Tắc ruột ở trẻ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tắc ruột ở trẻ

18/04/2015 03:33 PM
1,223
Tắc ruột ở trẻ là gì? Nguyên nhân gây tắc ruột. Triệu chứng cho biết trẻ bị tắc ruột. Làm gì khi trẻ bị tắc ruột.

Tắc ruột ở trẻ

Tắc ruột là hiện tượng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó lường như thủng ruột, ăn kém, sụt cân, viêm ruột...

Nguyên nhân

Tắc ruột là hiện tượng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ sơ sinh, do hệ thống  bài tiết không thể làm việc, khuyết tật bẩm sinh (ruột xoắn, dính ruột, lồng ruột, thoát vị…). Theo các chuyên gia Nhi khoa, 40% ca tắc ruột sơ sinh thường rơi vào các trường hợp trẻ đẻ non và người mẹ bị cúm trong khi mang thai.

Với trẻ đang mọc răng hoặc thay răng, trẻ bị tắc ruột do khả năng nhai kém và chưa biết nhằn hạt, nhất là khi trẻ ăn các loại trái cây có nhiều xơ bã hay hạt nhỏ và cứng (như sơ-ri, hồng xiêm, sung, hồng ngâm, cam, ổi, ngô rang, dâu da xoan, mít, tóc, sợi len, quần áo rách...

Tac ruot do thuc an o tre em
Tắc ruột do bã thức ăn là rối loạn có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Giai đoạn đầu của bệnh thường khó xác định do dễ nhầm với táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa thông thường.

Một số trường hợp điển hình về tắc ruột do thức ăn ở trẻ em

Giữa năm 2003, khoa Cấp cứu BV. Nhi Ðồng 2 đã tiếp nhận bệnh nhi Lê Thanh Dũng, 3 tuổi ở Long An, vào viện trong tình trạng đau bụng dữ dội và quặn từng cơn, không đi tiêu 4 ngày, bí tiểu hoàn toàn 1 ngày.

Lúc mới vào viện, bác sĩ xác định em bị tắc ruột, bụng trướng to, bọng đái giãn to do bí tiểu, la khóc liên tục do đau bụng. Khi khám trực tràng, bác sĩ phát hiện nguyên nhân là do hột xơ-ri gây tắc ruột và đã lấy ra được tới hơn 1/2kg hột sơ-ri. Sau khi thông trực tràng, em tiểu được và giảm đau bụng, chuyển khoa ngoại BV. Nhi Ðồng 2 để thụt tháo tiếp nhằm lấy hết số hột sơ-ri còn lại. Em xuất viện sau 2 ngày trong tình trạng ổn định.

Ðây là ca thứ 2 tắc ruột do hột xơ-ri được nhận vào khoa Cấp cứu BV. Nhi Ðồng 2 năm 2003. Ca đầu tiên, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đi tiêu ra máu. Chẩn đoán tuyến trước: Viêm ruột hoại tử. Thăm khám trực tràng thấy hột sơ-ri rất nhiều và cứng trong trực tràng, phải tiến hành thụt tháo nhiều lần lấy ra, đồng thời điều trị kháng sinh do sang thương niêm mạc ruột.

Chẩn đoán và xử trí

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về dị vật đường tiêu hóa do bã thức ăn. Từ năm 1854, Richard Quain đã báo cáo một trường hợp đầu tiên bã thức ăn được phát hiện qua mổ tử thi. Ở nước ta, theo một nghiên cứu đã báo cáo tại Viện Nhi Hà Nội, trong 5 năm 1995-2000, có 93 ca nhập viện do dị vật là thức ăn. Trong đó các dị vật chủ yếu là hồng xiêm, sung, hồng ngâm, cam, ổi, ngô rang, dâu da xoan, mít, tóc, sợi len, quần áo rách.

Nếu tắc ruột do bã thức ăn ở trẻ em không được chẩn đoán và xử trí kịp thời, có thể sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường như nôn mửa nhiều, đau bụng, đôi khi rất dữ dội nếu biến chứng tắc ruột hoặc thủng ruột, hoặc biến chứng nhẹ hơn là ăn kém hay bỏ ăn, mất nước, sụt cân, viêm ruột...

Trẻ ở lứa tuổi đang mọc răng hoặc thay răng, do khả năng nhai kém và chưa biết nhằn hột, nếu cho trẻ ăn các loại trái cây có nhiều xơ bã, chát, nhất là trái cây có nhiều hột nhỏ và cứng như sơ-ri, hồng xiêm... rất có thể sẽ gây biến chứng tắc đường tiêu hóa.

Chẩn đoán sớm các trường hợp này thường khó do siêu âm bụng không thấy bã thức ăn, chụp X-quang bụng không sửa soạn cũng không thấy.

Ðể phòng tai nạn xảy ra, các bậc cha mẹ nên kiểm soát thật kỹ khi cho các cháu nhỏ ăn những loại thức ăn nói trên. Nếu phát hiện sau khi ăn, trẻ đau bụng, ói mửa, đại tiện ra máu hoặc không thể đi tiêu, cần đưa cháu đến khám ngay ở bệnh viện nhằm có thể phát hiện bệnh kịp thời.

Biểu hiện

Biểu hiện lâm sàng khi trẻ sơ sinh bị tắc ruột là: Có thể bắt đầu với đau bụng, khóc vì đau, kéo chân lên đến ngực của họ, có thể bị sốt… Không bài tiết phân su, nôn nhiều, bụng chướng, có trẻ không thấy lỗ hậu môn hoặc lỗ hậu môn bị bịt kín.

Trẻ tuổi mọc răng bị táo bón kinh niên, phân chảy nước, bụng phình to, nôn mửa, chán ăn, tăng cân chậm, và không phát triển mạnh.

Các trường hợp tắc ruột do thức ăn ở trẻ lớn hơn rất khó chẩn đoán sớm vì phương pháp siêu âm bụng và chụp X-quang bụng không chuẩn bị sẽ không cho thấy bã thức ăn.

Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời, chứng tắc ruột có thể dẫn đến những biến chứng như kém ăn, bỏ ăn, mất nước, sụt cân, viêm ruột, thậm chí tắc ruột, thủng ruột (biểu hiện là nôn mửa nhiều, đau bụng, đôi khi đau rất dữ dội).

Bạn cần làm gì

Đối với trẻ sơ sinh, khi trẻ lọt lòng, bạn cần lưu ý, thông thường trẻ sẽ thải phân su sau 6 - 8 tiếng (thường là chất dẻo nhão đen). Nếu trong thời gian này không có hiện tượng trên xảy ra, cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi chặt chẽ sức khoẻ của trẻ.

Đối với trẻ đang mọc răng hoặc thay răng, chứng tắc ruột do bã thức ăn thường khó xác định do dễ nhầm với táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa thông thường. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó lường như thủng ruột, ăn kém, sụt cân, viêm ruột.

Do đó, nếu sau khi ăn, trẻ đau bụng, nôn mửa, đại tiện ra máu hoặc không thể đi tiểu, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện nhằm ngăn ngừa biến chứng kịp thời.

Đề phòng

Để phòng tắc ruột, bạn nên kiểm soát thật kỹ khi cho trẻ nhỏ ăn những loại thực phẩm nói trên.

Cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, uống đủ lượng nước mỗi ngày, để giúp giữ cho đường ruột khỏe mạnh và đi tiêu thường xuyên.

Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, nôn, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để không có biến chứng.

 (ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con em được 1tháng 15 ngày hiện nay 3 ngày chưa đi cầu được liệu em bé có bị tắc ruột ko?em bé khóc rất nhiều chỉ nín khi bế vác lên vai.em bé vẫn ăn tốt sờ bụng thì vẫn mềm ko bị cứng.Em muốn biết là con em có bị làm sao ở đường ruột ko?Em xin cản ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Ai do giup e voj con e dc 3 thang 20 ngay ruj e vua cho chau bu me va an them sua ngoai. Nhung chau gan day bi tao bon 3 ngay khong di ngoai dc sau do lai bi di ngoai 4 ngay hom nay rui a. Chau di nhieu lan trong ngay (khoang 10 lan/ngay ) moi lan di co 1 it thoi a, phan cua chau sui bot, nhay co mau vag doi khi chuyen sang mau xanh. Moi lan di chau deu co ran den do ca mat ma cung chi ra co 1 chut nuoc thui a. E da cho chau uog Enterogeqmina nhug chau van chua do. Doi khi chau quay khoc nhug cu be vac len thi im. Lieu chau nha e co bi tac ruot khong a. E xin cam on a!
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Ban tim hai lay cay co sua, rua sach dun dac cho chau uong it mot trong ngay, chac chan khoi. Chau nha ban bi di kiet roi.
Neu chau ma nhu the c nen hoi y kien bs thu xem coi chau an them sua ngoai c hop ko .e so la beko chiu sua ngoai roi day .chut c va be khoe manh nhe
Chở Cháu đến bệnh viện nhi đồng khám là an toàn nhất. Cháu mới gần 4 tháng sẽ được thăm khám điều trị miễn phí
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý