Bệnh loãng xương ở trẻ em nguyên nhân và cách điều trị

seminoon seminoon @seminoon

Bệnh loãng xương ở trẻ em nguyên nhân và cách điều trị

18/04/2015 03:42 PM
1,097
Bệnh loãng xương ở trẻ

Bệnh loãng xương không chỉ là căn bệnh riêng người già thường gặp phải mà những người trẻ tuổi, thậm chí cả trẻ em cũng có thể mắc căn bệnh này

Nguyên nhân gây loãng xương ở trẻ

- Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protid, thiếu calci hoặc tỷ lệ calci/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D... làm bộ xương không đạt được khối lượng khoáng chất đỉnh ở tuổi trưởng thành.

 - Ít hoạt động thể lực (hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể đạt được khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành), ít hoạt động ngoài trời (tiền chất của vitamin D không trở thành vitamin D nên ảnh hưởng tới việc hấp thu calci).

- Bị các bệnh đường tiêu hóa (dạ dày, ruột...) làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protid...


Biểu hiện của bệnh

Bệnh này được ví như những tên trộm vặt, mỗi ngày một chút, chúng lấy dần các khoáng chất của bộ xương. Lúc đầu người bệnh không cảm thấy khó chịu vì bệnh diễn biến thầm lặng, không có dấu hiệu nào rõ ràng, có chăng chỉ là một vài triệu chứng đau, nhức, mỏi không cố định, có khi rất mơ hồ, vu vơ ở cột sống lưng, ở dọc các chi, ở các đầu xương... Càng về sau, khi khối lượng khoáng chất bị mất ngày càng nhiều, các triệu chứng đau nhức nêu trên sẽ rõ ràng dần lên, tập trung nhiều hơn ở các vùng xương chịu lực của cơ thể như hông, thắt lưng, khớp gối. Loãng xương rất thường đi kèm với bệnh thoái hóa khớp, cũng là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Tình trạng loãng xương sẽ làm cho quá trình thoái hóa nặng thêm, và quá trình này cũng làm bệnh loãng xương nặng nề thêm.

Các triệu chứng

1. Đau xương: Đau nhức các đầu xương.

Đau nhức, mỏi dọc các xương dài.

Đau nhức như châm chích toàn thân.

Đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết.

2. Đau cột sống, đau như thắt ngang cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.

3. Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ (do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).

4. Các triệu chứng toàn thân thường gặp là luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ), thường ra mồ hôi.


Phòng chứng loãng xương

Can xi là thành phần cấu trúc quan trọng của xương, giúp cân bằng kiềm toan để giữ trương lực cơ. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ can xi cho cơ thể qua chế độ ăn uống, vận động. Nhu cầu về can xi ở trẻ dưới 12 tuổi là 800 - 1000mg/ngày, trên 12 tuổi và người lớn cần 1200mg/ngày, phụ nữ có thai và đang cho con bú cần 1500mg/ngày. Các thực phẩm giàu can xi là sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại cá, tôm, cua, ốc, đậu tương, rau cải, lòng đỏ trứng... Ngoài ra cần bổ sung nguồn vitamin D (trong sữa, trứng, nấm tươi, cá hồi, lươn, trai, sò...) để cơ thể hấp thụ được can xi. Phụ nữ mang thai nên ăn thức ăn đa dạng, bảo đảm đủ can xi và chất đạm giúp hình thành xương cho thai nhi trong suốt quá trình phát triển. Nên vận động điều độ, phù hợp lứa tuổi, tạo sự dẻo dai cho cơ thể. Tập thể dục vừa sức như đi bộ đạp xe, bơi... vì tập thể dục giúp cho xương được rắn chắc, giúp tăng mật độ xương, hạn chế chứng loãng xương.


Trẻ hiếu động ít bị loãng xương


Sau khi tiến hành một cuộc nghiên cứu ở trẻ em, bác sĩ Rowlands, Đại học Wales (Anh) rút ra kết luận: Những đứa trẻ hiếu động, chạy nhảy nhiều có thể giảm được đáng kể nguy cơ mắc bệnh loãng xương khi về già.

25 phút chạy nhảy tích cực hoặc 35 phút đi bộ được xem là đủ để giúp trẻ tránh được bệnh này. Tuy nhiên, chạy nhảy tích cực được xem là phương pháp hiệu quả hơn.

Giới chuyên môn cho rằng việc khuyến khích trẻ dùng thức ăn có nhiều canxi như sữa và sống năng động là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay, khi tỷ lệ người bị loãng xưong ngày càng cao vì lối sống quá thụ động.

Phòng ngừa loãng xương ngay từ nhỏ


Trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương. Khoảng 1/4 số phụ nữ ngoài 60 tuổi bị gãy xương do bệnh này. Nguy cơ loãng xương tăng cao ở người cao tuổi, kể cả nam giới.

Giáo sư Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Khớp học Việt Nam, cho biết, xương được cấu tạo bởi 2 loại tế bào: tạo cốt và huỷ cốt. Ở trẻ em, hoạt động của tạo cốt bào chiếm ưu thế, giúp xương phát triển nhanh. Hai loại tế bào này ở thế cân bằng trong độ tuổi 20-30, khi mật độ xương đạt đến đỉnh điểm. Từ tuổi 35, số huỷ cốt bào bắt đầu tăng nhanh tạo ra quá trình suy thoái. Mật độ xương giảm dần và đến một lúc nào đó, bệnh loãng xương xuất hiện.

Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Thuỷ, Phó trưởng khoa Khớp bệnh viện Bạch Mai, cho biết, có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ loãng xương như hút thuốc, nghiện rượu và cà phê, lối sống tĩnh tại, chế độ ăn thiếu canxi, bị rối loạn tiêu hóa, thiếu vitamin C và D. Ở phụ nữ, nồng đô oestrogen thấp (mãn kinh, cắt bỏ buồng trứng, dùng thuốc chữa ung thư vú) cũng dẫn đến bệnh này.

Nguy cơ loãng xương cũng tăng cao ở những người bị viêm khớp dạng thấp, viêm gan C, nhiễm trùng gan, cường giáp, cường tuyến phó giáp. Ngoài ra, việc dùng lâu dài một số thuốc cũng có thể dẫn đến bệnh như heparin (làm loãng máu), phenytoin (chống động kinh), corticoid (kháng viêm).

Xương bị loãng sẽ dễ gãy, gây đau đớn, làm giảm chất lượng cuộc sống và khả năng lao động. Trên 30% bệnh nhân bị nứt xương chậu do loãng xương phải có y tá chăm sóc lâu dài tại nhà. Khoảng 20% phụ nữ bị gãy xương cổ xương đùi sẽ tử vong trong năm sau do những hậu quả gián tiếp của tai nạn. Thêm vào đó, nếu đã bị gãy cột sống một lần do loãng xương, người bệnh sẽ có rất nguy cơ gãy xương nhiều lần nữa trong những năm tiếp theo.

Bệnh loãng xương thường không có triệu chứng sớm. Khoảng 60% ca xẹp đốt sống do loãng xương không có biểu hiện lâm sàng. Vì vậy, nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi đã bị gãy xương, giảm chiều cao, gù, đau lưng. Đây là lúc bệnh đã nặng và việc điều trị thường khó khăn.

Vì vậy, tiến sĩ Thuỷ khuyên rằng, việc dự phòng nên thực hiện từ khi còn nhỏ. Để bảo vệ xương cho con, bà mẹ mang thai cần ăn đủ canxi. Với trẻ nhỏ, ngoài việc đảm bảo lượng canxi, cha mẹ cần cho trẻ tắm nắng mỗi ngày để thúc đẩy việc tạo thành vitamin D, một chất rất quan trọng trong chuyển hoá xương.

Một phương pháp quan trọng để phòng loãng xương là tập thể dục đều đặn với cường độ phù hợp với sức khoẻ. Ngoài ra, cần có lối sống lành mạnh, hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá. Ở người cao tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ đã kể trên, nên định kỳ kiểm tra xương để phát hiện sớm bệnh loãng xương. Các kỹ thuật giúp xác định bệnh là xét nghiệm sinh hoá, chụp X-quang, đo mật độ xương hoặc sinh thiết xương.

Mục tiêu chủ yếu của điều trị loãng xương là chấm dứt tình trạng xương bị mất dần và nâng cao mật độ cũng như sự vững chắc của xương. Tiến sĩ Thuỷ cho biết, trước đây, người ta thường dùng liệu pháp oestrogen để điều trị bệnh này ở phụ nữ. Cách này hiện ít được dùng vì có thể gây nhiều tác dụng phụ. Nó chỉ được chỉ định với thời gian ngắn cho cho những người có hội chứng mãn kinh.

Hiện bệnh nhân thường được chỉ định những thuốc có tác dụng chấm dứt tình trạng mất xương và tăng sự vững chắc của xương như alendronate, risedronate, raloxifene và calcitonin.

Theo giáo sư Trần Ngọc Ân, một trong các thuốc điều trị và dự phòng loãng xương phổ biến nhất hiện nay là Actonel (tên gốc là risedronate sodium), thường được dùng cho các trường hợp loãng xương do mãn kinh hoặc do corticoid. Actonel đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một thuốc phòng trị loãng xương lý tưởng: tác dụng nhanh và kéo dài. Nó giúp làm giảm nguy cơ gãy đốt sống và xương ngoài đốt sống chỉ trong vòng 6 tháng (phần lớn các thuốc khác chỉ cho tác dụng sau khoảng 2 năm). Liều dùng thông thường là 5 mg mỗi ngày.

Hiện nay đã có loại Actonel mới chỉ cần dùng mỗi tuần một viên 35 mg. Loại thuốc mới này không chỉ tiện lợi hơn mà còn tăng khả năng tuân thủ điều trị vì người bệnh chỉ cần uống 1 viên cho cả tuần. Các nghiên cứu cho thấy, Actonel 35 mg có hiệu quả và tác dụng phụ tương tự loại 5 mg.

Theo các chuyên gia, tái tạo hoàn toàn phần xương bị mất dần do loãng xương là một việc rất khó khăn. Vì vậy, trong bệnh này, việc dự phòng phải được đặt ngang tầm với điều trị.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con toi duoc mot thang.gio phat hien dau goi chan trai luc co len co xuong phat ra tieng keu rac rac.xin hoi bac si la benh gi va co nguy hiem khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
con toi 5tuoi nang 16kg thinh thoang chau bi dau nhuc o tay va chan k biet co pai bi loang xuong k
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
con tôi 20 tháng tuổi nặng 10kg, mà chỉ mới mọc 6 cái răng, chân trái của bé yếu, bé hay la đau. xin hỏi bác sĩ vậy bé có bị gì không? và có nguy hiểm không?
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Nhiều khả năng bé nhà bạn bị loãng xương rồi. Cần cho bé đi khám để có các biện pháp cũng như thuốc uống phù hợp. Ngoài ra bạn nên cho bé tập vận động nhiều nhé. Chúc bé hay ăn chóng lớn!
con tôi 12 thang tuổi nặng 8,5kg,lúc bé còn nhỏ tôi đã phát hiện khi uốn nắn tay chân bé thì có tiếng kêu lạo xạo giống người lớn bị khô khớp,đến nay vẫn còn triệu chứng đó. vậy xin hỏi bác sĩ con tôi có bị bệnh gì không?
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
tại sao con tôi bị loãng xương lên bệnh viện nhi đồng lại không có thuốc đặc tri
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý