Cách xử lý ngộ độc thức ăn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách xử lý ngộ độc thức ăn

18/04/2015 03:47 PM
2,120

Ngộ độc thức ăn phải làm sao? Nhận biết ngộ độc thức ăn như thế nào? Cách xử lí khi bị ngộ độc?

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Trong số những ca tử vong đó, có những trường hợp không đáng có khi người thân luống cuống hoặc chủ quan không biết cách xử lý khi người thân của họ bị ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân


Thực phẩm không an toàn là nguyên nhân hàng đầu. Hàng ngày các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí phản ánh về tình trạng trồng các loại rau không đảm bảo an toàn, dư lượng thuốc trừ sâu quá lớn, quá trình chế biến thực phẩm mất vệ sinh… khi những loại thực phẩm đó đưa vào cơ thể khiến cơ thể không thể thích nghi gây ngộ độc.

Với những người nhẹ thì bị đau bụng, người nặng thì mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, còn nặng hơn thì phải cấp cứu gây tử vong. Có nhiều trường hợp còn uy hiếp đến tính mạng khi ăn tiết canh, ăn ốc sên nướng, ăn gỏi, ăn đồ sống khiến vi sinh vật chui lên não làm tử vong hoặc khuyết tật vĩnh viễn.

Tuy nhiên, đáng báo động là những món ăn này lại là món khoái khẩu của cánh đàn ông và khó có thể thay đổi thói quen có hại này.

Biểu hiện


Hiển nhiên ngộ độc thực phẩm là do thực phẩm không  toàn, có chứa vi nấm, vi khuẩn hay virus, nhiễm chất hóa học… Theo những chuyên gia nghiên cứu cho rằng: ngộ độc thực phẩm có thể chia ra làm hai loại bao gồm:

-    Ngộ độc cấp tính: Có những dấu hiệu như đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đây là dạng ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật hoặc hàm lượng thuốc trừ sâu, chất hóa học lượng lớn.

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?, Sức khỏe, ngo doc thuc pham, xu tri khi bi ngo doc thuc pham, suc kheo, bao phu nu,
Ngộ độc thực phẩm là do thực phẩm không  toàn, có chứa vi nấm,
vi khuẩn hay virus, nhiễm chất hóa học. 

-    Ngộ độc mạn tính: Đây là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng, không phát các biểu hiện sau khi ăn xong mà các chất độc tố sẽ tích lũy ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đối với dạng ngộ độc này thường là do ăn phải thực phẩm chứa chất độc lâu ngày và có thể gây ung thư.

Cả hai dạng ngộ độc đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn, vì vậy hãy tự bảo vệ mình để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra


Nhiều ca tử vong ngộ độc rất đáng tiếc vì người thân chưa có kinh nghiệm ứng cứu kịp thời. Vậy khi bị ngộ độc do thực phẩm bạn nên làm theo những cách dưới đây:

-    Điều đầu tiên là thực hiện ăn chín uống sôi, chỉ dùng những thực phẩm có nguồn gốc an toàn, dư lượng thuốc trừ sâu trong mức cho phép, không có lý sinh trùng, vi nấm, vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

-    Khi có các biểu hiện của ngộ độc như: đau bụng, nôn nhiều, tiêu chảy… điều đầu tiên là nên có những biện pháp làm chất độc ra ngoài như nôn, dùng tay kích thích họng đẩy thức ăn và chất độc ra ngoài cơ thể càng sớm càng tốt.

-    Bổ sung nước kịp thời: thông thường, người bị ngộ độc thường mất khá nhiều nước, vì vậy hãy bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống dung dịch oresol, nước hoa quả...

-    Đến bệnh viện nếu sau khi sơ cứu không thấy đỡ và đặc biệt không tự ý mua thuốc mà không có đơn chỉ dẫn của bác sĩ.

-    Nếu ngộ độc nặng thì nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được các bác sĩ cấp cứu kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra khi chậm trễ.


Dấu hiệu

Triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, đau bụng rồi tiêu chảy. Thường các triệu chứng có thể phát triển nhanh chóng, trong vòng 30 phút hoặc chậm hơn xảy ra trong vòng 24 – 48 giờ kể từ khi ăn thực phẩm có độc.

Tùy thuộc vào chất độc mà có triệu chứng bệnh khác nhau, đôi khi có kèm theo ớn lạnh, đi tiêu có máu, mất nước và gây tổn hại đến hệ thần kinh nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra hàng loạt cho những người dùng chung loại thức ăn có chứa chất độc như tại các khu công nghiệp, các bữa tiệc…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm: do các vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm độc, thuốc trừ sâu trên rau quả…; các thực phẩm bị nhiễm kim loại nặng như đồng, chì, asen…; thực phẩm có chứa phụ gia độc, thuốc tăng trưởng, chất bảo quản.

Các loại vi-rút gây ngộ độc thực phẩm thông thường là: vi-rút noro có trong sò ốc, rau nhiễm phân, vi-rút rota thường gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ sơ sinh và trẻ em và có thể lây truyền từ người này sang người khác, Escherichia coli (E coli) có thể gây suy thận và tử vong.

Một số loại nấm có chứa độc khi ăn phải gây đổ mồ hôi, run rẩy, ảo giác và hôn mê. Ngộ độc thuốc trừ sâu từ trái cây, rau quả gây ra các triệu chứng mờ mắt, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, tăng tiết nước bọt, run rẩy tay chân…

Cách phòng tránh

Để hạn chế bị ngộ độc thực phẩm, người chế biến thực phẩm cần lưu ý:

Khi mua thực phẩm

- Mua thực phẩm cần trữ lạnh vào lúc cuối để tránh thực phẩm bị rã đông.

- Không mua thực phẩm được đóng gói, đóng hộp đã bị rò rỉ, vỡ, nứt.

- Để thịt, cá riêng với với các thực phẩm khác.

- Lưu trữ an toàn, bảo quản bằng tủ lạnh khi cần thiết.

- Ưu tiên chế biến thực phẩm dễ hư hỏng trước và trữ lạnh chúng ngay khi mua về. Trữ thịt, cá ở ngăn lạnh nhất trong tủ lạnh. Nên duy trì nhiệt độ tủ lạnh ở khoảng 4-5oC (40oF), tủ đông khoảng -17oC (khoảng 0oF).

- Nấu thịt gia cầm tươi hoặc ướp lạnh tốt nhất trong vòng 2 ngày.

An toàn khi chế biến

- Mọi dụng cụ nấu bếp cần được vệ sinh sạch sẽ.

- Rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm tươi sống, cá thịt…

- Tẩy trùng dao thớt thường xuyên, có thể dùng dung dịch nước javen pha loãng để sát trùng.

- Sau khi cắt thịt gia cầm, cá nên vệ sinh thớt, dụng cụ, rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thứ khác.

- Nếu sử dụng lò vi sóng để rã đông thực phẩm, cần chế biến ngay.

- Chế biến thực phẩm đảm bảo chín hoàn toàn, nấu thịt đạt nhiệt độ trên 70oC (158oF), thịt bò, bê trên  63oC (khoảng 145oF). Thịt gia cầm đạt trên 82oC (khoảng 180oF).

- Sử dụng thức ăn nấu chín còn dư trong vòng 4 ngày (để trong tủ lạnh).

- Trữ nóng hay lạnh thực phẩm cho phù hợp.

- Khi đi tiêu tiểu cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

- Đeo găng tay an toàn khi chế biến thực phẩm nếu bị mắc các chứng bệnh ngoài da…

- Chữa trị ngộ độc thực phẩm tại cơ sở y tế.

Khi có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm dưới đây, người bệnh cần đến các cơ sở y tế ngay để điều trị kịp thời:

- Buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy kéo dài hơn hai ngày.

- Trẻ em dưới 3 tuổi bị ngộ độc thực phẩm. Đau bụng dữ dội kèm theo sốt.

- Ngộ độc thực phẩm sau khi đi du lịch nước ngoài.

- Nôn ói tất cả các chất lỏng, không thể uống thuốc do ói mửa.

- Đi tiêu ra máu, tiểu ít, khó tiểu, nước tiểu màu sẫm…


Bí kíp điều trị ngộ độc thức ăn mùa hè

00:00:18 03/06/2010
Theo PLXH
  • 17 tips tránh ngộ độc thực phẩm Tết này
  • Cảnh giác trước 8 thực phẩm dễ nhiễm thuốc trừ sâu
  • Những nguy hiểm khi "măm" quá nhiều mỳ ăn liền
  • 5 yếu tố cần lưu ý cho teen khi mua kem chống nắng
  • 4 thực phẩm giúp xương dài ra
  • 5 loại thực phẩm gây đau đầu
  • 5 kiểu kết hợp thực phẩm bữa sáng không tốt cho teen
  • Những thực phẩm cho hàm răng chắc khỏe
  • Giúp tránh xa nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết!
  • 5 thực phẩm đánh bật hơi thở "rau mùi"

Không cần phải nhờ tới sự trợ giúp từ mama, bạn vẫn có thể xoay xỏa ổn nhất cho bản thân mình, cho bạn bè, cho cô em gái... khi bất ngờ bị ngộ độc thức ăn ghé thăm trong mùa hè này đấy!

Nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc thức ăn?

Có rất  nhiều những nguyên nhân khiến bạn phải khổ sở vướng vào dịch bệnh mùa hè này như:

* Những nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm có thể được chia thành hai loại: các tác nhân truyền nhiễm và các tác nhân độc hại.

- Các tác nhân truyền nhiễm bao gồm: virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.

- Các tác nhân độc hại bao gồm: nấm mốc độc hại, chuẩn bị thức ăn không sạch sẽ, rau quả có chứa thuốc trừ sâu.



* Thức ăn thường trở nên bị ô nhiễm do vệ sinh kém hoặc khâu chuẩn bị thức ăn kém. Nếu khi xử lý thực phẩm, bạn không rửa tay kỹ càng hoặc bị bệnh nhiễm trùng thường gây ngộ độc.

Cũng có khi nguyên nhân là do bạn đóng gói thực phẩm không đúng cách hoặc thực phẩm được lưu trữ ở nhiệt độ sai cũng thúc đẩy sự ô nhiễm thực phẩm.


Điều trị ngộ độc thức ăn tại nhà


Nếu bạn bị nôn và bị tiêu chảy nhẹ trong một thời gian ngắn kéo dài ít hơn 24 giờ thì có thể chỉ cần tự điều trị và chăm sóc tại nhà.

* Không ăn thức ăn quánh đặc trong khi buồn nôn hoặc nôn mửa nhưng bạn nên uống nhiều chất lỏng.

- Nên uống nước thành từng ngụm nhỏ, uống thường xuyên để cơ thể không bị mất nước.

- Tránh dùng rượu, caffein, hoặc thức uống có đường. Nên sử dụng những sản phẩm bù nước có chứa một lượng muối và đường phù hợp.


- Không nên uống những thức uống tăng lực vì chúng có chứa quá nhiều đường ngay cả khi được pha loãng khiến tình trạng tiêu chảy có thể nặng hơn.

* Khi những cơn buồn nôn và ói mửa đã ngừng, bạn nên bắt đầu ăn từ từ với số lượng thực phẩm nhỏ. Nên ăn cháo gạo, súp, lúa mì, bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ít đường, thịt nạc và thịt gà lúc này.

Uống sữa thời điểm này cũng khá tốt và an toàn mặc dù một số nhân có thể gặp những triệu chứng khó chịu cho dạ dày do không dung nạp lactose.


* Ngộ độc thực phẩm nếu nhẹ bạn không cần phải sử dụng thuốc kê theo toa để ngăn chặn tiêu chảy. Nhưng nếu bạn muốn chấm dứt sớm tình trạng khó chịu này thì hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc để luôn được an toàn.

Khi nào bạn nên tìm một kiếm một sự chăm sóc y tế?

Liên lạc với bác sĩ nếu có các tình huống sau đây xảy ra:

* Buồn nôn, nôn mửa, hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày.

* Đau bụng kèm theo sốt nhẹ.

* Các triệu chứng bắt đầu sau khi bạn đi du lịch nước ngoài trong thời gian gần đây.

* Các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè đã ăn cùng một loại thức ăn với bạn đang bị ngộ độc thực phẩm.


* Bạn không cải thiện được tình trạng bệnh trong vòng 2 ngày dù vẫn đang tích cực uống một lượng chất lỏng lớn hàng ngày.

* Bạn đang bị các bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

* Bạn bị ngộ độc và không thể uống thuốc bình thường vì bị nôn.

* Bạn có những triệu chứng khác như: tầm nhìn lóa, khó nuốt.

Tới phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất nếu có các tình huống sau đây xảy ra:

* Hệ miễn dịch suy giảm, chhóng mặt, váng đầu, hoặc có vấn đề với tầm nhìn.

* Bị một cơn sốt cao 40 độ kèm theo các triệu chứng đau bụng.

* Tình trạng chuột rút không biến mất sau 10-15 phút.

* Bạn có bệnh dạ dày hoặc đầy bụng

* Da hoặc mắt chuyển sang màu vàng.

* Nôn ra máu hoặc bị đi tiêu ra máu.


* Bạn không đi tiểu được, hoặc đã giảm hẳn số lần đi tiểu, hoặc có nước tiểu  tối màu.

* Bạn có vấn đề với hơi thở, nghe nói hoặc nuốt khó khăn.

* Một hoặc nhiều khớp bị sưng hoặc phát ban xảy ra trên da bạn.
(st)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
khi bi ngo doc thuc pham thi dung bien phap so cuu nao dat hieu qua nhat
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Tác động để thức ăn bị đẩy ra ngoài sau đó uống nhiều nước, nếu không đỡ nhanh chóng đến bệnh viện
thua bac si ba chau bi ngo doc thuc pham ,keu bac si toi chich thuoc nhung ko bot . bay gio chau phai lam sao day bac si oi? giup chau voi
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý