Điều trị chứng khô miệng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Điều trị chứng khô miệng

18/04/2015 03:34 PM
977

Chứng khô miệng là gì? triệu chứng và cách điều trị hiệu quả? Làm gì để phòng tránh khô miệng?

Triệu chứng và phòng ngừa khô miệng

Khô miệng là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Đây cũng là biểu hiện tác dụng phụ của rất nhiều thuốc và của nhiều phương pháp điều trị y học.

Khô miệng là một vấn đề không nhỏ vì nó ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý, gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, nhiễm trùng răng miệng... Ngoài ra nó còn đẩy nhanh sự thoái hoá răng do môi trường miệng trỏ nên acid hoá và mất các chất khoáng, các men có vai trò miễn dịch bảo vệ răng.

Cơ chế: Sự thuyên giảm bài tiết nước bọt có thế do rối loạn của chính bản thân tuyến nước bọt (do tuyến nước bọt (TNB) hoạt động không chuẩn) hoặc do hoạt động của thần kinh điểu khiển bài tiết nước bọt bị ức chế, thường là do thuốc. Vì vậy vẫn có một số người có cảm giác khô miệng mặc dù TNB hoạt động bình thường.

Tại sao nước bọt quan trọng?

- Nước bọt có một số chức năng quan trọng. Mọi người cần một số lượng nước bọt lành mạnh để:
- Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và viêm nhiễm.
- Làm sạch răng miệng khỏi phần tử thức ăn.
- Bảo vệ răng bằng cách "tắm" trong môi trường nước khoáng bảo vệ, giúp những chỗ chớm sâu răng không phát triển.
- Bôi trơn thức ăn để dễ nuốt, đồng thời bôi trơn lớp niêm mạc miệng để nói và nhai dễ hơn.
- Hoà tan thức ăn và cho phép chúng ta thưởng thức hương vị mặn, ngọt, chua, cay.
- Giúp cho quá trình tiêu hoá bằng cách cung cấp các "men" để làm "vỡ" thức ăn.

Những nguyên nhân gây khô miệng

Sự thay đổi về chức năng TNB có thể gây ra bởi:

Thuốc

Có trên 400 loại thuốc thường dùng có thể gây ra khô miệng, như các thuốc chống cao huyết áp, chống trầm cảm, thuốc giảm đau, an thần, lợi tiểu, kháng histamine.

Các thuốc có hoạt tính anticholinergic thường gây khô miệng do ức chế hoạt động của thần kinh bài tiết. Nhưng khô miệng trong trường hợp này thường không phải là một vấn đề lớn vì bạn có thể chịu đựng được, sau một thời gian thì thần kinh thường phục hồi khỏi tình trạng bị ức chế.

Khô miệng do thuốc ức chế thần kinh thường ít nghiêm trọng hơn do rối loạn TNB.

Điều trị ung thư

Xạ trị có thể làm tổn thương vĩnh viễn TNB nếu TNB nằm trong vùng chiếu xạ. Điều trị ung thư bằng hoá chất có thể làm thay đổi thành phần của nước bọt và gây cảm giác khô miệng.

Các bệnh khác

Hội chứng Stogren, ghép tuỷ xương, rối loạn nội tiết kém dinh dưỡng, tổn thương thần kinh TNB, bệnh Alzheimer...

Vấn đề tuổi tác

Có phải càng cao tuổi càng khô miệng không? Đó là điều tất yếu. Khi người có tuổi bị khô miệng, đó là do họ bị mắc bệnh, từ đó sinh ra khô miệng, hoặc họ dùng thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng.

Làm gì để phòng tránh?

Theo bác sĩ Tràn Đình Khả (khoa tai - mũi - họng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định), có thể phòng tránh chứng khô miệng bằng cách:

Giờ vệ sinh răng miệng thường xuyên

Dùng kem đánh răng có chứa fluoride. Nếu có thể, súc miệng có chứa muối 6 lần/ngày.

Tránh các tác nhân gây khô miệng

- Các nước uống và thực phẩm có hàm lượng đường cao, nước súc miệng có chứa cồn.
- Sử dựng son môi giữ ẩm.
- Uống nước thường xuyên để giữ ẩm miệng.

Trong một số trường hợp, dùng một số dược phẩm có tác dụng cholinergic làm kích thích các đầu thần kinh tiết nước bọt hoạt động mạnh hơn như pilocarpine (Salagen...). Tuy nhiên tác dụng cholinergic này lại có thể gây đổ mồ hôi, tiểu nhiều, chóng mặt, nghẹt mũi, đau bụng, buồn nôn... Và pilocarpine không được sử dựng đối với những ai bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn, thiên đầu thống cấp (glaucome)... Do vậy, bạn cần đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân khi gặp phải những triệu chứng khô miệng.


Điều trị chứng khô miệng

Khô miệng xảy ra khi nước bọt ít hoặc hoàn toàn không được sản xuất. Hiện tượng ít nước bọt sẽ khiến bạn có cảm giác mọi thứ như đặc quánh nhưng biểu hiện rõ nhất của chứng khô miệng là cảm giác khát.

 
Một trong những biểu hiện của khô miệng là son dính vào răng 

Biểu hiện

Khô miệng thường đi kèm với khô da: Thiếu nước bọt không chỉ gây khô miệng mà còn gây khô da. Môi trở nên nứt nẻ và xuất hiện các vết loét ở khóe miệng. Lưỡi cũng cảm thấy thô ráp và khô. Bạn cảm thấy khó khăn khi nuốt hoặc nói do không có nướt bọt bôi trơn.

Những biểu hiện dễ bỏ qua: Khô miệng gây khó chịu và dẫn tới các tác dụng phụ. Vì nước bọt không ngấm vào thực phẩm nên sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình nhai và tiêu hóa thức ăn, nó cũng khiến hơi thở có mùi. Nếu thoa dưỡng môi, nó có thể dính vào răng do không có nước bọt bôi trơn răng. Khô miệng có thể là thủ phạm gây khản giọng hay ngứa họng.

Các nguyên nhân gây khô miệng

Thuốc: Hơn 400 loại thuốc có thể gây khô miệng, từ các loại thuốc không kê đơn dành cho các bệnh như dị ứng, cảm lạnh đến các loại thuốc kê đơn cho các bệnh như huyết áp cao, bàng quang hoạt động quá mức và thần kinh. Nó cũng là hậu quả của các cách điều trị như xạ trị trong ung thư do làm tổn thương tuyến nước bọt. Hóa trị cũng có thể khiến lượng nước bọt giảm đi và gây cảm giác khô miệng.

Tổn thương thần kinh: Khô miệng có thể liên quan với các tổn thương thần kinh ở đầu hay cổ. Nếu những dây thần kinh chính truyền thông điệp giữa não và tuyến nước bọt bị tổn thương, não bộ sẽ không thể điều khiển việc sản xuất nước bọt. Không có nước bọt, cảm giác ngon miệng sẽ giảm bởi vì nước bọt cũng truyền hương vị của thực phẩm đến các tế bào thần kinh trong miệng và họng.

Những nguyên nhân khác: khô miệng có thể do chứng bệnh Sjogren (bệnh tự miễn đích thực của các tuyến ngoại tiết). Bệnh khiến các tế bào bạch cầu tấn công tuyến lệ và tuyến nước bọt, gây khô mắt, khô miệng. Khô miệng cũng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường và có HIV/AIDS.

Hút thuốc làm bệnh nặng hơn: có rất nhiều lý do để bỏ thuốc và khô miệng là một trong những lý do chính đáng. Hút thuốc không gây khô miệng nhưng các chất trong thuốc lá sẽ làm tình trạng khô miệng trầm trọng thêm. Cồn và cafein cũng gây khô miệng.

Điều trị

Khi có biểu hiện khô miệng, có thể đi khám ở phòng khám đa khoa hay Nha khoa. Nếu không uống bất cứ loại thuốc nào thì có thể là bạn đang mắc hội chứng Sjogren hay tiểu đường.

Thiếu nước bọt sẽ gây hại cho răng: Thường xuyên kiểm tra răng nếu bạn có cảm giác khô miệng. Dùng chỉ tơ nha khoa và đánh răng hằng ngày để làm sạch các kẽ răng. Nếu không thể chải răng sau ăn thì hãy uống nhiều nước. Liên tục uống nước và dùng các loại nước xúc miệng không chứa cồn hay các sản phẩm chăm sóc răng miệng.

Mẹo tăng tiết nước bọt

 

Nếu không phải do thuốc thì việc ăn/nhai kẹo không đường sẽ giúp tăng tiết nước bọt.

Uống nước thường xuyên cũng giúp giảm cảm giác khô miệng nhưng lưu ý tránh xa các loại nước có đường, có tính axit hay có cafein.

Uống nước lọc hay sữa trong bữa ăn cũng giúp miệng bớt khô, hỗ trợ cho quá trình nhai và nuốt.

Cố gắng ngủ trong phòng có máy tạo ẩm để giảm cảm giác khô miệng.

Thường xuyên đi khám nha sĩ.

 (St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tôi bị khô miệng, tôi đã uống nhiều thuốc dạ dày nhưng không hết. Vậy nguyên nhân là có phải dùng thuốc không? và cách điều trị như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Bạn thử dùng GC Dry Muoth hiện có bán tại B.viện RHM TƯ Tp.HCM
bệnh viêm hạch nước miếng thì nên đi khám ở đâu vậy?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Tôi bị khô miệng va khô cổ mấy năm nay, nhưng nay lai càng nặng hơn, vừa uống nước xong là bị khô liền, mà uống nhiều thì no bụng và đi tiểu liên tục. Nay nói cũng đau và khàn tiếng nữa. Vậy tôi bị bịnh gì và phải điều trị thế nào? Ngủ trong fòng máy lạnh thì cổ và cả người càng khô rất khó chịu.
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
khomieng
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý