Bệnh mề đay ánh sáng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh mề đay ánh sáng

18/04/2015 03:33 PM
137
Bệnh mề đay và mề đay ánh sáng. Nguyên nhân của bệnh mề đay ánh sáng. Biểu hiện và cách điều trị bệnh mề đay ánh sáng.

1. Bệnh mề đay và mề đay ánh sáng

Mề đay (mày đay) là bệnh thường gặp nhất trong cuộc đời của mỗi người, chiếm tỉ lệ khoảng 20%. Mề đay biểu hiện ngoài da qua những sẩn phù màu đỏ xung quanh, bệnh nặng (mạn tính) thì xung quanh sẩn phù có màu hồng đỏ và nhạt dần ở tâm điểm.

Mề đay do ánh sáng mặt trời: chiếm khoảng 40% bệnh da. Nguyên nhân do nhạy cảm với ánh sáng, thường ảnh hưởng tới phụ nữ 30-40 tuổi. Tia cực tím có bước sóng từ 200 đến 760 nanomet là nguyên nhân gây ra bệnh. Mề đay do ánh sáng mặt trời sẽ biến mất trong vòng 3 giờ. Khi điều trị cần chú ý vì bệnh dễ nhầm lẫn với Lupus đỏ hay phát ban đa dạng do ánh sáng

Mề đay ánh sáng (solar urticaria) là tình trạng viêm da ánh sáng (photodermatosis) hiếm gặp, triệu chứng đặc trưng là ngứa, ban đỏ, đau nhức, sẩn phù xảy ra sau một thời gian ngắn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên hoặc nhân tạo.

Mề đay ánh sáng (MĐAS), được Merklen mô tả vào năm 1904. Nó thường xuất hiện ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc kể cả vùng được bao phủ bằng quần áo mỏng. Tổn thương có thể tự mất đi sau vài phút đến vài giờ, mà không có sự thay đổi sắc tố da.

Mề đay ánh sáng thường khởi phát đột ngột, kịch tính và rất khó được kiểm soát.

2. Sinh lý bệnh
Mề đay ánh sáng có thể gây ra bởi một phản ứng kháng nguyên-kháng thể, trong đó năng lượng mặt trời có thể làmột kháng nguyên. Phổ ánh sáng có thể gây ra tình trạng mề đay tương đối rộng (290-800 nm).

Kết quả của những tương tác giữa cơ thể và ánh sáng làm cho tế bào MASTOCYTES giải phóng histamine. Các histamine và các trung gian miễn dịch phản ứng lại kháng nguyên ánh sáng tạo ra các sẩn phù và gây kích ứng, ngứa, đau (do viêm tại chỗ).

3. Dịch tễ học
Mề đay ánh sáng chiếm khoảng 4-5% tình trạng rối loạn da do ánh sáng.

Một số trường hợp MĐAS nặng thường kèm theo các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, co thắt phế quản và ngất xỉu.

Mề đay ánh sáng xảy ra ở mọi chủng tộc. Không có sự khác biệt giữa giới. Lứa tuổi khởi phát có thể từ 10-70 tuổi, trung bình là 35 tuổi.

4. Triệu chứng lâm sàng


Tại chỗ:
Bệnh nhân xuất hiện ngứa, ban đỏ, và hình thành sẩn phù mức độ khác nhau sau một thời gian ngắn (<30 phút) tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tổn thương mề đay có thể là các dát hồng ban, sẩn phù đặc trưng, hình thái này có thể không khác các tổn thương trong mề đay cấp tính thứ phát do các nguyên nhân khác.

Tổn thương da có thể xảy ra trên bất kỳ khu vực tiếp xúc nào, ngay cả vùng da đã được bao phủ bởi quần áo mỏng.

Mặt và mu bàn tay ít bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn các bộ phận khác của cơ thể, có lẽ do tiếp xúc quen với ánh sáng. Các tổn thương ở niêm mạc như: lưỡi, môi sưng ít gặp. 

Các triệu chứng khác hiếm gặp, chẳng hạn như nhức đầu, ói mửa, buồn nôn, co thắt phế quản và ngất xỉu xuất hiện, nếu xuất hiện thì phải coi là tình trạng nghiêm trọng.

Sau khi ngừng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tổn thương lần lượt biến mất trong vòng vài phút đến vài giờ và hiếm khi kéo dài quá 24 giờ.


Toàn thân:
Trong hầu hết các trường hợp mề đay ánh sáng, dấu hiệu toàn thân không có gì đặc biệt.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, tần số tim và hô hấp tăng và áp suất máu giảm. Thở khò khè có thể nghe khi có co thắt phế quản.
        

5. Xét nghiệm
Có thể kháng thể
kháng nhân (antinuclear) Ro, La dương tính – kháng thể để loại trừ bệnh lý mô liên kết (ví dụ như trong bệnh lupus ban đỏ).

Cần làm xét nghiệm để loại trừ nguyên nhân chuyển hóa (ví dụ porphyrias).

Thực hiện các test da với dải ánh sáng tần số rộng UV-B (290-320 nm), UV-A (320-400 nm), và các nguồn ánh sáng nhìn thấy được (400-800 nm) cũng nhưvới bước sóng hẹp UV-B (311-313 nm).

bệnh học
Lớp hạ bì: giãn mạch, tăng tính thấm của lớp nội mạc mạch máu gây phù nề.

Thâm nhiễm bạch cầu ái toan và sự tích tụ protein của bạch cầu hạt ái toan trong lớp hạ bì là nổi bật trong giai đoạn đầu của tổn thương.

Bạch cầu trung tính tăng xung quanh các mạch trên da.

Tế bào mast da có thể tăng về số lượng.

Sau 24 giờ, thâm nhập da vùng tổn thương chủ yếu gồm các bạch cầu đơn nhân.

6. Điều trị
Globulin miễn dịch
tiêm tĩnh mạch, bệnh khỏi ổn định có thể kéo dài một đến vài năm.

Thực hiện các biện pháp để tránh hoặc giảm thiểu ánh nắng mặt trời là bước quan trọng nhất cho bệnh nhân bị mề đay năng lượng mặt trời như mặc áo dày chống nắng, kem chống nắng.

Thuốc kháng histaminn: Cetirizine (Zyrtec); Fexofenadine (Allegra); Loratadine (Claritin); Desloratadine (Clarinex); Ranitidine (Zantac)

Thuốc chống sốt rét: Hydroxychloroquine sulfat (Plaquenil), chloroquine phosphate (nivaquine) cũng được cân nhắc trong điều trị.

Quang trị liệu (photochemotherapy) có thể được xem xét ứng dụng, nhưng nhìn chung kết quả không cao.

 (St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý