Bà bầu ăn khoai sọ có nên không?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bà bầu ăn khoai sọ có nên không?

26/11/2015 12:00 AM
161

Việt Nam là quốc gia nhiệt đới nên có đa dạng các loại rau của quả. Đây là một trong những lợi thế về mặt dinh dưỡng đối với sức khỏe cộng đồng. Các loại củ thuộc nhóm ngũ cốc là những thực phẩm khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Mỗi loại củ này đều có chức năng và công dụng riêng. Tuy nhiên không phải thể trạng nào cũng có thể sử dụng các loại rau củ quả một cách tùy tiện, nhất là đối với bà bầu – đối tượng vốn rất nhạy cảm về dinh dưỡng. Hiện nay rất nhiều chị em đang thắc mắc: Bà bầu có nên ăn khoai tây, khoai sọ, khoai từ không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết sau đây trên nhé!

Bà bầu có nên ăn khoai tây hay không?

Khoai tây là ngũ cốc được trồng phổ biến trên thế giới và được coi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất phong phú. Khoai tây rất giàu protein lại có 18 loại axit amin cần thiết cho có thể, do đó đây là thực phẩm giàu năng lượng được các tổ chức tương tế trên thế giới sử dụng để phòng chống thiếu đói và suy sinh dưỡng ở Châu Phi.  Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chất kết dính protein có trong protein của khoai tây còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Hàm lượng vitamin B có trong khoai tây cũng khá cao nên rất tốt cho phụ nữ mang thai.

khoai tay

Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi. Nếu ăn khoai tây liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Vì thế, tốt hơn chị em bà bầu chỉ nên ăn khoai tây điều độ. Và đặc biệt là chị em không nên ăn khoai tây chiên vì chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Hơn nữa, khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ hình thành acrylamide – một loại chất hóa học độc hại. Nếu thai phụ hấp thụ một lượng lớn Acrylamide thì em bé sinh ra sẽ nhẹ cân hơn tiêu chuẩn trung bình và có chu vi đầu nhỏ hơn. Đặc biệt, chị em không nên ăn khoai tây đã mọc mầm. đây có thể là một liều thuốc phá thai cực mạnh và dẫn đến ngộ độc thực phẩm cấp độ nặng cho chị em phụ nữ mang thai.

Bà bầu có nên ăn khoai sọ hay không?

Khoai sọ là loại thân củ được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới. Đây là thực phẩm cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng. Theo y học cổ truyền, khoai sọ có tính bình, vị cay ngọt, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng của con người do đó đây là thực phẩm có dược tính tốt. Khoai sọ có tác dụng tán khối kết, tiêu u hạch ở cổ, nhuận tràng, thông đại tiện. Các thầy thuốc đông y thường dùng khoai sọ để chữa các loại thũng độc sưng đau, khối kết bỏng lửa, viêm khớp, viêm thận, sưng hạch, bạch huyết…Theo khoa học dinh dưỡng hiện đại thì củ khoai sọ chứa 26,5% glucid, 1,8% prôtêin, 0,1% lipid, 64mg% Ca, 75mg% P, 1,5%mg Fe, 0,02mg% carqten và các vitamin B1, B2, C, PP. Với thành phần dinh dưỡng này, khoai sọ thực sự là một trong những thực phẩm bổ dưỡng và thiết yếu dành cho bà bầu. Chúng ta có thể điểm qua một số công dụng của khoai sọ đối với bà bầu:

khoai so

+ Tốt cho hệ tiêu hóa:

Những mẹ bầu bị táo bón thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trĩ thì nên sử dụng khoai sọ vì trong khoai sọ chứa chất xơ và các hạt tinh bột giúp tiêu hóa tốt.

+ Chống suy nhược cơ thể:

Với một thành phần các chát dinh dưỡng nêu trên, khoai tây thực sự là một nguyên liệu tốt cho việc bồi bổ cơ thể. Chính thành phần có chứa nhiều gluxit trong khoai sọ giúp cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, chống suy nhược cơ thể…

+ Hạn chế béo phì và tăng cân:

 Tuy giàu dinh dưỡng nhưng khoai tây lại ít đường nên có thể hạn chế được nguy cơ tăng cân, thừa cân ở bà bầu.

Với những công dụng tuyệt vời nêu trên, mẹ bầu nên chế biến một số bài thuốc, món ngon từ khoai sọ để sử dụng trong thai kì

+ Món Cháo bổ tỳ:

* Chuẩn bị nguyên liệu:

– Khoai sọ 200 g

– củ mài 50 g

– gạo tẻ 50 g

* Chế biến: Nấu cháo ăn trong ngày.

Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí tăng cường chức năng tiêu hóa, dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.

+ Món canh khoai sọ thịt lợn:

*Nguyên liệu gồm có:

Khoai sọ 100 g, thịt lợn nạc 50 g

* Cách chế biến: nấu canh ăn trong các bữa cơm.

Món ăn này có tác dụng bổ âm chống khô khát, ích khí, nuôi dưỡng dạ dày, chống mệt mỏi. Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi bị bệnh. Bên cạnh đóm, mẹ bầu có thể dùng khoai sọ nấu với thịt lợn, cua đồng, cá quả, cá diếc… làm món canh ăn trong bữa cơm hằng ngày để bồi bổ cơ thể, tăng sức lực, chống khát hoặc chế biến chè khoai sọ táo tàu chia 3-4 lần ăn trong ngày cũng rất hiệu quả đối với sưc khỏe của bà bầu.

Bà bầu có nên ăn khoai từ hay không?

Củ từ là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng khá cao do đó nó rất tốt cho bà bầu. Củ từ chứa nước 70,5%, protid 14%, lipid 0,1%, glucid 26,1%, cellulose 1,1%, chất khoáng 0,6%, sapogenin. Theo Đông y, củ từ vị ngọt, tính bình, có tác dụng chống mệt mỏi, ích khí lực, kiện tỳ vị, cường thận dương, giải các chất độc khỏi cơ thể và chữa được nhiều bệnh cho phụ nữ mang thai như:

Chữa viêm họng, ho do nhiệt

Giải nhiệt, tiêu đờm

Ngăn ngừa tiểu đường

Chống béo phì

Trị cao huyết áp

Trị hoặc táo bón

Trị mất khó ngủ.

Chống trầm cảm

Trên đây là những chia sẻ về giá trị dinh dưỡng và công dụng của các loại củ phổ biến trong đời sống hằng ngày đối với sức khỏe của mẹ bầu. Với những gợi ý trên đây, hi vọng mẹ bầu đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu có nên ăn khoai tây, khoai sọ, khoai từ không? Chúc các mẹ vượt cạn thành công!

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý