

Cho dù bạn là nam hay nữ thì cũng đều có chung một nguyên tắc bất di bất dịch: đó là đi tiểu nhiều rất tốt cho tuyến tiền liệt, đồng thời cũng là một phương pháp tốt để bảo vệ thận.

2. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước sẽ giúp tăng cường bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm các kích thích cho tuyến tiền liệt.

3. Thư giãn

Áp lực cuộc sống, stress, căng thẳng dễ ảnh hưởng tới tuyến tiền liệt. Lâm sàng chỉ rõ, khi áp lực cuộc sống ít đi thì chứng bệnh tuyến tiền liệt thông thường cũng sẽ giảm nhẹ.

4. “Chuyện ấy” hài hoà

Lâm sàng cũng chứng minh, “chuyện ấy” hài hoà (mỗi tuần 2 – 3 lần) sẽ giúp giảm nhẹ nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt. Nhiều cặp vợ chồng trung niên thường giảm hay không chú trọng “chuyện ấy”, điều này rất không có lợi cho sức khỏe tuyến tiền liệt.

5. Tắm nước ấm

Nước ấm giúp thư giãn cơ bắp và tuyến tiền liệt, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh.

Hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt

Những người bị viêm tuyến tiền liệt có thể kết hợp một số phương pháp phòng chống và trị liệu bằng thói quen sinh hoạt thường ngày sau:

1. Ngồi tắm nước ấm

Cho nước ấm vào chậu, nhiệt độ nước ở mức trung bình không nên quá nóng hoặc quá lạnh, mỗi ngày 1 – 2  lần, mỗi lần 10 – 20 phút. Khi ngồi, cần thả lỏng cơ vòng hậu môn,  và dùng ngón tay ấn vào vùng xung quanh “cậu nhỏ” và hậu môn.

2. Mát xa

Dùng ngón tay mát xa quanh “cậu nhỏ”,  thỉnh thoảng dùng lực ấn mạnh để có cảm giác nhói đau ở từng vùng, mỗi ngày mát xa 1 – 2 lần trước lúc nghỉ trưa và tối lên giường ngủ.

3. Luyện tập hậu môn

Thường xuyên luyện tập thu co cơ vòng hậu môn và cơ hậu môn sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu vùng xương chậu, giảm bớt tụ máu từng phần, mỗi ngày 1 – 3 lần, mỗi lần 10 phút.

Món ăn trị bệnh viêm TLT


Gà đen hầm hạt dẻ

Gà đen 0,5kg, nhân hạt dẻ 1 lạng, hành, gừng, rượu, dầu ăn mỗi thứ một ít. Gà đen làm sạch lông, bỏ nội tạng, rửa sạch, chặt miếng, chần qua, vớt ra rổ để ráo nước.

Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn, hành phi thơm rồi đổ gà vào, xào qua, cho nhân hạt dẻ vào cùng, đổ nước sâm sấp vào hầm đến khi thịt chín nhừ, nêm gia vị là dùng được.

Món ăn này giàu protein, axit béo không bão hòa, các khoáng chất như canxi, photpho, sắt và các vitamin, rất tốt cho những người bị di tinh, tiểu tiện nhiều lần, khó đi tiểu.

Cháo đậu xanh, xa tiền tử

Gạo tẻ ngon 100g, xa tiền tử, đậu xanh 50g, vỏ quýt, nước đủ dùng.

Vo sạch gạo, đậu xanh cho vào nồi. Rửa sạch vỏ quýt, xa tiền tử cho vào túi vải buộc chặt. Cho nước và túi thuốc vào nồi nấu lấy nước rồi bỏ túi thuốc ra. Lấy nước thuốc, cho gạo, đậu xanh vào ninh nhừ thành cháo là được.

Món cháo có nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, chất xơ, canxi, các vitamin... có tác dụng mát gan, sáng mắt, thanh nhiệt giải độc. Những người viêm tuyến tiền liệt mạn tính nên sử dụng.

Cháo chim sẻ

5 con chim sẻ, gạo ngon 100g, nước, gia vị đủ dùng.

Chim sẻ bỏ lông, bỏ nội tạng, rửa sạch, rán vàng. Gạo tẻ vo sạch. Cho gạo và chim sẻ rán vào nồi, đổ nước ninh nhừ thành cháo.

Chim sẻ đặc biệt tốt đối với người cao tuổi thận khí suy nhược, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện nhiều lần về đêm, phụ nữ sau sinh mỏi mệt, đau lưng, khí hư, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.

Theo BS. Nguyễn Nghiêm Huệ
Sức khoẻ & Đời sống

(ST)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý