Các thực phẩm kiêng kị nhau

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Các thực phẩm kiêng kị nhau

18/04/2015 03:47 PM
1,149

Các loại thực phẩm kị nhau? kết hợp thức ăn thế nào để an toàn, ngon mà lại đảm bảo dinh dưỡng? tổng hợp các món ăn kiêng kị trong nấu ăn.

Một số món ăn kiêng kỵ nhau

             Để bữa ăn gia đình vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe thì việc lựa chọn thực phẩm là điều không thể coi nhẹ. Một số thực phẩm kỵ nhau mà nhiều người trong chúng ta không để ý đến.Trong quá trình hấp thu và chuyển hóa, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp. Chúng có thể "hợp đồng tác chiến" (chẳng hạn vitamin A giúp tăng cường sự tổng hợp các chất đạm, vitamin C xúc tiến quá trình hấp thụ sắt) kiềm chế lẫn nhau (chất này cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia). Hậu quả của sự phối hợp không hợp lý các thức ăn sẽ trở thành gánh nặng đối với cơ thể. Khi gánh nặng đó vượt quá khả năng tự điều chỉnh, cơ thể sẽ bị trúng độc.

Một số món ăn kỵ nhau:

            1. Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.

2. Không nên xào nấu gan động vật với các thứ rau quả có nhiều vitamin C, cũng không nên dùng các loại rau quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ví dụ như: Giá đậu và gan lợn: Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.

            3. Không ăn dưa chuột với những món có nhiều vitamin C, vì dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin C. Ví dụ: Dưa chuột kỵ cà chua.  

4. Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin C:
Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.

            5. Sữa đậu nành và trứng gà: Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

            6. Sữa bò và nước hoa quả: Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.

            7. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho: Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

            8. Thịt dê kỵ giấm: Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.

9. Thịt dê, thịt chó và nước chè: Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.

            10. Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau, nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.

            11. Hồng với cua. Loại quả này cũng không nên ăn cùng khoai lang: Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.

            12. Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).              

13. Sữa đậu nành và đường đen
Đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất "lắng biến tính", chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.

            14.  Tỏi + trứng vịt:nếu tráng trứng vịt với tỏi rất độc.              

15.  Cá chép kỵ thịt cầy: Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.

            16. Bí rợ kỵ cải thìa: Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.  

17. Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt). Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng).

            18. Dưa hấu và thịt dê (ăn cùng dễ trúng độc).

            19. Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.

            20. Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây: Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

            21. Cà chua kỵ rượu: Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.

22. Mật o­ng kỵ đậu hũ:

Chị Ngà ở Đồng Tháp mua tào phớ cho mẹ chồng ăn. Do hết đường cát nên chị lấy mật ong pha vào tào phớ. Sau khi ăn vài giờ, mẹ chồng chị than mệt, khó thở, một hồi sau thì hôn mê. Bà cụ tử vong trên đường đến bệnh viện.

Đến nay, chị Ngà không biết bà cụ mất vì bị bệnh tim mạch sẵn có hay vì hai món ăn kỵ nhau. Nhưng theo lương y Trần Khiết, giảng viên Đại học Y Dược TP HCM, nhiều khả năng là do thức ăn. Trong tào phớ thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày, làm người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu nạn nhân có bệnh tim mạch thì càng tử vong nhanh hơn.  

23. Đậu hũ (tào phớ) kỵ hành: Đậu hủ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho cơ thể.

24. Đào lông kỵ thịt ba ba: Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.

25. Tiêu muối kỵ chè - cháo: Lương thực ngũ cốc đều chứa nhiều vitamin nhóm B; chất khoáng và xơ, các chất dinh dưỡng này rất dễ phân giải trong môi trường kiềm, tạo ra lãng phí dinh dưỡng, khi dùng ngũ cốc nấu cháo thì không nên bỏ tiêu muối (người ta nấu chè, cháo hay bỏ vào tiêu muối cho mau nhừ). ( Lời bình : Cái này chắc là muối diêm chứ không phải muối và tiêu.)

26. Thịt ba ba kỵ trứng gà: Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.

27. Thịt bò kỵ hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

28. Cà rốt kỵ củ cải: Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.

29. Củ cải kỵ nấm mèo đen: Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.

30. Rượu kỵ thịt bò: Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai.

Tổng hợp các loại thực phẩm kị nhau

Hình thức truyền thông hấp dẫn nhất với phụ nữ có lẽ vẫn là truyền miệng và rỉ tai. Trong ẩm thực, sự truyền miệng và rỉ tai này không ít lần đã gây ra chuyện cười ra nước mắt.
Chắc nhiều người còn nhớ những giai thoại về chuyện chết người nếu ăn măng cụt chấm đường, nướng cá lóc bằng cây chùm ruột…

Thật ra, dù không đến nỗi gây chết người như thế, nhưng khoa học dinh dưỡng hiện đại cũng đã xác nhận được việc phối hợp thức ăn không đúng cách trong bữa ăn có thể mang đến những hậu quả lớn nhỏ khác nhau. Những chất dinh dưỡng khác nhau trong bữa ăn có thể đố kỵ nhau đến mức… không thèm nhìn mặt nhau đã đành, lại còn “chơi xỏ” bằng cách ngăn cản sự hấp thu hay thậm chí làm cho chất dinh dưỡng của “đối phương” bị hủy hoại. Thử điểm danh những kẻ đố kỵ nhất trong làng dinh dưỡng:

Tanin trong các loại thực vật có vị chát như trà, ổi… ngăn cản sự hấp thu của hầu hết vi khoáng như sắt, kẽm, đồng… Vì vậy, không nên uống trà đặc sau khi ăn các thức ăn giàu vi khoáng như hải sản, rong biển, thịt đỏ… ít nhất hai giờ. Thời gian này cần thiết để cho hai chất kỵ nhau không “ở chung” một chỗ. Nhờ vậy, chất dinh dưỡng mới được cơ thể hấp thu ở mức tối đa.

Phytate trong tinh bột và oxalate trong các loại rau cải chưa nấu chín làm giảm hấp thu iốt trong hải sản và muối biển. Không ít người trộn gỏi cá, gỏi rong biển với các loại cải bắp, cải xanh, bông cải sống. Điều này không nên, vì lượng iốt quý giá sẽ “không cánh mà bay”. Nếu thích trộn với các loại rau này thì hãy trụng qua nước sôi hoặc ngâm chua.

Chất đạm:  với một số lượng cân đối và vừa phải chất đạm, canxi sẽ được hấp thu và sử dụng tốt hơn. Thế nhưng, nếu có quá nhiều đạm hiện diện cùng lúc với canxi trong lòng ruột, sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, đồng thời có hiện tượng tăng thải canxi qua thận. Ví dụ trong sữa, lượng đạm và lượng canxi ở mức cân đối để canxi hấp thu tốt nhất. Như vậy, những ai muốn giữ gìn canxi cho cơ thể không bị loãng xương thì không ăn thịt cá và uống sữa gần nhau. Tập thói quen dùng sữa và những món ăn nhẹ vào những bữa xế khoảng 9g sáng và 3g chiều.

Phốt-pho: hiện diện nhiều trong thịt đỏ (heo, bò, cừu…), các loại đậu đỗ… cũng giúp làm tăng hấp thu canxi nếu tỷ lệ trong ruột là một phốt-pho/hai canxi. Phốt-pho tăng hoặc giảm hơn tỷ lệ này đều làm sự hấp thu canxi giảm đi. Ngoài các thức ăn tự nhiên, phốt-pho còn có nhiều trong các nước uống công nghiệp. Vì vậy, không nên uống sữa và uống nước ngọt cách nhau dưới hai giờ. Không ít người dùng sữa để uống thuốc, điều này không nên vì sữa tạo ra môi trường kiềm, trong sữa còn có nhiều kali, sắt… gây cản trở hấp thu thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nhiều người còn cho rằng không nên uống sữa lúc đói vì có hại cho dạ dày. Điều này hoàn toàn không đúng.

Dưới đây là một số thực phẩm khi kết hợp với nhau có thể gây chết người:

1. Mật ong, sữa, sữa đậu nành

Ăn cùng tắc tử đề phòng mau mau

2. Thịt gà, kinh giới kị nhau

Cùng ăn 1 lúc ngứa đầu phát điên

3. Ba ba ăn với rau sam

Bụng đau quằn quại khó toàn vẹn thân

4. Vitamin C chớ có tham

Nấu cùng ốc hến tôm cua nghêu sò

Chẳng may ăn phải vài giờ

Chúng tạo chất độc bảng A chết người

5. Gan lợn giá đỗ nực cười

Xào chung mất sạch bổ tươi ban đầu

6. Thịt dê ngộ độc do đâu

Chỉ vì dưa hấu xen vào bữa ăn

7. Động kinh chứng bệnh rành rành

Là do thịt lơn rang chung ấu tầu

8. Thịt gà, rau cải có câu

Âm dương khí huyết thoát vào hư vô

9. Cải thìa, thịt chó xào xô

Ăn vào đi tả hôn mê khôn lường

10. Chuối tiêu, khoai môn phiền hà

Ruột đau quặn lại như là dao đâm

* Không được nấu ăn các loại nhuyễn thể với những phụ chất giầu Vitamin C

11. Đường đen với sữa đậu nành

Đau bong tháo dạ hoành hành suốt đêm

12. Nôn mửa bụng dạ không yên

Vì do hải sản ăn lẫn trái cây

13. Nước chè, thịt chó no say

Thường xuyên như thế có ngày ung thư

14. Khoai lang, hang mận ăn vô

Dạ dày viêm loét tổn thương tá tràng

15. Chuối hột ăn với mật đường

Bong phình, dạ trướng dọc đường phân rơi

16. Trứng vịt lẫn tỏi than ôi

Ăn vào chắc chết mười mươi rõ ràng

17. Sữa bò, cam quýt, bưởi chanh

Ăn cùng 1 lúc liên thanh sấm rền

18. Quả lê, thịt ngỗng tưởng thường

Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao

19. Thịt rắn kị củ cải xào

Ăn nhiều sao thoát lưỡi đao tử thần

20. Cá chép, cam thảo nhớ rằng

Trúng độc tức khắc không cần hỏi tra

21. Ba ba ăn với rau dền

Trúng độc nguy hiểm chớ nên coi thường

Tránh cho làng xóm quê hương

Thức ăn tương phản trăm đường hiểm nguy.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
vi sao ba ba va rau sam ko nen an chung
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Con em duơc 1 năm .cháu hay bị đờm ở cổ,thở tiếng khò khẹ̀xin chỉ em cách chữa
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Con em duơc 1 năm .cháu hay bị đờm ở cổ,thở tiếng khò khẹ̀xin chỉ em cách chữa
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý