Các xét nghiệm cần làm khi mang thai

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai

18/04/2015 03:43 PM
1,646
Khi mang thai, có rất nhiều vấn đề chị em phụ nữ quan tâm và lo lắng. Vậy cần làm những xét nghiệm nào khi mang thai để bà mẹ trẻ có thể hoàn toàn yên tâm, các mẹ tham khảo nhé.


Một số xét nghiệm cần làm khi mang thai:

1. Siêu âm để biết tình trạng thai:

Người mẹ có thể siêu âm 3 lần (cách nhau 3 tháng) và 1 lần khi sắp đến ngày sinh. Lần đầu vào tuần 10 -12 nhằm khảo sát tuổi thai, xác định thai có phát triển bình thường hay không. Lần thứ hai vào tuần 20 - 25 tuần nhằm khảo sát hình dạng của thai. Lần thứ ba vào tuần 30 - 33 nhằm đánh giá mức độ sức khỏe và phát hiện những bất thường của thai.

2. Xét nghiệm máu:

Bác sĩ xét nghiệm xác định nhóm máu trước đó, nếu khi sinh thai phụ bị tai biến cần truyền máu (băng huyết) sẽ xử lý nhanh. Mặt khác, khi xét nghiệm sẽ biết thai phụ có thiếu máu không, từ đó tìm cách khắc phục (ăn uống và dùng thuốc).

3. Xét nghiệm huyết trắng:

Người mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục sẽ dẫn tới sảy thai, sinh non, vỡ ối sớm... Biểu hiện đầu dễ nhận biết là huyết trắng. Xét nghiệm huyết trắng để biết rõ bị bệnh gì, chọn cách điều trị thích hợp để không lây bệnh cho trẻ sơ sinh.

4. Xét nghiệm nước ối:

Bác sĩ xét nghiệm nước ối để xác định nhiễm trùng bào thai, xác định thai bất thường về nhiễm sắc thể. Nhiễm trùng bào thai hay thai bất thường nhiễm sắc thể sẽ gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật thai.

5. Xét nghiệm đường trong nước tiểu:


Bình thường trong nước tiểu tahi phụ không có đường. Nếu có thì chỉ vì sau khi đã ăn quá nhiều đường, hay do bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ (hoặc có bệnh tiểu đường từ trước).

Do đó, người mẹ cần chữa trị thật kỹ bởi nếu lượng đường huyết trong thai kỳ của mẹ quá cao, thai có thể sẽ bị một trong những dị tật: khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, dị tật về tim thận, thai sẽ lớn (hơn 4,2kg) gây đẻ khó, trẻ sinh ra sẽ bị suy hô hấp và viêm phế quản.

Làm xét nghiệm theo từng tháng

Ba tháng đầu mang thai

Kiểm tra trước khi sinh là một trong nhiều cách chăm sóc sức khỏe, giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của mình cũng như của em bé đang lớn lên trong bụng.

Trong lần đầu đi làm xét nghiệm mang thai, các bác sỹ sẽ kiểm tra toàn diện thai phụ, bao gồm cả khám phụ khoa để kiểm tra những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra. Tiếp theo, bạn có thể được kiểm tra máu để xác định nhóm máu, tình trạng Rh cũng như kiểm tra chứng thiếu máu ở bà bầu.

Ngoài ra, xét nghiệm máu còn để xác định các bệnh:

- Giang mai

- Viêm gan B

- Sởi Đức (Rubella)

- Thủy đậu.

Cuối cùng, việc xét nghiệm máu ban đầu cũng tìm được kết quả HIV. Nếu bạn không mắc một trong những bệnh trên thì sẽ giảm đáng kể nguy cơ truyền bệnh qua cho em bé.

Ngoài lấy máu xét nghiệm, bạn cũng phải xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có bị nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh khác hay không. Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các bài kiểm tra glucose giai đoạn đầu này sẽ xác định được và giúp bạn có một chế độ ăn uống hợp lý hơn.

Những xét nghiệm cần có trong thai kỳ - 1
Việc làm xét nghiệm khi mang thai là cần thiết. (ảnh minh họa)

Thậm chí trong một số trường hợp, các bác sỹ còn làm xét nghiệm trên da của bà mẹ để xác định xem họ có nguy cơ mắc bệnh lao hay không. Các xét nghiệm sàng lọc có thể cho bạn biết thông tin về nguy cơ mắc hội chứng Down và các vấn đề dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Thời gian thực hiện ở 3 tháng đầu là từ tuần thứ 9 – 13, quan trọng nhất là tuần thứ 12, bạn cần xét nghiệm, siêu âm để bác sỹ chẩn đoán sớm dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Ba tháng giữa mang thai

Trong mỗi lần thăm khám ở giai đoạn 2, bác sỹ của bạn sẽ yêu cầu kiểm tra nước tiểu để tìm dấu hiệu của chứng tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh khác.

Hầu hết các bà bầu được siêu âm từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20 để kiểm tra bất thường về thể chất và xác minh ngày dự sinh của em bé.

Trong khoảng thời gian từ tuần 24 – 28, bạn sẽ được tiến hành xét nghiệm sàng lọc glucose để kiểm tra xem có bị bệnh đái tháo đường thai kỳ hay không và có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu.

Từ tuần 15 – 18, bạn có thể kiểm tra triple để xác định các vấn đề về nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh. Bạn nên kết hợp xét nghiệm này với các xét nghiệm tầm soát ba tháng đầu tiên.

Nếu phát hiện những dấu hiệu bé có nguy cơ bị dị tật, bác sỹ sẽ yêu cầu chọc ối để kiểm tra trong thời gian từ tuần 16 – 20. Chọc ối sẽ xác định chính xác nhất hội chứng Down và các bất thường nhiễm sắc thể khác, các khuyết tật ống thần kinh, các rối loạn di truyền ở thai nhi.

Ba tháng cuối mang thai

Trong giai đoạn thứ ba, các bác sỹ sẽ tiếp tục yêu cầu bạn tiến hành kiểm tra mẫu nước tiểu để xác định dấu hiệu của chứng tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu và các dấu hiệu khác.

Từ tuần 35 – 37, bạn sẽ được xét nghiệm để xác định các bệnh nhiễm trùng thông thường. Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính, bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng sinh trong quá trình sinh nở để giữ cho vi khuẩn không xâm nhập vào em bé trong quá trình chui ra.

Những xét nghiệm cần có trong thai kỳ - 2
Từ tuần 35 – 37, bạn sẽ được xét nghiệm để xác định các bệnh nhiễm trùng
thông thường. (ảnh minh họa)

Dưới đây là một số xét nghiệm bạn có thể phải thực hiện trong ba tháng này:

- Nếu mức đường trong máu của bạn tăng cao khi bạn tiến hành kiểm tra, bạn sẽ được bác sỹ cho thử dung nạp glucose để xác định xem bạn có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.

- Bạn sẽ phải kiểm tra máu một lần nữa để xác định chứng thiếu máu, đặc biệt nếu cuối giai đoạn thứ hai bạn không được kiểm tra máu, hoặc nếu bạn đang bị thiếu máu trước khi mang thai

- Nếu bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng qua đường tình dục thì sẽ được kiểm tra một lần nữa để kiểm tra bệnh giang mai, lậu và HIV.

- Nếu trước đó kết quả siêu âm cho thấy các triệu chứng liên quan đến nhau thai thì sẽ được siêu âm để kiểm tra vị trí của nhau thai.

Khi nào và bao lâu thì bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm này tùy thuộc vào bác sỹ của bạn. Nếu phát hiện mức tăng trưởng bất thường của bé, bác sỹ sẽ siêu âm định kỳ để đánh giá cũng như kiểm tra mức nước ối của bạn.

Nếu quá trình mang thai của bạn là bình thường nhưng vượt quá ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu trở dạ, bạn sẽ phải tiến hành kiểm tra để đảm bảo em bé vẫn an toàn trong bụng mẹ. Từ tuần thứ 40 – 41, bạn có thể được kiểm tra đầy đủ, trong đó bao gồm cả kiểm tra nhịp tim của em bé và siêu âm để kiểm tra nước ối. Các xét nghiệm này thường được thực hiện hai lần 1 tuần để giúp bác sĩ quyết định xem em bé có an toàn không và bạn có nên chờ đợi đến ngày sinh hay phải tiến hành đẻ mổ.

(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
3thang dau do nha xa khong gan benh vien nen minh chua lam xet nghiem thai lan nao. Vay tuan 22 thi can phai lam nhung xet nghiem gi de yen tam ah?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
xet nghiem kiem tra thai co phai nhin an khong
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
em mang thai được ba tháng rưỡi. Có nên lam xét nghiệm gì không ạ? Vì em nghe nói xét nghiệm cũng không tốt. nhưng không thì lại lo. Mọi người giúp em với.
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Bài viết trên là những xét nghiệm cần thiết khi mang thai em cần làm. Có ghi rất đầy đủ cụ thể đó.
Tôi bị bệnh thiếu máu trước khi mag thai mà không biết.giờ tôi đã có thai được 2 tháng.xin hỏi có ảnh hưởng tơi thai nhi không?
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Toi mang thai o tuan thu 33,con toi can nang khoang 2,4 kg Trong khi moi thang em Chi len khoang 1 kg, bac si bat em lam xet ngiem Glucose em Rat lo lang lieu em Co Mac benh tieu duong thai ki ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Bạn nên chờ kết quả xét nghiệm của bác sỹ để có câu trả lời chính xác nhât. Bạn không nên quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Chúc 2 mẹ con bạn khỏe!
em ten Thuy Linh da co chong .chung em cuoi nhau duoc 1nam ruoi .em da mang thai 1 lan va bi say khi thai duoc 5 tuan ruoi .gio em da co lai va da duoc gan 6 thang .trong thoi gian do nuoc oi cua em ra hoi nhieu .em bi ngua duoi am mo nua .vay xin cac anh chi cho em loi khuyen .em co nen dat thuoc trong thoi gian nay khong ah ?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhé. Cẩn thận vẫn hơn mà
lam the nao de biet be mang loai mau gi o tuan thu10
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Đi xét nghiệp là ok mà
xet nghiêm mau luc sinh co xet nghiem hiv khôn
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
được, có máu là xét nghiệm được hết bệnh nhé
Chao Bs e ten hong gam ,e Muon hoi trứơc khi co thai Minh can di xet nghiem Nhung hi
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
tai sao chong phai di set nghiem khi vo man thai
xet nghiem tien san
Các loại xét nghiệm 1. Siêu âm để biết tình trạng thai: Người mẹ có thể siêu âm 3 lần (cách nhau 3 tháng) và 1 lần khi sắp đến ngày sinh. Lần đầu vào tuần 10 -12 nhằm khảo sát tuổi thai, xác định thai có phát triển bình thường hay không. Lần thứ hai vào tuần 20 - 25 tuần nhằm khảo sát hình dạng của thai. Lần thứ ba vào tuần 30 - 33 nhằm đánh giá mức độ sức khỏe và phát hiện những bất thường của thai.Tuy nhiên chỉ nên siêu âm không quá ba lần trong suốt thời kì mang thai. 2. Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm máu thai phụ có thể kiểm tra xem mình có thể nhiễm viruốnởi, chức năng gan, viruts viêm gan và HIV hay không. Ngoài ra xét nghiệm xác định nhóm máu phòng khi gặp tình trạng cấp cứu kịp thời có nhóm máu thích hợp để truyền. Mặt khác, khi xét nghiệm sẽ biết thai phụ có thiếu máu không. Nếu huyết sắc tố biểu hiện của bệnh thiếu máu từ đó thai phụ có thể khắc phục bằng cách ăn uống hoặc dùng thuốc. 3. Xét nghiệm huyết trắng: Người mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục sẽ dẫn tới sảy thai, sinh non, vỡ ối sớm... Biểu hiện đầu dễ nhận biết là huyết trắng. Xét nghiệm huyết trắng để biết rõ bị bệnh gì, chọn cách điều trị thích hợp để không lây bệnh cho trẻ sơ sinh. 4. Xét nghiệm nước ối: Bác sĩ xét nghiệm nước ối để xác định nhiễm trùng bào thai, xác định thai bất thường về nhiễm sắc thể. Nhiễm trùng bào thai hay thai bất thường nhiễm sắc thể sẽ gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật thai. Đây là thủ thuật khá khó: Dùng kim dài chọc thành bụng vào buồng tử cung lấy ra khoảng 7-8ml nước ối nhưng không được đụng chạm đến thai nhi. Làm thủ thuật này có thể dẫn đến sảy thai hay sinh non nhưng mức độ rủi ro chỉ chiếm dưới 1%. 5. Xét nghiệm đường trong nước tiểu: Mỗi lần khám thai đều phải làm xét nghiệm nước tiểu tốt nhất là lấy nước tiểu giữa quãng để tránh kết quả dương tính giả albumin trong nước tiểu nếu như lấy nước tiểu lúc đầu hoặc lúc cuối. Nếu trong nước tiểu xuất hiện albumin có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mắc hội chứng huyết áp cao khi mang thai. Nếu xét nghiệm đường trong nước tiểu dương tính thai phụ có khá năng mắc bệnh tiểu đường. Khi thai phụ bị bệnh này thì thai nhi có nguy cơ bị một trong những dị tật: khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, dị tật về tim thận, thai sẽ lớn (hơn 4,2kg) gây đẻ khó, trẻ sinh ra sẽ bị suy hô hấp và viêm phế quản. 6. Xét nghiệm tìm các bệnh truyền nhiễm: - Virus gây viêm gan B (và các virus gây viêm gan khác) sẽ lây cho bé sau sinh. Nếu bị viêm, gan sẽ không làm tốt chức năng, dẫn tới thai phụ có thể bị một số bệnh lý khác ảnh hưởng xấu đến thai. - Lậu, giang mai: Thai phụ nên làm xét nghiệm loại này vì sức khoẻ của thai nhi. Nếu làm lây bệnh cho trẻ, trẻ sơ sinh bị nhiễm lậu ở mắt sẽ có thể dẫn đến mù. Nếu xét nghiệm có lậu và giang mai cần chủ động chữa sớm bằng kháng sinh, tránh rủi ro cho trẻ. - HIV: Nếu mẹ bị nhiễm HIV thì có khoảng 30% trẻ sinh ra bị nhiễm. Nếu xét nghiệm thấy nhiễm HIV thì sẽ có một chế độ chăm sóc đặc biệt hạn chế việc lây lan cho trẻ và những người khác. Khi có kế hoạch sinh con tốt nhất nên làm các xét nghiệm trên, nếu bị nhiễm cần chữa sớm, tốt hơn là để đến khi có thai. Nhưng nếu chưa làm trước, khi có thai nên làm sớm để có cách giải quyết thích hợp. - Xét nghiệm xem thai có bị bệnh Down hay không: Bệnh Down là tình trạng bất thường nhiễm sắc thể. Biểu hiện là chậm phát triển về mặt tâm thần, có các bất thường ở các cơ quan khác và chưa có cách chữa. Việc siêu âm cũng như thực hiện các xét nghiệm trong quá trình mang thai giúp phát hiện sớm các vấn đề đối với thai. Số lần nên siêu âm không quá 3 lần và được coi là bắt buộc đối với các thai phụ để xác định thai có bình thường hay không. Có loại chỉ cần xét nghiệm một lần và có loại cần phải xét nghiệm thường xuyên.
Chào bác sỹ.Em đi xét nghiệm máu khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ, chỉ số MCV là 81,9. Khi trả kết quả họ bảo có thể phải xét nghiệm máu của chồng. Xin BS giải thích cho em chỉ số MCV là gì ạ, có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?Cảm ơn bác sỹ.
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
bs nghi ngo ban bi benh tan huyet nan can xet nghiem cua chong ban neu hai nguoi cung thap bs nghi ngo ban mac benh thalacxemi ban can di kham va tu van phong tan san tai benh vien tu du
về nkà ckị pkải ăn tkịt ckó nhjều vào
toi co thai duoc 5 tuan di kham bac si noi bi nhiem trung duong huyet, xin cho biet co anh huong den thai nhi khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Chào chị! Nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết) hiện đang được coi là một hội chứng lâm sàng nguy hiểm đe dọa đến tín mạng, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì có thể dẫn đến viêm màng não mủ – một nguyên nhân gây tử vong cao cho trẻ. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, nhiễm trùng máu đã kiểm soát và chữa khỏi, hạn chế được tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra. Tốt nhất chị nên đi khám sức khỏe thường xuyên đề phòng những trường hợp xấu nhất.Ngày nay, với sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán, trang thiết bị hỗ trợ tim mạch, hô hấp và kháng sinh thì việc chữa trị nhiễm trùng máu có kết quả rõ rệt, giảm được tử vong rất nhiều. Việc điều trị bao gồm cả công tác chẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng từ ổ nguyên phát, hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, chống rối loạn đông máu và kháng sinh. Trước khi sử dụng kháng sinh nên cấy máu và các bệnh phẩm khác để làm kháng sinh đồ chọn ra kháng sinh phù hợp song không phải chờ kết quả của kháng sinh đồ mới điều trị mà nên dùng kháng sinh phổ rộng ngay sau khi lấy bệnh phẩm. Nhìn chung với sự xuất hiện của các loại kháng sinh mới, có tác dụng rộng và phương tiện hồi sức tốt, chẩn đoán kịp thời, hiện nay bệnh nhiễm trùng máu đã giảm được tỷ lệ tử vong đáng kể. Thân
em co thai duoc 13 tuan di xet nghiem hbsag bao duong tinh co sao ko ah em lo wua
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
ban nen sanh benh tudu de co thuoc tiem ngua cho be va k duoc cho bu me chuc ban me tron con vuong
Xét nghiệm HBsAg dương tính (+) là trường hợp rất hay gặp. Đã có nhiều người mất ăn mất ngủ, tốn tiền vô ích chỉ vì kết quả xét nghiệm HBsAg (+) khi gặp phải thầy thuốc không có tâm trong khi HBsAg (+) chưa phải là đã dính bệnh viêm gan siêu vi (VGSV) B.HBsAg dương tính là có mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B, xét nghiệm thêm HBeAg và men gan AST-ALT để đánh giá khả năng lây truyền bệnh sang con và xem chức năng gan có bị ảnh hưởng chưa. Nếu men gan cao là tình trạng viêm gan đang tiến triển, cần phải điều trị, chế độ ăn riêng và nghỉ ngơi. Nếu men gan bình thường thì không cần điều trị cho mẹ. HBsAg dương và HBeAg âm thì khả năng lây truyền từ mẹ sang bé khỏang 10 – 15%. Ngay sau sinh, bé được tiêm phòng 1 mũi hepabig (miễn dịch thụ động) và 1 mũi hepavax (miễn dịch chủ động). Vẫn tiêm ngừa VGSV B nhắc lại vào tháng thứ 2 và tháng thứ 4 như những trẻ khác. HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì khả năng lây truyền từ mẹ sang bé là 90%. Khả năng lây truyền cao nhất ở giai đọan chuyển dạ. Vì vậy, ngay sau sinh bé cần được tiêm ngừa ngay 2 mũi hepabig và 1 mũi hepavax. Vẫn tiêm ngừa VGSV B nhắc lại vào tháng thứ 2 và tháng thứ 4 như những trẻ khác. Nếu bé được tiêm ngừa đầy đủ thì vẫn có thể cho bú mẹ được.
Minh co Thai LAN dau bi can oi khi Thai duoc 4 thang. Gio co Thai Lai duoc 12 tuan minh co phai lam xet nghiem gi de an tam
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Em co thai duoc 21 tuan nhung chua lam xet nghiem gi ca . Gio em phai lam sao de duoc kiem tra day du va an toan
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Le thi ngan : Em mang thai duoc 21 tuan ma chua lam xet nghiem gi ca . Gio em phai lam sao de duoc xet nghiem day du va an toan. Em cam on
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý