Bà bầu ăn mì tôm nên cẩn trọng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bà bầu ăn mì tôm nên cẩn trọng

26/11/2015 12:00 AM
337

Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, và có thể "cứu đói" bất kể thời gian, dù ngày hay đêm, mì tôm trở thành lựa chọn của rất nhiều người trong lúc bận rộn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của mì tôm trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, nhất là dinh dưỡng cho bà bầu lại không được các chuyên gia dinh dưỡng hoan nghênh lắm. Liệu bầu có phải "từ mặt" món mì tôm hấp dẫn này hay không?

Nhanh, gọn nhưng không kém phần hấp dẫn, mì tôm đang dần trở thành một bữa ăn quen thuộc của rất nhiều người, ngay cả những phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bà bầu ăn mì tôm liệu có đủ chất dinh dưỡng, và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Bà bầu ăn mì tôm có được không?

Bà bầu ăn mì tôm có được không là mối quan tâm của rất nhiều người

1/ Giá trị dinh dưỡng của mì tôm

Xét về giá trị dinh dưỡng, mì tôm có thành phần chủ yếu là tinh bột, muối, bột ngọt, hương liệu, chất bảo quản, nhưng lại thiếu trầm trọng vitamin, protein, chất xơ. Do đó, mì tôm không được xếp vào danh sách những thực phẩm lành mạnh và cân bằng. Đặc biệt, với hệ tiêu hóa của mẹ bầu, mì tôm được xem là một người bạn không mấy “thân thiện”. Bởi theo nhiều nghiên cứu, sau hàng giờ “du ngoạn” trong cơ thể, mì tôm và các chất bảo quản trong mì vẫn không dễ gì bị phân hủy.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu muối trong ngày của một người lớn chỉ trong khoảng 1,5 – 2g, nhưng hàm lượng muối trong một gói mì 100g tới khoảng 2,7 g muối, vượt quá ngưỡng cho phép trong ngày. Vì vậy, nếu ăn mì tôm liên tục từ ngày này sang ngày khác, bầu có nguy cơ phải đối mặt với bệnh cao huyết áp.

Không dừng lại ở đó, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng Journal of Nutrition, mẹ bầu thường xuyên ăn mì tôm có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường khá cao, ngay cả khi vẫn đang duy trì một chế độ dinh dưỡng và tập luyện lành mạnh.

2/ Bà bầu ăn mì tôm có được không?

Không phủ nhận những tác hại mì tôm mang lại, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, nếu biết cách ăn, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát những ảnh hưởng tiêu cực từ mì tôm.

- Thay đổi cách chế biến: Với tiêu chí nhanh, gọn, ít tốn công, để nấu một gói mì tôm, thông thường bạn chỉ cần một ít nước sôi và 3 phút chờ đợi. Công thức này được in sẵn trên tất cả các gói mì, và hầu như không ai không thuộc “nằm lòng”. Tuy nhiên, đây lại là một công thức không có lợi cho sức khỏe.

Theo ý kiến của các chuyên gia, bạn nên đun sôi nước, sau đó cho mì vào luộc sơ, vớt ra để ráo, và tiếp tục nấu nước lần 2 để cho mì vào nấu một lần nữa. Cách này giúp bạn loại bỏ được phần nào lượng chất béo không lành mạnh và những chất độc hại có trong mì.

- Nói “không” với gói gia vị dầu mỡ: Không mang lại giá trị dinh dưỡng, thậm chí theo nhiều nghiên cứu, gói gia vị này sẽ làm hạn chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm khác, từ đó gây nguy cơ suy dinh dưỡng. Vi vậy, muốn an toàn, vứt ngay những “chất độc hại” này ngay bầu ơi.

- “Tô điểm” thêm bằng rau xanh và thịt: Để giảm tối đa lượng chất béo dư thừa và bổ sung lượng chất xơ cần thiết, với mỗi một vắt mì, bầu nên thêm khoảng 100-150 g rau xanh. Ngoài ra, bầu cũng có thể thêm thịt bò, heo, tôm… để bổ sung thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, lưu ý nên nấu chín rau và thịt trước khi thêm vào, và mỗi gói mì không nên cho quá 30 g thịt đâu nhé!

MarryBaby

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý