Sa dạ dày triệu chứng và cách điều trị

seminoon seminoon @seminoon

Sa dạ dày triệu chứng và cách điều trị

18/04/2015 03:47 PM
3,930

Sa dạ dày là gì? Nguyên nhân gây sa dạ dày. Biểu hiện của bệnh sa dạ dày như thế nào. Phòng ngừa và điều trị sa dạ dày. Sa dạ dày

Sa dạ dày là bệnh xảy ra có thể do sự thay đổi khí hậu, lao động quá sức, ăn uống không điều độ.

Biểu hiện

Tính chất của cơn đau trong bệnh này tương tự như đau kiểu đói bụng; cũng có thể xuất hiện tình trạng trướng bụng, ợ hơi, đau thắt, các triệu chứng đi kèm là buồn nôn, nôn mửa, táo bón, khó tiêu. Khi nghiêm trọng có thể gây xuất huyết, nứt hậu môn. Người bị chứng sa dạ dày thường có những biểu hiện như: đau bụng ở vùng trên với những đặc điểm đau có tính nhịp điệu, mỗi lần phát bệnh có thể kéo dài trong vài ngày hay vài tuần...

Những nguyên nhân gây bệnh

Sa dạ dày là hiện tượng dạ dày không nằm đúng vị trí của nó. Đây là một trong những chứng bệnh sa nội tạng rất thường gặp. Bình thường, dạ dày nằm chủ yếu ở phần xương sườn thứ 11 bên trái, một phần khác nằm ở phầm bụng trên. Khi mắc chứng bệnh này, dạ dày sa dài đến mào chậu, gây khó khăn cho việc có bóp và tiêu hóa.

Nhiều bệnh nhân mắc chứng sa dạ dày do tập luyện và vận động thái quá ngay sau khi ăn no. Bác sỹ Nguyễn Xuân Bích Huyên, công tác tại trung tâm tư vấn sức khỏe Tâm Tâm An, cho biết: Sau khi ăn, bạn cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để máu dồn nhiều về dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn.

Nếu tập luyện quá sức hoặc mang vác nặng lúc này, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra. Lâu dần, tình trạng trên khiến dạ dày giãn ra và bị sa xuống.

Cơ thể suy nhược, gầy yếu cũng là một lý do gây ra bệnh sa dạ dày. Lúc này, các gân cơ ở bụng thường lỏng lẻo, có thể thiếu mỡ ở vách bụng, áp suất bụng giảm xuống gây sa dạ dày.

Sa dạ dày còn xảy ra với những người cân giảm quá nhanh chóng, phụ nữ sinh đẻ nhiều, người có bụng dài, hẹp. Bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm cũng thường gặp biến chứng này. Sa dạ dày cũng có thể do siêu vi trùng gây ra. Khi đó, người bệnh có thể bị sốt, đau cơ, buồn nôn và tiêu chảy. Những người uống nhiều thuốc co thắt, thuốc ức chế can-xi chữa cao huyết áp cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Sa dạ dày không chỉ xảy ra do các bệnh ở đường tiêu hóa. Một số bệnh như viêm đa cơ, lupus ban đỏ, khối u, đau nửa đầu, chóng mặt, bệnh nội tiết chuyển hóa, viêm đường mật, viêm tụy hay viêm da dày điều có thể dẫn đến bệnh này.


Vận động thái quá sau khi ăn có thể gây sa dạ dày.(Ảnh minh họa)

Biểu hiện và cách phòng tránh

Người bị chứng sa dạ dày thường có biểu hiện gầy ốm, ăn uống kém, bụng đầy trướng, khó chịu. Khi ăn cơm xong, cảm giác đầy trướng càng nặng hơn, có thể kèm theo đau bụng, ợ hơi, chóng mặt, mệt mỏi và đại tiện khô.

Nếu đứng, bạn có thể nhận thấy bụng trên phẳng, bụng dưới phình to và cơ bụng giãn ra. Về lâu dài, sa dạ dày khiến sức khỏe người bệnh ngày càng suy kiệt, khả năng lao động giảm, tinh thần căng thẳng. Do vậy, bạn nên có những biện pháp để phòng bệnh như tránh làm việc nặng ngay sau khi ăn, ăn uống điều độ và tập luyện vừa sức.

Các lưu ý trong quá trình điều trị

Nếu bạn có người thân bị sa dạ dày và đang điều trị, đừng bỏ qua những lưu ý sau:

* Hạn chế ăn thức ăn lạnh, cay, chua, thức ăn khó tiêu, đầy bụng. Thay vào đó, bạn chế biến món ăn dạng lỏng, mềm để dạ dày dễ co bóp và tiêu hóa. Bạn cũng nên chế biến thức ăn bằng cách luộc, hấp. Việc thường xuyên ăn đồ rán xào quá nhiều chất béo có thể khiến bệnh nặng hơn.

* Luyện tập cơ bụng: Bạn tìm hiểu những bài tập giúp là săn chắc cơ bụng trên và cơ bụng dưới. Bạn chỉ nên tập sau khi ăn khoảng 2 giờ.

* Chữa bằng thuốc: Một số loại thuốc uống và tiêm có tác dụng trong việc điều trị chứng sa dạ dày. Tuy nhiên, bạn tránh tự ý dùng thuốc mà nên đi khám và có chỉ định rõ ràng của bác sỹ.

Với trường hợp của chị Hạnh, bác sỹ kê toa thuốc và hướng dẫn chị tập vật lý trị liệu. Sau hai tuần, sức khỏe của chị dần phục hồi.

Chế độ ăn uống với người bị sa dạ dày

Sinh hoạt, ăn uống

Những người bị sa dạ dày cần thường xuyên chú trọng điều dưỡng - điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt, có thời gian nghỉ ngơi, làm việc thích hợp, đảm bảo ngủ đủ giấc. Nên dùng những loại thực phẩm ít xơ, mềm và dễ tiêu hóa. Tránh những thức ăn cứng, chiên xào và có tính kích thích như rượu, cà phê, trà, thực phẩm cay nồng. Nên ăn ít và chia thành nhiều bữa. Bệnh này có thể điều trị bằng ăn uống các loại trái cây hoặc thuốc Đông y như dưới đây:


- Nước củ sen, cam thảo: Củ sen 200g, cam thảo 3g, táo 2 quả, vị thuốc bạch thược 10g. Táo, củ sen rửa sạch, cắt nhỏ, ép thành nước, bạch thược và cam thảo cho vào nồi đất cùng 300 ml nước, nấu lấy nước. Trộn 2 loại nước với nhau khuấy đều để dùng, chia làm 2 lần dùng trong ngày.- Chuối trộn mật ong: Chuối tiêu 2 quả, táo tây 2 quả, mật ong 30 ml. Rửa sạch táo, chuối bỏ vỏ, xay nhuyễn, cho mật ong vào đảo đều, chia làm 2 lần dùng trong ngày.

- Cà rốt, rau cần: Cà rốt 400g, rau cần 200g, lá su hào 200g, táo 300g, mật ong 30 ml. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, để ráo nước, cắt nhỏ, cho vào máy, ép lấy nước. Nếu quá đậm đặc có thể cho thêm nước vào, nếu chất xơ trong nước quá nhiều có thể vớt bỏ bớt, sau đó cho mật ong vào trộn đều là dùng được. Chia làm hai lần dùng trong ngày.

Ngoài ra, trong Đông y cũng có bài thuốc dùng cho bệnh sa dạ dày, đó là bài gồm các vị: hoàng kỳ, đảng sâm (cùng 16g), bạch truật, đương quy (cùng 10g), trần bì, thăng ma, cam thảo (cùng 6g), sài hồ 4g. Cách sắc (nấu) như sau: Nước đầu cho 3 chén nước sắc còn 1 chén, cho nước thuốc ra riêng; nước thứ 2 cho tiếp 3 chén, sắc còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần trong ngày uống lúc no (sau khi ăn 30 phút). Một đợt uống liên tục 7-10 ngày.

Thực đơn tham khảo

- Dùng một ít củ sen tươi, gạo nếp, đường trắng lượng vừa. Nấu gạo nếp với củ sen cho chín mềm, rồi gia thêm đường vừa dùng. Dùng tùy lúc, có tác dụng dưỡng vị.


- Bao tử heo 1 cái, vị thuốc hoàng kỳ 200 gr, trần bì (vỏ quýt) 30 gr. Cách làm: Bao tử heo rửa sạch cắt sợi, sau đó cùng cho hoàng kỳ và vỏ quýt, thêm nước lượng vừa để nấu cho đến khi chín nhừ thì tắt lửa. Chia 2 lần dùng hết trong ngày, có tác dụng dưỡng vị.- Bao tử bò 200 gr, vị thuốc chỉ xác (sao) 10-20 gr, sa nhân 2 gr. Cách làm: Bao tử bò sau khi rửa sạch cắt sợi, cùng chỉ xác và sa nhân cho vào nồi đất dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó hạ lửa nhỏ tiếp tục nấu đến chín, nêm nếm gia vị. Tác dụng dưỡng vị.


- Nhân sâm, sinh khương (gừng tươi), phục linh, trần bì (vỏ quýt) - mỗi thứ 3 gr, vị thuốc thương truật 9 gr, chỉ thực 1,5 gr. Tất cả nguyên liệu trên cùng cho vào nồi đất, dùng nước lượng vừa để nấu, sau khi dùng lửa lớn nấu sôi, thì hạ lửa vừa tiếp tục nấu đến khi chín mềm. Chia làm 3 lần dùng trong ngày, có tác dụng dưỡng vị.- Vị thuốc sơn tra 15 gr, chỉ xác 15 gr. Sơn tra sau khi rửa sạch cùng chỉ xác cho vào nồi nấu, sau khi sôi hạ lửa nhỏ nấu tiếp sau đó bỏ bã lấy nước. Cách dùng: mỗi ngày 1 chén, chia 2 lần dùng. Tác dụng dưỡng vị.


- 1 cái bao tử heo, vị thuốc hoàng kỳ 20-30 gr, tiêu sọ chừng 15 gr. Cách làm: Bao tử heo rửa sạch cắt lát, sau đó cùng hoàng kỳ, tiêu sọ cho vào nồi nước nấu chín, chia 2 hay 3 lần dùng trong ngày, có tác dụng dưỡng vị bổ khí.- 1 cái bao tử bò, 180 gr vị thuốc đương quy, một ít rượu, gia vị. Cách làm: Bao tử bò rửa thật sạch, cắt thành lát nhỏ, cùng đương quy cho vào nồi đất, thêm nước lượng vừa, sau khi dùng lửa lớn nấu sôi, thêm rượu, hạ lửa nhỏ tiếp tục nấu cho đến khi canh đậm thịt nhừ, nêm nếm gia vị. Thích hợp cho người bệnh sa dạ dày có triệu chứng đau.

- Gà tơ 1 con, can khương (gừng khô), công đinh hương, sa nhân (mỗi thứ 3 gr). Gà tơ làm sạch. Can khương, công đinh hương, sa nhân cho vào túi vải buộc lại, rồi cho túi thuốc này và gà tơ vào nồi tiềm cách thủy, chia 2 lần ăn hết trong ngày, có tác dụng dưỡng vị ích khí.

- Gà mái tơ 1 con, vị thuốc chích hoàng kỳ 100 gr, gừng, hành, rượu trắng, tiêu lượng vừa. Gà mái rửa sạch bỏ nội tạng và đầu móng, đưa hoàng kỳ nhét vào bụng gà, dùng chỉ khâu lại, cho vào chiếc thố, cho nước dùng, gừng, hành, rượu, gia vị, dùng lửa lớn chưng cách thủy trong 2 giờ, sau cùng rắc một ít bột tiêu. Có tác dụng trị sa dạ dày và triệu chứng đau dạ dày do lạnh.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tôi biết mình bị sa dạ dày cách đay 1 năm. tôi dang dùng thuốc của lương y Ngayễn Đức Toàn (Hải Phòng) nhưng triệu chứng đầy bụng vẫn còn, nếu ngủ thiếu giấc thì rất khó chịu và buồn nôn. Có ai biết địa chỉ nào chữa được bệnh này làm ơn cho tôi biết với.
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Tại sao bạn không thử đến các bệnh viện lớn về nội khoa nhỉ.Biết đâu điều trị lại khỏi.Công nghệ bây giờ cũng hiện đại rồi, bạn đừng lo lắng quá nhé!
Ban tap khi cong y dao vn se khoi!
E bi sa da day va loet thanh ben ngoai thi phai chua ntn
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Ban tap khi cong y dao vn rat tot cho benh sa da day!
Ban tap khi cong y dao vn se khoi
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý