Thực phẩm chưã bệnh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thực phẩm chưã bệnh

18/04/2015 03:48 PM
182

Các loại thực phẩm có khả năng chữa bệnh? Một số bài thuốc chữa bệnh từ thực phẩm ăn uống hàng ngày?

Thực phẩm và khả năng chữa bệnh

Từ nhiều thập niên nay, ở các nước phương Tây đã có sự phát triển cao về công nghệ sinh học và khoa học, sử dụng dinh dưỡng hợp lý làm phương pháp điều trị thay thế. Vậy khi bị bệnh, họ sử dụng thực phẩm như thế nào?

Sốt nặng

Nên ăn sữa chua và mật ong hằng ngày. Mật ong (cả ong thường và ong chúa) có tỷ lệ glucoza và levuloza cao (65 - 70%) và saccaroza (2-3%). Ngoài ra còn có muối vô vơ, các axit hữu cơ khác (axit formic, axetic, tactric, malic...), các men tiêu hóa như lipaza, amilaza, invectin, tinh bột, protic, sáp, sắc tố, phấn thơm, phấn hoa nhiều axit amin và các vitamin A, D, E, các muối khoáng khác...

Ngoài tác dụng bổ dưỡng cơ thể, mật ong còn được dùng cho bệnh nhân lao, suy dinh dưỡng, kiệt sức, còi xương ở trẻ em. Lòng đỏ trứng gà trộn mật ong có chất kích thích để tăng hồng cầu rất rõ. Mật ong làm giảm độ axit dịch vị (HCl) trong viêm loét dạ dày - tá tràng, có tác dụng làm giảm các triệu chứng nóng rát, đau xót, âm ỉ khó chịu ở vùng thượng vị, trong viêm tấy xung huyết niêm mạc dạ dày ruột cấp. Mật ong trộn với nước chanh tươi dùng trong sốt cao, co giật ở trẻ em rất tốt.

Phòng đột quỵ

Trà xanh ngăn chặn sự tạo mảng bám (lớp mỡ) trên thành mạch. Trà làm giảm sự thèm ăn nên không làm tăng cân. Trà xanh cũng tốt cho hệ miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH bang Kansas đã định lượng chất ôxy trong trà xanh và phát hiện ra rằng hàm lượng này có hiệu lưucj gấp 100 lần vitamin C và 25 lần vitamin E trong việc bảo vệ các tế bào, chống lại những tổn thương mà người ta nghĩ có liên quan với bệnh ung thư, bệnh tim và những bệnh khác.

Hen suyễn

Hành tây giúp các khí quản phổi dễ dàng co thắt (nhiều bà mẹ làm những túi hành đặt lên ngực con, giúp giảm bớt các chứng bệnh hô hấp, thở thoải mái hơn).

Viêm khớp

Cá hồi, cá ngừ, cá thu và cá mòi giúp ngăn chặn bệnh viêm khớp (trong cá có dầu omega, tốt cho hệ thống miễn dịch).

Rối loạn tiêu hóa

Chuối làm ổn định chứng rối loạn tiêu hóa. Cháo cà rốt có tác dụng trị được tiêu chảy vì nó bù được lượng nước và điện giải mất đi, đồng thời có tác dụng giảm nhu động ruột, hút các chất nhầy và độc tố của vi khuẩn.

Nấu cháo (súp) cà rốt cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bị tiêu chảy: 1 lít nước cháo loãng, khoảng 400g cà rốt tươi, rửa sạch, cạo vỏ và cho vào nước cháo nấu chín. Cho ăn cháo (súp) cà rốt này trong 2 ngày đầu trẻ bị tiêu chảy, mỗi ngày từ 100 - 150ml/kg thể trọng.

Các vấn đề về xương

Dứa có thể ngăn gãy xương hoặc loãng xương nhờ có chứa nguyên tố mangan. Đậu tương và thành phẩm của nó là đậu phụ được nông dân Trung Quốc dùng hằng ngày cho nên phụ nữ ở những vùng này ít khi bị loãng xương.

Có vấn đề về trí nhớ

Sò giúp cải thiện sức vận hành của trí nhớ nhờ cung cấp lượng kẽm cần thiết. Ngoài ra, nên dùng loại thực phẩm giàu axit omega-3 và DHA vì có tác dụng lên não bộ và hệ thần kinh trung ương, tác dụng bảo vệ tim mạch.

Cá nước lạnh đặc biệt nhiều mỡ và là nguồn phong phú nhất về omega-3. Tuy nhiên, cá nuôi có ít omega-3 hơn so với cá hoang dã, cá hồi sông, cá ngừ, cá tuyết chấm đen, cá thu, cá trích, cá sác đin...

Cảm lạnh

Tỏi làm cho đầu bớt nặng, làm giảm lượng cholesterol. Khi cảm thấy bắt đầu đau họng, bạn hãy ăn ngay tỏi, nó sẽ giúp bạn ngăn chặn được viêm họng.

Ho

Tiêu đỏ có chất tương tự với chất có trong siro ho. Dùng tiêu đỏ cũng nên thận trọng vì làm cho dạ dày bị cồn cào.

Y học truyền thống cũng đưa ra lời khuyên với ho ở trẻ em: Trẻ ho kèm theo đau họng và chảy nước mũi (không có nhiễm khuẩn hô hấp) thì cho điều trị tại nhà bằng các biện pháp như xông nước lá, các thuốc ho Đông y, mật ong, húng chanh... không cần dùng thuốc kháng sinh.

Mạch máu bị tắc

Ăn quả bơ. Chất béo đơn không bão hòa trong quả bơ làm giảm lượng cholesterol. Hành được y học coi là “thuốc bổ” của tim. Một nghiên cứu cho thấy hằng ngày ăn 200g hành củ sống sẽ tránh được sự hình thành những nguy cơ rắc rối ở mạch máu.

Củ hành còn là nguồn cung cấp chất selen, vitamin E, che chở cho các tế bào khỏi bị tấn công bởi các gốc tự do.

Đường huyết không cân bằng

Chất crom trong súp lơ xanh và đậu phộng giúp điều hòa chất insulin và nồng độ đường trong máu.


Mẹo chữa bệnh bằng thực phẩm

Một vài phương pháp dưới đây sẽ khiến bạn ngạc nhiên bởi chúng không những giúp bạn chữa bệnh, tăng sức đề kháng của cơ thể mà còn vì chúng cực kỳ đơn giản và hiệu quả.

Chữa viêm họng:

Pha trộn hỗn hợp nước chanh cùng nước trà theo tỷ lệ 50:50, sau đó làm nóng hỗn hợp này bằng lò vi sóng. Pha thêm một chút mật ong vào đó. Vậy là bạn đã có một bài thuốc để giảm đau và rát họng.

Chữa nấc:

Hiện tượng nấc xảy ra khi cơ hoành vận động do một kích thích nào đó, gây ra những cơn co thắt mà ta gọi là nấc.

Một phương pháp rất phổ biến trong dân gian để chữa nấc là nín thở nhưng bạn có biết vì sao nín thở lại giúp bạn đánh bại những tiếng nấc khó chịu kia không?

Nín thở sẽ làm lượng cacbon đioxít ở trong máu tăng cao. Điều này sẽ làm giảm độ nhạy của dây thần kinh phế vị trung tâm ở não khiến việc truyền thông tin về nấc bị ngừng lại. Nếu bạn bị nấc hãy thử nín thở trong khoảng 30 giây, cơn nấc của bạn sẽ tan biến ngay thôi.

Mỗi ngày một củ hành:

Theo một cuộc nghiên cứu gần đây nhất về một loại vi khuẩn có lợi cho sức khỏe gọi là bifido, các nhà khoa học khẳng định rằng tăng cường ăn hành sẽ làm sức khỏe của bạn được cải thiện.

Bifido có trong hành sẽ nuôi dưỡng và phát triển các mô vô cơ hay còn gọi là ligosacarit, giúp tăng cường sức khỏe.

Ngoài hành thông thường bạn có thể dùng thay thế những thực phẩm khác như hành tây, tỏi tây, măng tây hay cây rau diếp xoăn và cây atiso.

Tỏi cũng là một loại thực phẩm giàu oligosacarit nhưng nó lại không được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày để phát huy tối đa công dụng của mình. Lúa mỳ tuy chứa ít oligosacarit hơn nhưng nó được sử dụng nhiều hơn tỏi vì vậy nó rất có ích cho sức khỏe của bạn.

Bifido trong những thực phẩm này tạo ra một loại chất có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong cơ thể, chúng đồng thời giúp chúng ta ngăn chặn các độc tố hấp thu từ đường ruột giúp cơ thể có khả năng chống trọi với bệnh nhiễm trùng.

Thức ăn chữa bệnh

Thịt gà, củ cải đường, cà rốt... là những thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe cho bạn.

1. Thịt gà, nhất là ở phần ức con gà, chứa lượng cao vitamin B6, giúp thần kinh cơ bắp tăng trưởng; đùi gà chứa nhiều prôtein, kẽm và sắt, có tác dụng mau hồi phục tế bào, tăng khả năng sinh lý.

2. Củ cải đường giúp gan "tẩy" các chất độc trong cơ thể. Những người mắc bệnh viêm gan siêu vi B, C chịu khó ăn củ cải đường sống, có thể giảm bệnh; hoặc xay, ép củ cải sống thành nước giải khát uống rất tốt.

3. Cà rốt chứa nhiều tiền sinh tố A. Ăn cà rốt sẽ tăng chức năng tim và ngừa ung thư.

4. Pho mát là thức ăn chứa nhiều vitamin D, B, canxi và các chất khoáng vi lượng như kẽm, giúp bảo vệ và phát triển xương tốt.

5. Táo tây chứa nhiều vitamin C, không chỉ giúp hạ lượng cholesterol trong máu mà còn giúp hệ thống tim mạch lưu thông.

6. Cà chua là thứ thực phẩm tuyệt vời, chống được nhiều bệnh nhất là các bệnh ung thư, vì chứa những chất kháng oxy hoá, kháng khuẩn, kháng độc tố và làm sạch ruột.

7. Cá (cả loại cá biển lẫn cá nước ngọt) đều chứa nhiều vi khoáng nhất là phốt pho, bổ xương, răng, não. Người cao tuổi ăn nhiều cá tốt hơn ăn thịt, vì đạm trong cá dễ chuyển hoá hơn đạm thịt.

8. Tỏi là gia vị kì diệu nhất, vừa kháng khuẩn, vừa hạ cholesterol trong máu, vừa chống được ung thư. Người viêm họng nặng chỉ cần súc miệng nước ép từ tỏi pha với cồn ngày 3 lần là có thể hết viêm họng.

9. Củ hành tím chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng siêu vi, kháng độc, kháng sự co thắt, kháng oxy hoá, hạ mức cholesterol trong máu.



Những bài thuốc hay từ trái khổ qua




Trên lâm sàng, khổ qua thường dùng chữa các chứng do bệnh nhiệt gây thử nhiệt phiền khát, trúng thử (say nóng), ung sưng, mắt đỏ đau nhức, kiết lỵ, viêm quầng, nhọt độc, tiểu ít…

Khổ qua (mướp đắng) – Momordia charantia L. thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae). Vị đắng, tính mát, không độc. Vào kinh tâm, can, tỳ và vị.

Điều trị tăng huyết áp: khổ qua tươi 250g, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bổ hột, rửa sạch, trụng nước sôi 3 phút, thái sợi, trộn vào hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè, trộn đều thì dùng.

Điều trị choáng váng, tăng huyết áp: khổ qua 250g, nghêu 0,5kg, muối, rượu vang, tỏi băm, nước cốt gừng, rượu trắng, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột rửa sạch, trụng nước sôi, vớt ra, ngâm nước lạnh loại bỏ vị đắng, thái lát, nghêu cho vào chảo nấu nở ra, bỏ vỏ, lấy thịt, cho vào chảo có ít dầu, thêm nước cốt gừng, rượu trắng, muối đảo đều. Khổ qua lát lót đáy chảo, bỏ thịt nghêu trên đó, thêm nước cốt gừng, rượu trắng, muối, tỏi băm, nước nấu đến khi thịt nghêu thắm vị, rưới dầu mè thì dùng.

Điều trị xơ vữa động mạch: khổ qua tươi 250g, dầu ăn, gừng sợi, hành hoa, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua tươi móc bỏ ruột, rửa sạch, thái sợi, đổ dầu ăn vào chảo, thêm gừng sợi, hành hoa phi thơm, bỏ khổ qua sợi xào nhanh trong giây lát, nêm muối, bột nêm xào sơ thì dùng.

Điều trị cao mỡ máu: khổ qua 1 quả, mật ong 20ml, sữa bò 200ml. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát hoặc thái nhuyễn, cùng sữa bò xay lấy nước, đổ vào ly, thêm mật ong trộn đều. Mỗi sáng và chiều chia uống 2 lần.

Điều trị phiền nhiệt miệng khát: người mất sức, vã mồ hôi, khí âm lưỡng hư: khổ qua 200g, thịt gà 100g, đầu hành, muối, bột nêm, giấm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua, thịt gà lần lượt rửa sạch, khổ qua bỏ ruột, thái cọng dài, thịt gà thái sợi. Khổ qua trụng trong nước sôi, vớt ra, để ráo, đặt trong thau; gà sợi cho vào chảo xào sơ, cũng chứa trong thau, thêm vừa đủ đầu hành, muối, bột nêm, giấm, dầu mè trộn đều thì dùng.

Điều trị nhiệt độc tả lỵ: dây khổ qua 60g, đường đỏ vừa đủ. Dây khổ qua rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước, thêm đường đỏ thì dùng. Ngày 3 – 4 lần.

Điều trị vị khí thống: khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, uống với nước ấm.

Điều trị cảm cúm: ruột khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng.

Điều trị thấp chẩn (chàm): lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, đắp tại chỗ.

Điều trị trẻ tiêu chảy: dây khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng.

Điều trị trẻ em kiết lỵ: khổ qua vừa đủ, mật ong vừa đủ. Khổ qua rửa sạch, giã vắt lấy nước, pha với mật ong, ngày 1 – 2 lần.

Điều trị trẻ nôn ói: rễ khổ qua 6g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng.

Điều trị đại tiện ra máu: rễ khổ qua 200g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng.

Điều trị đinh nhọt đau không chịu được: lá khổ qua rửa sạch, phơi khô, tán mịn, uống với rượu trắng 15g.

Điều trị nhọt lâu ngày không vỡ: khổ qua 1 quả rửa sạch, vắt nước, thoa lên nhọt, ngày 3 lần.

Điều trị nhiệt độc nhọt sưng: lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước, thoa tại chỗ.

Điều trị tiêu khát (bệnh đái tháo đường): khổ qua 250g rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng. Ngày vài lần, mỗi lần 1 chén.

Điều trị bệnh nhọt, người cao tuổi bị đái tháo đường biến chứng võng mạc: khổ qua 100g, bắp 100g, đường phèn 10g. Khổ qua và bắp lần lượt rửa sạch, hai thứ cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa ninh chè, khi chín, nêm đường phèn cho tan đều. Mỗi ngày chia dùng sáng và chiều.

Điều trị rết cắn: lá khổ qua 50g, vắt nước, thoa tại chỗ.

Điều trị hôi miệng: khổ qua rửa sạch, thái sợi, ướp muối, thêm dầu mè một ít, làm gỏi.

Điều trị suy giảm chức năng tình dục, di tinh, xuất tinh sớm: khổ qua tươi 2 quả, thịt heo nạc 200g, nấm hương ngâm nước 30g, tôm khô 20g, hành hoa, muối, bột bắp, nước tương với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua tươi, thịt heo nạc, nấm hương ngâm nước, tôm khô mỗi thứ lần lượt rửa sạch, khổ qua thái khoanh, từng khoanh móc bỏ ruột, sử dụng sau. Hành hoa, tôm khô băm nhuyễn, cùng trộn vào thịt heo, thêm nước tương, muối và một ít nước, trộn đều bằng lực đồng tâm, cho dính, lại thêm bột bắp trộn vào, làm nhân, lần lượt dồn vào từng khoanh khổ qua. Khổ quả dồn thịt đặt vào khay, cho vào lò hấp chín trong 20 phút thì dùng.

Điều trị béo phì thể nhẹ: khổ qua tươi 250g, đậu xị, ớt sợi, đậu tương, dầu ăn, gừng băm, hành hoa, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột, rửa sạch, thái lát mỏng. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm khổ qua, đậu xị, ớt sợi, đậu tương, hành, gừng băm cùng vào chảo xào sơ, sau cùng nêm muối, bột nêm xào sơ thì dùng.

Điều trị viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ: khổ qua tươi 250g, rau sam tươi 250g, đường trắng 30g. Khổ qua và rau sam lần lượt loại bỏ tạp chất, rửa sạch, mát khô, khổ qua thái lát, rau sam thái nhuyễn, hai thứ cùng xay nhuyễn, cho vào tô, nêm đường trắng trộn đều, sau 2 giờ chắt ra nước cốt. Chia dùng mỗi sáng và chiều.

Điều trị hội chứng mỏi mệt: khổ qua 1 kg, rửa sạch, phơi sấy khô, tán bột, chứa trong lọ hoặc trong túi lọc, mỗi gói 10g, miệng túi đính sợi dây, dán kín miệng. Cho vào ly hãm với nước sôi, ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói.

Điều trị sưng tuyến mang tai: khổ qua 1 quả, rong biển, muối, bột nêm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột, rửa sạch, thái lát, cho vào nồi có nước dùng, đun sôi, vớt váng, sau khi khổ qua nhừ, thêm rong biển, muối, bột nêm, dầu mè thì dùng.

Điều trị loãng xương: khổ qua tươi 200g, đậu phụ non 2 lát, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát mỏng, trụng qua nước sôi, vớt ra, đậu phụ cho vào nồi nóng có dầu mè chiên sơ, thêm nước dùng, khổ qua lát, hành hoa, gừng băm, hầm với lửa vừa 10 phút, nêm muối, bột nêm thì dùng./

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý