Bệnh đậu mùa

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bệnh đậu mùa

18/04/2015 03:47 PM
690
Bệnh đầu mùa là gì? phòng điều trị như thế nào? Đậu mùa có phải là thủy đậu không? Bệnh này có láy không?

BỆNH ĐẬU MÙA ( Smallpox )

I. ĐẠI CƯƠNG:
1. Định nghĩa:

Bệnh đậu mùa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut đậu mùa (virut variola) gây nên, lây chủ yếu bằng đường hô hấp. Bệnh dễ gây thành dịch lớn, tỷ lệ tử vong cao nên được xếp vào nhóm "bệnh tối nguy hiểm".
Lâm sàng có hội chứng nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân nặng, ban từ dát sẩn tiến đến phỏng nước và hoá mủ, để lại sẹo vĩnh viễn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trường hợp mắc bệnh đậu mùa cuối cùng được ghi nhận là năm 1977, ở Somali. Năm 1980, WHO đã tuyên bố bệnh đậu mùa đã được tiêu diệt trên toàn thế giới nhờ có chương trình tiêm chủng vacxin đậu mùa trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vì tính chất nguy hiểm của bệnh nên những hiểu biết về bệnh vẫn cần được quan tâm.
2. Mầm bệnh:
Là virut đậu mùa (virut variola, thuộc họ Poxviridae), có kích thước tới 300 micromet. Là một loại virut rất khỏe, sống được rất lâu, ở vẩy đậu sống được 1 năm, ở nhiệt độ từ 4-20°C virut sống được nhiều năm, đề kháng tốt với dung dịch: phenol, glycerin, và nước đá; nhưng lại dễ bị diệt ở nhiệt độ trên 55°C và dung dịch xanh metylen, thuốc tím, Iốt.
3. Nguồn bệnh:
Nguồn bệnh là người bệnh từ thời kỳ khởi phát cho tới khi tróc hết vẩy. Thời kỳ lây mạnh nhất là lúc nốt đậu hoá mủ, bong vẩy, không có người lành mang VR
4. Đường lây: Lây chủ yếu qua đường hô hấp.
- Virut có trong nước bọt, nước mũi bệnh nhân tung ra môi trường xung quanh khi bệnh nhân ho, hắt hơi và người lành hít phải (lây truyền trực tiếp).
- Virut sống trong không khí - bụi, các đồ vật của bệnh nhân như quần áo, đồ dùng bị bẩn bởi mủ, vẩy đậu, chất tiết... từ đây làm lây cho người lành.
5. Cơ thể cảm thụ:
Mọi người không phân biệt nòi giống, màu da, tuổi tác... đều cảm thụ với bệnh. Trẻ em dễ cảm thụ nhất, nhất là ở tuổi từ 2-20 tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi ít bị bệnh vì có miễn dịch từ mẹ truyền cho, từ tháng thứ 2 miễn dịch giảm dần.
Sau khi mắc bệnh thì có miễn dịch vững bền. Ngoài ra còn có miễn dịch chéo giữa đậu mùa và đậu bò (ngưu đậu). Đó là cơ sở để làm vắc xin phòng bệnh.
II. LÂM SÀNG:
1. Các thể lâm sàng của bệnh đậu mùa:
- Thể thông thường: chiếm 70% trong vụ dịch. Tuy nhiên là thể thông thường nhưng bệnh cảnh cũng đa dạng, nên được chia ra:
+ Thể hội tụ: ban mủ dày thành đám, liên kết lại với nhau ở mặt và tay. Triệu chứng toàn thân nặng, thường tử vong 62%.
+ Bán hội tụ (semiconfluent): ban mủ dày thành đám chỉ ở mặt và ban rải rác ở các nơi khác. Tử vong thường 37%.
+ Ban rải rác: ban lẻ tẻ, rải rác xen kẽ những vùng da bình thường. Thể này thường nhẹ, nhưng có thể tử vong 9%.
- Thể nhẹ: thường xảy ra ở những người đã được chủng vacxin. Ban mọc thưa, không đủ các giai đoạn của nốt đậu.
- Thể không điển hình: chỉ có sốt, không có ban. Chỉ có thể chẩn đoán được trong vụ dịch nhờ xét nghiệm đặc hiệu.
- Đậu mùa dạng ban phẳng (flat type): Ban mủ hội tụ hoặc bán hội tụ nhưng phẳng, không có lõm ở tâm. Loại này hay gặp ở trẻ em và thường là tử vong.
- Đậu mùa thể xuất huyết: thể này thường nặng và hay gặp ở phụ nữ có thai. Có thể gặp xuất huyết sớm hoặc muộn ở trên da và niêm mạc. Xuất huyết kèm theo nhiễm độc toàn thân nặng và trụy tim mạch.
+ Xuất huyết sớm: khi chưa có mọc ban (thường ngày 2-4 của bệnh).
+ Xuất huyết muộn: khi nốt đậu làm mủ.2. Đậu mùa thể thông thường điển hình:
2.1. Thời kỳ nung bệnh: Trung bình từ 12-13 ngày, có thể ngắn là 5 ngày, dài là 15 ngày.
2.2. Thời kỳ khởi phát:
- Khởi phát đột ngột bằng sốt cao và rét run một cách tự nhiên. Sốt cao 39-40°C, mạch nhanh. Sau vài giờ bệnh nhân rất mệt, đau đầu không chịu được, chóng mặt ù tai, đau dọc sống lưng, gáy và bả vai trở xuống, khiến bệnh nhân phải nằm liệt giường ngay từ ngày đầu. Kèm theo đái khó, bí đái.
- Bệnh nhân nôn liên tục, đau vùng thượng vị, mặt xung huyết, viêm kết mạc, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, mắt long lanh trông vẻ sợ hãi.
- Thường ngày thứ 2 (24-40%) có "tiền ban" giống ban sởi. Nơi hay phát ban là ở bẹn, ở hai nách, dưới vú. ở mặt không có ban. Sau 1-2 ngày, "tiền ban" lặn hết thì đến giai đoạn mụn đậu mọc.
2.3. Thời kỳ toàn phát:
a- Mụn đậu mọc:
- Đến ngày thứ 4 của bệnh, nhiệt độ giảm xuống. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn đôi chút, đồng thời ban bắt đầu mọc, ban mọc từ trên xuống. Đầu tiên ở trán, da đầu, thái dương, mặt, sau đó lan xuống, tay, ngực, lưng cuối cùng là chân. Sau 48 giờ ban mọc toàn thân. Càng xuống chân ban mọc càng thưa.
- Ban có đặc điểm là: lúc đầu là nốt dát (macula) mầu hồng nhạt. Sau một ngày nốt dát nổi gờ lên mầu đỏ thẫm gọi là nốt sẩn (papule). Các nốt sẩn to dần bằng hạt đậu ăn sâu vào trong da.
- Ngày thứ 6 của bệnh các nốt sẩn trở thành nốt phỏng (vesicule) có nước trong, xung quanh có rìa đỏ. Các nốt phỏng có nhiều ngăn nên khi lấy kim chọc không xẹp được. Khi sờ thấy hơi cứng và nhiều nốt có lõm ở trung tâm.
- Trên niêm mạc: nốt ban cũng xuất hiện tuần tự như vậy, và nốt phỏng vỡ để lại nốt loét chung quanh có rìa đỏ. Niêm mạc miệng, mắt, mũi, ruột cũng bị loét, gây đau, ho, mất tiếng, khạc đờm có mủ.
b- Mụn đậu hoá mủ: Từ ngày thứ 7-8 của bệnh.
- Các nốt phỏng trở thành đục mủ, bờ xung quanh phù nề, đỏ hơn trước, giữa lõm xuống (lõm hậu phát). Tổ chức dưới da phù nề làm hai mắt sưng húp. Quá trình hoá mủ cũng theo tuần tự, từ trên xuống.
- Bệnh nhân lại sốt trở lại, ban ngày thì sốt vừa đêm sốt cao 40°C. Toàn thân lại nặng lên, bệnh nhân lại nhức đầu vật vã, nói mê, mạch nhanh, huyết áp thấp, khó thở, miệng thở ra mùi hôi thối, gan lách to.
c- Ban đóng vẩy:từ ngày thứ 12 - 13 của bệnh.
- Mụn mủ khô đi, và đóng vẩy màu vàng nâu.
- Bệnh nhân thấy dễ chịu, nhiệt độ cơ thể giảm, nhưng ngứa lại tăng lên.
- Đóng vẩy cũng theo thứ tự từ mặt trở xuống.
2.4. Thời kỳ lui bệnh:từ ngày thứ 20 kể từ khi mụn đậu mọc.
Các vảy đậu bong dần để lại những sẹo lõm màu nâu vài tháng, sau trắng bóng, sâu nhất ở mặt, mũi, trán... và sẹo tồn tại suốt đời.
3. Biến chứng:
Thường gặp do bội nhiễm hoặc do virut.
- Bội nhiễm: chủ yếu hay gặp là: phế quản phế viêm, áp xe ở họng, thanh quản. Bệnh nhân sốt cao, ho nhiều, khó thở, dễ bị tử vong. Ngoài ra còn có thể gặp: viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, nhiễm khuẩn huyết. Nhờ có kháng sinh nên tỷ lệ biến chứng bội nhiễm gặp cũng ít.
- Do virut: Viêm não, viêm não-màng não... bn có thể liệt tứ chi, liệt 1/2 người.
III. CHẨN ĐOÁN:
1. Chẩn đoán lâm sàng và dịch tễ:

Trong những trường hợp điển hình thì chẩn đoán bệnh đậu mùa không khó.
- Lâm sàng: khởi phát đột ngột, sốt cao, có tiền ban (rash.).
Ban đậu mọc từ mặt xuống thân mình và tứ chi, qua các giai đoạn: nốt dát, nốt sẩn phỏng nước, hoá mủ, đóng vẩy. Nhưng trên cùng một vùng da chỉ có một độ tuổi.
Bong vẩy để lại sẹo vĩnh viễn.
Dấu hiệu toàn thân nặng.
- Dịch tễ: bệnh dễ thành dịch lớn.
2. Chẩn đoán xét nghiệm:
- Phân lập virut trên môi trường mô và trong phôi bào đang phát triển (10-15ngày mới có KQ), lấy bệnh phẩm từ ban mủ trên da, niêm mạc, dịch mắt mũi và cả máu, nước tiểu
- Phản ứng HT
3. Tiêu chuẩn ra viện:
- Hết sốt, hết màng giả, lên cân, lại sức.
- Hết biến chứng (nhất là về tim mạch).
- Ngoáy họng cấy khuẩn âm tính 2 lần, cách nhau ít nhất 7 ngày.
IV. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG:
1. Nguyên tắc điều trị:
- Phải chấp hành chế độ bệnh TN tối nguy hiểm
- Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Điều trị triệu chứng: giải độc, chống đau, chống truỵ mạch, nâng cao thể trạng, điều trị mụn đậu đề phòng bội nhiễm và biến chứng
2. Điều trị cụ thể:
- Gamma globulin đặc hiệu (3-6ml) tiêm bắp. Tiêm nhắc lại 2 lần
- Chống nhiễm trùng: KS
- Bất động BN, ăn lỏng, ấm. Đủ dinh dưỡng, sinh tố
- Giải độc: truyền HTM, HTN
- Chống truỵ mạch: Uabain, coramin
- Chống đau: Paracetamol
- Chống co giật, mê sảng: coctailytique
- Chăm sóc da và niêm mạc: súc miệng dd Natribicarbonat 1-2%. Không gãi làm vỡ nốt đậu. Nếu vỡ nhiễm trùng chấm thuốc tím 2-5%. Thay vải trải giường và tắm thường xuyên, tắm nước ấm
3. Phòng bệnh:
Dự phòng tốt nhất là chủng đậu, nhưng hiện nay không còn CĐ chủng nữa.


BỆNH ĐẬU MÙA

Đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm của riêng loài người, gây bởi hai dạng virus Variola major và Variola minor. Đậu mùa có tên gọi tiếng Latinh là Variola hay Variola vera, trong đó từ varius có nguồn gốc nghĩa là “có nốt”, hoặc varus, nghĩa là “mụn nhọt”. Tiếng Anh danh từ “smallpox”, xuất hiện vào thế kỷ 15 để phân biệt với biến dạng “great pox” (bệnh giang mai).

Triệu chứng và hậu quả

Đậu mùa gây bệnh trong các mạch máu nhỏ ở da, miệng và cổ họng. Ở vùng da, bệnh gây ra những vết ban nổi sần đỏ đặc trưng, sau đó da bị phồng giộp những vết sần chứa nước. Virus V major độc hại hơn, gây tử vong trong số 30-35% bệnh nhân. V minor gây dạng bệnh nhẹ hơn, giết khoảng 1% bệnh nhân.[1] Biến chứng lâu dài của việc nhiễm V major là các sẹo đặc trưng, thường là ở mặt, ở 65-85% số nạn nhân. Nạn nhân cũng có thể bị mù vì giác mạc bị sẹo. Phái nam còn có thể bị hiếm muộn. Dị hình ở các chi do chứng viêm khớp và viêm khớp xương mãn tính là biến chứng ít gặp hơn, xuất hiện ở khoảng 2-5% các trường hợp nhiễm bệnh.

Lịch sử

Đậu mùa xuất hiện vào khoảng 10.000 năm trước Công nguyên. Chứng tích xưa nhất của bệnh đậu mùa là những vết mụn mủ trên xác ướp của Pharaon Ramses V thời Ai Cập cổ đại. Căn bệnh này đã giết chết khoảng 400.000 người dân châu Âu mỗi năm trong những năm cuối thế kỷ 18, trong đó có 5 quốc vương đương tại vị. Bện này cũng và là nguyên nhân của 1/3 trường hợp bị mù.[2][3] Khoảng 20-60% số những người nhiễm bệnh, trong đó có khoảng hơn 80% là trẻ em, bị tử vong. Hậu quả là 300-500 triệu người đã chết vì bệnh đậu mùa vào thế kỷ 20. Tổ chức Y tế Thế giới (viết tắt tiếng Anh: WHO) ước lượng riêng năm 1967 có khoảng 15 triệu người nhiễm bệnh và 2 triệu người tử vong.[4]Sau chiến dịch chủng đậu vác-xin kéo dài từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20, WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa vào năm 1979.[4] Đậu mùa là một trong hai bệnh truyền nhiễm đã được diệt dứt điểm; căn bệnh kia là bệnh dịch tả trâu bò (rinderpest) được công nhận đã bị tiêu diệt vào năm 2011.[5] [6] [7]

Phân loại

Có hai loại đậu mùa lâm sang. Loại Variola major là dạng trầm trọng và thường gặp nhất, gây ra sự phát ban rộng hơn và sốt cao hơn. Loại Variola minor ít gặp và trầm trọng hơn, với tỷ lệ tử vong vào khoảng 1% hoặc ít hơn. Giai đoạn nhiễm virus variola cận lâm sang đã được chú ý đến, nhưng không thường gặp. Thêm vào đó, còn có một dạng gọi lại variola sine eruptione (đậu mùa gây phát ban) thường được bắt gặp ở những người được tiêm chủng. Dạng này gây ra sốt sau thời kỳ ủ bệnh và chỉ có thể được xác nhận bằng nghiên cứu kháng thể, hay ít gặp hơn, bằng cách cách ly virus.

Dấu hiệu và triệu chứng

Thời kỳ ủ bệnh từ lúc nhiễm bệnh đến lúc triệu chứng rõ ràng đầu tiên xuất hiện là khoảng 12 ngày. Một khi bị hít vào, virus Variola major xâm chiếm vùng họng miệng hoặc vùng niêm mạc hô hấp, di chuyển đến hạch bạch huyết và bắt đầu sinh sôi. Trong giai đoạn tăng trưởng ban đầu, virus có thể di chuyển từ tế bào đến tế bào, nhưng vào khoảng ngày thứ 12, các tế bào nhiễm virus giảm dần, virus được tìm thấy trong máu với số lượng lớn. Tiếp đó là sự sinh sôi virus diễn ra ở lá lách, tủy xương và hạch bạch huyết. Các triệu chứng ban đầu tương tự với các bệnh nhiễm virus khác, chẳng hạn như cúm và cảm thong thường, sốt ít nhất 38.5°C, đau nhức cơ, cảm giác khó chịu, đau đầu và tình trạng mệt mỏi. Khi các ống tiêu hóa bị lien lụy, chứng buồn nôn và ói mửa, cùng với chứng đau lưng xuất hiện. Các triệu chứng báo trước, hay giai đoạn tiền bệnh, thường kéo dài 2-4 ngày. Từ ngày 12-15, những thương tổn thấy được đầu tiên xuất hiện – đó là các vết chấm nhỏ màu đỏ gọi là enanthem – trên màng nhầy của miệng, lưỡi, vòm miệng và cổ họng. Nhiệt độ cơ thể vẫn bất bình thường. Các thương tổn này nhanh chóng lan ra và bị vỡ, giải phóng lượng lớn virus vào tuyến nước bọt.Virus đậu mùa có khuynh hướng tấn công tế bào da, gây nên những mụn nhọt điển hình (gọi là phát ban) của chứng bệnh này. Các nốt nhỏ phát triển trên da từ 24-48 tiếng sau khi các thương tổn ở các màng nhầy xuất hiện. Thông thường, các vết ban xuất hiện đầu tiên ở tran, sau đó nhanh chóng lan ra cả khuôn mặt, phần lớn các bộ phận gần đầu, than người và cuối cùng là ở các bộ phận xa hơn. Quá trình xảy ra không quá 24 đến 36 tiếng, sau thời gian này không còn thương tổn mới nào xuất hiện. Lúc này, sự nhiễm virus variola có thể diễn ra theo nhiều hướng, dẫn đến bốn loại bệnh đậu mùa như trong phân loại Rao: thông thường, giảm nhẹ, ác tính và gây xuất huyết. Trong lịch sử, bệnh đầu mùa gây ra tỷ lệ tử vong vào khoảng 30%, trong đó hai dạng ác tính và gây xuất huyết thường gây chết người.

Đậu mùa thông thường
90% hoặc hơn số các ca bệnh đậu mùa gặp ở những người chưa tiêm chủng thuộc loại đậu mùa thông thường. Ở dạng này, vào ngày thứ hai phát ban, vết ban sẽ biến thành nốt sần. Vào ngày thứ ba hay thứ tư, các nốt sần sẽ chứa bên trong một chất dịch màu trắng đục và trở thành mụn nước. Chất dịch này trở nên đặc và có màu đục trong vòng 24-48 giờ.Khoảng ngày thứ sáu hay thứ bảy, mọi vết thương ở da sẽ biến thành nốt sần. Trong vòng 7 đến 10 ngày, các nốt sần sẽ phát triển và đạt kích thước tối đa. Các nốt sần nổi lên rõ, thường có hình tròn, chạm vào thấy căng và cứng. Các nốt sần ăn sâu vào lớp biểu bì, cho cảm giác đó là các hạt nhỏ nằm trong da. Chất dịch dần dần rỉ qua nốt sần, và vào tuần thứ hai, các nốt sần xẹp xuống và bắt đầu khô đi, tạo thành lớp vảy cứng. Vào ngày thứ mười sáu tới ngày thứ hai mưoi, lớp vảy sẽ bao phủ toàn bộ các vết thương đã bắt đầu bong ra, gây nên sẹo.Đậu mùa thông thường hay tạo ra các vết ban riêng biệt, mà các nốt sần sau đó tách ra khỏi lớp da. Sự phân bổ các vết ban dày đặt nhất ở trên mặt, xuất hiện nhiều ở các chi hơn là trên than mình; và ở các chi, lại dày hơn ở các điểm mút. Lòng bàn tay và long bàn chân thường nổi ban nhiều. Đôi khi, các chỗ phồng da kết lại với nhau, tạo nên vết ban giao nhau. Vết ban giao nhau làm bong lớp da ra khỏi lớp thịt nằm bên dưới. Bệnh nhân gặp phải các vết ban giao nhau thường vẫn trong tình trạng bệnh thậm chí sau khi lớp vảy đã hình thành. Tỷ lệ tử vong do gặp phải vết ban là 62%.
Đậu mùa giảm nhẹVới đặc điểm gây phát ban và phát triển mau lẹ, đậu mùa giảm nhẹ hầu hết diễn ra ở những người đã tiêm chủng vắc-xin. Ở dạng này, các triệu chứng bệnh vẫn xảy ra nhưng ở mức độ nhẹ hơn so với đậu mùa thông thường. Bệnh nhân thường không sốt trong quá trình vết ban phát triển. Các tổn thương ở da ít hơn và tiến triển nhanh hơn, ở bề mặt nhiều hơn và có thể không thể hiện rõ đặc tính của bệnh đậu mùa điển hình. Đậu mùa giảm nhẹ rất hiếm khi gây chết người. Dạng đậu mùa này hay bị nhầm lẫn với bệnh thủy đậu.
Đậu mùa ác tínhỞ dạng này, các thương tổn vẫn tiếp tục tồn tại trên da vào thời điểm các mụn nước hình thành. Lý do một số người mắc dạng bệnh này vẫn chưa được biết đến. Trong lịch sử, đậu mùa ác tính chiếm khoảng 5-10% các ca mắc bệnh, trong đó phần lớn là trẻ em – 72%. Đậu mùa ác tính thường đi kèm với giai đoạn tiền triệu kéo dài 3-4 ngày, sốt kéo dài và các triệu chứng nhiễm độc huyết trầm trọng. Vết ban phát triển ở lưỡi và vòm miệng. Các thương tổn ở da phát triển chậm. Vào ngày thứ bảy hay thứ tám, các thương tổn này xẹp đi và trông giống bị hằn vào da. Không giống đậu mùa thông thường, mụn nước chứa rất ít dịch, chạm vào thấy mềm và mỏng, và có thể chứa máu. Đậu mùa ác tính gần như luôn luôn gây tử vong.
Đậu mùa xuất huyếtĐậu mùa xuất huyết là dạng bệnh nghiêm trọng đi kèm với hiện tượng xuất huyết nặng ở da, màng nhầy và ống dạ dày. Dạng bệnh này chiếm khoảng 2% số ca và hầu hết bắt gặp ở người lơn. Với đậu mùa xuất huyết, da không nổi vảy. Thay vào đó, người bệnh bị xuất huyết dưới da, da trông giống bị phỏng và nám đen. Vì vậy, dạng này còn được biết đến với tên bệnh mụn đen.Vào giai đoạn đầu hay giai đoạn phát bệnh, xuất huyết diễn ra vào ngày thứ hai hay thứ ba khi xuất huyết dưới màng kết làm long trắng mắt trở nên đỏ. Đậu mùa xuất huyết cũng gây ra phát ban đỏ, các đốm xuất huyết, xuất huyết ở lá lách, thận, màng thanh dịch, cơ và ít gặp hơn là ở lá tạng ngoài tâm mạc, gan, tinh hoàn, buồng trứng và bang quang. Người bệnh có thể tử vong bất ngờ từ ngày thứ năm đến ngày thứ bảy mắc bệnh, khi mà ở ngoài da, các thương tổn đáng ngại xuất hiện rất ít. Các biểu hiện về sau diễn ra ở bệnh nhân còn sống trong vòng 8-10 ngày. Bệnh nhân ở giai đoạn đầu có những biểu hiện:các nhân tố đông máu (như tiểu cầu, huyết tương và huyết thanh) suy giảm và lượng antithrombin tuần hoàn gia tăng. Bệnh nhân ở giai đoạn sau có lượng tiểu cầu bị giảm mạnh; tuy nhiên sự thiếu hụt các nhân tố đông máu ít trầm trọng hơn. Một số bệnh nhân ở giai đoạn sau cũng cho thấy có sự gia tăng về lượng antithrombin. Dạng này có thể bắt gặp ở mọi nơi, chiếm từ 3 đến 25% các ca tử vong, tùy thuộc vào độc tính của các vết sần. Đậu mùa xuất huyết có khả năng gây tử vong cao.

Nguyên nhân
Bệnh đậu mùa xuất phát từ việc nhiễm virus Variola, thuộc chi Orthopoxvirus, họ Poxviridae. Variola là một virus hình gạch, cỡ lớn vào khoảng 302-350 nanomét x 244-270 nm, có bộ gen DNA dạng hai sợi, và có một vòng thắt lại ở mỗi đầu. Hai dạng đậu mùa cơ bản là variola major và variola minor.Bốn loại virus thuộc chi Orthopoxvirus gây bệnh ở người là: Variola, vaccinia, cowpox (đậu mùa ở động vật) và monkeypox. Trong tự nhiên virus variola chỉ gây bệnh ở người, dù động vật linh trưởng và các loài động vật khác cũng bị nhiễm bệnh ở môi trường thí nghiệm. Vaccinia, cowpox và monkeypox có thể gây bệnh ở người lẫn động vật.Chu kỳ sống của các virus thuộc họ Poxviridae khá phức tạp vì có nhiều dạng gây truyền nhiễm, với cơ chế xâm nhập tế bào đa dạng. Virus họ này là duy nhất trong số các virus có DNA vì chúng không tái tạo trong nhân tế bào, mà là ở tế bào chất. Để tái tạo, các virus sản sinh ra nhiều loại protein đặc trưng mà các virus DNA khác không tạo ra được, trong đó protein quan trọng nhất là RNA polymer hóa dựa trên DNA của virus.
Sự truyền bệnhBệnh lan truyền qua việc hít phải các virus variola trong không khí, thường từ các dịch từ vùng họng, mũi, niêm mạc họng của người nhiễm bệnh. Bệnh được truyền từ người sang người chủ yếu qua việc tiếp xúc mặt đối mặt kéo dài với người nhiễm bệnh, thường trong khoảng cách 1,8m, nhưng cũng có thể bị truyền bệnh qua việc tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể bị nhiễm virus hoặc các đồ vật bị nhiễm bẩn như ra giường hay quần áo. Đậu mùa hiếm khi gây lây nhiễm qua không khí trong không gian kín như tòa nhà, xe buýt, xe lửa. Virus có thể lây truyền qua đường nhau thai, nhưng bệnh đậu mùa bẩm sinh có tỷ lệ tương đối thấp. Đậu mùa không được ghi nhận là có thể lây truyền trong thời kỳ tiền triệu và virus thường phát tán từ lúc xuất hiện các vết ban, hay đi kèm với các thương tổn ở miệng và họng. Virus có thể lây truyền qua trong giai đoạn phát bệnh, thường nhất là khoảng tuần đầu tiên xuất hiện vết ban, khi các thương tổn ở da còn nguyên vẹn. Bệnh bắt đầu ít lây nhiễm trong khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc vảy xuất hiện, nhưng người bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi miếng vảy cuối cùng rụng đi.Đậu mùa có tính lây nhiễm coa, nhưng thường với tốc độ chậm và ít rộng khắp hơn so với các bệnh truyền nhiễm do virus khác; có thể bởi vì bệnh lây nhiễm qua việc tiếp xúc gần và xảy ra sau khi vết ban đã xuất hiện. Tỷ lệ lây nhiễm cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian ngắn trong giai đoạn lây nhiễm. Ở vùng ôn đới, số ca lây nhiễm đậu mùa đạt cao nhất vào mùa đông và mùa xuân. Ở khu vực nhiệt đới, bệnh xuất hiện khắp cả năm. Đậu mùa không được ghi nhận có thể lây truyền qua côn trùng hay động vật và không có trường hợp vật chủ mang mầm bệnh không thể hiện triệu chứng (asymptomatic carrier).

Chuẩn bệnh
Theo định nghĩa y học, đậu mùa là loại bệnh đi kèm với sốt cấp tính trên 38,3°C, cùng với các vết ban có đặc điểm cứng, mụn nước hoặc mụn mủ ăn sâu xuất hiện vào cùng thời kỳ phát triển mà không có nguyên nhân rõ ràng. Nếu có trường hợp bệnh được nhận thấy, bệnh sẽ được xác nhận thông qua các kiểm tra phòng thí nghiệm.Xét từ quan sát kính hiển vi, virurus đậu mùa sản sinh các thể vùi mang tế bào chất điển hình, trong đó quan trọng nhất là thể Guarnieri, và là vị trí để virus sinh sản. Thể Guarnieri trông giống đốm màu hồng, có thể dễ dàng nhận diện qua làm sinh thiết da cùng hermatoxylin và eosin. Thể này được tìm thấy ở tất cả các bệnh nhiễm virus đậu mùa nhưng sự vắng mặt thể Guarnieri không thể được xem là loại trừ bệnh đậu mùa. Chuẩn đoán nhiễm virus orthopoxvirus cũng có thể được thực hiện nhanh chóng bằng xét nghiệm qua kính hiển vi electron đối với dịch mủ hoặc vảy. Tất cả orthopoxvirus đều có hình viên gạch đặc trưng qua kính hiển vi electron. Xác định bệnh bằng thí nghiệm đối với virus variola bao gồm việc nuôi cấy virus trong màng chorioallantoic (một phần của phôi gà) và kiểm tra các mụn bọc thương tổn dưới những điều kiện nhiệt độ xác định.Bệnh thủy đậu (chickenpox) thường bị nhầm lẫn với bệnh đậu mùa vào thời kỳ tiền triệu sớm. Hai bệnh này có thể được phân biệt bằng nhiều phương pháp. Không giống bệnh đậu mùa, bệnh thủy đậu thường không ảnh hưởng lên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Thêm vào đó, mụn mủ thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào thời gian phát ban, còn mụn mủ đậu mùa đều gần như cùng kích cỡ vì ảnh hưởng của virus phát triển đồng đều hơn. Có nhiều phương pháp thí nghiệm để phát hiện thủy đậu trong các trường hợp bệnh đậu mùa còn nghi vấn.
Đậu mùa trong lịch sử Việt Nam
Lịch sử Việt Nam có ghi lại một số những nhân vật chết vì bệnh đậu mùa. Trong đó có Hoàng tử Cảnh, người con cả của vua Nguyễn Thế Tổ (niên hiệu Gia Long). Hoàng tử Cảnh mất năm 22 tuổi, để lại một vợ và hai con. Vua Tự Đức cũng bị bệnh đậu mùa và bị vô sinh nên nhận một người con nuôi lên làm vua và chỉ tại vị được 3 ngày, đó là vua Dục ĐứcSử nhà Nguyễn cũng ghi hai nạn dịch lớn trước thời Pháp thuộc:”Năm Canh Thìn (1820) tháng 11 (âm lịch) bệnh dịch lan tràn, khởi đầu từ Hà Tiên đến Bắc Thành. Nhiều người chết. Nhà nước chẩn cấp cho dân tổng cộng 73 vạn quan tiền.”"Năm Canh Tý (1840) tháng 9 (âm lịch) ở Sơn Tây từ mùa xuân đến mùa thu có hơn 4.900 người chết dịch.”[8]Vết sẹo rậm trên da mặt thường là chứng tích của bệnh đậu mùa, tiếng Việt có chữ riêng để gọi: “rỗ”.

(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
bệnh đậu mùa mấy ngày mới hết
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
bình thường từ 5-7 ngày có thể lâu hơn
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý